Ruột Non; 2. Kết Tràng; 3. Kết Tràng Trái

Trường hợp nghe mất hoàn toàn nhu động: liệt dạ cỏ, chướng hơi cấp tính, bội thực dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, viêm màng bụng và các bệnh nặng.

Nhu động dạ cỏ tăng, co bóp nhiều, lực co bóp mạnh: giai đoạn đầu chướng hơi dạ cỏ, trúng

độc thức ăn, ăn phải các loại thức ăn lên men mạnh, mốc, thối, hàm lượng gluxit cao.

- Xét nghim cht cha trong dc:

Sau khi trâu, bò ăn từ 2 – 3 giờ bắt đầu dùng ống thông lấy dịch dạ cỏ ra kiểm tra:

Màu sắc dịch dạ cỏ tuỳ thuộc vào chất chứa, thức ăn trong dạ cỏ. Nếu dịch có màu đen, cà phê, gạch là do có quá trình viêm loét trong dạ cỏ.

Nếu dịch dạ cỏ có mùi thối do liệt dạ cỏ lâu ngày.

Độ pH chất chứa trong dạ cỏ ở trạng thái sinh lý giao động từ 6,8 – 7,4 và độ axít chung từ 0,6 - 9,2 đơn vị. Khi kiểm tra thấy độ axit tăng (30 - 40 đơn vị) do quá trình lên men trong dạ cỏ mạnh, làm độ pH giảm so với bình thường.

Kiểm tra số lượng vi khuẩn hữu ích (Infuzoria – vi khuẩn phân huỷ xenluloza) trong dạ cỏ trên kính hiển vi ở trạng thái bình thường cho thấy: trong 1ml dịch dạ cỏ có 200.000 -

500.000 vi sinh vật. Trên một lam kính khi soi kính hiển vi đếm được trung bình từ 15 – 20 vi sinh vật. Khi số lượng vi khuẩn hữu ích giảm, cơ thể trâu bò rơi vào trạng thái loạn khuẩn dạ cỏ.

2. Khám dtong

ở trâu bò nước ta thường hay gặp viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật thường kế phát chướng hơi dạ cỏ.

- Vtrí dtong:

Dạ tổ ong nằm trên xương mỏm kiếm, khoảng xương sườn 6 - 8, hơi nghiêng về trái.

- Khám dtong:

Khám dạ tổ ong nhằm mục đích phát hiện phản ứng đau của trâu, bò khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Trong thực tế thường dùng các phương pháp phát hiện phản ứng đau của trâu, bò như sau:

a. Dùng đòn khiêng hoặc đoạn gậy có độ dài 1 m đặt sau 2 chân trước vào vị trí dạ tổ ong, hai người hai bên nâng ép lên vùng dạ tổ ong và quan sát trâu bò có phản ứng đau hay không?

b. Dắt trâu, bò lên dốc và xuống dốc và quan sát. Khi đi lên, các khí quan trong xoang bụng dồn về phía sau, dạ tổ ong không bị chèn ép, con vật dễ chịu. Lúc đi xuống, dạ tổ ong bị chèn ép, nếu có ngoại vật trâu, bò sẽ tỏ ra đau đớn.

c. Cho trâu, bò nhảy qua rãnh hay bờ tường và quan sát phản ứng đau của con vật, khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật trâu, bò thường đứng dừng lại không dám nhảy.

d. Dắt trâu, bò quay phải hoặc quay trái đột ngột. Khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật, dắt quay trái trâu, bò đau đớn và thường chùn chân, không bước vì dạ tổ ong bị chèn ép, khi quay phải trâu, bò vẫn đi bình thường.

e. Dùng Arecolin hoặc Pilocarpin tiêm vào dưới da cho trâu, bò, sau khi tiêm khoảng từ 5 – 10 phút quan sát thấy trâu, bò có phản ứng đau dữ dội. Phản ứng đau dữ dội này là

do thuốc tăng cường cơ trơn dạ tổ ong co bóp mạnh tác động vào ngoại vật gây phản

ứng đau.

f. Trường hợp ngoại vật là kim loại có thể dùng máy dò mìn đặt vào vị trí dạ tổ ong để

phát hiện.

3. Khám dlá sách

- Vtrí dlá sách:

Dạ lá sách ở bên phải loài nhai lại, trong khoảng xương sườn 7 - 9, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai song song với mặt đất.

- Snn:

Dùng ngón tay hay nắm tay ấn mạnh vào các gian sườn 7, 8, 9 vùng dạ lá sách. Nếu con vật tỏ ra khó chịu, đau, né tránh, thường là triệu chứng nghẽn dạ lá sách và viêm dạ tổ ong do ngoại vật.

- Gõ:

Dùng búa gõ: gõ nhẹ nhàng vùng dạ lá sách, có âm đục lẫn âm bùng hơi và không có phản ứng đau là trạng thái bình thường. Nếu gia súc tỏ ra khó chịu, đau là triệu chứng nghẽn dạ lá sách, viêm dạ múi khế.

- Nghe:

Dùng ống nghe đặt vào vị trí dạ lá sách để nghe. Tiếng nhu động của dạ lá sách gần giống tiếng nhu động của dạ cỏ, nhưng nhỏ hơn. Sau lúc ăn nhu động của dạ lá sách khá rõ. Chú ý: lúc gia súc ăn thức ăn nhiều nước thì nhu động dạ lá sách gần giống như nhu động ruột. Nhu động dạ lá sách mất là triệu chứng nghẽn dạ lá sách; nếu yếu thường gặp trong các bệnh sốt cao.

- Chc dò:

Dùng kim chọc dò vào vị trí dạ lá sách, quan sát không thấy đốc kim quay hình con lắc hoặc dùng sering bơm dung dịch MgSO4 25% vào dạ lá sách, nếu thấy nặng tay, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng có thể kết luận con vật bị nghẽn dạ lá sách.

4. Khám dmúi khế

- Vtrí:

Dạ múi khế nằm phần dưới bụng, sát cung sườn, từ xương sườn 12 đến mỏm kiếm bên phải.

- Snn:

Đối với trâu, bò, dùng 3 đầu ngón tay ấn mạnh theo cung sườn phải, vào trong và về phía trước. Bê, nghé, dê, cừu thì cho nằm nghiêng bên trái để sờ nắn dạ múi khế.

- Gõ:

Gõ dạ múi khế có âm đục, âm bùng hơi là trạng thái bình thường.

- Nghe:

Nghe tiếng nhu động dạ múi khế như tiếng nước chảy, gần giống nhu động ruột. Nhu động dạ múi khế tăng khi viêm dạ múi khế; nhu động giảm khi dạ cỏ bị liệt hoặc bội thực.

Đối với bê, nghé ở giai đoạn bú sữa thường hay bị rối loạn tiêu hóa do bị viêm dạ múi khế, loét dạ múi khế, viêm ruột ỉa chảy do E.coli (Colibacillosis) và Salmonella.


VIII. Khám ddày đơn

1. Ddày nga

Dạ dày nằm sâu trong xoang bụng nên khám bên ngoài không có giá trị chẩn đoán.

Quan sát các triệu chứng biểu hiện bên ngoài, khi cần có thể dùng ống thông dạ dày, khám trực tràng và xét nghiệm dịch dạ dày.

Ngựa biểu hiện triệu chứng: cơ thể gầy sút, trạng thái uể oải, hay ngủ gật, thiếu máu, niêm mạc vàng thường do viêm loét dạ dày.

Ngựa biểu hiện đau bụng đột ngột, nôn mửa, ngồi như chó ngồi, vùng bụng từ khoảng sườn 15 - 17 bên trái căng đầy thường do co thắt thượng vị, giãn dạ dày cấp tính.

Khi tiến hành thông dạ dày: hơi ra nhiều, chua, gia súc dịu những cơn đau thưòng do giãn dạ dày cấp tính. Nếu con vật vẫn đau đớn thì tìm nguyên nhân khác.

Với ngựa thể vóc nhỏ mà dạ dày bị giãn nặng, có thể khám qua trực tràng đưa tay về phía trước thận trái, sờ gặp dạ dày tròn, đàn hồi và di động theo nhịp thở.

2. Ddày ln

Vị trí bên trái xoang bụng. Khi quan sát thấy vùng bụng bên trái căng to thường bị đầy hơi hoặc bội thực.

Khi dạ dày bị chướng hơi sờ vào như bóng khí. Khị dạ dày bị bội thực sờ vào thấy thức ăn rắn chắc, ấn mạnh làm lợn có phản xạ nôn. Ngoài ra một số bệnh gây viêm loét dạ dày (dịch tả lợn, phó thương hàn lợn) khi ấn mạnh vào vùng dạ dày cũng có thể gây nôn.

3. Ddày chó, mèo

Bội thực, đầy hơi thì vùng bụng trái căng to.

Khi ấn mạnh tay vào vùng bụng, dạ dày bội thực thì thức ăn trong dạ dày cứng và chắc như ấn vào túi bột. Còn trường hợp dạ dày bị đầy hơi ấn tay vào có cảm giác như ấn vào túi khí. Khi ấn tay vào vùng bụng gia súc đau, giãy giụa thì do viêm màng bụng, viêm dạ dày.

Dùng phương pháp gõ vùng bụng giúp cho việc chẩn đoán các bệnh trên.

4. Ddày gia cm

Có thể sờ dạ dày cơ ở bên trái cơ thể, dạ dày tuyến không thể sờ được.

Nếu trong dạ dày tuyến có ngoại vật cứng thì có thể sờ được.

IX. Xét nghim cht cha trong ddày

Hoạt động phân tiết của dạ dày do các đầu mút thần kinh vị giác bị thích kích hoặc do các chất có trong thức ăn, chất nội tiết kích thích gây phản xạ tiết.

Khi dạ dày phân tiết không bình thường, tiêu hóa bị rối loạn thì tính chất và thành phần dịch dạ dày bị thay đổi. Có thể chẩn đoán bệnh qua những thay đổi đó.

1. Cách ly dch ddày

Để khám tình hình phân tiết, tính chất phân tiết thì chỉ lấy một lần; khi tiến hành khám cơ năng phân tiết thì lấy nhiều lần.

Cách lấy dịch dạ dày gia súc:

Không cho súc vật ăn: gia súc lớn nhịn ăn từ 12-16 giờ, lợn từ 10-12 giờ, chó từ 8-10 giờ. Sau đó cho con vật ăn chất kích thích: ngựa dùng 500-1000 ml rượu 5%, lợn: 50g bánh bao + 400 ml nước hoặc cho cháo cám; với chó: 50-100 ml rượu 5% hay 400 ml canh thịt. Sau 40 - 60 phút cho ăn chất kích thích thì tiến hành lấy dịch dạ dày kiểm tra.

Có thể dùng ống thông dạ dày kích thích thành niêm mạc dạ dày, sau đó lấy luôn dịch dạ dày mà không cần dùng chất kích thích.

Nếu khám khả năng phân tiết thì trong khoảng 2 giờ 25 phút lấy 6 lần: sau khi cho chất kích thích 45 phút lấy lần thứ nhất; sau đó cứ 20 phút lấy 1 lần. Phải kiểm tra riêng từng lần lấy để chẩn đoán chức năng phân tiết của dạ dày.

2. Xét nghim lý tính

- Số lượng: số lượng dịch dạ dày phản ánh khả năng phân tiết và liên quan mật thiết với cơ năng nhu động của dạ dày.

Với gia súc khỏe một lần lấy được: Ngựa: 2,5 lít.

Chó: 250 ml.

Khi số lượng dịch ít thường do tuyến tiêu hóa rối loạn, hay thấy trong viêm cata thể thiếu axit.

- Màu sắc: kiểm tra ngay sau khi lấy.

Dịch dạ dày bình thường: trong suốt, loãng như nước, màu hơi vàng.

Dịch dạ dày có màu đỏ: do lẫn máu gặp trong bệnh loét dạ dày, tắc mạch ở ruột, xoắn ruột. Dịch dạ dày màu vàng xanh: do lẫn mật trong các bệnh gây rối loạn trao đổi mật.

Chú ý: màu dịch dạ dày phụ thuộc nhiều vào tính chất thức ăn.

- Mùi: dịch dạ dày mới lấy có mùi chua đặc bịệt, nhất là dịch dạ dày ngựa. Dịch có mùi thối: do độ toan thiếu, do tắc ruột.

Dịch có mùi chua: do giãn dạ dày cấp tính.

- Độ nhớt: do niêm dịch, mảnh thức ăn.

Gia súc khỏe, dịch dạ dày loãng như nước, ít niêm dịch.

Viêm cata dạ dày: dịch rất nhiều niêm dịch lắng xuống thành lớp cặn ở dưới. Viêm xoang mũi: bọt niêm dịch nổi thành một lớp trên bề mặt dịch dạ dày.

3. Xét nghim tính cht hóa hc

a. Xét nghim độ chua:

Dịch dạ dày có phản ứng toan do axit HCl, các muối photphorat toan tính và lượng nhỏ axit hữu cơ.

Để phản ánh độ chua của dịch dạ dày người ta dùng khái niệm độ axit: độ axit là lượng xút (NaOH) N/10 đã trung hòa nó. Gọi là đơn vị axit hoặc độ axit (số lượng mililit (ml) NaOH N/10 để trung hòa 100ml dịch vị).

- Chun độ HCl tdo

Thuốc thử: 1/ Dimethylaminoazobenzol 1% trong cồn 2/ NaOH N/10

Cách làm: Cho vào một cốc thủy tinh nhỏ 10 ml dịch vị đã lọc, thêm 10ml nước cất và 1-2 giọt chỉ thị màu 0.5% dimethylaminoazobenzol. Có trong HCl tự do, hỗn hợp có màu đỏ.

Bằng buret, nhỏ từ từ dung dịch NaOH N/10 cho đến lúc xuất hiện màu hồng.

Độ axit tự do = số NaOH N/10 đã dùng x10.

- Chun độ axit tng s

Gồm các axit trong dịch vị ( HCl tự do, HCl kết hợp, các axit hữu cơ khác, các muối toan tính khác…)

Thuốc thử: 1/ Phenolfthalein 1% trong cồn 2/ NaOH N/10

Tiến hành: Cho vào một cốc thủy tinh nhỏ 10 ml dịch vị đã lọc, thêm 10ml nước cất để pha loãng và 2 giọt chỉ thị màu Phenolfthalein. Chuẩn độ bằng NaOH N/10 đến lúc xuất hiện màu hồng.

Độ axit tổng số = Số ml NaOH đã dùng x 10.

- Chun độ axit kết hp

Là HCl kết hợp toan hóa protein trong thức ăn. Thuốc thử: 1/ Alizarin sulfat1%

2/ NaOH N/10

Tiến hành: Cho vào một cốc thủy tinh nhỏ 10ml dịch vị, thêm 10ml nước và 2 giọt chỉ thị màu Alizralin, hỗn dịch có màu vàng. Nhỏ từ từ NaOH N/10 cho đến lúc xuất màu tím thì dừng lại.

Độ axit kết hợp = Tổng số axit – Số ml NaOH đã dùng x 10.

ở gia súc khỏe mạnh.



Độ axit chung

HCl tự do

HCl kết hợp

Ngựa

14-30

0-14

5-15

Chó

40-70

16-35

15-30

Lợn

30-60

10-30

10-20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

- Chun độ thiếu axit

Tức là thiếu axit HCl không toan hóa hết số protein trong thức ăn. Thuốc thử: 1/ HCl N/10

2/ Dimethylaminoazobenzol0.5%

Tiến hành: Cho vào một cốc thủy tinh nhỏ 10 ml dịch vị, 10ml nước cất và hai giọt chỉ thị màu dimethylaminoazobenzol 0.5%.

Nhỏ từ từ dung dịch HCl N/10 vào cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì dừng lại.

Độ axit thiếu = Số HCl N/10 đã dùng x 10.

ý nghĩa:

Độ axít cao: cơ năng tiêu hóa mạnh, viêm cata dạ dày thể cường toan.

Độ axit thấp: cơ năng tiêu hóa yếu, viêm dạ dày thể nhược toan.

b. Xét nghim sc tmt (bilirubin):

Khi rối loạn tiêu hoá, trong các trường hợp rối loạn trao đổi sắc tố mật, sắc tố mật có trong dịch vị. Nếu số lượng nhiều thì dịch vị màu xanh, có thể phát hiện bằng mắt thường.

Xét nghiệm: cho vài giọt dịch vị lên mảnh giấy lọc, rồi nhỏ lên vài giọt Xanhmethylen 1%, nếu xuất hiện màu hồng nhạt: phản ứng dương tính (+).

Hoặc: cho vào ống nghiệm 1-2 ml axit nitric đặc, rồi nhỏ từ từ theo thành ống 1-2 ml dịch vị cần xét nghiệm. Nếu vòng tiếp xúc xuất hiện màu vàng, tím, xanh: phản ứng dương tính.

4. Xét nghim qua kính hin vi

Lấy dịch vị lúc đói, lọc qua hai lần vải gạc, ly tâm, lấy phần cặn cho lên phiến kính, đậy lamen rồi quan sát trên kính hiển vi. Chú ý mảnh thức ăn, tế bào thượng bì, hồng cầu, vi khuẩn, ký sinh trùng…

Dịch vị bình thường không có hồng cầu nhưng có số lượng ít các tế bào bạch cầu là do viêm dạ dày cata cấp tính.

Khi viêm dạ dày cata mạn tính thì độ HCl tự do cao, có nhiều dịch nhày và không có tế bào hồng cầu.

X. Khám rut

Tiếp theo dạ dày là rụột non tá tràng không tràng hồi tràng và ruột già manh 1

Tiếp theo dạ dày là rụột non: tá tràng, không tràng, hồi tràng và ruột già: manh tràng, kết tràng (đại kết tràng. tiểu kết tràng), trực tràng liền với hậu môn.

Động mạch treo tràng trước và động mạch treo tràng sau cung cấp máu cho đường ruột. Hệ lâm ba ruột rất phát triển. Thần kinh thực vật chi phối hoạt động của đường ruột: dây phó giao cảm hưng phấn tăng nhu động và phân tiết ở ruột. Dây thần kinh giao cảm có tác dụng ngược lại.

Do cấu tạo đường ruột ở lòai gia súc không giống nhau nên phương pháp khàm bệnh cũng khác nhau.

1. Khám rut loài nhai li

Vùng bng trái nga

1. Rut non; 2. Kết tràng; 3. Kết tràng trái

Ruột loài nhai lại tập trung trong hốc bụng phải ở một khu vực khá hẹp, nên khám lâm sàng cho giá trị chẩn đoán ít nhất là đối với gia súc lớn.

Snn: ấn mạnh vùng bụng bên phải gia súc đau đớn: do lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị, viêm màng bụng.

Gõ: tá tràng ở dưới mỏm ngang của xương khum phía bên phải; bờ trước giáp vùng âm đục của gan, bờ sau là cung sườn. Gõ tá tràng trâu bò có âm bùng hơi.

Manh tràng ở phía trước và phía dưới cánh xương hông; gõ có âm đục. Kết tràng ở giữa vùng âm đục của gan và manh tràng; gõ có âm bùng hơi.

Không tràng và hồi tràng ở mé dưới bụng sau dạ lá sách và dạ múi khế. Phần trên có âm bùng hơi, phần dưới có âm đục.

Lúc gõ vùng ruột chú ý các biểu hiện tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột…

Nghe rut: Nhu động ruột loài nhai lại nghe mịn, tiếng nhu động yếu. Nhu động ruột mất: do tắc ruột (do thức ăn tích lại trong ruột, lồng ruột, xoắn ruột) và liệt ruột.

Nhu động ruột tăng: do kinh luyến ruột, viêm dạ dày và ruột cấp tính, các nguyên nhân gây ỉa chảy khác, gia súc bị trúng độc cấp tính.

Khám trc tràng:

Chủ yếu để khám thai và khám bàng quang, khám thận.

Người khám phải cắt móng tay và mài thật nhẵn. Tập khám bằng tay trái vì thuận lợi cho việc sờ vùng bụng phải gia súc. Khi khám phải cố định gia súc thật chắc chắn.

Sờ vào trực tràng trâu, bò khỏe thấy phân nhão. Nếu có nhiều dịch nhày, lẫn máu, mùi khắm gặp trong các bệnh như lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị. Trực tràng đầy máu do xuất huyết, cầu trùng, nhiệt thán, chấn thương cơ giới.

Cho tay lần theo thành bụng để phát hiện thoát vị, tắc ruột, xoắn ruột (ruột cuộn thành một đám to). ấn mạnh tay gia súc đau do ruột lồng thành một đoạn ruột thẳng, cứng. Nếu tắc ruột do phân gây táo bón thì sờ vào có cảm giác rất cứng.

Ngoài ra có thể khám một số bộ phận khác như bàng quang, tử cung, buồng trứng và thận phải.

2 Khám ru ộ t ng ự a la l ừ a Quan sát vùng bụng phải chướng to do tích hơi ở 2

2. Khám rut nga, la, la

Quan sát: vùng bụng phải chướng to do tích hơi ở ruột già; vùng bụng thóp lại do ỉa chảy mạn tính, đói ăn.

Snn:

áp dụng với ngựa nhỏ, những con gầy và chú ý hiện tượng thoát vị, viêm màng bụng.

Gõ: Vùng bng phi nga

1.Kết tràng phi; 2. Manh tràng

Chia bụng trái làm 3 phần: phần trên là tiểu kết tràng, phần giữa là ruột non và phần dưới là đại kết tràng. Bên phải kẻ đường ngang từ xương cánh hông xuống dưới, về phía trước; phần dưới là vùng kết tràng chạy dọc theo cung sườn, phần trên là manh tràng.

Vùng ruột non bình thường gõ có âm đục tương đối. Vùng tiểu kết tràng: khi ruột trống gõ có âm bùng hơi; đầy phân - âm đục. Nếu tắc ruột vùng đại kết tràng gõ có vùng âm đục mở rộng. Khi ruột tích đầy hơi gõ xuất hiện âm trống chiếm ưu thế.

Vùng manh tràng: phần trên là âm bùng hơi, phần dưới là âm đục tương đối hay âm bùng hơi. Khi manh tràng tích thức ăn gõ xuất hiện âm đục. Ngược lại khi manh tràng tích hơi gõ xuất hiện âm trống.

Nghe:

Bên phải, vùng hõm hông nghe được tiếng nhu động của manh tràng; phía dưới theo cung sườn là tiếng nhu động của đại kết tràng. Phía bụng trái nghe lần lượt từ trên xuống là tiếng nhu động của tiểu kết tràng, của ruột non và dưới cùng là tiếng nhu động của đại kết tràng.

Tần số nhu động của ruột già: 4 - 6 lần/phút, ruột non 8 - 12 lần/phút. Tiếng nhu động của ruột non nghe rõ gần như tiếng nước chảy. Ruột già nhu động nhẹ, tiếng yếu không rõ.

Nhu động của ruột phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất thức ăn, quá trình viêm nhiễm trong

đường ruột.

Nhu động ruột tăng do thức ăn, nước uống quá lạnh; thức ăn bị nhiễm độc; viêm ruột; giai

đoạn đầu đầy hơi ruột.

Nhu động ruột giảm do ỉa chảy lâu ngày; đầy hơi ruột nặng; ruột liệt, tắc; viêm ruột nặng; thần kinh phó giao cảm quá ức chế.

Khám qua trc tràng:

Thường để chẩn đoán hội chứng đau bụng ngựa: do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột… ngoài ra,

để khám thận, bàng quang, khám thai, gan, lách.

Ruột non ngựa, la ,lừa, xếp trong xoang bụng theo thứ tự: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Ruột già: manh tràng; đại tràng phía dưới bên phải, gấp khúc hoành mô; đại kết tràng dưới bên trái, gấp khúc chậu hông; đại kết tràng trên bên trái gấp khúc hoành mô; đại kết tràng trên bên phải; manh nang của đại kết tràng; tiểu kết tràng và trực tràng.

Khi tiến hành khám phải cố định gia súc chắc chắn. Cố định gia súc trong gióng, buộc hai chân sau kéo về phía trước và kéo đuôi sang một bên.

Dùng tay phải để khám và thụt cho hết phân trong trực tràng trước khi khám. Chụm 5 đầu ngón tay lại, đưa vào rực tràng lần nhẹ đẩy tay về phía trước.

Nếu cơ vòng hậu môn co thắt mạnh: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, kinh luyến ruột, uốn ván.

Nếu cơ vòng hậu môn giãn: do gia súc ỉa chảy lâu ngày, nằm lâu ngày, xương khum bị tổn thương.

Trường hợp trực tràng có nhiều chất nhày lẫn máu: do tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, viêm ruột xuất huyết, cầu trùng.

Nếu trực tràng có máu tươi thường tác động cơ giới gây xuất huyết ở trực tràng.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí