Bảng 2.4. Bảng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm | ||||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 6T.2021 | |
Tổng doanh thu | 10.549 | 13.523 | 15.761 | 16.676 | 18.727 | 6.554 |
Lợi nhuận | 1.538 | 2.190 | 2.430 | 2.221 | 2.447 | 856 |
Nguyên giá TSCĐ bình quân | 7.948 | 7.948 | 8.713 | 9.477 | 10.062 | 10.062 |
Hiệu suất sử dụng TSCĐ | 1,33 | 1,70 | 1,81 | 1,76 | 1,86 | 0,65 |
Hàm lượng TSCĐ | 0,75 | 0,59 | 0,55 | 0,57 | 0,54 | 1,54 |
Sức sinh lợi của TSCĐ | 0,19 | 0,28 | 0,28 | 0,23 | 0,24 | 0,09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Và Công Cụ Giải Quyết Vấn Đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh
- Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Xây Lắp Meiko
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Xây Lắp Meiko
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko - 8
Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Qua bảng chỉ tiêu sử dụng TSCĐ ở công ty ta thấy: nguyên giá TSCĐ bình quân của công ty trong giai đoạn 2016-2020 tăng dần qua các năm, trong khi đó lợi nhuận của công ty giảm vào năm 2019 và phục hồi trong năm 2020. Để đánh giá xem tình hình sử dụng TSCĐ ở công ty có hiệu quả hay không cần xem xét các chỉ tiêu:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết công ty bỏ ra một đồng nguyên giá TSCĐ thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty không ổn định. Năm 2016 đạt 1,33, năm 2017 tăng lên đáng kể đạt 1,70. Các năm tiếp theo dao động thay đổi không đáng kể, lần lượt đạt 1,81, 1,76 và 1,86 vào các năm 2018, 2019, 2020. Như vậy, trong những năm gần đây, hiệu suất sử dụng TSCĐ ở công ty năm của công ty đã được gia tăng và duy trì tương đối tốt.
- Hàm lượng TSCĐ: Chỉ tiêu hàm lượng TSCĐ là đại lượng nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn cố định. Để tạo ra một đồng doanh thu năm 2016 công ty cần 0,75 đồng vốn cố định. Năm 2017 cần 0,59 đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu. Các năm 2018, 2019, 2020 cần lần lượt là 0,55, 0,57 và 0,54 đồng TSCĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Như vậy, từ năm 2017 đến nay công ty đã khai thác triệt để tiềm năng TSCĐ để tăng cao mức doanh thu.
- Sức sinh lợi của TSCĐ: Năm 2016 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bỏ ra thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017 và 2018 mức thu 0,28 đồng, có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2019 và 2020 một đồng nguyên giá TSCĐ bỏ ra thì thu được 0,23 và 0,24 đồng lợi nhuận, có sự sụt giảm so với giai đoạn 2017-2018. Mặc dù công ty đã có nhiều nỗ lực đổi mới trong hoạt động kinh doanh dẫn đến hoạt động SXKD được mở rộng, nhưng sự giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong năm 2019-2020 là một dấu
hiệu thiếu tích cực. Năm 2019 thị trường có nhiều thuận lợi đối với hoạt động của công ty nhưng công ty cũng chưa làm tăng được hiệu quả sử dụng TSCĐ. Năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát, dẫn đến đứt gãy trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Công ty cần nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo.
⮚ Hiệu quả sử dụng TSLĐ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu | |||||||
2016 | 2017 | 2020 | 6T.2021 | ||||
Tổng doanh thu | 10549 | 13523 | 15761 | 16676 | 18727 | 6554 | |
Lợi nhuận | 1538 | 2190 | 2430 | 2221 | 2447 | 856 | |
Tài sản lưu động bình quân | 6002 | 6333 | 8635 | 10522 | 10564 | 10564 | |
Sức sản xuất của TSLĐ | 1,76 | 2,14 | 1,83 | 1,58 | 1,77 | 0,62 | |
Sức sinh lợi của TSLĐ | 0,26 | 0,35 | 0,28 | 0,21 | 0,23 | 0,08 |
Năm
2018 2019
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Qua bảng 2.5, ta thấy tài sản lưu động bình quân của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 và 2019. Năm 2016 và 2017, TSLĐ bình quân của công ty đạt lần lượt là 6.002 và 6.333 triệu đồng. Năm 2018 tăng lên đến 8.635 triệu đồng. Năm 2019 lại một lần nữa tăng mạnh, đạt 10.522 triệu đồng.
Sức sản xuất của TSLĐ của công ty tăng giảm thất thường. Năm 2016 đạt 1,76, có nghĩa là cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra được 1,76 đồng doanh thu. Năm 2017 tỷ suất này đạt 2,14 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng TSLĐ vào hoạt động SXKD hiệu quả. Giai đoạn 2018-2020 tỷ suất này lại biến động lên xuống thất thường, đạt lần lượt là 1,83, 1,58 và 1,77, chứng tỏ công ty đã không giữ được sự hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ.
Tỷ số sức sinh lợi của TSLĐ của công ty trong giai đoạn 2016-2020 tương đối ổn định, chỉ có năm 2017 chỉ số này cao vọt lên 0,35. Trong các năm còn lại trong giai đoạn này, sức sinh lợi của TSLĐ của công ty dao động quanh 0,21-0,28.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.6. Bảng hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm | ||||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 6T.2021 | |
Doanh thu | 10.549 | 13.523 | 15.761 | 16.676 | 18.727 | 6.554 |
Lợi nhuận | 1.538 | 2.190 | 2.430 | 2.221 | 2.447 | 856 |
Vốn lưu động | 3.445 | 3.889 | 5.939 | 6.230 | 6.168 | 6.387 |
Vốn cố định | 7.948 | 7.948 | 9.477 | 9.477 | 10.647 | 10.647 |
Tổng vốn hoạt động | 11.394 | 11.838 | 15.416 | 15.707 | 16.814 | 17.033 |
Hệ số sd VCĐ (lần) | 1,33 | 1,70 | 1,66 | 1,76 | 1,76 | 0,62 |
Hiệu quả sd VCĐ (%) | 19,35 | 27,56 | 25,64 | 23,44 | 22,98 | 8,04 |
Hệ số sd VLĐ (lần) | 3,06 | 3,48 | 2,65 | 2,68 | 3,04 | 1,03 |
Hiệu quả sd VLĐ (%) | 44,65 | 56,32 | 40,91 | 35,65 | 39,67 | 13,41 |
Hệ số sd VKD (lần) | 0,93 | 1,14 | 1,02 | 1,06 | 1,11 | 0,38 |
Hiệu quả sd VKD (%) | 13,50 | 18,50 | 15,76 | 14,14 | 14,55 | 5,03 |
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Hệ số sử dụng vốn cố định năm 2016 đạt 1,33. Đến năm 2017 tăng trưởng khá tốt, đạt 1,70 cho thấy công ty sử dụng vốn cố định rất hiệu quả trong năm này. Giai đoạn 2018-2020 hệ số sử dụng VCĐ của công ty tương đối ổn định: năm 2018 là 1,66 lần, năm 2019 và 2020 đạt 1,76 lần.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng không ổn định và còn thấp: năm 2016 là 19,35%, năm 2017 tăng lên 27,56%. Từ năm 2018 giảm dần đều cho đến nay, chỉ còn lần lượt là 25,64%, 23,44% và 22,98% trong các năm 2018, 2019 và 2020.
Nguyên nhân dẫn đến hệ số và hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng giảm không ổn định vì tuy doanh thu tăng ổn định nhưng lợi nhuận tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2018 và 2020 công ty đầu tư thêm tài sản cố định mới nên cả hệ số và hiệu quả sử dụng vốn cố định đều giảm ở năm 2018 và 2020.
Tương tự, hệ số sử dụng vốn lưu động có sự đột biến trong năm 2017 và biến đổi ít ở các năm còn lại trong giai đoạn 2018-2020: năm 2016 là 3,06 lần, năm 2017 là 3,48 lần, năm 2018 giảm còn 2,65 lần, và ở năm 2019, 2020 hệ số sử dụng vốn lưu động twang lên lại lần lượt là 2,68 và 3,04 lần.
Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng rất tốt trong năm 2017, đạt 56,32% so với năm 2016 chỉ đạt 44,65%. Tuy nhiên tới năm 2018 lại rớt xuống 40,91% và năm 2019 giảm mạnh còn 35,65%.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty
Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.7. Bảng hiệu quả sử dụng chi phí của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm | ||||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 6T.2021 | |
Doanh thu thuần BH&CCDV | 10.549 | 13.523 | 15.761 | 16.676 | 18.727 | 6.554 |
Giá vốn hàng bán | 3.713 | 4.112 | 4.345 | 4.965 | 5.379 | 1.883 |
Chi phí tài chính | 23 | 27 | 38 | 31 | 34 | 12 |
Chi phí bán hàng | 65 | 72 | 71 | 68 | 73 | 26 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 1.322 | 999 | 1.246 | 1.576 | 1.679 | 588 |
Chi phí hoạt động | 5.124 | 5.210 | 5.699 | 6.641 | 7.165 | 2.508 |
Tỷ suất GVHD/DTT | 35,20% | 30,41% | 27,57% | 29,77% | 28,72% | 28,72% |
Tỷ suất Chi phí bán hàng/DTT | 0,62% | 0,53% | 0,45% | 0,41% | 0,39% | 0,39% |
Tỷ suất Chi phí QLDN/DTT | 12,54% | 7,39% | 7,90% | 9,45% | 8,97% | 8,97% |
Tỷ suất Chi phí hoạt động/DTT | 48,58% | 38,53% | 36,16% | 39,82% | 38,26% | 38,26% |
Tỷ suất Chi phí tài chính/DTT | 0,22% | 0,20% | 0,24% | 0,19% | 0,18% | 0,18% |
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Tỷ suất GVHB/DTT của công ty nhìn chung giảm dần qua các năm, cho thấy công ty ngày càng kiểm soát tốt và chủ động về nguồn hàng của mình. Tỷ suất GVHB/DTT của công ty giảm từ 35,20% năm 2016 còn 28,72% năm 2020.
Tỷ suất chi phí bán hàng/DTT giảm dần qua các năm nhưng doanh thu vẫn tăng cho thấy công ty đã sử dụng chi phí bán hàng hiệu quả, và cũng biết tận dụng thương hiệu ngày một lớn mạnh của mình để bán hàng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc dành tỷ trọng thấp cho chi phí bán hàng cũng đặt ra một câu hỏi đối với công ty về việc đầu tư
cho bán hàng, bởi nếu công ty đầu tư hơn nữa ho bán hàng thì có thể tiềm năng gia tăng doanh số của công ty sẽ được khai thác nhiều hơn nữa.
Tỷ suất chi phí QLDN/DTT của công ty năm 2016 đạt 12,54%, đến năm 2017 giảm mạnh, còn 7,39%. Các năm tiếp theo tương đối ổn định và biến động không đáng kể, đạt lần lượt 7,90%, 9,45% và 8,97% vào các năm 2018, 2019 và 2020.
Tỷ suất chi phí tài chính/DTT của công ty ở mức thấp, chiếm không quá 0,24% và giảm dần vào giai đoạn 2019-2020 cho thấy công ty vay nợ ít, công ty tự chủ về nguồn vốn và ít phải trả chi phí lãi vay, vì vậy ít bị lãi vay ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2.2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Năm | ||||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 6T.2021 | |
Doanh thu | 10.549 | 13.523 | 15.761 | 16.676 | 18.727 | 6.554 |
Lợi nhuận | 1.538 | 2.190 | 2.430 | 2.221 | 2.447 | 856 |
Tổng số lao động | 20 | 23 | 29 | 29 | 33 | 33 |
Thu nhập bình quân người lao động (triệu đồng/người/năm) | 79,2 | 80,4 | 81,6 | 84,0 | 86,4 | 86,4 |
Tổng chi phí tiền lương (triệu đồng/năm) | 1.584 | 1.849 | 2.366 | 2.436 | 2.851 | 2.851 |
Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương | 6,7 | 7,3 | 6,7 | 6,8 | 6,6 | 2,3 |
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động (triệu đồng) | 77 | 95 | 84 | 77 | 74 | 26 |
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Từ bảng 2.8 ta thấy nhìn chung, thu nhập bình quân của người lao động của công ty hằng năm được cải thiện. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả, và biết quan tâm đến người lao động.
Chi tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương của công ty giai đoạn 2016-2020 tương đối ổn định, chỉ có năm 2017 đạt hiệu quả cao, chỉ số đạt 7,3 lần, có nghĩa là một đồng chi phí tiền lương giúp tạo ra được 7,3 đồng doanh thu trong năm 2017. Các năm còn lại trong giai đoạn này dao động từ 6,6-6,8 lần.
Tương tự, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cũng đạt mức cao ở năm 2017, đạt 95 triệu đồng/lao động. Từ năm 2018 đến nay giảm dần qua các năm, đạt lần lượt 84 triệu đồng, 77 triệu đồng và 74 triệu đồng trong năm 2018, 2019 và 2020.
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko
2.3.1. Thành công
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko có thể nhìn thấy những vấn đề mà Công ty đã đạt được như sau:
- Bên cạnh đó hàng năm Công ty cũng đã đóng góp cho ngân sách nhà nước lượng tiền đáng kể.
- Đảm bảo đời sống cho công nhân viên, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tham gia xây dựng xã hội, dần khẳng định được vị trí trên thị trường.
- Năm 2017 đến nay Công ty đã sử dụng hiệu quả TSCĐ.
- Các chỉ số Tỷ suất chi phí/doanh thu giảm dần qua các năm là tín hiệu tốt đối với công ty trong hoạt động kiểm soát chi phí.
Trong điều kiện kinh doanh ngày càng phức tạp: cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, dù kết quả cuối cùng mang lại cho Công ty không như mong muốn nhưng cũng thể hiện cố gắng của tập thể Công ty trong thời gian qua.
2.3.2. Hạn chế
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp nổi bật vào năm 2017, tuy nhiên suy giảm dần từ 2018, và giai đoạn 2019-2020 không đc tốt.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ giai đoạn 2018-2020 lên xuống thất thường.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên mỗi lao động giảm dần cho thấy công ty cần chú trọng hơn vào việc tuyển dụng, quản lý cũng như đào tạo, nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động và động lực làm việc của nhân viên.
- Hoạt động kinh doanh của Công ty đang có những khó khăn và thách thức lớn: doanh thu và lợi nhuận của Công ty giảm qua các năm.
- Việc quản lý chi phí chưa tốt và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Công ty cần có cố gắng nhiều nữa về mọi mặt trong thời gian tới vì dự báo sắp tới môi trường kinh doanh sẽ có nhiều thay đổi theo hướng khó khăn phức tạp hơn cụ thể khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO).
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
- Công ty chưa chú trọng vào việc đào tạo và khích lệ đội ngũ cán bộ nhân viên
- Giai đoạn 2018 đến nay, công ty có nhiều sự đầu tư mới, tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng nhà xưởng, máy móc thiết bị tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Công ty chưa chú trọng hoặc chưa hiệu quả trong việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo chưa có những chiến lược và những hành động cụ thể nhằm cải thiện hoạt động này. Các con số được nêu ra mới dừng ở mức liệt kê, chưa có động thái cho thấy ban lãnh đạo nhằm vào các chỉ tiêu được xây dựng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía nhà nước
Từ năm 2018 cho đến nay, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Các cơ chế chính sách, giá cả vật tư ngành xây dựng thường xuyên thay đổi, biến động ảnh hưởng đến công tác thiết kế thẩm tra, thẩm định theo tiến độ, nhu cầu xây dựng sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế đi xuống không còn thu hút được nhiều nhà đầu tư do có nhiều rũi ro và biến động.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP MEIKO
3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko
3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko
Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng của công tác tổ chức; quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, để có chiến lược phát triển đúng đắn trong tương lai cần phải nhận thấy được những thuận lợi (thời cơ) và khó khăn (thách thức) đối với Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko.
Thuận lợi
- Sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường. Thương hiệu Meiko đã được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy. Là một đơn vị có các cán bộ, công nhân viên có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, làm việc rất hăng say, nhiệt tình và có hiệu quả. Thiết bị dây chuyền đạt mức tiên tiến của khu vực, được đầu tư thích hợp và hiệu quả. Thực hiện hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế.
- Theo dự báo, năm 2021 kinh tế Việt Nam tuy vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng ổn định, dự kiến tăng 6,5% thu hút đầu tư lớn, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nên nhu cầu về các sản phẩm của công ty vẫn rất tiềm năng.
- Việt Nam với hơn 96 triệu dân, là một quốc gia đang phát triển do đó tiềm năng nhu cầu thị trường rất lớn. Hiện nay, với tốc độ đô thị hoá cao, các công trình xây dựng nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được hoàn thiện, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nên kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, đây là cơ hội để đẩy mạnh bán hàng.
- Môi trường công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, Công ty có thể tiếp cận với công nghệ mới nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Nước ta gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra cơ hội Công ty mở cửa thị trường tiêu thụ.
Khó khăn