Phụ lục 29
XÂY DỰNG TỔ CHỨC HẬU CẦN CÁC QUÂN ĐOÀN CHỦ LỰC (1973 – 1975)
Trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã đặt ra vấn đề phải khẩn trương xây dựng các quân đoàn binh chủng hợp thành, có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh, đột kích lớn, làm lực lượng nòng cốt mở chiến dịch quy mô lớn có ý nghĩa chiến lược để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Thấy rõ yêu cầu đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, BQP đã ra Quyết định số 142/QĐ thành lập Quân đoàn 1, mang tên Binh đoàn Quyết thắng trực thuộc BQP. Đây là binh đoàn cơ động chiến lược đầu tiên của quân đội ta. Kế tiếp sau đó, Quân đoàn 2 mang tên Binh đoàn Hương Giang đứng chân ở địa bàn Quảng Trị được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974; Quân đoàn 4, mang tên Binh đoàn Cửu Long đứng chân ở Đông Nam Bộ được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974; Quân đoàn 3, mang tên Binh đoàn Tây Nguyên, đứng chân ở địa bàn Tây Nguyên được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1975. Cục Hậu cần của các quân đoàn nhanh chóng được tổ chức, trong đó cơ quan và các phân đội của hậu cần Quân đoàn 1 được biên chế khá đồng bộ, hoàn chỉnh. Hậu cần Quân đoàn 2 được tổ chức dựa vào cơ quan, cơ sở hậu cần Mặt trận Đường 9 cũ (được tách ra từ Cục Hậu cần Quân khu Trị - Thiên); Hậu cần Quân đoàn 4 trong buổi đầu mới chỉ thành lập cơ quan có tính chất tham mưu kế hoạch hậu cần, còn cơ sở, phân đội bảo đảm vẫn dựa vào các đoàn hậu cần khu vực của Miền (B2). Hậu cần Quân đoàn 3 dựa vào tổ chức hậu cần Mặt trận Tây Nguyên để hình thành nên các cơ quan, cơ sở, phân đội bảo đảm cho quân đoàn tác chiến. Nhìn chung, trong quá trình thành lập hậu cần các quân đoàn, Đảng ủy - Chỉ huy Tổng cục đã chỉ đạo nghiên cứu xây dựng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hậu cần quân đoàn; rút một số cán bộ, nhân viên, một số phân đội của Tổng cục đi chi viện, xây dựng tổ chức LLHC các quân đoàn. Hơn nữa, còn tăng cường giúp đỡ, chỉ đạo, nghiệp vụ... để hậu cần các quân đoàn triển khai nhiệm vụ. Riêng hậu
cần Quân đoàn 1, do được xây dựng trên đất hậu phương lớn miền Bắc nên có điều kiện thuận lợi hơn cho việc chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng ủy - Chỉ huy Tổng cục. Cơ quan Cục Hậu cần Quân đoàn 1 bao gồm các phòng Tham mưu, Chính trị, Quân nhu, Quân y, Quân khí, Vận tải, Xe máy, Xăng dầu, Doanh trại, Quản lý hành chính, Ban tài vụ và các phân đội: Tiểu đoàn ô tô vận tải 752, đội điều trị 52, đội vệ sinh phòng dịch, trạm sửa chữa xe pháo Z789... Thượng tá Ngô Vi Thiện, một cán bộ nhiều năm công tác ở cơ quan Tổng cục Hậu cần, từng là chỉ huy hậu cần của một số chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Mỹ được bổ nhiệm làm Cục trưởng, thượng tá Trần Thành làm Chính ủy Cục Hậu cần Quân đoàn...
Việc thành lập các quân đoàn và Cục Hậu cần các quân đoàn đã đánh dấu bước trưởng thành mới về quy mô tổ chức lực lượng của quân đội nói chung, của ngành Hậu cần nói riêng trong cuộc KCCM, CN. Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội ta, cơ quan và phân đội của hậu cần các quân đoàn được tổ chức đủ sức bảo đảm cho các quân đoàn binh chủng hợp thành mở các chiến dịch quy mô lớn trên các địa bàn chiến lược.
[Nguồn: Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, H, tr. 414 - 415.]
Phụ lục 30
KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM HẬU CẦN CHO CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG (1954 – 1975)
* Về bảo đảm vật chất:
- Đã tiếp nhận, thu mua, sản xuất tạo nguồn được 9.082.153 tấn vật chất hậu cần các loại (riêng từ năm 1965 đến 1975: 8.573.062 tấn), trong đó tổ chức bảo đảm được:
Tổng số (tấn) | Thời kỳ 1954 - 1964 (tấn) | Thời kỳ 1965 - 1975 (tấn) | |
Vũ khí + đạn | 841. 462 | 73.799 | 767.663 |
LTTP | 3.847.142 | 293.490 | 3.553.652 |
Quân trang, vải may mặc | 109.182 | 7.859 | 101.323 |
Thuốc và dụng cụ quân y | 44.137 | 430 | 43.707 |
Xăng dầuvà khí tài xăng dầu | 2.326.316 | 95.212 | 2.231.104 |
Xe ô tô các loại | 84.612 (xe) | 8.428 (xe) | 76.184 (xe) |
Vật tư và phụ tùng xe máy | 115.735 | 14.714 | 101.021 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Máy Xây Dựng Mới Trong Kế Hoạch (1973 – 1975)
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 25
- Công Tác Đào Tạo Cán Bộ Nhân Viên Hậu Cần Bổ Sung Cho Chiến Trường
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 28
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
- Đã bảo đảm cho các chiến trường: 2.815 216 tấn vật chất các loại, trong đó có có 1.815.924 tấn từ hậu phương miền Bắc đưa vào:
Tổng số (tấn) | Riêng miền Bắc đưa vào (tấn) | |
Vũ khí, đạn | 342.315 | 244.506 |
LTTP | 1.699.823 | 897.277 |
Quân trang, vải may mặc | 27.899 | 19.539 |
Xăng dầu, khí tài xăng dầu | 521.989 | 476.109 |
Thuốc, dụng cụ quân y | 25.091 | 21.311 |
* Về bảo đảm quân y:
- Từ 1955 đến 1975 đã thu dung điều trị tại các cơ sở quân y trên miền Bắc: 1.300.599 lượt thương, bệnh binh. (Riêng thương binh: 162.087 lượt);
trong đó từ năm 1965 đến 1975 thu dung diều trị được: 926.767 lượt (riêng thương binh: 146.693 lượt)
- Tại các cơ sở quân y miền Nam (từ 1965 đến 1975): thu dung điều trị được 1.411.333 lượt, riêng thương binh 315.447 lượt.
- Thu dung, an dưỡng, diều trị, tại các đoàn an dưỡng trên miền Bắc (từ 1966 đến 1975): 674.909 lượt
* Về bảo đảm kỹ thuật:
- Sửa chữa vũ khí, khí tài chiến đấu (từ 1962 đến1973): 1.831.343 khẩu súng các loại (từ súng trường đến trọng liên); 37.693 khẩu cối và ĐKZ; 114.881 khẩu pháo mặt đất và pháo cao xạ; 96.292 rađa, máy chỉ huy, máy quang học.
- Sản xuất quân giới ở các cơ sở Tổng cục Hậu cần (1955- 1975): 30.088 súng (từ CKC đến trọng liên 12,7); 64.037 khẩu B40, cối 60, 82, đạn B40, AT; 12.830.400 lựu đạn, mìn, bộc phá… ; 47.729.000 bộ lửa, nụ xoè;
3.066.100 bộ phận thay thế súng pháo; 2.280.200 quân cụ…
- Sửa chữa ô tô toàn quân (miền Bắc) từ 1955 đến 1975: 55.691 lần chiếc, riêng các nhà máy quản ký xe thuộc Tổng cục Hậu cần: 35.607 lần chiếc.
- Sửa chữa các loại xe khác ở Tổng cục Hậu cần: 2.436 lần xe xích, 57.666 lần chiếc bình điện; 5.497 lần trạm nguồn điện.
- Sửa chữa ở các nhà máy xe thuộc Tổng cục Hậu cần (1958- 1975): 4.986 tấn phụ tùng ô tô; 1.152 tấn dụng cụ đồ chữa xe; 4.345 bình điện…
* Về vận tải
- Tổng khối lượng hàng vận chuyển bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hậu cần chiến lược (1965- 1975): 6.908.374 tấn, trong đó:
+ Vận chuyển phục vụ tiếp nhận: 2.004.724 tấn;
+ Tạo chân hàng cho tuyến trước: 1.650.294 tấn;
+ Giao cho các chiến trường: 1.011.422 tấn;
+ Bảo đảm cơ động binh khí kỹ thuật: 172.100 tấn;
+ Bảo đảm hành quân chuyển thương: 96. 309 tấn;
+ Vận chuyển phục vụ quân sự và kinh tế trên miền Bắc:1.039. 246 tấn;
+ Bảo đảm vận tải: 839.903 tấn;
+ Hao hụt, tổn thất: 94.376 tấn.
- Bảo đảm hành quân vào các chiến trường (1954 - 1975): 1.619.110 lượt người (qua tuyến giao liên hậu phương), 1.622.127 lượt người (qua tuyến
559) (riêng từ 1965 đến 1968: 1.186.973 lượt người).
- Bảo đảm hành quân từ các chiến trường ra miền Bắc (1961 - 1975): 653.957 lượt người (các LLVT).
Từ 1965 đến 1975: 651.703 lượt bộ đội và 5.782 lượt cán bộ dân chính
* Giúp đỡ hậu cần cho cách mạng Lào (1960 - 1975)
- Bảo đảm cho chiến trường Lào: 336.607 tấn vật chhát các loại, trong đó: Vũ khí đạn: 37.548 tấn; LTTP: 225.917 tấn; xăng dầu: 40.951 tấn; thuốc và dụng cụ quân y: 3.355 tấn.
- Từ 1965 đến 1975:
Thu dung, điều trị giúp Lào: 23.659 thương binh và 29.923 bệnh binh Sửa chữa 2.244 súng pháo; 1.233 ô tô (530 xe sửa chữa trên đất Lào)
- Từ 1961 đến 1975: các trường hậu cần Việt Nam đã đào tạo cho bạn
3.288 cán bộ, nhân viên hậu cần các loại. Riêng từ 1965 đến 1975 đào tạo được 2.558 người, trong đó có 375 cán bộ chỉ huy hậu cần các cấp, 22 bác sĩ và dược sĩ cao cấp.
[Nguồn: TCHC (2001), Tổng kết Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Nxb QĐND, H, tr. 509 – 523.]
Phụ lục 31
KHỐI LƯỢNG VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO CÁC CHIẾN TRƯỜNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
(Đơn vị tính: Tấn)
Cộng | Vũ khí đạn | Xăng dầu | Lương thực | Thực phẩm | Quân trang | Quân y | Hàng khác | |
Tổng hợp các nguồn bảo đảm | 2.773.066 | 330.418 | 514.534 | 1.415.732 | 225.618 | 27.899 | 25.055 | 193.687 |
Cho chiến trường miền Nam | 1.548.707 | 258.559 | 91.965 | 964.944 | 124.683 | 19.611 | 18.666 | 70.279 |
Cho chiến trường Lào | 315.634 | 30.951 | 37.681 | 173.605 | 43.161 | 2.259 | 3.355 | 24.622 |
Cho chiến trường Campuchia | 10.112 | 7.325 | 1.489 | 37 | 188 | 258 | 815 | |
Cho Đoàn vận tải 559 | 754.330 | 29.807 | 368.675 | 224.511 | 52.025 | 5.874 | 2.615 | 70.813 |
Cho hành quân giao liên | 104.223 | 3.776 | 14.742 | 52.635 | 5.614 | 155 | 161 | 27.185 |
[Nguồn: Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, H, tr. 650.]
Phụ lục 32
VŨ KHÍ TRANG BỊ TRUNG ƯƠNG CHI VIỆN VÀ SẢN XUẤT TẠI CHỖ CỦA CỤC HẬU CẦN MIỀN
(Đơn vị tính: Tấn)
Trung ương chi viện | Kết quả sản xuất tại chỗ | ||
Vũ khí cơ bản | Quân cụ, trang cụ | ||
1962 | 135 | 7 | |
1963 1964 | 1.232 1.085 | 25 43 | |
1965 1966 | 640 123 | 66 72 | 8 |
1967 | 6.825 | 67 | 6 |
1968 | 8.982 | 184 | 5 |
1969 1970 | 7.015 447 | 211 71 | 1 2 |
1971 1972 | 1.814 3.951 | 182 207 | 79 45 |
1973 1974 | 4.315 10.027 | 106 135 | 9 11 |
1975 | 22.926 | 154 | 3 |
Cộng | 69.516 | 1.530 | 169 |
[Nguồn: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2006), Lịch sử Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, H, tr. 453.]
Phụ lục 33
HỆ THỐNG ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN (1969 – 1972)
[Nguồn: TCHC (1992), Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam Nxb QĐND, H.]