Đặc sắc tản văn Y Phương - 2

Bài viết “Dấu ấn văn hóa Tày qua Tản văn của Y Phương” của tác giả Trần Công Văn là bài viết không dài nhưng đã bao quát một vấn đề lớn: những biểu hiện của bản sắc văn hóa Tày trong Tản văn của Y Phương. Tác giả đã triển khai ba vấn đề trong bài viết của mình: Văn hóa ẩm thực của người Tày trong Tản văn của Y Phương; văn hóa tâm linh của người Tày trong Tản văn của Y Phương; khát vọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong Tản văn của Y Phương. Trong từng tiểu mục kể trên, Trần Công Văn đã phân tích, chứng minh các ví dụ cụ thể trong Tản văn của Y Phương để đi tới một kết luận khoa học: “dấu ấn văn hóa Tày trong Tản văn Y Phương không chỉ biểu hiện ở ẩm thực, lễ tết, tâm linh mà còn in đậm trong phương thức thể hiện, từ ngôn ngữ, giọng điệu cho đến hình ảnh đều mang dáng dấp, lối tư duy của người vùng cao (...). Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm của Y Phương nhẹ nhàng mà tinh tế, giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện, cái rất thực, rất tự nhiên mang hồn cốt của người Tày [51].

Không bao quát một vấn đề lớn rồi luận giải kĩ lưỡng như bài viết của Trần Công Văn, tác giả Tuy Hòa trong bài viết “Một sự công nhận dành cho thể loại Tản văn” Nguồn: (tonvinhvanhoa.doc.vn), chỉ khái lược về Tản văn của Y Phương như một bài điểm sách được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2010 [52].

Tuy vậy, trong bài viết ngắn này, Tuy Hòa đã chỉ ra một vài nét đặc sắc của Tản văn Y Phương: có một không gian văn hóa Tày độc đáo của vùng núi Cao Bằng; mạch nguồn cảm hứng của Tản văn Y Phương là nỗi nhớ quê hương của một người con xa xứ “Chuyển về Hà Nội sinh sống, Y Phương như một cánh chim khắc khoải đêm ngày nhớ nhung gió chuyển, mây bay” [52]; chất thơ trong Tản văn Y Phương “Tản văn của Y Phương không chinh phục người đọc bằng ánh mắt sắc sảo, mà bằng cái nhìn âu yếm. Có lúc Y Phương cao hứng, tung tẩy ý tứ theo bút pháp nhà thơ”. Điều đáng tiếc là trong bài viết này, tác giả khẳng định nhiều mà ít chứng minh cho các kết luận khoa học của mình.

Trong bài viết “Tản văn - thể loại không dành cho người viết trẻ?” (Nguồn: phongdiep.net), tác giả Nguyễn Hồng Nga dành nhiều công sức để giới thuyết về thể loại tản văn, giới thiệu một số tác giả trẻ đã thành công với thể loại văn học này, và trong đó tác giả đã dành cho tản văn của Y Phương lời chào đón trân trọng: “chỉ

kể riêng trong một vài năm gần đây, người đọc đã đón nhận nhiều tập tản văn của thế hệ nhà văn đã định hình tên tuổi chào đời. Đó là Y Phương, một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu tản văn với Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm”[53]. Quả thực, nếu xét ở cương vị nhà thơ, Y Phương là một nhà thơ không còn trẻ và đã thành danh trên thi đàn Việt Nam hiện đại, nhưng ông lại là một nhà văn trẻ khi đột ngột xuất hiện bằng hai tập tản văn được người đọc yêu mến và tìm đọc.

Tìm hiểu, đánh giá toàn diện cả hai tập Tản văn của Y Phương với cái nhìn sâu sắc, nhà phê bình Văn học Dân tộc Thiểu số Việt Nam hiện đại Lâm Tiến, với bài viết “Vẫn cứ xanh một màu rừng” đã mang lại cho chúng ta ấn tượng sâu đậm nhất. Trong bài viết này, Lâm Tiến đã đề cập đến nhiều nét đặc sắc của Tản văn Y Phương, nhưng nổi bật nhất là: qua tản văn Y Phương đã vẽ “chân dung tâm hồn” mình chân thật nhất: “ít ai viết tản văn mà lại thể hiện con người mình rõ ràng và thực đến vậy” [34]. Đó là hình ảnh quê hương và con người vùng cao Co Xàu đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là chiều sâu văn hóa Tày trong tản văn Y Phương: “Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc (...), Y Phương viết tản văn với một tầm nhìn chủ động, áp đảo, với một màu xanh của rừng không thể nào pha lẫn” [34]

Như vậy, qua khảo sát, tìm tòi, chúng tôi mới chỉ thấy có một số bài viết bước đầu tìm hiểu, đánh giá về Tản văn của Y Phương, điều đó không tương xứng với giá trị đặc sắc của hai tập tản văn này. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương” để thực hiện luận văn của mình. Là một người con của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cực Bắc, chúng tôi đã tìm thấy bóng dáng quê hương và con người dân tộc mình ít nhiều qua Tản văn của Y Phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai tập tản văn của Y Phương. “Kungfu người Co Xàu” – NXB. Hội Nhà văn, 2010, “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” – NXB. Phụ Nữ, 2009..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá hai tập tản văn của Y Phương là “Tháng giêng – tháng giêng một vòng dao quắm”, “Kungfu người Co Xàu”. Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng so sánh tản văn Y Phương với tản văn của những nhà văn khác như tản văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư...

Đặc sắc tản văn Y Phương - 2

Những công trình nghiên cứu về văn hóa Tày cũng được sử dụng làm tư liệu nhằm góp phần làm nổi bật đối tượng nghiên cứu của luận văn.

4. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá những đặc sắc ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật của Tản văn Y Phương chúng tôi chỉ ra những mạch nguồn cảm hứng và bản sắc văn hóa Tày đậm nét trong từng trang viết của Y Phương, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo cùng đóng góp của Y Phương cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng, và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thống kê, phân tích, đánh giá lí thuyết về tản văn nói chung, từ đó “soi chiếu” vào tản văn của Y Phương. Từ cơ sở lý thuyết ấy, chúng tôi khảo sát, đánh giá một số phương diện đặc sắc nhất như cảm hứng nghệ thuật, kết cấu, nhân vật người trần thuật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên xã hội và hình ảnh con người miền núi... trong tản văn Y Phương, qua đó khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc săc của mảng sáng tác độc đáo này.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học...).

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

- Phương pháp thống kê – phân loại.

- Phương pháp đối chiếu so sánh.

7. Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính toàn diện về tản văn của Y Phương. Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tản văn Y Phương, chúng tôi không chỉ khẳng định tài năng, tâm huyết và cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn từ đó khẳng định thành tựu của văn học thiểu số Việt Nam hiện đại. Chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ hơn những đặc trưng thể loại của tản văn trong đời sống thể loại văn học Việt Nam đương đại.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần thư mục tại liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Vài nét về tản văn và những mạch nguồn cảm hứng trong tản văn của Y Phương.

Chương 2: Đặc sắc nội dung tản văn của Y Phương. Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật tản văn của Y Phương.

Chương 1

VÀI NÉT VỀ TẢN VĂN VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG TRONG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG


1.1. Vài nét về tản văn

1.1.1. Tản văn - một thể loại của văn xuôi hiện đại

1.1.1.1. Khái niệm tản văn.

Ở Việt Nam cách gọi tản văn đến nay còn chưa được thống nhất về mặt nội hàm của khái niệm. Còn nhiều ý kiến khác nhau khi định danh về thể loại văn học này. Khái niệm tản văn ở Trung Quốc được dùng với ba cấp độ: tản văn theo nghĩa là văn xuôi; tản văn theo nghĩa là những thể loại ngoài truyện, thơ và kịch; tản văn là một thể loại văn học.

Đầu thế kỉ XX, trong quan niệm của nhiều người, tản văn vẫn được hiểu theo nghĩa là văn xuôi, “là lối văn không đối nhau và không có vần” [8,118]. Hầu như tất cả các thể loại văn xuôi đều có chung cách gọi là tản văn để phân biệt với văn vần, theo cách hiểu này trong tản văn bao gồm cả Tựa, Truyện, Ký, Bi, Luận (theo cách chia của Bùi Kỷ); luận thuyết, văn sách, sử ký, tiểu thuyết, biện thuyết, kịch bản, giáo khoa, thơ từ (theo cách chia của Nguyễn Ứng). Hiện nay cách hiểu này không còn thông dụng nữa [8].

Ở một số Từ điển, ngoài cách hiểu là “văn xuôi” thì tản văn còn được hiểu là các loại văn gồm các thể ký và các thể văn khác ngoài truyện, thơ và kịch [8]

Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm tản văn được dùng để chỉ một thể loại văn học xác định. Trong các cuốn Từ điển Thuật ngữ Văn học, Năm bài giảng thể loại tản văn được dùng như một thuật ngữ chỉ tên thể loại văn học.

Xét thực tiễn sáng tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại, qua những tác phẩm được gọi tên là tản văn của những cây bút có tên tuổi như Tản Đà, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Mai Văn Tạo, Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Minh Thắng, Thảo Hảo... Chúng ta thấy khái niệm tản văn không chỉ được hiểu là văn xuôi như trước mà đã được dùng để chỉ những sáng tác văn xuôi ngắn, bộc bạch trực tiếp cảm xúc, tỉnh cảm, tư tưởng của người viết, trực tiếp bày tỏ

chính kiến, bàn luận về vấn đề xã hội nhân sinh, có cốt truyện rõ ràng hoặc cốt truyện “mờ”... nhưng xoay quanh tên gọi tản văn vẫn còn có những ý kiến khác nhau chưa phải đã thống nhất. Bởi vậy, chúng tôi cố gắng đưa ra cách hiểu của mình về thể loại tản văn như sau: tản văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc không có cốt truyện. Tản văn biểu hiện rõ nét “cái tôi” tác giả bởi mỗi tản văn sẽ vẽ lên một chân dung tâm hồn tự họa của người viết. Kết cấu của tản văn phóng khoáng, không có tính quy phạm chặt chẽ bởi được xây dựng theo dòng cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ với những liên tưởng bất ngờ, hồi ức gần và xa cùng sự luận giải các vấn đề nhân sinh - xã hội đậm tính chủ quan của người cầm bút. Với một nội dung như thế tản văn có phương thức biểu hiện tự do, giọng điệu đa thanh và ngôn ngữ đa sắc thái, kết hợp linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau (tự sự, trữ tình, huyền ảo...), dung nạp cả chất thơ và chất văn xuôi. Có thể nói tản văn là một thể loại văn học nằm ở giữa truyện ngắn và ký văn học. Bởi vậy, chúng tôi chọn khái niệm về tản văn trong Từ điển Thuật ngữ Văn học để từ đó có cơ sở triển khai đề tài của mình: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.”[49,293]

1.1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của tản văn

Thứ nhất Tản văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc không có cốt truyện.

Tản văn là những tác phẩm văn xuôi thường có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài văn ngắn ngọn, hàm xúc, có thể là những tiểu phẩm được trình bày dưới dạng một mẩu truyện nhỏ nhằm vẽ lại một vài nét chân dung của ai đó, hoặc kể lại một vài kỷ niệm từng ám ảnh trong ký ức, hay trở về theo dòng hoài niệm, hoặc miêu tả một ấn tượng sâu đậm nào đó dành cho một sự vật, sự kiện, con người có thực trong cuộc đời...

Sự ngắn gọn của tản văn trước hết có được là do tản văn thường xây dựng kết cấu xoay quanh một tín hiệu thẩm mĩ trung tâm nào đó (Ví dụ như một hình ảnh, sự kiện, một tình huống, một nhân vật...), trong tản văn “Ăn cháo Tiều” của Lý Lan, hình ảnh bát cháo trắng ăn với củ cải muối là một tập quán quen thuộc của người Hoa gốc Triều Châu đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ trung tâm, mọi cảm xúc và suy tư của người viết đều được khêu gợi từ tín hiệu này, để cuối cùng nỗi thương nhớ cố hương là tư tưởng nghệ thuật, là cảm hứng chính của tản văn này. Trong tản văn “Chim Huyền Hạc” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đã chọn hình ảnh chim Huyền Hạc là tín hiệu thẩm mĩ trung tâm - là biểu tượng cho nhân cách cao đẹp và khát vọng không thành của người chí sĩ. [28]

Như vậy, cấu trúc của tản văn thường chọn “hạt nhân” là một tín hiệu thẩm mĩ trung tâm - một biểu tượng, một hình ảnh có tính tượng trưng để rồi xoay quanh nó mà “dệt” những trường liên tưởng, đan cài cảm xúc và suy tư. Chính lí do này khiến tản văn có quy mô nhỏ gọn, không dàn trải và thường đạt được sự hàm xúc. Ở đặc trưng này, tản văn có nét tương đồng với thơ.

Tản văn có thể có hoặc không có cốt truyện. Ví dụ như: trong tập “Kungfu người Co Xàu” của Y Phương, tản văn “Tiếng ve cay đắng”, “Trảy khu tư”, “Nhúng xuống thành phố” không có cốt truyện, nhưng tản văn “Bắt khách” lại có cốt truyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên cốt truyện trong tản văn không có vai trò và ý nghĩa như cốt truyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Nó chỉ là cái cớ để người viết trực tiếp bộc bạch tâm trạng và suy nghĩ của mình về một vấn đề nhân sinh nào đó. Trong tản văn, hình ảnh và chi tiết nghệ thuật mới là yếu tố quan trọng nhất, là hạt nhân cơ bản nhất. Người đọc có thể quên đi cốt truyện nhưng sẽ còn ám ảnh mãi với những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật có giá trị như những “thi nhãn” trong thơ. Đọc tản văn “Uống rượu trong lòng tháp Mỹ Sơn” của Thanh Thảo chúng ta bâng khuâng mãi với hình ảnh một viên gạch Chăm [28]. Đọc tản văn “Tập hát Quan họ” của Nguyễn Phan Hách, người đọc không thể không bâng khuâng với sự âm vang, lan tỏa từ một câu hát “huê tình” xứ Kinh Bắc.[28]

Thứ hai Tản văn bộc lộ rõ nét “cái tôi” của tác giả.

Nếu như trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, “cái tôi” của tác giả luôn “giấu mình” để cho câu chuyện tự nói lên tất cả, nếu như trong thơ “cái tôi” thường tự bộc lộ rõ nét về mình nhưng chỉ là bộc lộ thế giới tâm trạng của anh ta (còn các yếu tố về tiểu sử, nghề nghiệp, gia đình, tính cách... của anh ta luôn bị xóa mờ), thì tản văn là thể loại duy nhất cho ta biết tỉ mỉ, chân xác về “cái tôi” tác giả của nó, ở cả phương diện tâm hồn, tư tưởng, đến các chi tiết xác thực về đời tư của tác giả. Nguyên tắc tự biểu hiện đã khiến tác giả của tản văn lấy ngay “cuộc sống của chính mình theo cách hiêu rộng nhất của từ này, làm “chất liệu” để xây dựng tác phẩm. Đặc điểm này khiến tản văn vừa gần gũi với ký văn học, vừa gần gũi với thơ, chẳng hạn qua tản văn “Tờ hoa” của Nguyễn Tuân, chúng ta như nhìn thấy chính chân dung tự họa của nhà văn ở cả hai phương diện đời sống tâm hồn và đời sống sinh hoạt thường ngày của ông, hay trong tản văn “Tắc kè nhớ núi” của Y Phương, trước hết người đọc hiểu biết rõ quá trình đi học của nhà văn cùng số bạn bè và thày cô có thật của Y Phương, như nhà giáo làm thơ Nguyễn Đức DZụ rồi người bạn Nguyễn Tuấn, nhà thơ Trần Hùng v v...

Thứ ba Tản văn viết về người thật, việc thật và sử dụng hư cấu có hạn chế trong nhưng phạm vi và mức độ nhất định.

Do tản văn thường viết về nhưng kỉ niệm máu thịt, những ấn tượng sâu đậm của chính tác giả trong dòng hoài niệm về một quá khứ đã qua của chính cuộc đời mình: viết về quê hương, về người thân, về những nét đẹp văn hóa của dân tộc mà bản thân thường chiêm nghiệm... Đặc biệt, tản văn miêu tả thế giới và con người qua “đôi mắt”, “trái tim”, “trí tuệ” đậm tính chủ quan của chính người viết - người viết trở thành nhân vật người trần thuật chiếm vị trí trung tâm trong tác phẩm, tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Đặc trưng này khiến tản văn rất gần gũi với tác phẩm ký văn học ở nguyên tắc viết về người thật, việc thật, chẳng hạn như tản văn: “Hương sắc ô môi” của Mai Văn Tạo đã khắc họa hình tượng trung tâm - cũng là tín hiệu thẩm mĩ trung tâm là cây ô môi, một loài cây không có gì đặc biệt: “Quả dài thậm thượt, sần sùi, gút mắc, cong cong, đen đúa, cứng đờ như thanh gỗ”[28], và đây cũng không phải là loại cây có giá trị kinh tế khiến người ta phải lo chăm bón nâng niu. Nhưng hoa ô môi lại là hình ảnh có thật, là vẻ đẹp riêng của vùng sông

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí