Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN LINH


ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO

PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2018

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN VĂN LINH


ĐảNG Bộ TỉNH BìNH DƯƠNG LãNH ĐạO

PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. HỒ THỊ TỐ LƯƠNG

2. TS. PHẠM ĐỨC KIÊN


HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả luận án


Nguyễn Văn Linh

MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 18

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997

ĐẾN NĂM 2005 22

2.1. Những yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp ở Bình Dương 22

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp từ

năm 1997 đến năm 2005 34

2.3. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến

năm 2005 43

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 69

3.1. Yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bình Dương trong giai

đoạn mới 69

3.2. Chủ trương về đẩy mạnh phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh

Bình Dương từ năm 2006 đến năm 2015 73

3.3. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp từ

năm 2006 đến năm 2015 81

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 111

4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp

từ năm 1997 đến năm 2015 111

4.2. Một số kinh nghiệm 133

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 169

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CCN Cụm công nghiệp

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội

HĐND Hội đồng nhân dân

KCN Khu công nghiệp

KT-XH Kinh tế - xã hội

TTHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp là ngành giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là khâu đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công nghiệp, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương mới về phát triển kinh tế công nghiệp, tiến hành sự nghiệp CNH gắn với HĐH đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) xác định mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao... Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [28, tr.80]. Đại hội XI của Đảng (1/2011), tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [38, tr.148]. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời, mở ra hướng đi mới cho các địa phương tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó, tập trung vào nhiệm vụ phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác các nguồn lực của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc thực hiện đường lối phát triển công nghiệp vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Khả năng cạnh tranh của khu vực công nghiệp còn yếu ngay cả với các nước trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp có quy mô nhỏ, chưa chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực quản


lý, trình độ khoa học công nghệ... yếu kém. Đây cũng là những vấn đề mới đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

Bình Dương là tỉnh giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý thuận lợi cho đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, cũng như các ngành dịch vụ khác. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi, Bình Dương còn nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia. Nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có của tỉnh, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH, với mục tiêu trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển KT-XH. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nhân dân trong tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển các ngành kinh tế. Với chính sách “trải chiếu hoa” đón mời nhà đầu tư, cùng với sự nhạy bén của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo và thực hiện đường lối CNH, HĐH, kinh tế Bình Dương đã có sự phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Những thành tựu đạt được trong những năm đổi mới đã tạo tiền đề vững chắc để Bình Dương tiếp tục phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển công nghiệp ở Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các giai đoạn và còn thiếu tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu trên các mặt còn chậm; công nghiệp mới chủ yếu phát triển trên bề rộng, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, các vấn đề an sinh xã hội đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tập trung giải quyết. Do đó, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, nhằm đánh giá một cách khách quan những thành tựu đạt


được, chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Với những lý do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015”, làm đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án góp phần phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, từ đó, luận án đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo, góp phần thực hiện thành công đường lối CNH, HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.

- Làm rõ các quan điểm, chủ trương và giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước, sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015.

- Nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.

- Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Phát triển công nghiệp là một lĩnh vực có nội hàm rất rộng, phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Trong phạm vi tiếp cận ở địa phương, luận án tập

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí