Trung ương | |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
UNY | Đồng nhân dân tệ |
USD | Đồng Đô la Mỹ |
XDNTM | Xây dựng nông thôn mới |
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 1
- Nghiên Cứu Về Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Việt Nam
- Hoảng Trống Nghiên Cứu Của Luận Án
- Khái Niệm, Đặc Điểm Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 77
Bảng 2.2: Kết quả đạt từng tiêu chí đến năm 2019 chia theo các vùng 79
Bảng 2.3: Mức đạt tiêu chí bình quân/xã của các vùng giai đoạn 2010 – 2019 81
Bảng 2.4: Kết quả đạt nhóm tiêu chí Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 83
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 85
Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 91
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hoá – xã hội – môi trường trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 95
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 99
Bảng 2.9: Các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ 100
Bảng 2.10: Nguồn vốn tín dụng tham gia XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2019 110
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 112
Bảng 2.12: Số lượng khách hàng được cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 114
Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH và Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 117
Bảng 2.14: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 120
Bảng 2.15: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, 121
Bảng 2.16: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn tại NHNo&PTNT và NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 124
Bảng 2.17: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 126
Bảng 2.18: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 127
Bảng 2.19: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 130
Bảng 2.20: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại Agribank Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 133
Bảng 2.21: Nợ quá hạn, nợ khoanh đối với xây dựng NTM tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019 135
Bảng 2.22: Nợ xấu tín dụng đối với xây dựng NTM tại NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 136
Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới các vùng trog cả nước đến năm 2019 138
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % thực tế đạt nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội XDNTM so với kế hoạch của các tỉnh Nam Trung Bộ 86
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % thực hiện đạt nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong XDNTM so với kế hoạch của các tỉnh Nam Trung Bộ 92
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng của NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 113
Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng được cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT, 2014 – 2019 115
Biểu đồ 2.5: Dư nợ bình quân khách hàng được cấp TD tại NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh NTB, 2014 – 2019 116
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 117
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % dư nợ theo thời hạn của NHCSXH & Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 125
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 126
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 128
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của NHCSXH Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 131
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 132
Biểu đồ 2.12: Bình quân số tiêu chí/xã của các vùng trong cả nước đến năm 2019 139
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nông dân chiếm phần lớn dân số của cả nước. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến năm 2018, dân số Việt Nam đạt trên 90 triệu người với khoảng 65% sống ở khu vực nông thôn, nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập trong đó sản xuất nông nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khu vực này còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn mà chủ yếu là nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa phát huy hết lợi thế và nguồn lực cho phát triển. Chính điều này đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Nhận thức được vấn đề này, trên cơ sở nghị quyết 26- NQ/TW, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 thay thế cho quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Đây là một chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên 4,45 triệu ha chiếm 13,2% diện tích cả nước trong đó, đất nông nghiệp có 3,67 triệu ha chiếm 82,47% tổng diện tích đất nông nghiệp; toàn vùng có trên 1.300 km bờ biển, nhiều cảng biển, đường giao thông, đường sắt, đường hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú,… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, vùng chỉ có 378/825 xã chiếm 45,82% đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%), chỉ cao hơn Tây Nguyên (37,73%) và miền núi phía Bắc (26,45%). Kết quả
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng, mặc dù điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các địa bàn không quá khác biệt. Một số tỉnh đến nay mới chỉ đạt dưới 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận) và số tiêu chí bình quân/ xã đạt dưới 15 tiêu chí. Nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân còn đạt rất thấp như tiêu chí về thu nhập (60,6%), hộ nghèo ( 61,3%), tổ chức sản xuất (70,3%). Những tồn tại, yếu kém trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng trong thời gian vừa qua có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như: hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, yếu kém; khả năng tổ chức sản xuất của một bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa chưa phù hợp, người nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít, thiếu nhạy bén với kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh còn khá thấp dẫn tới việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ gặp phải nhiều khó khăn, bất cập; chính sách giảm đói nghèo những năm qua có nhiều khiếm khuyết dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người nghèo, một số khoản cho vay theo chương trình kinh tế, tín dụng của Chính phủ ở nông thôn hiệu quả còn thấp; chính sách cho vay của ngân hàng chưa gắn kết chặt chẽ với các chính sách của địa phương… Bên cạnh đó, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra nhiều trận bão lũ lớn, hạn hán kéo dài phá huỷ nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội; khả năng liên kết tạo thế mạnh của vùng còn manh mún, các tỉnh tự đầu tư, xây dựng và phát triển theo hướng chủ quan của mỗi địa phương, tạo nên sự dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ, tự phát, tính chuyên môn thấp dẫn đến thế mạnh của từng tỉnh bị lu mờ, chưa có sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa năm nhà làm cho hoạt động nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro. Những điều này đã làm cho các tổ chức tín dụng trong vùng dè dặt trong việc cấp tín dụng tại thị trường nông thôn. Hiện dư nợ cho vay đối với xây dựng nông thôn mới vẫn chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội (chiếm 88,9% so với dư nợ tín dụng xây dựng nông thôn mới của vùng), một trong những yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nơi đây vẫn chưa bắt
kịp với nhiều khu vực khác của cả nước. Chính vì vậy, đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trở thành điểm tựa vững chắc trong phát triển kinh tế góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ” để làm đề tài nghiên cứu sinh.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tín dụng ngân hàng có tầm quan trọng rất lớn đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. Do đó, vấn đề này đã được nghiên cứu trong và ngoài nước.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và nền nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết khoảng 65% dân cư, nhưng những năm trước đây nông nghiệp, nông thôn, nông dân chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng đưa vào lĩnh vực nông nghiệp, đến khu vực nông thôn và người nông dân còn hạn chế, chưa tương xứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân. Vấn đề tam nông cũng như xây dựng nông thôn mới chỉ mới được triển khai mạnh mẽ từ năm 2010 đến nay với nhiều chính sách có hiệu quả tích cực. Trong những giải pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân thì hoạt động hỗ trợ vốn của ngân hàng đã có dấu hiệu tích cực từ một số văn bản Nhà nước về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế ở các vùng nông nghiệp, nông thôn phát triển. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng luôn nhấn mạnh việc “đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Nhằm tạo hành lang pháp lý khai thông nguồn vốn tín dụng vào thị trường tài chính nông thôn, ngày 30/3/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Với chính sách này, dòng vốn tín dụng đã được đầu tư
vào khu vực nông nghiệp, nông thôn mạnh mẽ hơn, đời sống người dân được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho chính sách này không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nghị định 41/2010/NĐ-CP (Nghị định 41) ra đời năm 2010 thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định 41 có hiệu lực đã bổ sung được những khiếm khuyết của Quyết định 67, NHNN đẩy mạnh hơn nữa dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, Nghị định 41 vẫn còn một số bất cập như: nguồn vốn tài trợ cho các hộ vay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu, số lượng các tổ chức tham gia cấp tín dụng còn quá ít, chưa có chính s ách khuyến khích, hỗ trợ hiệu quả với các hộ sản xuất quy mô lớn… Vì thế, ngày 9/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP (Nghị định 55) thay thế, bổ sung cho Nghị định 41. Theo đó, Nghị định 55/CP đã khắc phục những hạn chế của Nghị định 41/CP như: mở rộng đối tượng được vay vốn, số tiền cấp tín dụng cho các hộ vay hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được tăng lên, thủ tục vay vốn…. Đẩy mạnh nguồn lực vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu công nghệ 4.0, Nghị định 116/2018/NĐ-CP được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55 nhằm nới lỏng nút thắt về giới hạn vốn, tài sản đảm bảo, đối tượng vay… khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng tham gia phục vụ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2.1. Ở nước ngoài
Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực tín dụng cho khu vực nông thôn, điển hình phải kể đến các nghiên cứu của Lynette Ong (2012), Hoda, A. & Terway, P. (2015), Narayanamoorthy và Alli (2015), Kim, Young – Chul (2004), … Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình của học giả nước ngoài về tín dụng nông nghiệp, nông thôn các quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng như nền nông nghiệp với nhiều nét tương đồng với Việt Nam.