Yêu Cầu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Hà Tĩnh Trong Tình Hình Mới


Như vậy, trong những năm 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng được nâng lên, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, góp phần trực tiếp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp cũng như của toàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2010 - 2015 chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở các doanh nghiệp chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2015 - 2020.

3.1.3. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII (10 - 2015), đề ra mục tiêu tổng quát phát triển KT - XH cho nhiệm kỳ 2015 - 2020:

Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; mở rộng hội nhập; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, gắn với nền nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại [59, tr.50].

Nhiệm vụ đột phá trong: Đầu tư phát triển các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại gắn xây dựng nông thôn mới; phát triển dịch vụ thương mại, du lịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên vùng và khu vực [59, tr.51].

Về chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 22%/năm; đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 120 triệu đồng, thu nhập


bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng (khu vực nông thôn đạt 65 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trên 56%; dịch vụ trên 34%; nông, lâm nghiệp, thủy sản dưới 10%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 46.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa trên 24.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD. Hằng năm bình quân mỗi xã có thêm ít nhất từ 3-5 doanh nghiệp, 3-4 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác,… Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 85%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 65%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 90%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%; trên 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; trên 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5 - 3%/năm theo chuẩn mới [59, tr.51-52].

Về nhiệm vụ chủ yếu: Đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xác định: 1) Tiếp tục xây dựng, rà soát, bổ sung các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đầu tư kết cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ, từng bước hiện đại; phát triển hệ thống đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 2) Tích cực thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững. 3) Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa và ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa - xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế [59, tr.53-66].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Đặc biệt, trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, chỉ rõ: “Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”, đây là cơ hội cũng là nhiệm vụ cho các doanh nghiệp trong tỉnh [73, tr.14].


Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 12

3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp

3.2.1. Phương hướng

Quán triệt chủ trương của Trung ương, xuất phát từ thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (10-2015) xác định phương hướng chung: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ, đoàn kết, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng các loại hình tổ chức cơ sở đảng” [59, tr.50].

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự phát triển nhanh, bền vững của doanh nghiệp; Nghị quyết Đảng bộ Khối doanh nghiệp lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: “Đổi mới, phát huy dân chủ, đoàn kết nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh. Chú trọng công tác tham mưu xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, thành lập cơ sở đảng trong doanh nghiệp” [73, tr.15].

Chấp hành Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, xuất phát từ thực tiễn và nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh; ngày 27 tháng 4 năm 2018, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, xác định phương hướng:

Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo thống nhất ý chí và hành động. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; chú trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng hiện có, đồng thời đẩy mạnh việc thành lập mới các tổ chức đảng ở những doanh nghiệp có đủ điều kiện, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng. Trước mắt, cần tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng trong Khu kinh tế tỉnh, trong những doanh nghiệp có vị trí, tính chất quan trọng; các doanh nghiệp hoạt động ổn định và nhiều lao động [185, tr.2].


3.2.2. Mục tiêu

Về mục tiêu chung: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII xác định mục tiêu chung cần tập trung thực hiện trong những năm 2015

- 2020 đó là: Giữ vững ổn định chính trị; đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại. Hằng năm có trên 70% TCCSĐ TSVM; bình quân mỗi năm kết nạp trên 3.500 đảng viên [59, tr.53].

Mục tiêu cụ thể: Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đã ban hành trên; xuất phát từ thực tiễn xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp, Nghị quyết Đảng bộ Khối doanh nghiệp lần thứ II cụ thể hóa về xây dựng TCCSĐ TSVM bằng những chỉ tiêu cụ thể:

100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% đảng viên và trên 85% công nhân và người lao động được học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết nạp trong nhiệm kỳ từ 1.500 đảng viên trở lên, trong đó độ tuổi Đoàn Thanh niên chiếm ít nhất 70%; phối hợp tốt với các ban, ngành, huyện, thành, thị ủy thành lập cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp đạt từ 60% đến 70% số doanh nghiệp trong Tỉnh có đủ điều kiện thành lập cơ sở đảng [73, tr.16].

Tiếp tục cụ thể hóa chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp, Nghị quyết số 07-NQ/TU, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định rõ mục tiêu:

Một là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động và người sử dụng lao động về tầm quan trọng của việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, phấn đấu đến năm 2025: 100% doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập tổ chức đảng, đoàn thể theo quy định của Điều lệ Đảng, đoàn thể.


Bốn là, hằng năm tỷ lệ kết nạp đảng viên đạt từ 5-6% so với tổng số đảng viên trong doanh nghiệp, chú trọng kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân; tỷ lệ tổ chức đảng trong doanh nghiệp đạt TSVM từ 50% trở lên; tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 85% trở lên; 100% cấp ủy viên, bí thư chi bộ, cán bộ chủ chốt các đoàn thể trong doanh nghiệp được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng [185, tr.2-3].

Như vậy, so với những năm 2010 - 2015, mục tiêu về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong những năm 2015 - 2020 đã có sự đổi mới, đi vào cụ thể hơn; nhất là phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động về tầm quan trọng của việc tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp; chú trọng kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân; 100% cấp ủy viên, bí thư chi bộ, cán bộ chủ chốt các đoàn thể trong doanh nghiệp được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng; phối hợp tốt với các ban, ngành, huyện, thành, thị ủy thành lập cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp đạt từ 60% đến 70% số doanh nghiệp trong Tỉnh có đủ điều kiện thành lập cơ sở đảng; phấn đấu đến năm 2025: 100% doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.

Những nét mới đó cho thấy sự chuyển hướng tích cực về mục tiêu xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

3.2.3. Nhiệm vụ, giải pháp

Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở các doanh nghiệp [59, tr.70].

Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp trên lĩnh vực chính trị tư tưởng; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII chỉ rõ: “Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đại hội


Đảng các cấp” [59, tr.70]; bằng nhiều giải pháp để thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu lý luận chính trị. Nghiên cứu, xây dựng chương trình, nội dung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo hướng thiết thực, cụ thể, trang bị kỹ năng lãnh đạo giải quyết những tình huống cụ thể xảy ra ở cơ sở. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên các cấp; giảng viên kiêm chức của Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy xác định:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích, yêu cầu, sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể trong các doanh nghiệp; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của doanh nghiệp, tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển các loại hình doanh nghiệp trong tình hình mới [185, tr.3].

Hướng dẫn tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên ở các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký làm theo tấm gương đạo đức của Bác với các nội dung thiết thực, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm. Xây dựng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tạo sức lan tỏa trong doanh nghiệp. Trong nhiệm kỳ mỗi chi bộ phải xây dựng được ít nhất 01 điển hình, mỗi đảng bộ xây dựng được ít nhất 01 tập thể, 01 cá nhân điển hình trong việc học tập và làm theo Bác. Hằng năm, tiến hành sơ kết và biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo Bác.

Hai là, tiếp tục xây dựng, củng cố TCCSĐ TSVM, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên ở các doanh nghiệp [59, tr.71].


Nghị quyết số 07 của Tỉnh ủy xác định:

Xây dựng, củng cố và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 02-02-2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10- 2017 của BCH Trung ương khóa XII. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy và tập trung vào một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh [185, tr.8].

Chú trọng thành lập, xây dựng, củng cố các chi bộ, đảng bộ và các tổ chức đoàn thể chính trị trong các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ ở doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý đảng viên, nâng cao trách nhiệm, năng lực, trình độ của chi ủy và bí thư cấp ủy. Xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự tiên phong, gương mẫu, có trách nhiệm và quyết tâm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức trong sáng, gần gũi gắn bó với công nhân, người lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quan tâm công tác phát triển đảng viên theo hướng tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng; phấn đấu giảm nhanh doanh nghiệp chưa có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép. Có giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên ở vùng giáo.

Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị. Lập danh sách doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể; nắm chắc số lượng đảng viên đang làm việc trong các doanh nghiệp. Tổ chức gặp


gỡ, tiếp xúc, vận động, tạo sự đồng thuận trong chủ doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp đã có từ 3 đảng viên chính thức trở lên đang làm tại doanh nghiệp nhưng còn sinh hoạt ở nơi khác thì các huyện, thành, thị ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh phân công cán bộ trực tiếp kiểm tra, xem xét nếu đảm bảo điều kiện thì chỉ đạo tiến hành thực hiện thủ tục thành lập tổ chức đảng theo quy định.

Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, rà soát, sửa đổi, ban hành các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, chế độ, chính sách đối với các cấp, quy chế, quy định về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo hướng công khai, dân chủ. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ từ cấp cơ sở đến Tỉnh, đáp ứng sự phát triển của Tỉnh. Có cơ chế, chính sách đào tạo và thu hút cán bộ, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực về công tác. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, đánh giá đúng cán bộ, thực hiện tốt công tác luân chuyển, sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời uốn nắn, xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác đảng, đoàn thể, nhất là người đứng đầu: Bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ trong doanh nghiệp.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy và TCCSĐ ở doanh nghiệp [59, tr.76].

Đối với các TCCSĐ, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp, tùy theo vị trí, quy mô, số lượng đảng viên, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh, loại hình và nguyện vọng của doanh nghiệp, có thể thành lập tổ chức đảng phù hợp theo hướng vừa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của các cấp ủy địa phương và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ và bảo đảm tăng cường mối

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí