Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM VĂN BẰNG


HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH


HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Phạm Văn Bằng

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

PHÁP LUẬT 10

1.1. Quan niệm và mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật 10

1.1.1. Quan niệm về đánh giá tác động pháp luật 10

1.1.2. Mục tiêu thực hiện đánh giá tác động pháp luật 12

1.2. Kinh nghiệm một số nước trong đánh giá tác động pháp luật và

bài học rút ra 14

1.2.1. Thời điểm thực hiện việc đánh giá tác động pháp luật 14

1.2.2. Phạm vi chính sách phải thực hiện đánh giá tác động, mức độ và nội dung đánh giá 16

1.2.3. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện đánh giá tác động pháp luật 18

1.2.4. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật 20

1.2.5. Chủ thể thực hiện đánh giá tác động pháp luật 21

1.2.6. Các biện pháp đảm bảo đánh giá tác động pháp luật được thực thi và

đạt chất lượng 23

1.3. Mục tiêu đưa quy định đánh giá tác động pháp luật trong Luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 25

Chương 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY

DỰNG PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM 27

2.1. Tình hình xây dựng và thi hành pháp luật nước ta trong thời gian qua 27

2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật 32

2.2.1. Khung pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật 32

2.2.2. Phạm vi văn bản phải thực hiện đánh giá tác động pháp luật 36

2.2.3. Các hình thức đánh giá tác động pháp luật 40

2.2.4. Vấn đề lấy ý kiến trong quá trình tiến hành đánh giá tác động pháp luật 49

2.2.5. Cơ chế kiểm soát, giám sát việc tuân thủ thực hiện quy định về đánh

giá tác động pháp luật 53

2.2.6. Kinh phí đảm bảo thực hiện đánh giá tác động pháp luật 54

2.3. Thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua 56

2.3.1. Về nhận thức và năng lực của cán bộ 56

2.3.2. Về việc tổ chức thực hiện và tuân thủ các quy định đánh giá tác động pháp luật 60

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 67

2.4.1. Bất cập trong quy định pháp luật về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 67

2.4.2. Trình độ, năng lực cán bộ thực hiện RIA còn hạn chế 69

2.4.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện đánh giá tác động pháp luật còn

hạn chế 70

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 73

3.1. Quan điểm hoàn thiện chế định RIA và nâng cao hiệu quả thực

hiện đánh giá tác động pháp luật 73

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy định đánh giá tác động pháp luật 75

3.2.1. Đổi mới quy trình đề xuất và xây dựng chính sách, luật 75

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật 78

3.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện đánh giá tác động pháp luật 88

3.2.4. Giải pháp tăng cường bảo đảm điều kiện thực hiện đánh giá tác động pháp luật 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


OBPR

Cơ quan kiểm soát, đánh giá chất lượng của các đề xuất

tại Australia

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

RIA

Đánh giá tác động pháp luật

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

USD

Đô la

VNCI

Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam

CIEM

Viện Quản lý kinh tế Trung ương

BTP

Bộ Tư pháp

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ

UNDP

Chương trình phát triển liên hợp quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA bắt buộc đối với

ban hành văn bản quy phạm pháp luật 37

Bảng 2.2: Chi phí hàng năm và lợi ích của việc đưa RIA sơ bộ vào Chương

trình xây dựng luật, pháp lệnh 42

Bảng 2.3: Kinh phí xây dựng báo cáo RIA và chất lượng báo cáo RIA 55

Bảng 2.4: Số lượng dự thảo Luật, Pháp lệnh có RIA 63

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mối liên hệ giữa các báo cáo đánh giá tác động pháp luật 41

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của luận văn

Đánh giá tác động kinh tế xã hội về một đạo luật (Regulatory Impact Assessment - gọi tắt là RIA), là một khái niệm mới ở Việt Nam, được tiếp thu từ quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Với ý nghĩa chung nhất, RIA là phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích của những tác động có thể xảy ra đối với các nhóm trong xã hội, các khu vực hoặc toàn bộ xã hội và nền kinh tế từ sự thay đổi chính sách hoặc pháp luật, được thực hiện trong quá trình làm luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới [32].

Đặc biệt, điều quan trọng, cơ bản nhất là nó đưa ra nhiều phương án khác nhau; nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh tác động của các giải pháp, từ đó cung cấp thông tin cho các cơ quan, người có thẩm quyền để họ có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất. “Lần đầu tiên RIA được áp dụng trên thế giới là vào giữa những năm 1970 tại Mỹ dưới thời Tổng thống Ford do có lo ngại về gánh nặng quy định pháp luật đè lên vai xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; cộng với lo ngại điều đó có thể làm gia tăng lạm phát”[36]. Lúc đầu, người ta chỉ chú ý phân tích tác động đối với doanh nghiệp, sau đó mới chú ý đánh giá tác động đến chủ thể khác. Đến nay, RIA đã được áp dụng ở đại đa số các nước OECD, nhiều nước châu Âu chuyển đổi, châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.

Ở các nước khác nhau, RIA có thể được tiến hành ở những công đoạn khác nhau, tuy nhiên có thể tóm lại ở các công đoạn sau:

1. Khi xem xét sự cần thiết ban hành văn bản, RIA được tiến hành để xác định các phương án, so sánh tác động của chúng, từ đó xác định phương án tối ưu;

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí