có 61 cán bộ; y tế có 35 cán bộ; sự nghiệp khác có 8 cán bộ; quản lý nhà nước có 17 cán bộ.
Riêng năm 2010, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk đã mở 28 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 1.733 cán bộ dân tộc thiểu số; 4 lớp cao cấp lý luận chính trị cho 526 cán bộ theo các hệ tập trung và tại chức, với 508 học viên là người dân tộc thiểu số; trung cấp hành chính 37 cán bộ; trung cấp phụ vận 50 cán bộ; trung cấp thanh vận 53 cán bộ; trung cấp Luật 139 cán bộ. Trường Chính trị tỉnh đã phối hợp mở 2 lớp Đại học hành chính cho 245 cán bộ, Phân viện hành chính khu vực Tây Nguyên mở 1 lớp đại học Hành chính hệ cử tuyển cho 78 học viên dân tộc thiểu số. Ngoài ra, tỉnh đã cử 100 cán bộ dân tộc thiểu số đi đào tạo các lớp Cao cấp lý luận chính trị và đại học chuyên ngành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III.
Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho các cán bộ của tỉnh, coi đó là tiêu chuẩn để quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Hàng năm mở từ 2-3 lớp học tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ cấp tỉnh và hàng chục lớp cho cán bộ cấp huyện, thành phố.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm chỉ đạo, do vậy, trình độ của cán bộ dân tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt. Cán bộ có trình độ đại học trở lên: ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 69%; ở cấp huyện chiếm tỷ lệ 61%; ở cấp xã tỷ lệ 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân: ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 13,17%, cấp huyện chiếm tỷ lệ 15,38%, ở cấp xã chiếm tỷ lệ 3,5% [110]. Về năng lực công tác, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung của tỉnh, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng có mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
2.2.2.3. Về sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh có 39.884 người, khối đảng, đoàn thể có 1.526 cán bộ; khối hành chính, sự nghiệp có 38.358 cán bộ. Trong đó, cán bộ dân tộc thiểu số có 4.635 cán bộ, đạt tỷ lệ 11,62%. Ở cấp tỉnh, có 1.247 cán bộ, đạt tỷ lệ 3,13% tổng số cán bộ của tỉnh; ở cấp huyện, thị
xã, thành phố có 2.639 cán bộ, đạt tỷ lệ 6,62% tổng số cán bộ của tỉnh; ở cấp xã, phường có 749 cán bộ, đạt tỷ lệ 1,87% tổng số cán bộ của tỉnh [110].
Kết quả công tác sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn (2005-2008) cụ thể như sau [152]:
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số (2005-2010)
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2005 Đến Năm 2010
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
- Quan Điểm, Chủ Trương Của Đảng Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
- Chủ Trương Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Đáp Ứng Tình Hình Mới
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
- Cấp tỉnh
Các Ban đảng, đoàn thể: Trưởng, phó các ban, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 20%; trưởng phòng, phó trưởng phòng, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 4,7%; cấp chuyên viên, chuyên viên chính, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 6%.
Các sở, ban, ngành: Giám đốc các sở, ban, ngành, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 8,9%; trưởng phòng, phó trưởng phòng, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 4,7%; cấp chuyên viên, chuyên viên chính, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 4,5%.
Cán bộ quản lý doanh nghiệp Hạng I, Hạng II: Giám đốc, Phó giám đốc, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 3,1%; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 3,1%
- Cấp huyện/ thành phố
Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 17,8%; chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 16,3%; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 10,04%. Chuyên viên, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 13,5%.
- Cấp xã và tương đương
Bí thư, phó bí thư, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 21,7%; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 22,4%; chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 24,5%; trưởng, phó các đoàn thể, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm 32%
Qua bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2004-2011 và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2005-2010, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đều tăng lên [110]:
- Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chiếm tỷ lệ 32,7%; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện và tương đương chiếm tỷ lệ 16,4%; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lệ 13,91%.
- Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 34,7%; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cấp huyện, thị xã, thành phố chiếm tỷ lệ 25,8%; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cấp xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lệ 31,2%.
Từ kết quả trên cho thấy, việc bố trí cán bộ dân tộc thiểu số vào các chức danh chủ chốt được các cấp uỷ đảng quan tâm. Trong những năm (2005-2010), một số cấp uỷ, cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, tiếp nhận, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nên đạt tỷ lệ cao như huyện Lắk đạt tỷ lệ 25,73%, huyện Buôn Đôn đạt tỷ lệ 13%, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đạt tỷ lệ 17%... Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia vào công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước còn ít.
2.2.2.4. Về chính sách cán bộ dân tộc thiểu số
Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân tỉnh đã căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003; Tờ trình số 86 /TTr-UBND, ngày 2/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc thông qua Đề án chính sách cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2010; Ban Pháp chế trình Báo cáo thẩm tra số 50/BC-PCHĐ, ngày 12/10/2007 trước kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII đã thông qua Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND ngày 17/10/2007 về việc ban hành chính sách cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2010. Từ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 31/1/2008 về việc ban hành chính sách cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh, giai đoạn 2008-2010 theo tinh thần của Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Có thể nói,
đây là những chính sách quan trọng trong sử dụng và quản lý cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng của tỉnh Đắk Lắk.
Chính sách cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2010 cụ thể như sau [150]:
- Về chính sách hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong ngoài tỉnh
Hỗ trợ cho mỗi sinh viên dân tộc thiểu số có nguồn gốc ở Tây Nguyên là
280.000 đồng/tháng; riêng đối với dân tộc thiểu số khác có hộ khẩu thường trú và học tập tại tỉnh Đắk Lắk ít nhất là 5 năm, được hỗ trợ 75% của mức 280.000 đồng/tháng.
- Về chính sách đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức
Người được cấp có thẩm quyền cử đi học được thanh toán các khoản chi phí như học phí, lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp. Tài liệu, giáo trình chính phục vụ học tập do cơ sở đào tạo cung cấp, đảm bảo đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Mức trợ cấp một lần sau khi tốt nghiệp như: Tiến sĩ 25.000.000 đồng; Thạc sĩ 15.000.000 đồng; Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I là 10.000.000 đồng; Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II là 20.000.000 đồng. Đối với cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ nữ được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng cho một người/khóa học.
- Về chính sách thu hút và hỗ trợ nhân tài
Chế độ hỗ trợ một lần đối với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học 50.000.000 đồng; Phó Giáo sư, Tiến sĩ 40.000.000 đồng; Giáo sư 35.000.000 đồng; Tiến sĩ chuyên ngành 30.000.000 đồng; Thạc sĩ 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có chính sách khác như được bố trí nhà công vụ trong thời gian 05 năm đầu; riêng đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ nếu có nhu cầu mua đất ở thì được giảm 30% so với giá quy định; số tiền mua đất còn lại được nợ 50% và được trả dần trong thời gian 10 năm. Được ưu tiên tiếp nhận người thân là vợ hoặc chồng vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước của tỉnh nếu đã là
biên chế Nhà nước thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp hoặc viên chức đang làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước.
- Về chính sách luân chuyển và điều động
Nhà công vụ được bố trí cho cán bộ thuộc diện luân chuyển. Kinh phí hỗ trợ lần đầu là 5.000.000 đồng cho cán bộ từ tỉnh, thành phố về các huyện, hoặc từ huyện này sang huyện khác; Kinh phí hỗ trợ lần đầu là 3.000.000 đồng cho cán bộ từ huyện, thành phố về xã, phường, thị trấn. Riêng đối với cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ thêm một lần 1.000.000 đồng cho một người.
Ngoài ra, còn hỗ trợ thêm hàng tháng cho mỗi cán bộ bằng mức lương tối thiểu của nhà nước hiện hành; giải quyết nâng bậc lương trước thời hạn 1 năm; Có kinh phí đi từ nơi làm việc về nhà 1 lần khứ hồi/1 tuần bằng phương tiện công cộng, trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ luân chuyển.
Cán bộ điều động chỉ được bố trí nhà công vụ cho vị trí điều động trong công tác là từ huyện về tỉnh và từ xã về huyện. Được hỗ trợ một lần là
4.000.000 đồng. Riêng đối với cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ thêm 500.000 đồng cho một người.
Với chính sách ưu tiên như vậy, nhưng việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến phục vụ tại tỉnh rất ít, riêng năm 2008 chỉ có 4 thạc sĩ đăng ký thi tuyển.
Tiểu kết chương 2
Tỉnh Đắk Lắk là trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có nhiều thế mạnh về kinh tế như: sự giàu có của cao nguyên với các cây công nghiệp, và sự trù phú của những vùng đồng ruộng màu mỡ trồng cây lương thực và thực phẩm; tài nguyên thiên nhiên nhiều về số lượng, phong phú về thể loại hứa hẹn một tương lai cho nhiều ngành kinh tế. Đắk Lắk là một vùng văn hóa giàu bản sắc và phong phú của 44 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, các thế lực thù địch, phản động
ráo riết chống phá, kích động bạo loạn lật đổ và đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Với những đặc điểm trên, cùng thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1999 đến năm 2004, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đối với sự phát triển về mọi mặt và sự ổn định về chính trị của tỉnh Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, Đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ở địa phương.
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010, Tỉnh ủy đã đề ra Chỉ thị số 19 và Nghị quyết số 05 cùng các chỉ thị, kế hoạch, chương trình để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Cùng với việc hoạch định các chủ trương, Đảng bộ tỉnh tăng cường chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên tất cả các mặt: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từng bước nâng lên về số lượng, và đảm bảo về chất lượng, cũng như cơ cấu thành phần dân tộc. Đồng thời, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc đề cao cảnh giác cách mạng trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả đạt được của việc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không những có ý nghĩa đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong giai đoạn (2005-2010) mà còn là tiền đề để Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tiếp tục lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cho giai đoạn tiếp theo.
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
3.1. YÊU CẦU MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ
3.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Giai đoạn 2010-2015, là thời gian khó khăn nhất đối với nền kinh tế thế giới, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy thế giới đã tăng trưởng chậm lại với sự giảm tốc đồng loạt của các nền kinh tế, trong đó có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU cùng nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil. Tác động của thảm họa động đất - sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan, biến động chính trị, xã hội “mùa xuân Arab” lan rộng tại Bắc Phi - Trung Đông và mùa đông giá rét kỷ lục ở Châu Âu đã làm cho diễn biến chung của nền kinh tế thế giới ngày càng xấu.
Bối cảnh thế giới cũng thay đổi hẳn diện mạo khi có nhiều quốc gia trên thế giới bước vào các cuộc bầu cử tìm kiếm người lãnh đạo mới. Sự thay đổi chính sách đối ngoại và đối nội của những nhà lãnh đạo mới có ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, và cho sự phục hồi kinh tế của chính nước Mỹ. Mỹ công khai chuyển hướng trọng tâm chính sách ngoại giao sang khu vực này, thông qua những kế hoạch đầy tham vọng liên quan đến việc hình thành khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới
- Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của môi trường bên ngoài, dẫn tới những khó khăn, thách thức to lớn phát sinh bên trong nền kinh tế. Thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các thế
lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam. Lợi dụng các chính sách mở rộng hợp tác đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước ta để xâm nhập và gia tăng các hoạt động chia rẽ dân tộc; lợi dụng sự thoái hoá, biến chất, tình trạng tham nhũng trong một số cán bộ, đảng viên để tuyên truyền kích động, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang dao động, làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; lợi dụng những khó khăn về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; lợi dụng những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách và một số yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi để chống phá và gây mất ổn định vùng dân tộc thiểu số.
Trong bối cảnh đó, vấn đề dân tộc ở Việt Nam nói chung, tại các địa bàn chiến lược biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đã và đang bị tác động bởi những yếu tố nêu trên ở những mức độ khác nhau, xuất hiện những vấn đề mới, diễn biến theo xu hướng mới hoặc tiềm ẩn, khó lường, có tác động trực tiếp đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Vì vậy, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhất là lực lượng vũ trang phải chủ động ứng phó đối với việc lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển không đồng đều của các vùng, nhóm dân tộc là một đặc điểm lớn hiện nay. Sự phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu tố động lực phát triển ở các dân tộc. Điều này gây bất lợi trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là khi mối quan hệ dân tộc trở nên phức tạp và dễ vượt ra khỏi phạm vi dân tộc trở thành quan hệ quốc gia và quốc tế khi bị các thế lực thù địch lợi dụng. Phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc là một mục tiêu lớn đặt ra cho công tác dân