Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------***-----------


NGUYỄN HOÀNG ANH


CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã ngành: 60.32.01

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 1


Người hướ ng dẫn khoa hoc̣: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền


Hà Nội, 2013


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 14

1.1.Khái niệm về chiến dịch truyền thông 14

1.2. Quy trình tổ chức chiến dịch truyền thông 15

1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông 22

1.4. Giới thiệu về chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 24

Tiểu kết chương 1 36

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY 38

2.1.Sự tham gia của báo điện tử Vietnamnet và Tuoitre.vn trong chiến dịch truyền thông VSATTP 38

2.1.1 Hệ thống các đề tài phản ánh VSATTP 40

2.1.2 Hình thức thể hiện 57

2.2. Khảo sát ý kiến các chuyên gia về chiến dịch truyền thông VSATTP 67

2.2.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia báo chí 67

2.2.2 Kết quả phỏng vấn Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm 74

Tiểu kết chương 2 78

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM 79


3.1. Đánh giá chung về chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm 79

3.1.1.Thành công 79

3.1.2 Hạn chế 82

3.2 Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam 85

3.2.1. Mô hình quy trình chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm Cục ATVSTP – Bộ Y tế đã sử dụng 86

3.2.2 Bài học kinh nghiệm 89

3.2.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam 91

Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 109


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ATTP: An toàn thực phẩm

ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm CDTT: Chiến dịch truyền thông MTQG: Mục tiêu quốc gia

MBO: Management By Objectives Phương pháp quản trị bởi mục tiêu NXB: Nhà xuất bản

TW: Trung ương

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU‌

1. Hình 1: Quy trình chiến dịch truyền thông RACE

2. Hình 2: Mô hình truyền thông “chữ P”

3. Hình 3: Sơ đồ miêu tả chu trình truyền thông “5 bước, 1 khâu”

4. Hình 4: Sơ đồ khái quát các dự án trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia VSATTP

5. Bảng 1.1: Tỷ lệ % các nhóm đối tượng hiểu đúng về VSATTP qua các năm

6. Biểu đồ 1: Số lượng bài viết VSATTP trên báo Vietnamnet năm 2012

7. Biểu đồ 2: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Vietnamnet từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012

8. Biểu đồ 3: Số lượng bài viết VSATTP trên báo Vietnamnet năm 2011

9. Biểu đồ 4: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Vietnamnet từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011

10. Biểu đồ 5: Số lượng bài viết VSATTP trên báo Tuoitre.vn năm 2012

11. Biểu đồ 6: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Tuoitre.vntừ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012

12. Biểu đồ 7: Bài viết VSATTP trên báo Tuoitre.vn năm 2011

13. Biểu đồ 8: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011

14. Bảng 2.1: Thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục bảo vệ người tiêu dùngcủa báo Vietnamnet từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012

15. Bảng 2.2: Bảng thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục bảo vệ ngườitiêu dùng của báo Vietnamnet từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011

16. Bảng 2.3: Bảng thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục kinh tế tiêu dùng của báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012

17. Bảng 2.4: Bảngthống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục kinh tế tiêu dùng của báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011

18. Hình 5: Quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế tổ chức


Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, No underline, Font color: Auto


Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, No underline, Font color: Auto


Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, No underline, Font color: Auto


Formatted: Font: 13 pt, Not Bold, No underline, Font color: Auto



1. Tính cấp thiết của đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU


Formatted: Level 1, Line spacing: Multiple

1.45 li

Formatted: Heading 2, Left, Line spacing: Multiple 1.45 li

Đối với mỗi quốc gia, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đến sự phát triển giống nòi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch và uy tín quốc gia.

Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Song, mặt trái của nó cũng kéo theo nỗi lo ngại của người tiêu dùng về những vấn đề như thịt gia súc, gia cầm có tồn dư hormon tăng trọng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm nhiễm phóng xạ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao trong rau quả, các loại chất phụ gia có hại cho sức khỏe, vật nuôi bị ô nhiễm kim loại nặng… Mối lo ngại này không chỉ ở một quốc gia mà trên toàn thế giới.Từ thực tiễn đó mỗi quốc gia đều có chính sách chiến lược về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Việt Nam, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Đảng và Nhà nước coi trọng, tháng 7/2003 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Bộ Y Tế - cơ quan chủ quản về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các Bộ ngành xây dựng các chiến lược, dự án, kế hoạch hành động. Có thể nói vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta đang là vấn đề bức bối hiện nay (VD: quản lý chưa chặt chẽ, văn bản pháp luật chưa đầy đủ, ý thức của người dân còn kém, tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra khá phổ biến…), nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ và khó lựa chọn thực phẩm an toàn, kể cả những thực phẩm thiết yếu. Dù các ban, ngành đã có nhiều nỗ lực, nhưng trước những lý do khách quan, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là một thách thức lớn.

Vấn đề này đã thúc đẩy các cơ quan, tổ chức liên quan tới VSATTP tiến hành các chiến dịch truyền thông nhằm thông tin phổ biến kiến thức liên quan


đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khiến công chúng tin tưởng và làm theo tức là dẫn đến thay đổi hành vi nhận thức của công chúng. Thêm vào đó mục tiêu xa hơn của chiến dịch truyền thông VSATTP chính là giải pháp nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là một trong những con đường hiệu quả giúp tổ chức xây dựng hình ảnh và lấy lòng tin của công chúng.

Có thể nói khái niệm về chiến dịch truyền thông đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm về chiến dịch truyền thông là một khái niệm phức tạp, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp. Bởi chiến dịch truyền thông bao gồm nhiều hoạt động, công đoạn như nghiên cứu, chuẩn bị, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả nên yêu cầu nguồn kinh phí lớn. Do vậy, các chiến dịch truyền thông thường được các cơ quan tổ chức có quy mô lớn thực hiện. Ở nước ta, trong vài năm gần đây, chiến dịch truyền thông được tổ chức rất quan tâm và coi đó như là một nghề chuyên nghiệp ứng phó với các vấn đề (crisis). Với sự trợ giúp của truyền thông (communication) việc thực hiện chiến dịch truyền thông của tổ chức trở nên dễ dàng hơn trong việc thông tin và thuyết phục công chúng (publics).

“Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế thực hiện là chương trình ra đời là do nhu cầu của xã hội, nhằm giải quyết một vấn đề đặc biệt cấp thiết với những mục tiêu rò ràng, trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra một cơ sở tiền đề để tiếp tục duy trì và phát triển những thành quả đã đạt được. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng công tác quản lý từ trung ương tới địa phương và nhận thức thực hành VSATTP cũng như ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm. Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm có mốc lịch sử ra đời vào năm 2000 khi Chính phủ đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí