Mức Độ Quan Tâm Của Nlđ Đến Quyền Lợi Về Bhxh



Thứ ba, tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ (Bảng 3.2). Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biển trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho người lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.Nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình không đóng BHXH cho người lao động chỉ vì muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Một bộ phận doanh nghiệp còn khai mức lương thấp để giảm số tiền đóng BHXH.

Thứ tư, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH thấp, hiệu quả đầu tư quỹ BHXH chưa cao. Mức sinh lời bình quân cả giai đoạn 2007-2013 do hoạt động đầu tư từ quỹ thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân cả giai đoạn này đã không đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trong đầu tư và sẽ là khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển quỹ một cách bền vững (Bảng 3.16 và Bảng 3.17)

Thứ năm, mức thụ hưởng của người lao động có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Thu nhập của người lao động nghỉ hưu hiện nay không đảm bảo được những chi phí sinh hoạt cần thiết, đặc biệt là những lúc ốm đau. Mặc dù được khám chữa bệnh theo chế độ BHYT, nhưng khi gặp ốm đau, nhất là những trường hợp cần có sự can thiệp của kỹ thuật cao, thuốc tốt thì người về hưu không đủ tiền chi trả. Đây là vấn đề đang đặt ra đối với chế độ chính sách BHXH đối với người lao động nghỉ hưu và là vấn đề mâu thuẫn mà chính sách BHXH cần phải giải quyết. Mặc dù, tỷ lệ đóng BHXH hiện nay không phải là thấp nhưng do quy định căn cứ đóng BHXH là dựa vào tiền lương, tiền công của người lao động theo bảng lương tại cơ quan, đơn vị cho nên số tiền thực tế thu được là rất thấp. Do vậy mà có sự chênh lệch khá lớn giữa tiền lương, tiền công với tổng số tiền thu nhập thực tế của người lao động. Thực tế hiện nay, tiền lương, tiền công trên bảng lương thấp hơn so với toàn bộ thu nhập bằng tiền của người lao động. Nhất là trong khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương chỉ bằng 1/3-1/4 thu nhập thực tế của cán bộ công chức, viên chức. [29] Ngay trong khu vực doanh nghiệp, chẳng hạn các khu công nghiệp, thu nhập của người lao động cũng cao hơn tiền lương tiền công. Ở hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, tiền lương, tiền công chỉ chiếm khoảng 65% đến 70% thu



nhập của người lao động. [33] Song mức đóng cho các quỹ BHXH của người lao động chỉ căn cứ vào tiền lương, tiền công. Vì thế mức đóng vào quỹ BHXH hiện nay là thấp so với tổng thu nhập của người lao động.

Đối với BHXH tự nguyện. Mức hưởng lương hưu của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thuộc khu vực phi chính thức rất thấp, thấp hơn mức chuẩn nghèo và chỉ bằng 1/3 mức lương tối thiểu. NLĐ khu vực phi chính thức cũng rất muốn đóng cao để hưởng mức hưởng cao nhưng khả năng đóng góp lại hạn chế, bởiphần đông họ đều có thu nhập rất thấp.

Thứ sáu, chưa đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng hưởng BHXH. Hiện nay, vẫn còn có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm và đối tượng hưởng lương hưu. Trong khi lực lượng vũ trang thường được hưởng mức lương hưu khá cao thì ở khu vực sản xuất kinh doanh có nhiều người lao động nghỉ hưu với mức lương quá thấp. Ngoài ra, lực lượng vũ trang lại thường là đối tượng có thể được nghỉ hưu sớm hơn theo quy định riêng của ngành chứ không theo quy định của Luật BHXH, và thường được nhận lương hưu với thời gian dài hơn nhóm lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, không chỉ có sự mất cân đối giữa lương hưu của nhóm lao động khu vực sản xuất kinh doanh mà trong nhóm lao động cũng có những sự bất công không thể chấp nhận

Thứ bảy, tài chính BHXH thiếu bền vững

Mặc dù tỷ lệ số người đóng BHXH trên số người hưởng tương đối cao (Bảng 3.8) nhưng do tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH còn nhiều. Quản lý và sử dụng quỹ BHXH chưa chặt chẽ, đã làm cho quỹ BHXH nhất là quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Phân tích thực trạng thu, chi quỹ bảo hiểm hưu trí ta thấy, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và NSDLĐ hàng năm có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2007, tỷ lệ này chỉ chiếm 64,4% thì sang năm 2008 chiếm 73,7% , năm 2009 là 81,8%. Báo cáo của Chính Phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2011 cũng đã chỉ ra thực trạng này với dự báo như sau: “Năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2014 trở đi để đảm bảo chi chế độ hưu trí và tử tuất, ngoài số thu trong năm, phải trích thêm từ số dư của quỹ. Năm 2027, nếu không có chính sách và biện pháp



tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số dư tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả”. Theo dự báo của tổ chức ILO, với chính sách hiện hành, quỹ hưu trí đến năm 2021 thu trong năm đủ chi trong năm, để đảm bảo khả năng chi trả của quỹ phải lấy từ nguồn kết dư quỹ. Đến năm 2024 quỹ hưu trí hoàn toàn cạn kiệt, mất khả năng chi trả.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở nước ta về BHXH còn hạn chế, chưa biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về bản chất, vai trò của chính sách BHXH đối với cuộc sống của người lao động và của xã hội. Trong khi đó công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động về BHXH còn thấp, chưa quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Trong khi đó người lao động do sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi.

Đa số các tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể... hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức hộ gia đình, tự làm, tự hạch toán và sử dụng lao động theo phương thức thuê mướn công nhật, không thực hiện ký kết hợp đồng lao động và không quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH đối với người lao động.

Bảng 3.23: Mức độ quan tâm của NLĐ đến quyền lợi về BHXH



Đối tượng

Rất quan tâm

Quan tâm nhưng

không dám đòi quyền lợi


Không quan tâm

-Đối tượng BHXH Khu vực chính thức

35,38%

56,92%

7,7%

-Đối tượng BHXH khu vực phi chính thức

29,85%

56,72%

13,43%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 14

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát Thứ ba, cơ chế tài chính BHXH hiện hành đang tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối

trong dài hạn (cơ chế PAYG)



Đặc điểm của cơ chế này là người lao động tham gia BHXH khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận khoản trợ cấp do quỹ hưu trí chi trả. Tuy nhiên quỹ này lại sử dụng khoản tiền đóng góp của những người tham gia bảo hiểm hiện tại để trả trợ cấp cho đối tượng hết tuổi lao động nói trên. Ở khía cạnh tích cực, cơ chế này đã tạo được mối liên hệ rất mật thiết giữa các thế hệ người lao động nối tiếp nhau, xác định rõ trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước thông qua cách sử dụng nguồn tiền chi trả chế độ hưu trí. Nhưng mặt khác cơ chế PAYG lại gây ra tâm lý bất ổn cho những người lao động hiện đang tham gia thị trường lao động, bởi vì nguồn tiền đóng góp của họ đang được dùng để chi trả trợ cấp cho những đối tượng hết tuổi lao động, trong khi số lượng người đến tuổi lao động và sẽ tham gia vào thị trường lao động lại có xu hướng giảm dần (do ảnh hưởng của sự giảm dân số). Như vậy, trong tương lai, người hết tuổi lao động có khả năng lớn hơn rất nhiều so với số người đang đi làm. Tốc độ già hóa dân số diễn ra ngày càng mạnh chắc chắn sẽ gây ra sức ép về mặt tài chính đối với quỹ BHXH nói chung, quỹ bảo hiểm hưu trí nói riêng.

Thứ tư, một số quy định của pháp luật BHXH chưa chặt chẽ, hệ thống, nhiều lần sửa đổi, bổ sung hết sức phức tạp có kẽ hở dẫn tới việc lạm dụng. Trong thiết chế chính sách BHXH hiện hành một số quy định còn chưa hợp lý, chưa đảm bảo một cách chặt chẽ nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, quỹ phải chi trả nhiều hơn mức thu có thể.

- Căn cứ thu BHXH và mức thu BHXH còn chưa phù hợp với thực tế.

- Mức hưởng của người nghỉ hưu được thiết kế còn có sự phân biệt theo giới tính và khu vực kinh tế

- Tỷ lệ lương hưu cho người về hưu trước tuổi quy định thấp nên có tác động tiêu cực khuyến khích người lao động về hưu trước tuổi. Thực trạng này, dẫn tới tuổi nghỉ hưu thực tế thấp hơn quy định, thời gian đóng BHXH ngắn trong khi tuổi thọ có xu hướng tăng cao và thời gian hưởng lương hưu lại kéo dài.

- Quy định mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung cũng không hợp lý đối với những người có mức đóng thấp và thời gian tham gia ngắn.



- Quỹ BHXH còn chịu trách nhiệm chi trả cho một số chính sách xã hội khác như đối với một số đối tượng về hưu sớm do tinh giảm biên chế và lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp, tạo nên những áp lực lớn trong chi trả của quỹ BHXH.

- Với quy định hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động mới phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong việc mở rộng độ bao phủ tham gia BHXH đối với hộ kinh doanh không quá 10 lao động.

- Mức xử phạt còn thấp đối với một số hành vi chiếm dụng, chậm, trốn

đóng BHXH.

Thứ năm, sự lạc hậu của chính sách tiền lương và thu nhập chưa tạo thuận lợi cho chính sách BHXH khu vực chính thức. Chính sách thu nhập hiện hành còn lạc hậu, chưa được đổi mới phù hợp với cơ chế mới.Tiền lương thực tế hiện nay chưa trả đủ giá trị sức lao động, hiện còn rất thấp, làm cho đời sống của người làm công ăn lương rất khó khăn. Thang, bảng, ngạch, bậc lương và chế độ phụ cấp được thiết kế phức tạp, chưa đảm bảo sự công bằng mang nặng tính bình quân, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các đối tượng ngành nghề và khu vực. Nếu lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sẽ không đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng tham gia.

Thứ sáu, thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức rất thấp, nên người lao động trong khu vực này chưa có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.

Bảng 3.24: Nguyên nhân NLĐ chưa tham gia BHXH khu vực phi chính thức


Đối tượng

Kết quả

Tỷ lệ

Tổng số người được hỏi

368

100%

+Thu nhập thấp, không ổn định

266

72,28

+Thiếu thông tin và chưa hiểu biết về chính sách BHXH

47

12,77%

+Biết nhưng chưa muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạt

động bảo hiểm

38

10,32%

+Quá trình chi trả các chế độ BHXH phức tạp

17

4,63%

Nguồn: Kết quả điều tra



Theo kết quả điều tra khảo sát nguyên nhân chưa tham gia BHXH tự nguyện cho thấy 72,28% người được hỏi cho rằng nguyên nhân họ chưa tham gia BHXH là do thu nhập thấp, 12% cho rằng thiếu thông tin về BHXH, 10,32% chưa tham gia vì chưa tin tưởng vào chính sách BHXH, chỉ có 4,63% cho rằng quá trình chi trả các chế độ BHXH phức tạp.

Thứ bảy, trong tổ chức, thực hiện về hoạt động đầu tư quy BHXH còn thiếu chuyên nghiệp và chậm đổi mới, năng lực đầu tư còn nhiều hạn chế.

- Chưa xây dựng một chiến lược đầu tư với sự phân bổ tài sản một cách hợp lý trong dài hạn.

- Chưa có bộ máy quản lý đầu tư chuyên nghiệp, chưa có kinh nghiệm quản lý đầu tư chuyên sâu và bộ máy giám sát quá trình đánh giá hiệu quả đầu tư.

- Không có cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro tài chính (cơ sở dữ liệu, công cụ đánh giá rủi ro cho từng hình thức, danh mục đầu tư kể cả thiết bị sử dụng) và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực này.

Thứ tám, môi trường đầu tư tài chính nước ta chưa thuận lợi do thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện. Các công cụ của thị trường tài chính còn hạn chế về số lượng, kỳ hạn và chủng loại. Thị trường bất động sản và cho vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.

Thứ chín, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chưa có cơ chế để người dân tham gia giám sát hoạt động quản lý BHXH.

Thứ mười, công tác quản lý thu, chi BHXH của bộ máy thực hiện BHXH còn nhiều hạn chế yếu kém, công tác quản lý lao động, tiền lương, tiền công, thu nhập, quản lý hộ tịch, hộ khẩu của người lao động và thân nhân người lao động của một số cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, ngành BHXH chưa quản lý được cơ sở dữ liệu tập trung, công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu quản lý BHXH, chưa phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm soát trước khi giải quyết.Về đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH hàng tháng hiện nay do tính bảo mật các phần mềm quản lý chưa cao nên tiềm ẩn việc lạm dụng chưa có biện pháp ngăn chặn.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Bảo hiểm xã hội Việt nam đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài.Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới và hoàn thiện. Suốt trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định xã hội, xứng đáng là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội nước ta.

Chương 3 đã phân tích thực trạng đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam. Đánh giá những kết quả đã đạt được dựa trên các tiêu chí như; tỉ lệ bao phủ của hệ thống, tỷ lệ tuân thủ BHXH, tỷ lệ nợ đóng, trốn đóng BHXH, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, mức thụ hưởng của người lao động, độ bền vững về tài chính BHXH. Kết quả đạt được cho thấy, số đối tượng tham gia BHXH được mở rộng, quy mô quỹ BHXH không ngừng tăng, đáp ứng chi trả kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động. Hoạt động đầu tư quỹ được thực hiện đúng với các hình thức đầu tư theo quy định, góp phần nhất định ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH vẫn còn tồn tại những hạn chế. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống còn thấp.Tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH cải thiện chưa đáng kể làm ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ và hoạt động đầu tư quỹ. Mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn rất thấp do mức đóng thấp nên thu nhập của người hưởng lương hưu không đủ để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động sau khi nghỉ hưu. Chưa đảm bảo sự công bằng về mức hưởng đối với các đối tượng. Quản lý và sử dụng quỹ chưa chặt chẽ dẫn đến quỹ BHXH bị lạm dụng. Hoạt động đầu tư quỹ đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do; nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về BHXH còn thiếu và chưa đầy đủ; ý thức chấp hành pháp luật BHXH của người dân chưa cao; thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức con rất thấp; cơ chế tài chính hiện hành PAYG đang tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối quỹ; hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất, đồng bộ; môi trường đầu tư nước ta chưa thuận lợi cho hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động BHXH chưa đáp ứng yêu cầu.


CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới.

4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian tới

4.1.1.1. Xu hướng già hóa dân số và những biến động về nhân khẩu học ở

Việt Nam.

Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng, tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hướng nhân khẩu học này cho thấy Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển xã hội. Tuy nhiên già hóa dân số nhanh chóng cũng sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.

Hiện nay, số lượng người cao tuổi ở nước ta đang ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Việt Nam qua các năm có sự biến động tăng nhưng không đều. Trong những năm qua, tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 65 tuổitrở lên) trong dân số đã tăng nhanh từ khoảng 4,7% vào năm 1989 tăng lên 5,85 vào năm 1999 và 7,2% vào năm 2007. Nếu tính theo độ tuổi từ 60 trở lên thì năm 1989 chiếm 7,2% dân số, năm 1999 chiếm 8,25 và năm 2007 là 9,45%. Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ tăng đột biến và có thể đạt 16,8% vào năm 2029 [47, tr. 342]. Dân số Việt Nam tại thời điểm tổng điều tra năm 2009 là 85,8 triệu người, đến năm 2049 dự báo dân số nước ta đạt khoảng 108,7 triệu người. Như vậy trong vòng 40 năm, từ năm 2009-2049 số dân nước ta tăng thêm khoảng 26,6% theo phương án trung bình mà tổng cục thống kê tính toán. Theo dự báo này, trong khi tỷ lệ gia tăng của nhóm 0-14 tuổi có chiều hướng giảm thì nhóm trên 65 tuổi năm 2049 ước tính sẽ gấp khoảng 3,5 lần so với số người trên 65 tuổi của năm 2009. Mặc dù ở năm 2049 số người cao tuổi trong khu vực nông thôn cao hơn 4,5 triệu so với số người

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí