Bức Tranh Thiên Nhiên Và Hình Ảnh Con Người Miền Núi Trong Cái Nhìn Hoài Niệm.

Sau “mạch nguồn” bản sắc văn hóa Tày là những kỉ niệm thân thương với người thân và bạn bè. Những kỉ niệm ấy vừa “lạ” vừa “quen”. “Lạ” vì gắn với bản sắc văn hóa Tày độc đáo. “Quen” vì người đọc ở dân tộc nào cũng sẽ tìm thấy bóng dáng cuộc đời và tâm hồn mình trong đó, để từ đấy muốn sống nhân nghĩa, thủy chung và dũng cảm hơn.

Những trải nghiệm cá nhân trong cuộc đời của Y Phương cũng đã trở thành “cội nguồn” của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Để từ đó nhà văn lí giải một số hiện tượng xã hội, hoặc đúc rút những triết lí nhân sinh vừa đậm tính chủ quan vừa mang tính phổ quát cho mọi người.

Trong chương 1, sau khi giới thiệu về thể loại tản văn, một thể loại có cấu trúc thể loại chưa hoàn kết, có sự giao thoa - tiếp biến về đặc trưng thể loại với nhiều thể loại văn học khác như: thơ, kí văn học, truyện siêu ngắn, văn nghị luận..., chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm về tản văn và phân tích một số đặc trung cơ bản của tản văn theo cách hiểu còn nhiều hạn hẹp của mình. Phần giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác gồm thơ và tản văn của Y Phương là tiền đề để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những “mạch nguồn” cảm hứng trong tản văn của Y Phương - Những “mạch nguồn” này sẽ “chảy” thành những “dòng sông” cảm hứng nghệ thuật, một nội dung quan trọng mà chúng tôi sẽ đi sâu phân tích, đánh giá ở chương 2. Những đặc trưng cơ bản của tản văn được trình ở chương 1 cũng sẽ là cơ sở lí thuyết để chúng tôi thực hiện vấn đề nghiên cứu ở chương 3: - Những đặc sắc ở phương diện nghệ thuật trong tản văn của Y Phương.

Chương 2

ĐẶC SẮC NỘI DUNG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG


2.1. Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người miền núi trong cái nhìn hoài niệm.

Truyện ngắn và tiểu thuyết, do sự quy định của đặc trưng thể loại, có thể mặc định “cái được kể là cái đang xảy ra”, để đặt đối tượng phản ánh vào thời hiện tại còn dang dở bề bộn, chưa hoàn kết. Ngược lại với nguyên tắc nghệ thuật này, đối tượng phản ánh của tản văn bao giờ cũng ở thời quá khứ, từ đó cái nhìn hoài niệm xuất hiện. Mà trong dòng chảy hồi ức, tản văn dù bám sát người thật việc thật bao giờ cũng chỉ chọn lọc, tái hiện những gì là máu thịt, từng ghi dấu ấn sâu đậm vào trái tim nhà văn. Bút pháp “chấm phá” trở thành một đặc trưng của tản văn là bởi nguyên nhân sâu xa kể trên. Cũng vì thế, hình ảnh thiên nhiên và con người miền núi xuất hiện trong tản văn của Y Phương cũng được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật ấy và đây là một trong những đối tượng thẩm mĩ trung tâm mà Y Phương phản ánh trong tản văn của mình.

2.1.1. Bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội trong tản văn của Y Phương.

Quê hương Cao Bằng của Y Phương là một vùng biên ải - nơi “đầu sóng ngọn gió” trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược trải dài suốt hàng ngàn năm. Nhưng khi tái hiện vùng đất quê hương ấy, tản văn của Y Phương đã đặt đối tượng thẩm mĩ này vào trong phạm vi thế sự - đời tư, rất ít khi nhà văn miêu tả nó trong phạm vi lịch sử - dân tộc. Với cái nhìn nghệ thuật bình dị ấy, bức tranh thiên nhiên vùng cao ấy xuất hiện với hai sắc thái thẩm mĩ trái ngược nhau, nhưng bổ sung cho nhau, để cuối cùng mang đến cho chúng ta một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.1.1.1. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng và đượm buồn

Thiên nhiên gắn bó máu thịt với con người miền núi. Không thể miêu tả con người miền núi tách khỏi thiên nhiên vì đấy là “ngôi nhà” chung, là sự sống của họ. Trong tản văn của Y Phương, khi dòng hoài niệm đưa nhà văn trở về quê hương, mọi kỉ niệm được tái hiện bao giờ cũng gắn bó với thiên nhiên. Nhưng thiên nhiên

Đặc sắc tản văn Y Phương - 5

miền núi ấy bao giờ cũng là bức tranh “tâm cảnh”, cũng thấm đẫm mọi vui buồn của nhà văn. Nếu chỉ có vậy thì thiên nhiên trong tản văn của Y Phương sẽ chẳng khác gì thiên nhiên trong sáng tác của bao nhà văn khác? Đọc tản văn của Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cũng bắt gặp điều ấy. Điều khác biệt lớn nhất là: thiên nhiên trong tản văn của Y Phương in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Chỉ có Y Phương mới “nhìn” và “tả” thiên nhiên sống động, cựa quậy, có “linh hồn” như thế. Một dấu ấn phong cách cá nhân “đóng dấu” vào bức tranh thiên nhiên này. Ngay cả với truyện ngắn và tiểu thuyết của Cao Duy Sơn - nhà văn cùng quê và là bạn thân của Y Phương, thiên nhiên vùng đất Co Xàu nói riêng, Cao Bằng nói chung cũng hiện lên với sắc thái và dáng vẻ hoàn toàn khác. Chỉ có những tài năng đích thực mới làm được điều đó.

Một điều độc đáo nữa: bức tranh thiên nhiên trong tản văn của Y Phương, thường không tìm đến những cảnh tượng kì vĩ và dữ dội. Chúng ta chỉ gặp những “tiểu cảnh” với một vài chi tiết vừa tạo hình, vừa biểu cảm tột cùng và thường phảng phất buồn.

Rộng lớn nhất là hình ảnh quê hương trở về trong thương nhớ, xuất hiện hàng loạt động từ và tính từ để diễn tả sự sống xôn xao trong vẻ đẹp thanh bình: “ Quê hương Cao Bằng, Bắc Kạn hiện lên bằng người thật. Nghe như có tiếng róc rách con suối dòng thác ven rừng. Như tiếng đồng cỏ dưới chân núi Hoa. Nơi có những bày chim sáo đen, chim ri nâu, chim sẻ xám đang ríu rít vui đùa nhảy nhót. Lại nghe như tiếng út ò, tiếng nghé ọ của đàn trâu bò đang ung dung gặm cỏ. Ôi! Thân thương da diết dâng lên mùi hương đồng quê ta” [13.182]

Còn đây là cảnh mùa đông hiu hắt vùng sơn cước lúc chiều tàn: “ Đó là một buổi chiều nằng nặng muà đông. Sương rơi lộp độp ngoài mái gianh. Ánh sáng hoàng hôn đang nhợt nhạt tím. Hình ảnh núi non, cây rừng, nhà cửa, con người chìm vào bóng tôi. Vài ngọn lửa le lói lọt qua khe cửa. Còn gió thì nhiều vô kể. Gió thổi nghiêng lắc cả núi. Bạt cả rừng cây. Há cả miệng hang trong lòng núi” [13,173]

Ngoài hai “tiểu cảnh” kể trên, hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong cái nhìn khái quát, có một quy mô rộng lớn, chỉ xuất hiện một lần nữa trong tản văn “Về quê nghe người nói”, nhưng hình ảnh quê hương được so sánh với người già, càng ngày

càng nhỏ bé đi và đáng buồn hơn: “Quê hương tôi bây giờ đã khác xưa. Khác từng ngày. Lần nào về cũng thấy nó khác trước. Khác từ con đường đến con người. Khác từ cây lúa cây ngô đến con tôm con tép. Con suối, ngọn núi, chân rừng cũng khác xưa. Có vẻ như chúng héo mòn, nhỏ bé đi cùng năm tháng. Chúng giống như người. Càng về già thì người nhỏ bé lại”.[13,153]

Ngoài ba hình ảnh có quy mô rộng lớn hơn cả kể trên, chúng ta chỉ gặp trong tản văn những chi tiết của thiên nhiên miền núi được miêu tả bằng bút pháp “chấm phá” và nguyên tắc “thơ mộng hóa”. Đó là hình ảnh “Mương nước” và “Trăng” [13,18], sông Hiến sông Bằng [13,57], gió [13,67], phố xá Cao Bằng [13,84], các loài hoa [13,166]...Ấn tượng nhất là hình ảnh “Bùn” trong tản văn “Thư gửi bạn chăn trâu”: “đã một thời từng tắm cả một cánh đồng bùn. Đấy mới là đại yến tiệc. Bùn là quê hương, là gốc gác nông trang của loài người. Tuy rằng bùn bốc mùi ngai ngái, nhưng trên mặt bùn, váng nổi đẹp như vân gỗ Cẩm Lai. Váng bùn tự do bơi đi đi, tự do xoay lại, lại tự do leo đậu, tự do kết dính. Nên bùn có vẻ đẹp tự nhiên. Đẹp như những đứa con hoang. Da chúng nâu. Tóc chúng đen. Cơ bắp chúng chắc khỏe như dân cày” [13,11],

Không thể chỉ là người con của nông thôn mới viết được những câu văn như thế, người con ấy phải yêu quê hương, yêu đồng bãi quê mình sâu nặng đến nhường nào mới có thể đặc tả “Bùn” đẹp vẻ đẹp hoang dại, tự do đến vậy, mới có thể nhìn ra “chất thơ” trong một đối tượng vốn không thơ ngoài đời thực.

Cũng như thế, một mương nước ngoài đồng tắm ánh trăng vốn dĩ chẳng thơ mộng hay tuyệt mĩ, nay vào tản văn của Y Phương, người đọc thấy mương nước hóa thân thành một dòng thơ, còn ánh trăng thì ngọt ngào như mật: “Có con mương chảy qua sau lưng nhà. Nó trườn đi như con trăn gió. Mương nước chảy êm đềm như giọt sương trên lá non. Con mương nước óng ánh trăng bàng bạc. Trăng chảy mượt mà như nhung như lụa. Nhưng khi nhúng ngón tay xuống làm trăng vỡ. Ta đưa ngón tay lên mút. Trăng ngọt ngào trên lưỡi ta. Còn con mương kêu hù hù như hát” [13,18]. Ví dụ này không chỉ góp phần làm sáng tỏ tình yêu quê hương và cá tính sáng tạo độc đáo của Y Phương, nó còn là một minh chứng cho đặc trưng “Hư cấu có hạn chế” của tản văn. Dù viết về người thật việc thật, nhưng nếu không sử

dụng hư cấu, Y Phương cũng sẽ không thể có được hình ảnh “Mương nước” và “Trăng” độc đáo và ám ảnh đến như vậy.

2.1.1.2. Bức tranh thiên nhiên miền núi có sắc thái dữ dội.

Trong tản văn của Y Phương sắc thái thẩm mĩ thơ mộng được tô đậm hơn, sắc thái dữ dội có “nhạt” màu hơn. Phải chăng với tư thế của một nhà thơ viết tản văn, Y Phương dành tình cảm yêu mến nhiều hơn cho những đối tượng giàu chất thơ?!

Bức tranh thiên nhiên miền núi có sắc thái dữ dội xuất hiện trong một số ít tản văn của Y Phương: “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm”, “Kungfu người Co Xàu”, “Ánh sáng đêm giao thừa”, “Lãng đãng ơi, nghiêng nghiêng đi đâu đấy”...vv...

Đây là hình ảnh đèo cao, vực sâu và con đường chênh vênh đi qua mây và cây, khiến nhiều người đi qua mà phải rùng mình, run rẩy: “Mây nằm nghỉ ở lưng chừng đèo. Người và xe trôi đi trong miên man mây và cây. Tiếng nói rơi ra khỏi miệng, nghe hẫng hụt như sắp sửa rơi xuống vực sâu. Nhiều hành khách nắm chặt lấy thành ghế mà run” [13,54].

Còn đây là cảnh đất trời giao hoan kĩ vĩ trong khoảng khắc giao thừa kì diệu: “Ông trời ôm chặt lấy bà đất. Bà đất ghì riết lấy lưng ông trời. Hơi thở hai ông bà phả ra, làm mờ hết cả ba trăm sáu tư huyệt. Trừ huyệt thông thiên địa. Đấy là huyệt cấm. Râu tóc ông Blời lòa xòa trộn lẫn với mái tóc xanh mượt của bà đất” [13,136].

Cũng như ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng và đượm buồn, ở sắc thái thẩm mĩ này, Y Phương ít vẽ “đại cảnh” mà thường vẽ “tiểu cảnh”, ít miểu tả cái toàn thể mà chỉ đi sâu vào cái bộ phận, chăm chút kí họa những chi tiết đắt giá làm “cái đinh” treo “bức họa” tản văn của mình. Đây là hình ảnh “Gió mùa đông bắc” - một “đặc sản” dù không thích, người Cao Bằng cũng phải đón nhận đầu tiên, sau nữa mới đến các tỉnh khác ở miền Bắc: “Trời ơi!Cái gió mùa Đông Bắc khi nó tràn tời. Gió thổi tới rạc cả đá núi, bạc cả nước sông, mốc meo cả da người. Thổi mệt mỏi những đám lau lách. Thổi đến nỗi bãi bờ khô xác. Hai chữ khô xác ôm đủ, lãnh trọn một hiện thực thiên nhiên nơi đây nghiệt ngã đến chứng nào” [13,251]

Trong tản văn của Y Phương, bức tranh xã hội cũng được khắc họa khá nhiều qua hình ảnh làng bản, nhà cửa, phố phường nhưng không thật đặc sắc, chưa in đậm dấu ấn văn hóa Tày và cá tính sáng tạo của nhà văn. Bức tranh ấy cũng phảng phất bức tranh xã hội ở vùng cao trong sáng tác của Cao Duy Sơn, Triệu Ân. Nhưng tài năng và tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương thể hiện rõ nhất ở bức tranh thiên nhiên mang hai sắc thái thẩm mĩ đối lập nhau, bổ sung cho nhau để tạo ra sự hài hòa cho khung cảnh núi đá, rừng cây, sông suối chốn biên thùy này. Phải chăng hai sắc thái thẩm mĩ ấy cũng tượng trưng cho hai phẩm chất của người Tày Cao Bằng nói riêng, của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao nói chung: vừa dịu dàng trầm lắng vừa dữ dội quyết liệt; dù dữ dội đến đâu thì ở “đáy sâu” tâm hồn vẫn là sự nhân hậu, giàu yêu thương?!

2.1.2. Hình ảnh con người miền núi trong tản văn của Y Phương.

Trong hai tập tản văn của Y Phương, chúng ta đã bắt gặp biết bao gương mặt, bao số phận, bao tâm tư của con người miền núi và chính nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” cũng là một con người miền núi điển hình. Họ khác nhau rất nhiều ở tính riêng - cá thể hóa sinh động. Nhưng họ có sự tương đồng ở tính chung - khái quát hóa cao độ. Chính bởi sự tương đồng ấy, vận dụng cái nhìn loại hình học, chúng tôi tạm phân chia theo tiêu chí phẩm chất xã hội một số loại hình con người miền núi sau đây.

2.1.2.1. Những con người miền núi nhân hậu, giàu yêu thương, thủy chung, tình nghĩa.

Trong tản văn “Chị em”, tình nghĩa chị em không được bộc lộ ồn ào như người miền xuôi mà lắng vào trong sự ít lời, nói bằng im lặng. Sau phút mững rỡ hỏi thăm ngắn ngủi, những con người miền núi sống nội tâm nên để tình cảm tha thiết của mình như mạch nước ngầm chảy trong lòng đá lạnh: “Ngoảnh lại nhìn không thấy bóng dáng núi non, sông suối nơi quê hương. Không thấy bóng dáng người anh em ruột thịt. Không biết nói tiếng Tày cùng ai. Vậy nên, nước mắt chỉ lan chảy dưới làn da mặt. Nước mắt không sao thoát nổi ra ngoài. Nước mắt ngấm qua từng chân tóc, qua từng lỗ chân lông. Làm cho chúng khô giòn như nương” [13,17].

Trong tản văn, Y Phương đã nhiều lần viết về nước mắt. Nhưng thật lạ lùng, đó chỉ là nước mắt của những lần khóc thầm, hoặc khóc không thành tiếng. Tình cảm càng dồn nén càng đằm sâu, nước mắt của những con người sống hướng nội hình như mặn hơn - như hạt muối kết tinh từ nước biển?

Bởi vậy, sau khi chia tay với người chị thân thương, nhà văn (qua nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”) đã độc thoại nội tâm rất dài, để rồi từ tình chị em mà đúc kết về tình cảm của con người miền núi “Thế đấy. Cái tình người ở miền núi sao nó thắm thiết, sâu sắc đến cỏ cây cũng hôi hổi ấm tính người” [13,19]

Trong tản văn “Bắt khách”, sau khi bàn vệ sự sáng tạo ngôn ngữ sinh động của người Việt, nhà văn miêu tả hai cảnh “bắt khách” của lái xe và phụ xe trên các chuyến xe khách xuất phát từ Cao Bằng về Hà Nội. Có xe “bắt khách” thật tàn nhẫn bởi những kẻ nhiều tiền ít chữ. Nhưng xe đi từ Co Xàu thì “bắt khách” thật văn hóa và tình nghĩa. Nơi ấy còn “sót” lại tình người vùng cao đẹp đẽ, chưa bị tha hóa bởi đồng tiền: “Người dân quê tôi quen nếp sống chan hòa, thân ái. Chả cứ quen biết thân sơ, hễ là người đang đứng trên đất Co Xàu, thì không còn là khách lạ nữa. Họ tự nhiên cảm thông và chả bao giờ cáu gắt. Họ cứ chân mộc mà xưng hô. Chân mộc mà tiếp đãi” [13,35]

Nếu trong tản văn “Chị em”, nhân vật “tôi” đã khóc thầm thì trong “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm”, anh ta đã để nước mắt tuôn rơi trong in lặng, khi ôm đứa cháu vào miền Nam kiếm sống: “Nó thì cười hết cỡ. Còn tôi khóc, khóc mà không thành tiếng. Khóc thầm trong ruột. (...) Nước mắt không cầm được nữa, nó đã bục ra chảy vòng quanh, rớt xuống ướt hai bờ vai áo cậu cháu” [13,35]

Không chỉ với người ruột thịt, người miền núi thủy chung tình nghĩa với bạn bè xiết bao: “Cách đây chưa lâu, tôi viết” “Bạn cũ quý hơn thuốc”... Bạn đúng là viên thuốc quý. Bạn chữa lành nỗi buồn xa xứ cho mình đấy Chính ạ” [13,15].

Y Phương còn khắc họa hàng loạt chân dung bạn bè là các văn nghệ sĩ với bao trân trọng, thương mến: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Bế Thành Long, Cao Duy Sơn...Qua chân dung hàng loạt nhà văn, nhà thơ là người con của miền núi, ta không chỉ nhận ra bao yêu thương tình nghĩa, thủy chung mà họ dành cho Y Phương, cho cuộc đời mà còn thấy chính tâm hồn nhà văn Y Phương là “tấm gương” phản chiếu vẻ đẹp văn hóa của bạn bè – và tỏa sáng vẻ đẹp của chính Y Phương.

2.1.2.2. Những con người miền núi dũng cảm, thượng võ, giàu lòng tự trọng và bất khuất.

Không chỉ một lần, Y Phương trực tiếp “tuyên ngôn” về tính cách bất khuất, chính trực của con người miền núi: “Tôi thì cứ phải sống thẳng băng như đường mực. Người làng dạy tôi như vậy. Bà nội dạy tôi như vậy. Mẹ dạy tôi như vậy. Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người. Trên đầu chỉ có một mặt trời duy nhất. Trên trán mình chỉ có hồn ông bà cha mẹ trú ngụ. Tôi chẳng thờ ai ngoài những người ruột thịt” [13,29].

Hay là: “Không chịu được cái cảnh cúi rạp mình xuống để xin cho con: Trên đầu người miền núi chỉ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mặt trời. Cúi mình trước người khác vì cái này cái nọ cho riêng mình thì quyết không bao giờ” [13,14].

Tản văn “Kungfu người Co Xàu” miêu tả con người miền núi dũng cảm, thượng võ, mưu trí, bất khuất trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Người dân Co Xàu có kungfu của riêng mình với chiếc khăn mặt nhúng nước làm vũ khí, có khí công khiến kẻ thì co rúm như bị điện giật, biết huấn luyện dê, bò, trâu, ngựa và cả hổ dữ để đánh kẻ cướp. Đặc biệt, có ông Hứa Văn Khải đã sáng tạo ra khẩu đại bác làm toàn bằng gỗ nghiến. Năm 1947, khẩu đại bác kì lạ ấy đã lập công khi nã đạn xuống đầu giặc Pháp.

Truyền thống anh hùng của cha ông trong quá khứ đã được con em người miền núi hôm nay tiếp nối xứng đáng, trong đó có Y Phương. Khi nhà văn còn là anh giải phóng quân cầm súng và làm thơ, Y Phương đã tự hào khẳng định bản thân mình và đồng đội đã trở thành biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam vừa nghệ sĩ vừa anh hùng: “Hình ảnh người lính trẻ đột mũ sắt, vai đeo túi thơ, trở thành biểu tượng của cả dân tộc đi vào kháng chiến. Kháng chiến và làm thơ. Hai hình thái tuy đầy mâu thuẫn, nhưng vô cùng hồn nhiên và thống nhất. Kháng chiến và thi ca. Buộc nhân loại nhìn vào dân tộc mình, mà tỏ lòng kính phục và quý trọng” [13,45]

Y Phương vừa cầm súng vừa sáng tác và một trong những bài thơ đầu tiên ông viết ở chiến trường mang cảm hứng anh hùng của cả thời đại chống Mĩ: cuộc đời ông chính là minh chứng cho lời ông khẳng định kể trên về lẽ sống cao đẹp của con người miền núi, một lẽ sống được bộc lộ bằng hành động cụ thể nhiều hơn là bằng lời nói.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí