Điều Kiện Để Các Quyết Định Của Trọng Tài Được Đưa Ra Thi Hành

Quyết định trọng tài khi có hiệu lực pháp luật có giá trị thi hành như một bản án, quyết định của tòa án. Và thủ tục thi hành quyết định trọng tài được áp dụng theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, cụ thể theo các văn bản sau:

- Trước đây là Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993; Nghị định 69/CP ngày 18/10/1993; Thông tư 981-TTLN ngày 21/09/1993 của Bộ Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên ngành số 02-TTLN ngày 17/09/1993 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao..; Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004; Nghị định 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004…. và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Luật Thi hành án dân sự ra đời thay thế các văn bản trước đây về thi hành án dân sự. Luật này đã ghi nhận đầy đủ trình tự, thủ tục thi hành quyết định trọng tài. Do Luật Thi hành án dân sự mới được đưa vào thi hành trên thực tế từ 01/07/2009, nên chưa thế tổng kết thực tiễn việc thực thi Luật này cũng như chưa thấy có những phát sinh, vướng mắc đáng kể nào khi áp dụng Luật Thi hành án dân sự.

* Đối với việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:

Về nguyên tắc, quyết định của trọng tài nước ngoài không mặc nhiên có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước khác. Quyết định trọng tài chỉ có thể được thi hành tại một nước khác khi pháp luật nước đó cho phép công nhận hiệu lực pháp luật và cho phép thi hành hoặc nước đó cũng có cam kết hiện hành về việc cùng nhau công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài của nhau.

Yêu cầu về thi hành quyết định trọng tài nước ngoài phát sinh từ sự phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quá trình

mở rộng sự hợp tác đó đã, đang và sẽ làm phát sinh một số lượng lớn quyết định của trọng tài nước ngoài đòi hỏi được thi hành tại Việt Nam.

Trước đòi hòi đó, Việt Nam đã gia nhập Công ước New York năm 1958, theo đó Việt Nam sẽ có cơ sở công nhận qua lại về quyết định trọng tài với trên 130 nước là thành viên của Công ước này. Ngoài ra, một số hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước như Liên bang Nga, Ba Lan, Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Belarus, Lào… cũng đề cập tới vấn đề này.

Để thi hành Công ước New York 1958, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 và nay là phần thứ VI BLTTDS.

Trước đây, số lượng quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam là tương đối ít. Tính từ thời điểm ban hành Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài đến năm 2001, theo báo cáo phúc trình của Bộ Tư pháp thì mới chỉ công nhận và cho thi hành không vượt quá 13 vụ việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, với việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, số lượng quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ngày càng nhiều. Dấu hiệu đáng mừng trong việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài, nếu như những năm trước đây chủ yếu các vụ việc được gửi đến tòa án Việt Nam đến từ các nước Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ, thì trong những năm gần đây, đã có những quyết định của trọng tài của nhiều nước trên thế giới như: Úc, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc…Điển hình là các vụ như: Công ty Tyco Services Singapore và Công ty TNHH Leighton Contractors (Việt Nam) – trọng tài Úc giải quyết; vụ tranh chấp giữa Công ty Kurihara Kogyo (Nhật Bản) và Công ty liên doanh khách sạn Hà Hội – trọng tài Hồng Kông giải quyết; vụ tranh chấp giữa Công ty

Kyunggi Silk Co, ltd (Hàn Quốc) và Công ty Viseri (Việt Nam) do trọng tài Thụy Sĩ giải quyết…

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

Hầu hết các vụ việc này không có gì vướng mắc và đều được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Riêng vụ Công ty Tyco Services Singapore và Công ty TNHH Leighton Contractor Việt Nam, tòa án xem xét lần đầu đã công nhận nhưng tòa phúc thẩm lại hủy với lý do chính là (i) tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài nước ngoài không phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại; và (ii) việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (căn cứ không công nhận quyết định trọng tài nước ngoài được quy định tại tại điểm b khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh).

Tuy có tăng về số lượng các quyết định được công nhận, nhưng so với thực tế con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế công nhận và cho thi hành vẫn còn những bất cập nhất định. Bất cập đầu tiên phải kể đến đó là thời gian giải quyết và cho thi hành. Nếu tính riêng thủ tục công nhận đã kéo dài một khoảng thời gian (tính cả thời gian kháng cáo, kháng nghị) là: 06 tháng 25 ngày. Trên thực tế, con số này còn có thể thay đổi lớn hơn rất nhiều.

Do có sự khác nhau về các quy định giải quyết trọng tài nên số lượng vụ việc không công nhận vẫn còn khá phổ biến, ví dụ như thẩm quyền giải quyết của trọng tài ở nước ta hẹp hơn thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài của các nước trên thế giới, căn cứ không công nhận còn quá rộng.

Ngoài việc thời gian quá dài, thêm vào đó là thủ tục hành chính còn rườm rà, cán bộ, công chức phụ trách đôi lúc, đôi nơi còn gây phiền hà, sách nhiễu khiến cho số lượng vụ việc công nhận và cho thi hành tại nước ta còn khiêm tốn về số lượng.

2.1.1. Điều kiện để các quyết định của trọng tài được đưa ra thi hành

* Đối với quyết định của trọng tài trong nước

Điều 57, Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định điều kiện để các quyết định của trọng tài được đưa ra thi hành như sau: Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.

Như vậy, điều kiện để quyết định trọng tài trong nước được thi hành phải đầy đủ điều kiện:

- Quyết định trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

- Có đơn yêu cầu thi hành quyết định trọng tài cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

- Không có yêu cầu hủy quyết định trọng tài hoặc có nhưng tòa án ra quyết định không hủy.

* Đối với quyết định của trọng tài nước ngoài

Không phải đương nhiên mà quyết định của trọng tài nước ngoài có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Muốn được thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài đến Bộ Tư pháp Việt Nam.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ hợp lệ kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền theo quy định tại các điều 34 và 35 BLTTDS.

Trong thời hạn ba ngày, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành và Viện Kiểm sát cùng cấp biết.

Trong thời hạn hai tháng trong trường hợp không phải yêu cầu giải thích và 04 tháng nếu phải yêu cầu giải thích, kể từ ngày thụ lý, tòa án mở phiên tòa xét đơn yêu cầu. Nếu có đủ cơ sở, Hội đồng xét đơn ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định công nhận, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì quyết định công nhận và thi hành có hiệu lực pháp luật. Việc thi hành quyết định này theo các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự giống như thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nói chung.

Tóm lại, dù là thi hành quyết định trọng tài trong nước hay thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thì đều có những bất cập nhất định. Bất cập nhất là thời gian để được thi hành quyết định trọng tài.

- Đối với quyết định trọng tài trong nước: Đương sự đã tốn rất nhiều thời gian để theo đuổi vụ kiện, song khi đã có quyết định trọng tài lại cần một thời gian nhất định mới được thi hành.

Việc quy định thời gian chờ thi hành là hợp lý bởi nó tạo điều kiện để các bên đương sự có quyền bảo về quyền lợi của mình thông qua quyền được yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài. Song, với đặc điểm có giá trị chung thẩm của mình, quyết định trọng tài nên được “khẩn trương” thi hành trên thực tế. Với việc quy định thời gian sau 30 ngày đương sự mới có quyền làm đơn yêu cầu thi hành là quá dài.

- Đối với việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, tòa án mở phiên tòa xem xét đơn yêu cầu, trong trường hợp có yêu cầu giải thích quy định tại khoản 2 điều 367 BLTTDS thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng.

Bản chất của việc xét đơn yêu cầu, Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của trọng tài nước ngoài với BLTTDS nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập không quy định khác. Như vậy, hoạt động của Hội đồng xét xử là so sánh, đối chiếu những nội dung đã có sẵn trong nội dung quyết định trọng tài với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, việc quy định từ 2 – 4 tháng việc mở phiên tòa xét đơn yêu cầu của Hội đồng xét xử là quá dài.

2.1.2 Thẩm quyền thi hành quyết định của trọng tài

Thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài được trao cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh. Song trên thực tế với rất nhiều loại bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành thì việc quá tải của cơ quan thi hành án cấp tỉnh là thực tế khó tránh khỏi. Ngoài chức năng, nhiệm vụ quản lý cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải trực tiếp thi hành các loại việc sau:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;

b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

c) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

d) Quyết định của Trọng tài thương mại;

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

g) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

h) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.

Do vậy, để có thể thi hành quyết định trọng tài một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật đòi hỏi phải có sự thay đổi về thẩm quyền thi hành, mà cụ thể là chuyển một số loại việc thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp huyện nhằm giảm sự quá tải cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh….

2.1.3. Thủ tục thi hành quyết định của trọng tài thương mại

* Trình tự, thủ tục công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài.

+ Trình tự, thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài.

Người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tại nước ngoài đến Bộ Tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có nội dung sau đây:

- Tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức được thi hành hoặc họ tên, địa chỉ, nơi cư trú, nơi làm việc của cá nhân được thi hành và của người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân đó, nếu có;

- Tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức phải thi hành hoặc họ tên, địa chỉ, nơi cư trú, nơi làm việc của cá nhân phải thi hành (trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại

Việt Nam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam, thì còn phải ghi rõ địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam liên quan đến việc thi hành);

- Yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thi hành.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài đơn yêu cầu, người nộp đơn còn phải nộp các giấy tờ sau: Các giấy tờ được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định về giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu hoặc không có điều ước quốc tế liên quan, thì kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây: (i) Bản sao quyết định của quyết định trọng tài nước ngoài; (ii) Bản sao thỏa thuận của trọng tài (giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực hợp pháp).

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ hợp lệ kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền theo quy định tại các điều 34 và 35 BLTTDS.

Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho tòa án biết.

Sau khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến trong thời hạn 03 ngày làm việc, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân phải thi hành và Việt Kiểm sát cùng cấp biết. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi đơn yêu cầu giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí