DANG MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ và cụm từ được viết tắt | |
CB CC | Cán bộ công chức |
CBQL | Cán bộ quản lý |
CNH-HĐH | Công nghiệp hoá-hiện đại hoá |
ĐTBD | Đào tạo bòi dưỡng |
ĐU | Đảng ủy |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
Phó BT T T ĐU | Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy |
QLGD | Quản lý giáo dục |
TH | Tiểu học |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 1
- Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Của Cán Bộ Cấp Cơ Sở
- Mục Tiêu, Đối Tượng, Nội Dung Của Bồi Dưỡng Cán Bộ Cấp Cơ Sở Đối Tượng Bồi Dưỡng Cán Bộ Cấp Cơ Sở:
- Có Khả Năng Đặt Vấn Đề Và Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng biểu thống kê số liệu về trình độ đào tạo của các cán bộ
chủ chốt cấp xã, thị trấn 6/2010 36
Bảng 2.2. Bảng biểu thống kê số liệu về trình độ lí luận chính trị, quản lý hành chính của các cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 6/2010 36
Bảng 2.3. Bảng biểu thống kê số liệu về trình độ đào tạo của các cán bộ
chủ chốt cấp xã, thị trấn 3/2015 37
Bảng 2.4. Bảng biểu thống kê số liệu về trình độ lí luận chính trị, quản lí hành chính của các cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 3/2015 37
Bảng 2.5. Bảng biểu thống kê số liệu độ tuổi và giới tính 38
Bảng 2.6. Bảng biểu thống kê số liệu thâm niên công tác 38
Bảng 2.7. Tổng hợp xếp loại công chức từ năm 2011 đến 2015 41
Bảng 2.8. Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ chủ chốt cấp xã 55
Bảng 2.9. Thống kê trình độ lí luận chính trị cán bộ chủ chốt cấp xã 56
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ những người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ." [20]
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì nơi đó hiệu quả công việc tốt, vận hành rất trôi chảy, thông suốt đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, không để xảy ra các bức xúc trong nhân dân tạo lên khiếu kiện đông người và vượt cấp.
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Qua thực tế công tác, qua bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, trình độ và năng lực công tác ngày càng được nâng cao. Trong đó, 100% có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, số đông có trình độ văn hóa phổ thông trung
học, trung cấp cao đẳng và đại học ngày càng nhiều. Cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng nhanh, nhạy nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm việc năng động và có hiệu quả hơn. Một bộ phận cán bộ cơ sở biết làm kinh tế, đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo, có nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới. Trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa cao. Năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Việc quản lý điều hành của chính quyền ở một số địa phương còn mang nặng tính hành chính, còn có biểu hiện thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên. Một bộ phận cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, khi chuyển sang cơ chế mới không còn phù hợp nữa, được đào tạo lại và bổ sung.
Việc bồi dưỡng cán bộ trong những năm gần đây dù đã được tỉnh quan tâm nhưng số được đào tạo cơ bản chưa được nhiều, chưa đồng bộ và chưa gắn chặt giữa đào tạo với quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ. Vì vậy, một số cán bộ còn thiếu những kiến thức cơ bản, lúng túng trong xử lý các vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, một số cán bộ còn có biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng.
Trong tình hình hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, TPP…, đòi hỏi người cán bộ cấp xã phải đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo quản lý phải năng động, nhạy bén có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, sống và học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Chính vì vậy, tôi đang công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu rõ hơn về công tác bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tôi chọn đề tài “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan, cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ và tổ chức bồi dưỡng về quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đề xuất một số giải pháp tổ chức nâng cao hiệu quả bồi dưỡng về quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Huyện.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hình thức tổ chức, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, người học của công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những giải pháp bồi dưỡng theo tiếp cận nhu cầu năng lực quản lý nhà nước của các cán bộ cấp cơ sở và áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao được năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn của huyện Ninh Giang.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã, trị trấn.
- Đánh giá thực trạng những mặt được và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của trong công tác tổ chức bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang.
- Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho 06 chức danh chủ chốt xã, thị trấn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2010 - 2015. (Bí thư; Phó bí thư; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND).
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu được đánh giá trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 - 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu văn bản pháp luật, đề án, các tài liệu khoa học có liên quan đến công tác bồi dưỡng cán bộ cấp xã để tổng quan cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương pháp phỏng vấn; phương pháp tổng hợp kinh nghiệm bồi dưỡng;
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu.
7. Những đóng góp chính của đề tài
Đáng giá và chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ và công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đề xuất được giải pháp cấp thiết và khả thi trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã, trị trấn.
Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Cán bộ, công chức
Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. [29, tr21]
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [29, tr21].
1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tao
đươc
hiểu là môt
quá trình hoat
đôn
g có muc
đích, có tổ chứ c,
nhằm hình thành và phát triển có hê ̣ thống các tri thứ c, kỹ năng, kỹ xảo, thái
đô…
để hoàn thành nhân cách cho môt
cá nhân, tao
điều kiên
cho ho ̣có thể vào
đời hành nghề môt
cách có năng suất và hiêu
quả. Hay nói môt
cách chung