cho cho hàng triệu lượt người, chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hàng chục triệu lượt người, giúp cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp phải các rủi ro xã hội trong phạm vi chính sách BHXH góp phần đảm bảo sự công bằng trong phân phối lại thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, BHXH Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH đã tăng nhưng mức độ bao phủ của BHXH trên tổng số lao động xã hội vẫn còn rất thấp, nhất là khu vực phi chính thức. Tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao. Mức độ tác động của chính sách BHXH đến đời sống của người tham gia BHXH còn thấp. Công tác thu, chi BHXH vẫn còn tồn tại những hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH cho NLĐ của các chủ sử dụng lao động vẫn còn khá phổ biến. Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, dẫn đến sự mất công bằng đối với các đối tượng BHXH. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả chưa cao....chính là những thách thức về mặt tài chính đối với BHXH, nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã chọn đề tài "Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH, tài chính BHXH và luận giải về đảm bảo tài chínhcho BHXH.
- Phân tích thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của của những kết quả, hạn chế đó.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 1
- Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội.
- Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội: Khái Niệm, Đặc Điểm Và Chức Năng
- Nội Dung Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Đối tượng nghiên cứu: Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: BHXH Việt Nam (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, BHTN, không bao gồm bảo hiểm y tế)
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ sau đổi mới chính sách BHXH đến nay. Trong đó tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2007 tức là khi luật BHXH được thực thi và đi vào cuộc sống, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chứng để phân tích về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH như đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo quỹ BHXH có khả duy trì sự cân đối ổn định trong dài hạn và đảm bảo công bằng đối với các đối tượng tham gia.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về tài chính BHXH, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Tác giả đã phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thành những vấn đề lý luận chung về tài chính BHXH và đảm bảo tài chính cho BHXH.
- Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu: Luận án phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê về tình hình thu chi của quỹ BHXH, về hiệu quả đầu tư quỹ qua các giai đoạn. Từ đó đề xuất những phương án phù hợp nhằm bảo đảm tài chính cho BHXH Việt Nam.
- Phương pháp thu thập thông tin.
+ Nguồn thu thập các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, các báo cáo tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các số liệu thu thập từ các Bộ, Ban ngành có liên quan đến BHXH như Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
+ Nguồn thu thập các dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn các đối tượng của BHXH và các cơ quan quản lý BHXH, gửi phiếu điều tra đến các đối tượng BHXH của cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức và cơ quan quản lý BHXH (xem phụ lục)
Tác giả đã gửi phiếu điều tra và trực tiếp phỏng vấn các đối tượng BHXH thuộc 2 khu vực chính thức và phi chính thức.
Đối với khu vực chính thức, tác giả đã khảo sát thực trạng tham gia BHXH tại một số đơn vị kinh tế thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, trực tiếp phỏng vấn và phát phiếu điều tra.
Đối với khu vực phi chính thức, trực tiếp phỏng vấn những người lao động tự do tại nơi tác giả sinh sống. Ngoài ra tác giả cũng gửi phiếu điều tra đến một số người lao động thuộc khu vực nông thôn để điều tra khảo sát về tình hình tham gia BHXH tự nguyện của khu vực này (xem phụ lục).
5. Những đóng góp mới của Luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật
Luận án đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH
Luận án đưa ra các tiêu chí để đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ của hệ thống BHXH; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo chế độ BHXH, theo khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH.
Luận án cũng đưa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: lựa chọn mô hình BHXH phù hợp, vai trò của nhà nước đối với BHXH và mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình các tài chính trung gian.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.
1. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, luận án đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế.
2. Để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp mới tập trung vào:
- Tăng cường vai trò của nhà nước đối với BHXH
- Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia.
- Thực hiện cải cách trong chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách cách tính lương hưu; tăng tuổi nghỉ hưu; xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân.
- Luận án cũng cho rằng mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước là mô hình BHXH phù hợp với nước ta, tuy nhiên trong thời gian tới cần nghiên cứu và chuyển dần mô hình đóng- hưởng với mức hưởng xác định (PAYG - Pay as you go) sang hệ thống BHXH theo chương trình tài khoản cá nhân danh nghĩa dựa trên mức đóng xác định (NDC- Notional Defined contribution).
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian cũng là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...Luận án
được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1:Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội.
Chương 3:Thực trạng đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH
Về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội, theo như nghiên cứu sinh được biết, cho đến nay trên thế giới và trong nước, chưa có công trình khoa học, luận án tiến sĩ nào đề cập đến. Chỉ có các công trình khoa học, các luận án tiến sĩ đề cập đến các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH như: vấn đề thu, chi, cân đối thu, chi quỹ, đầu tư quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH..v..v
1.1.1. Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội
1. Luận án tiến sĩ của Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế thu BHXH, nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH, từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thu BHXH ở Việt Nam, luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc (không nghiên bảo hiểm tự nguyện). Số liệu nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2004-2008. Như vậy, những vấn đề tài chính BHXH khu vực phi chính thức (BHXH tự nguyện) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa được luận án đề cập đến.
2. Đề tài khoa học cấp Bộ doTS Dương xuân Triệu làm chủ nhiệm (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội. Mục đích nghiên cứu của đề tài hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội. Đề xuất các biện pháp quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. Thông
qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu bảo hiểm xã hội của một số nước như Nhật Bản, Indonexia, Mỹ, Singapo và thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đãđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội như: hoàn thiện các quy định thu BHXH bao gồm mức thu, tiền lương tối thiểu, đăng ký lao động tham gia BHXH; hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội theo từng loại đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; áp dụng quản lý thu bảo hiểm xã hội bằng công nghệ tin học.Nội dung của đề tài tập trung vào hoạt động tác nghiệp của cơ quan thực hiện chính sách BHXH
1.1.2. Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội
1. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Chính(2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.Luận án làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở Việt nam.
- Trong hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại như: việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm, công tác hướng dẫn kiểm tra còn chưa sâu sát, phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt còn thiếu, mạng lưới thông tin chưa được phủ khắp các tỉnh, thành, lệ phí chi trả thấp, còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa làm tròn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả và quyền lợi của các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức chi trả BHXH. Phạm vi nghiên cứu của luận án là quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam. Loại hình BHXH tự nguyện và BHTN không được đề cập đến trong luận án.
2. Tiểu đề án, Hoàn thiện quy chế chi bảo hiểm xã hội (2005) do TS Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm. Tiểu đề án đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến quy chế chi BHXH, trình bày những nội dung cụ thể về chi trả
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả trợ cấp BHXH 1 lần, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức, quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, quy trình chi trả trợ cấp 1 lần. Tiểu đề án cũng nói lên những ưu, nhược điểm của quy trình hiện hành về quản lý chi BHXH. Thông qua đó đưa ra những biện pháp để khắc phục. Tuy nhiêu tiểu đề án cũng chỉ tập trung nghiên cứu quy trình về quản lý chi BHXH, và cũng mới chỉ nghiên cứu BHXH bắt buộc khu vực chính thức, chưa nghiên cứu BHXH tự nguyện, khu vực phi chính thức.
3. Đề tài khoa học cấp Bộ do TS Dương Xuân Triệu chủ nhiệm (1998), Hoàn thiện phương thức tổ chức chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cả trước và sau khi BHXH đi vào hoạt động. Đề tài đã phản ánh được quá trình tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo cơ chế cũ cũng như từ khi BHXH Việt Nam ra đời, đã phân tích được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại do các văn bản pháp luật về BHXH gây ra. Qua đó đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để đáp ứng các yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay, mã số 96-03-03/ĐT do TS Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm.
Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH. Phân tích thực trạng hoạt động chi trả BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-1996 thông qua việc phân tích các mặt như: cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả, quản lý đối tượng chi trả, đồng thời qua việc phân tích các phương thức chi trả BHXH, những ưu, nhược điểm của từng phương thức chi trả. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH cho người lao động như: hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý đối tượng, quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý để cho BHXH các cấp có cơ sở thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả BHXH từ trung ương đến cơ sở, tính toán mức phí chi trả, giữa các
vùng, các khu vực cho hợp lý hơn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ chuyên môn.
1.1.3. Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH
1. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Thản (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ bảo hiểm xã hội và các mô hình tổ chức quỹ BHXH. Những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Đánh giá toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Từ đó xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.
Về phạm vi nghiên cứu, luận án cũng tập trung vào nghiên cứu BHXH bắt buộc (vào thời điểm này chính sách BHXH tự nguyện chưa được triển khai). Về không gian luận án nghiên cứu BHXH giai đoạn 1995- 2003.
Những nghiên cứu của luận án một mặt góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH. Luận án cũng đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành bảo hiểm xã hội. Góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lược đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Như vậy, luận án mới chỉ nghiên cứu đầu tư quỹ BHXH bắt buộc, các vấn đề tài chính của quỹ BHXH tự nguyện và quỹ BHTN chưa được luận án đề cập đến.
2. Luận án tiến sĩ của Vũ Thành Hưng (1999), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam. Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí, tài chính và các nguồn hình thành, chi trả của chế độ bảo hiểm hưu trí. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí. Luận án cũng đưa ra một số mô hình đánh giá tính bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm hưu trí, các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính bảo hiểm hưu trí. Trên cơ sở phân tích thực trạng quỹ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam