Số Lao Động Tham Gia Bhxh Bắt Buộc Trên Tổng Số Lao Động Thuộc Diện Bhxh Bắt Buộc (Giai Đoạn 2007- 2012)



năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để tiếp tục tham gia BHXH.

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật BHXH thì được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH quy định tại Điều 58, 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa là 75%. Mức lương hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, mức điều chỉnh do Chính phủ quy định. NLĐ đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 20 năm đối với nữ ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 đối với nam và năm thứ 26 đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng BHXH. [51]

Nhìn chung các quy định về điều kiện nghỉ hưu, ràng buộc về tuổi đời và thời gian tham gia BHXH là hợp lý. Bên cạnh chế độ hưởng lương hưu hàng tháng ở mức bình thường còn có quy định chế độ hưởng lương hưu ở mức thấp hơn là hợp lý khi ở Việt Nam không có chế độ mất sức lao động.

- Chế độ tử tuất. NLĐ tham gia BHXH và NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chết thì thân nhân được hưởng tiền mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung. Ngoài ra tùy điều kiện của người chết để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần. [51]

Hai là, đối với loại hình BHXH tự nguyện.

Theo quy định của Luật BHXH, loại hình BHXH tự nguyện chỉ thực hiện cho 2 chế độ BHXH đó là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

- Bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí. Mức lương hưu hàng tháng được tính tương tự như BHXH bắt buộc, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung. Đối với những trường hợp đã đến



tuổi nghỉ hưu nhưng chưa có đủ số năm đóng BHXH theo quy định nhưng không có nguyện vọng đóng tiếp hoặc ra nước ngoài định cư thì mức hưởng tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH. [51]

- Chế độ tử tuất. Người tham gia BHXH tự nguyện có ít nhất 5 năm đóng BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu khi bị chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung và hưởng trợ cấp tuất 1 lần bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH và bằng 48 tháng lương hưu nếu người chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu. Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc thì được tính cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. [51]

3.2.4.3. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của NLĐ vàNSDLĐ

Luật BHXH (2007) đã dành một chương riêng quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH bao gồm: NLĐ, NSDLĐ và tổ chức BHXH. Nội dung của chương này được thể hiện rất rõ tại 6 điều, từ điều 15 đến điều 20 của Luật BHXH. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lợi của NLĐ về BHXH vẫn chưa thực sự được đảm bảo.Nhiều chủ sử dụng lao động vẫn cố tình tìm cách lách luật không làm thủ tục đăng ký và đóng BHXH cho NLĐ

Bảng 3.20: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc (giai đoạn 2007- 2012)

Đơn vị tính: Người



TT


Năm

Tổng số lao động xã hội tham gia hoạt động kinh tế

Số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc

Tỷ lệ tuân thủ BHXH (%)

1

2007

46.674.800


8.172.502


2

2008

47.676.610

11.580.100

8.539.467

73,8

3

2009

47.670.000

12.226.600

8.814.931

72,1

4

2010

49.053.120

13.498.500

9.441.246

69,94

5

2011

50.223.470

15.545.380

10.104.497

60,0

6

2012

51.739.460

16.833.658

10.436.868

62.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 13

Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13] và [57],[58],[59],[60],[61]



Một số trường hợp, NLĐ đã đóng BHXH đầy đủ cho người SDLĐ nhưng NSDLĐ chiếm dụng tiền đóng BHXH, không đóng cho cơ quan BHXH, dẫn tới NLĐ ở cơ sở này không được giải quyết chế độ BHXH kịp thời với lý do là họ chưa đóng BHXH

Ngoài ra, mức lương đóng BHXH mà chủ doanh nghiệp đóng cho người lao động ở mức rất thấp, trong khi thu nhập thực tế cao hơn rất nhiều. Những kẽ hở về luật pháp đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHXH nhưng không bị trừng phạt thích đáng. Thậm chí, số tiền chậm đóng còn được sử dụng như một nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vì lãi chậm đóng thấp hơn lãi suất khi đi vay vốn từ các ngân hàng.

3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam

3.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Dựa vào những tiêu chí đánh giá về đảm bảo tài chính cho BHXH để phân tích, đánh giá thực trạng về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, chúng ta thấy vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả chủ yếu sau.

Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng.Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thể tham gia BHXH, đảm bảo quyền được tham gia BHXH của người dân một cách công bằng. Nếu như trước đổi mới, phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chỉ bao gồm người lao động trong khu vực Nhà nước, thì sau đổi mới đã từng bước được mở rộng ra các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Từ tháng 1 năm 2003 đến nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng tới người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không phân biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế. Nhờ đó đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm. Luật BHXH đã quy



định thêm loại hình BHXH tự nguyện áp dụng đối với hai chế độ hưu trí và tử tuất, bắt đầu thực hiện từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 1/1/2009. Như vậy những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ được tham gia BHXH tự nguyện.

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, loại hình BHXH đã tạo điều kiện cho người lao động có thể tự do di chuyển, lựa chọn nơi làm việc từ đơn vị này đến đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với khả năng và nguyện vọng, tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, phát huy và sử dụng triệt để năng lực lao động của từng người lao động, tạo ra nhiều của cải xã hội.Sự tăng nhanh của các đối tượng tham gia BHXH là nền tảng vững chắc của sự phát triển BHXH, và chỉ có sự tham gia tích cực của đông đảo người dân mới thực hiện được BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân.

Thứ hai, quá trình thu BHXH đã cơ bản đảm bảo thu đúng, thu đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Thời gian qua BHXH Việt Nam đã tập trung và áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức, thực hiện thu BHXH. Mặcdù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thu BHXH thời gian qua luôn đạt được những kết quả tốt đẹp, hàng năm thu BHXH đều vượt mức kế hoạch do Chính phủ giao cho, năm sau luôn cao hơn năm trước

Các bộ phận trong hệ thống thu BHXH đã thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình và từng bước đã có sự phối hợp.

Trong tổ chức thực hiện thu BHXH, BHXH Việt Nam, Ban Thu BHXH và các phòng thu đã chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan khác trong quá trình thu, đối chiếu, thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết các khiếu nại liên quan đến quá trình thu BHXH.

Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH khá cao, khẳng định sự nỗ lực của toàn bộ các bộ phận trong BHXH Việt Nam trong việc thực hiện những quy định về thu BHXH.



Bảng 3.21: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 đến 2012



TT


Năm

Tổng số tiền phải

thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng)

Số tiền thu BHXH

BHXH bắt buộc (tỷ đồng)


Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH (%)

1

2007

25.488,9

23.755,0

93,19

2

2008

33.225,6

30.939,4

93,11

3

2009

39.796,2

37.487,9

94,69

4

2010

52.288,0

49.740,0

95,25

5

2011

66.753,8

62.257,7

92,77

6

2012

94.565,0

89.613,0

93,76

Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]

Thứ ba, mức thụ hưởng BHXH đã có tác động tích cực đến việc ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và khi nghỉ hưu, mức hưởng đã cơ bản đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu người lao động khi gặp rủi ro không có thu nhập hay khi hết khả năng lao động. Các chế độ chính sách BHXH được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ.Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm bảo đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay không phiền hà cho người được hưởng, cụ thể:

- Chế độ hưu trí đã khắc phục được sự chênh lệch về lương hưu giữa các thời kỳ lịch sử để lại với việc điều chỉnh nhiều lần mức lương hưu, đã góp phần quan trọng cải thiện từng bước đời sống của người nghỉ hưu, đặc biệt là đối với những người nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1985. Ngoài ra, điều kiện về tuổi nghỉ hưu hưởng trợ cấp BHXH cũng tương đối phù hợp với điều kinh tế, chính trị và xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc thực hiện tính lương bình quân làm cơ sở tính mức lương hưu là khoa học và công bằng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều kiện về thời gian đóng BHXH tương đối gần với quy định về thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu hàng tháng của các nước trên thế giới.

- Những quy định mới về mức hưởng, thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã có nhiều tiến bộ. Mức trợ cấp thai sản bằng mức bình quân tiền



lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và ngoài ra còn được nhận trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung... điều này đã phần nào hạn chế được tình trạng lạm dụng cũng như mất cân đối quỹ BHXH.

- Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành đã thể hiện được nguyên tắc cân đối giữa đóng góp và thụ hưởng, người đóng góp nhiều được hưởng nhiều, đóng góp ít hưởng ít. Có xem xét đến tính chất nguy hiểm, độc hại của điều kiện.

- Chế độ tử tuất đã thể hiện được bản chất là một chế độ trợ cấp mang nhiều ý nghĩa xã hội. Ví dụ, không phân biệt thời gian đóng BHXH nhiều hay ít, nếu chết được nhận trợ cấp mai táng là 10 tháng lương tối thiểu chung. Mức trợ cấp hàng tháng cũng đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho thân nhân người chết.

Thứ tư, tài chính của quỹ BHXH, đã chuyển dần từ chỗ phụ thuộc vào NSNN, nguồn kinh phí cho việc thực hiện chính sách BHXH do nhà nước bảo đảm sang hình thành một quỹ BHXH độc lập, nguồn thu là từ đóng góp của các bên tham gia BHXH với mục tiêu tiến dần đến cân đối, độc lập. Quỹ BHXH độc lập với NSNN, được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toàn độc lập thu, chi bảo toàn và phát triển theo luật định. Nhờ đó, bước đầu tạo nên sự ổn định tài chính cần thiết để thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ, không phụ thuộc và ảnh hưởng đến nguồn NSNN.

3.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Hệ thống luật pháp, chính sách về BHXH ngày càng được bổ sung thường xuyên, không ngừng được xây dựng mới và hoàn thiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều văn bản được thể chế hóa ngày càng đồng bộ hơn, nhiều chương trình quốc gia được triển khai và sát với thực tiễn cuộc sống.

- Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện BHXH từng bước được thiết lập, củng cố, hoàn thiện và điều chỉnh theo hướng tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện cho hệ thống BHXH hoạt động phù hợp với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ tổ chức triển khai, thực hiện chính sách BHXH ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.



- Nhận thức của xã hội cả từ phía người quản lý và người dân đang dần được nâng cao. Người dân ngày càng nhận thức được đúng đắn hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, tỷ lệ bao phủ của hệ thống BHXH còn thấp. Mặc dù đối tượng tham gia BHXH hàng năm vẫn tăng, song tốc độ tăng bình quân năm thấp hơn tốc độ tăng của người lao động bước vào khu vực làm công ăn lương, nên tỷ lệ độ bao phủ BHXH còn thấp, cụ thể.

- Đối với BHXH bắt buộc. Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH thực tế tuy đã có bước chuyển biến, song chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù, theo Luật BHXH, đối tượng BHXH bắt buộc hiện hành bao gồm cả khu vực chính thức và phi chính thức, song thực tế, chủ yếu bao gồm NLĐ thuộc khu vực chính thức. Tập trung chủ yếu vào nhóm người lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp. Người lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia với tỷ trọng không đáng kể.

- Đối với BHXH tự nguyện. Mặc dù đã có một số lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, nhưng mức độ bao phủ còn thấp. Có thể nói về cơ bản nông dân, lao động tự do, kể cả lao động nhập cư, lao động làm thuê trong khu vực tư nhân (kinh tế hộ cá thể…) chưa tham gia BHXH. Khi gặp rủi ro hoặc khi về già họ dựa chủ yếu vào con cái, người thân hoặc tự lo. Điều này thể hiện sự không công bằng trong chính sách xã hội đối với khu vực phi chính thức.

Thực tế tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức hiện nay, xét về mặt giá trị xã hội và ích lợi, chưa có tác động lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với đông đảo người lao động, làm thay đổi hành vi, thói quen có tính chất truyền thống Á Đông là người già sống dựa vào con cái. Điều này chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và xu hướng phát triển chung của xã hội hiện đại là mọi người được bảo hiểm và sống trong môi trường bảo hiểm để tạo độ an toàn xã hội cao.



Bảng 3.22: Tình hình lao động tham gia BHXH

trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn (2003-2013)



TT


Năm

Tổng số lao động tham gia hoạt động KT

(Nghìn gười)

Số lao động tham gia BHXH (người)

Mức độ bao phủ (%)

BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện


BHTN


Tổng

1

2003

42.124,70

5.387,257

-

-

5.387,257

12,78

2

2004

43.242,00

5.819,983

-

-

5.819,983

13,45

3

2005

44.382,00

6.189,962

-

-

6.189,962

13,94

4

2006

45.304,40

6.746,553

-

-

6.746,553

14,89

5

2007

46.674,80

8.172.502

-

-

8.172,502

17,5

6

2008

47.676,61

8.539.467

6.110

-

8.527,066

18,2

7

2009

47.670,00

8.814.931

41.193

-

8.856,124

18,58

8

2010

49.053,12

9.441.246

81.319

7.206.163

16.728,728

34,1

9

2011

50.223,47

10.104.497

96.400

7.968.231

18.169,128

36,17

6

2012

51.739,46

10.436.868

139.643

8.304.774

18.881,285

36,49

7

2013

53.900,00

10.600.000

170.000

8.600.000

19.370.000

35,94

Nguồn:[54][55][56][57][58][59] và [ 8] [9],[10],[11],[12],13]

Thứ hai, tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao (Bảng 3.20) cho thấy tỷ lệ số người tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện tham gia BHXH còn thấp. Còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật BHXH để trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về BHXH cho NLĐ.Theo quy định hiện hành, NLĐ có hợp đồng từ 3 tháng trở lên mới được tham gia BHXH. Nhiều chủ doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này, “lách luật” để trốn tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cách quãng thời gian.Theo Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2013, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã đạt khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ tuân thủ BHXH năm 2013 chỉ đạt 60%-65% ở khu vực chính thức; các hình thức chế tài chưa đủ mạnh tỷ lệ lãi đầu tư quỹ hưu chưa đạt hiệu quả (thấp hơn tăng trưởng trung bình của GDP và tỉ lệ lạm phát)...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023