ĐINH VĂN AN
ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
HÀ NỘI - Năm 2018
ĐINH VĂN AN
ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đinh Quang Hải
2. TS Lê Thị Minh Hạnh
HÀ NỘI - Năm 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và luận án tiếp tục làm rõ 24
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (1991 - 2005) 28
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 28
2.2. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng chủ trương của Đảng,
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 1991 - 2005 42
2.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch (1991 - 2005) 54
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 71
3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đẩy mạnh về phát triển kinh tế du lịch (2005 - 2015) 71
3.2. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế
du lịch từ năm 2005 đến năm 2015 80
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 105
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 105
4.2. Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 169
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Đinh Văn An
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tổng sản phẩm quốc nội Kinh tế - xã hội Khoa học xã hội và nhân văn Nhà xuất bản Trung học chuyên nghiệp Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 2
- Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Ở Các Địa Phương, Cơ Sở
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Du Lịch Và Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC
Tên bảng biểu | Trang | |
Bảng 2.1 | Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 1993 - 2005 | 61 |
Bảng 2.2 | Kết quả chủ yếu giai đoạn 1993 - 2005 | 68 |
Bảng 3.1 | Kết quả đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2005 - 2015 | 102 |
Bảng 4.1 | Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu | 122 |
Bảng phục lục 1 | Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 171 |
Phụ lục 2 | Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 174 |
Phụ lục 3 | Thắng cảnh thiên nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 178 |
Phụ lục 4 | Làng nghề tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 181 |
Phụ lục 5 | Lễ hội truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 183 |
Phụ lục 6 | Phỏng vấn một số nhân chứng về chỉ đạo, quản lý kinh tế du trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 186 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Khi xã hội càng phát triển, thì du lịch càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Những lợi ích mà ngành kinh tế du lịch mang lại là vô cùng to lớn, không chỉ dưới góc độ đóng góp vào GDP của đất nước hay giải quyết các vấn đề thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, mà còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người tới đông đảo bạn bè trong khu vực và trên thế giới.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960, ngành Du lịch đã ra đời, đánh dấu nhận thức quan trọng của Đảng ta về triển vọng của một “ngành công nghiệp không khói” này. Trong gần 60 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Du lịch Việt Nam nhanh chóng phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực; ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là “động lực để phát triển kinh tế” trong nền kinh tế quốc dân.
Trên thực tế, nhận thức về tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đã được nâng lên không chỉ ở tầm vĩ mô mà đến mọi cấp, mọi ngành và cộng đồng cơ sở. Các chủ trương của Đảng định hướng du lịch “trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [41, tr.178], góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra những bước phát triển mới, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khiến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Mặc khác, vẫn còn thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước thiếu
chặt chẽ; chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước cũng như ở từng vùng, từng địa phương chưa hoàn thiện. Một số cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến và nổi tiếng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của cả nước với nhiều tiềm năng phát triển phong phú các loại hình du lịch: văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan thắng cảnh biển - đảo và các di tích lịch sử văn hóa. Năm 1993, trong Nghị quyết (số 45; NQ/CP) về đổi mới quản lý và phát triển du lịch của Chính phủ, tỉnh “Bà Rịa - Vũng Tàu đã được xác định là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước cần phải tiến hành việc lập quy hoạch tổng thể”. Theo đó, Tổng cục Du lịch xác định, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 7 khu vực trọng điểm du lịch của toàn ngành; là một địa bàn du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm của vùng du lịch Nam Bộ.
Nhận thức rõ đặc điểm và tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngay sau khi được thành lập tỉnh (1991), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, sớm đặt ra yêu cầu: “Quy hoạch và đầu tư phát triển mạnh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế địa phương” [45, tr.47].
Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng thì kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao trong mỗi giai đoạn, chưa đáp ứng đúng vai trò là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Nhiều lĩnh vực trong phát triển kinh tế du lịch còn bộc lộ hạn chế, yếu kém. Vì vậy, việc tổng kết thực tiễn trong từng giai đoạn, từng mô hình cụ thể, để rút ra những kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế du lịch tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết.