Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------------


NGUYỄN THỊ THU THẢO


CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN ( MỸ, NHẬT BẢN, NGA, TRUNG QUỐC) ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

TỪ KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 1

Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Chỉnh


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Bố cục của luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1: VÀI NÉT VỀ BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1991 7

1.1 Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ

1945-1953 ........................................................................................................7

1.2. Bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ 1953-1991 13

1.2.1. Chính sách của Mỹ và Nhật Bản 13

1.2.2 Vai trò của Liên Xô và Trung Quốc 17

1.3 Hai nhà nước Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1953-1990 21

1.3.1 Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên 21

1.3.2. Đại Hàn Dân Quốc 23

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ 1991 ĐẾN NAY 28

2.1. Chính sách của Mỹ 28

2.1.1 Đối với CHDCND Triều Tiên 37

2.1.2. Đối với Hàn Quốc 42

2. 2 Chính sách của Nhật Bản 49

2. 2.1. Đối với CHDCND Triều Tiên 50

2. 2.2. Đối với Hàn Quốc 55

2. 3. Chính sách của Trung Quốc 63

2.3.1. Đối với CHDCND Triều Tiên 64

2.3.2. Đối với Hàn Quốc 74

2. 4. Chính sách của Nga 78

2.4.1. Đối với CHDCND Triều Tiên 80

2.4.2. Đối với Hàn Quốc 89

Tiểu kết chương 2 93

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, 95

TRUNG QUỐC, NGA VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 95

3.1. Đối với CHDCND Triều Tiên 95

3.1.1. Về chính trị 95

3.1.2.Về kinh tế 103

3.1.3. Về văn hóa-xã hội 110

3.2. Đối với Hàn Quốc 113

3.2.1. Về chính trị 113

3.2.2. Về kinh tế 123

3.2.3. Về văn hóa - xã hội 128

Tiểu kết chương 3 130

KẾT LUẬN 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

PHỤ LỤC 142

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia trên thế giới bước vào một giai đoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong lịch sử thế giới, châu Á là một khu vực chịu nhiều hệ luỵ của chiến tranh lạnh để lại. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống thế giới cùng với những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh bộ phận đã gây ra những hậu quả nặng nề, trong đó khu vực bán đảo Triều Tiên ngày nay là một ví dụ điển hình về hậu quả của chiến tranh lạnh.

Thực tế lịch sử cho thấy, sau năm 1953, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, quan hệ giữa hai miền tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Từ năm 1970, tình hình chính trị quốc tế có chuyển biến mới, theo đó, mối quan hệ Liên Triều dần được cải thiện, những cuộc tiếp xúc, trao đổi ban đầu giữa các tổ chức xã hội giữa hai miền là những bước đi quan trọng mở đường cho tiến trình hoà hợp dân tộc, hoà bình và thống nhất trên vùng bán đảo.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn mới với những quan hệ mới nảy sinh. Bên cạnh mối quan hệ Liên Triều lúc thăng, lúc trầm thì chính sách của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga tiếp tục có vai trò quan trọng tác động đến tiến trình hoà giải, hợp tác và thống nhất của hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, khu vực Đông Bắc Á là một khu vực nhạy cảm về chính trị và có tầm quan trọng chiến lược trong quan hệ quốc tế của khu vực và thế giới. Có thể thấy, sau hơn hai thập kỷ chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình chính trị trên vùng bán đảo Triều Tiên vẫn diễn biến theo chiều hướng phức tạp, quan hệ giữa hai miền lúc thăng, lúc trầm nhất là quan hệ về chính trị và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Từ những nội dung nêu trên có thể thấy rằng, vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên, tác động của các nước lớn đối với vùng bán đảo này là một chủ đề

khoa học quan trọng cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện nhằm góp phần vào sự phát triển chung của xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Đối với CHDCND Triều Tiên, hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống hữu nghị với nhà nước này. Tuy nhiên bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc được thiết lập từ năm 1992 đến nay đã trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Việc Việt Nam tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của xu thế hội nhập và bảo vệ, gìn giữ anh ninh chung của khu vực và quốc tế.

Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng, chủ đề khoa học này cần phải được nghiên cứu toàn diện và hệ thống, với tinh thần đó, tôi xin chọn đề tài: “Chính sách của các nước lớn (Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ năm 1991 cho đến nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành châu Á học của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, mục tiêu chủ yếu của đề tài dược tập trung vào việc nêu và phân tích những chính sách của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc đối với hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay

- Thứ hai, trên cơ sở nêu và phân tích chính sách của các nước lớn nêu trên, đề tài luận văn tập trung làm rò những tác động tích cực và những mặt hạn chế của những nước này đến tình hình hai nhà nước trên vùng bán đảo Triều Tiên.

- Thứ ba, đề tài sẽ rút ra một số kết luận bước đầu về những thách thức và triển vọng của quá trình hoà hợp và thống nhất đất nước của hai miền trên vùng bán dảo trong tương lai.

3 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bán đảo Triều Tiên với vị trí địa-chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử mang tính quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của khu vực và thế giới.

Đề cập đến chủ đề chính sách của các nước lớn, cũng như quan hệ giữa hai miền trên vùng bán đảo Triều Tiên, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, có một số bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch hoặc biên soạn bằng tiếng Việt như “Nga và cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên” của tiến sĩ sử học Denisov trên nguyệt san “Đời sống quốc tế” của Nga, “Đối đầu Mỹ-Triều và địa chính trị Đông Nam Á năm 2003” của Quách Phi Hùng (Trung Quốc), “Chiến lược đối ngoại lâu dài của Trung Quốc” của chuyên viên Viện quan hệ quốc tế- Đại học nhân dân Trung Quốc, “Những thay đổi của Bắc Triều Tiên và quan hệ Trung -Triều” của giáo sư Ri Nam Ju (Hàn Quốc), “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy”, của Byung Nak Song, Nxb Thống kê, Hà Nội 2002… Những tác phẩm nêu trên đã có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Nghiên cứu về tình hình chính trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á nói chung và bán đảo Korea nói riêng, ở Việt Nam, đã có nhiều nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học, ngoại giao, nghiên cứu kinh tế… đã có các bài nghiên cứu như: “Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga và Hàn Quốc” của Phạm Quỳnh Hương, “Tổng quan về quan hệ Hàn- Mỹ” của Bùi Thị Kim Huệ, “Về chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á” của Lê Văn Mỹ, “Về quan hệ Hàn Quốc- Nhật Bản” của Ngô Hương Lan. Một số sách đã được xuất bản như: “Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21” Ngô Xuân Bình (chủ biên)- Ban nghiên cứu Hàn Quốc Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999, “Một số vấn đề sau thống nhất của bán đảo Triều Tiên; góc nhìn từ Việt Nam” của tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2007, “ Lao động Triều Tiên nêu cao tự lực cánh sinh” của tác giả Nguyễn Cư và Trần Quang, Nxb Lao động, Hà Nội 1964, Tra cứu văn hóa Hàn Quốc” Hwang Gwi Yeon và Trịnh Cẩm Lan, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, “Ban biên soạn Hàn Quốc học, Bộ giáo trình Hàn Quốc học số 1 SNU-VNU”, Đại học quốc gia Seoul, Đại học quốc gia Việt Nam, 2005…Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu trên cũng chứa đựng nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu còn có nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành tại Việt nam. Qua khảo sát chúng tôi có thể thống kê một số bài nghiên cứu có nội dung lien quan đến chủ đề nghiên cứu gồm: “Một số thông tin về quân chủng phòng không- không quân Hàn Quốc”trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại; số 1, năm 2001; “Chiến lược phát triển mới của quốc phòng Hàn Quốc”;Tạp chí Khoa học Quân sự; số 12, tháng 12, năm 2001; “Tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.6.2003; “Tuyên bố chung Trung Quốc- Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.7.2003; “Những yếu tố văn hoá- xã hội, giáo dục con người trong quá trình phát triẻn kinh tế Hàn Quốcvà những vấn đề đặt ra trong chiến lược toàn cầu hoá hiện nay; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2-1998; “Chiến lược cải cách kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế ( 1997-1999)” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 4-1999; “Vài nét về tư tưởng Nho giáo ở Hàn Quốc; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 6-1999; “Các biện pháp kinh tế chủ yếu của Chính phủ Hàn Quốc cho quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2000; “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mỹ (1948-1979” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2- 2001; “Nhân tố Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc ( 1961-1993)”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2001; „Giao lưu hợp tác văn hoá giữa Hàn Quốc với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên trong những năm gần đây‟ Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 1- 2002.

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, chẳng hạn: “Lê Đình Năm; Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay; Luận văn thạc sĩ Khoa Lịch sử, Hà nội 2004; Thư viện quân đội ký hiệu LAV4798. Nguyễn Thị Giang: “Quan hệ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc từ năm 1948 đến nay” (Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử); Hà Nội 2001; Thư viện Quân đội; ký hiệu LAV4774; Nguyễn Quang Hồng, “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1995: Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt nam” Luận án tiến sĩ; Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2002; Nguyễn Nam Thắng; “Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 1992-2002 đặc điểm và khuynh hướng”, Luận Án Tiến sỹ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh- 2004; Lê Đức Hạnh: “Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964-1973”, Luận văn thạc sĩ sử học; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại Học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Văn Hiển: “Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008.

Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của đề tài là từ góc độ khu vực học, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá về một số chính sách của các nước lớn trên vùng bán đảo Korea và phân tích những mặt tích cực và hạn chế của những chính sách này đối với vùng bán đảo cũng như một số dự báo về tương lai của hai miền trên vùng bán đảo Korea trong những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề cập đến nội dung chủ yếu về chính sách của bốn nước lớn là Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đối với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh cho đến nay. Qua đó có thể thấy được những tác động tích cực và hạn chế của các chính sách đó tới hai nước của bán đảo Triều Tiên và đồng thời cũng cho thấy được mục tiêu của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên trong tương lai.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai nhà nước CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc được xoay quanh trục quan hệ chính các nước lớn là Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc.

5 . Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn này chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả lịch sử và liên ngành. Trong đó, phương pháp mô tả lịch sử sẽ giúp cho đề tài hệ thống hóa được nội dung nghiên cứu và có cái nhìn hệ thống về các vấn đề lịch sử. Phương pháp nghiên cứu liên ngành còn mở rộng phạm vi nghiên

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí