Vấn Đề Phân Tích Ngữ Pháp Kiểu Câu Có Ý Nghĩa Nhân Quả Được Biểu Hiện Bằng Quan Hệ Từ

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

- Quan hệ từ chỉ kết quả.

Bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp, quan hệ nhân quả có thể được biểu hiện bằng các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhưng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hư từ.


CHƯƠNG 3

VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP

KIỂU CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG QUAN HỆ TỪ VÀ ĐỘNG TỪ QUAN HỆ

Như đã trình bày ở trên, kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng 2 phương thức: bằng quan hệ từ và bằng động từ quan hệ. Mặc dù về đặc điểm ngữ nghĩa giữa hai kiểu câu này có những nét chung nhưng về đặc điểm ngữ pháp lại có những điểm không tương đồng.

3.1. Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ

3.1.1. Các ý kiến khác nhau về cách phân tích kiểu câu này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đối với kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, hiện nay, ý kiến của các nhà ngữ pháp không thống nhất. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có hai vấn đề cầm xem xét:

- Mối quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả là quan hệ chính phụ hay phụ thuộc qua lại?

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 8

- Đặc tính cấu tạo của kiểu câu này xét theo quan điểm phân loại câu theo mặt ngữ pháp (tính chất đơn hay ghép của kiểu câu này)

Cao Xuân Hạo, khi bàn về vấn đề câu đơn, câu phức và câu ghép có nhận định rằng, “khái niệm truyền thống về câu phức là câu có từ hai cấu trúc chủ - vị trở lên không đẳng lập. Khái niệm câu phức ấy được ngữ pháp nhà

trường của ta gọi là câu ghép chính phụ. Cách gọi tên khác nhau nhưng khái niệm là một. So sánh:

(1) a. Điều ấy tôi biết rồi.

b. Điều anh vừa nói ấy, tôi biết rồi.

c. Tôi đã xem trận ấy.

d. Tôi đã xem đội ta đấu với đội bạn.

Theo ngữ pháp nhà trường thì các câu a và c là câu đơn, còn các câu b và d là câu phức (ghép chính phụ) vì có cấu trúc chủ vị làm định ngữ và làm bổ ngữ. Định ngữ và bổ ngữ không phải là những thành phần bậc câu trực tiếp cấu tạo câu. Đó chỉ là những thành phần phụ cho các từ trung tâm của các ngữ, dù cấu trúc của chúng như thế nào thì tư cách chức năng của ngữ mà chúng tham gia cũng không thay đổi, do đó, không ảnh hưởng gì đến cấu trúc câu. Chính vì thế, các câu a, b, c, và d đều có thể được coi là câu đơn” [15, 86].

(2) a. Vì lợi ích chung, ông ta đã xin từ chức.

b. Để xí nghiệp không bị tiếp tục thua lỗ, ông ta đã xin từ chức.

Theo Cao Xuân Hạo, hai câu trên đây đều có trạng ngữ ở đầu câu được giới từ dẫn nhập. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về hai loại câu này, có ý kiến cho rằng câu a là câu đơn, còn câu b là câu ghép chính phụ với một vế câu phụ; cũng có ý kiến lại cho rằng cả câu a và câu b đều là câu ghép chính phụ. Để lí giải điều đó, Cao Xuân Hạo đã đưa ra lí do của sự “thăng cấp” ấy là: trạng ngữ được coi là thành phần bậc câu, tuy là phụ.

Cao Xuân Hạo đồng tình với ý kiến thứ hai, ông coi các câu (1) và (2) a, b là cùng một loại vì các thành phần phụ của câu hay chủ ngữ trong câu có thay đổi cấu trúc hay có bị bỏ đi nữa thì câu vẫn còn cấu trúc cơ bản. [15, 87]

Như chúng ta đã biết, câu đơn biểu đạt một nhận định còn câu ghép lại biểu đạt nhiều nhận định. Sở dĩ có sự ghép lại ấy là vì người nói (viết) muốn diễn đạt một ý gồm nhiều nhận định có quan hệ với nhau cần được chú ý.

(3) a. Không ai nói gì, mọi người lảng dần ra.

b. Không ai nói gì, rồi mọi người lảng dần ra.

c. Không ai nói gì nhưng mọi người lảng dần.

d. Không ai nói gì nên mọi người lảng dần.

Theo thừa nhận chung thì bốn câu trên đây đều gồm hai nhận định. Mỗi nhận định đều có thể làm thành một câu đơn, khi ghép chúng vào nhau trong một câu sẽ trở thành một trong hai vế câu. Quan hệ trong hai vế câu ấy sẽ có mối liên hệ rõ ràng hơn khi chúng có liên từ nối kết và chính mối quan hệ ấy làm thành điều thông báo chính yếu. Trong các câu (3)b và c, ai nằm trong mọi người, còn trong câu d ai mọi người có sở chỉ khác nhau, câu b chỉ nói đến hai hiện tượng nối tiếp nhau, nhưng câu c còn diễn đạt một mâu thuẫn nào đó giữa sự tình trước (không ai nói gì) và sự tình sau (mọi người lảng dần) và trong câu d có một sự giải thích về lí do khiến mọi người lảng dần. Khi có liên từ, trật tự giữa các vế câu trở nên chặt chẽ hơn, nghĩa câu rõ ràng hơn.


đây:

Các câu (3) c và d, hiện nay còn được diễn đạt thành những câu sau


(4) a. Tuy không ai nói gì nhưng mọi người lảng dần.

b. Vì không ai nói gì nên mọi người lảng dần.

Các câu này vừa có giới từ dẫn nhập một trạng ngữ lại vừa có liên từ

nối hai vế câu ghép đẳng lập. Nhưng một trạng ngữ (dù cho cấu trúc là thế nào) thì làm sao đẳng lập được với một cấu trúc câu cơ bản? Các câu (4) do vậy là những câu đáng ngờ về ngữ pháp, nhưng thực tế lại đang được chấp nhận.

Ngữ pháp nhà trường xếp những câu ấy vào loại câu ghép chính phụ, chúng ta có thể coi những câu ấy cùng loại với câu (2)b, nghĩa là trong hệ thống phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp, chúng thuộc loại câu đơn. Lí do để coi các câu ấy là ghép chính phụ không phải là không có cơ sở: các giới từ vì, tuy dẫn nhập một trạng ngữ ngay ở đầu câu, làm cho vai trò của liên từ dùng giữa hai vế câu không còn được chú ý nhiều nữa.[15, 90]

Việc chấp thuận và đã quen dùng hai mẫu câu (4) trong tiếng Việt hiện đại là một thực tế khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phải tôn trọng, nhưng không phải vì thế mà ta lại bắt lỗi những câu như:

(5) a. Tuy không ai nói gì, mọi người lảng dần.

b. Vì không ai nói gì, mọi người lảng dần.” [15, 85 - 89]

Như vậy, theo ý kiến của Cao Xuân Hạo thì những câu có sử dụng liên từ là những câu có ý nghĩa rõ ràng hơn, trật tự giữa các vế câu cũng chặt chẽ hơn. Nhưng ông cũng không gọi tên một cách hoàn toàn rõ ràng.

Quan niệm của Cao Xuân Hạo về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các bộ phận chỉ nguyên nhân, kết quả của câu nhân quả là quan hệ chính phụ (không phân biệt trường hợp sau (do, bởi, tại, nhờ) là ngữ (nhóm) hay là cụm C - V).

Việc phân loại câu thành đơn, ghép, Cao Xuân Hạo quan niệm: Câu đơn là câu chỉ có một cụm C - V nòng cốt (cụm C - V nòng cốt thường được hiểu là cụm C - V không bị bao hàm trong nhóm từ (ngữ) hay trong cụm C - V khác). Theo Cao Xuân Hạo, cụm C - V phụ thuộc (làm trạng ngữ, ví dụ: Trong câu 2b, 4a, 4b) đều không phải là cụm C - V nòng cốt. Như vây, theo Cao Xuân Hạo, câu nhân quả đều là câu đơn bất kể vế nguyên nhân có cấu tạo thế nào.

Cách nhìn của Cao Xuân Hạo về quan hệ cú pháp, về cách phân loại câu thành câu đơn, câu phức, câu ghép thực sự có chiều sâu (chú ý đến mặt chức năng, quan hệ hơn là mặt cấu tạo). Tuy nhiên, những lí giải của ông còn chưa rõ ràng. Ngoài ra, tác giả chưa chỉ ra được sự khác nhau cụ thể giữa các cấu trúc và hiện tượng chuyển dần (trung gian) của quan hệ cú pháp.

Khác với ý kiến trên đây của Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến [24, 216] lại xếp những câu thuộc kiểu dưới đây vào loại câu ghép qua lại.

1) Tôi vừa ra đi thì nó đến tìm tôi. → Câu ghép qua lại một chiều.

2) Sở dĩ việc này không kết quả là vì anh không chú ý.→ Câu ghép qua lại hai chiều.


sau:

Ông cho rằng “khi xét câu ghép qua lại chúng ta cần chú ý những điểm


+ Các vế có ứng với các câu đơn không?

+ Có xảy ra các thay đổi gì trong phần chính theo hướng A → A’ và

phần phụ B → B’ của câu không?

+ Các từ nối nào được dùng?

+ Theo phương thức nào để tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa của câu.

Khi phân tích câu theo phương tiện liên hệ cú pháp, phải dựa vào những nguyên tắc sau đây:

- Câu ghép có các vế ứng với câu đơn và không có những biến đổi nào trong các câu đơn, yếu tố liên hệ không đi vào vế nào của câu cả.

Ví dụ:

Ta vui mẹ Nga sinh.

Ta vui mùa xuân đã đến.

- Các vế của câu ghép có những biến đổi, thì yếu tố liên hệ sẽ đi vào một trong những vế câu ghép. Có 3 trường hợp:

a) Đi vào vế chính, ví dụ: Tôi nói bao nhiêu lần mà nó không nghe.

b) Đi vào vế phụ thuộc, ví dụ: Nó chết vì bệnh.

c) Đi vào cả hai vế, ví dụ: Nếu lụt thì đói.

Các vế phụ thuộc tuy có khả năng độc lập nhưng có nghĩa quan hệ qua lại chỉ ở trong toàn câu ghép mà thôi.

- Các vế câu ghép không có sự biến đổi nào thì vế phụ thuộc sẽ hoà với vế chính và biểu thị quan hệ thuyết định.

Ví dụ: Nó nghèo (đến nỗi) không còn một xu dính túi.

Tác giả tiến hành chia câu ghép qua lại thành qua lại một chiều và qua lại hai chiều dựa trên mối liên hệ và phương tiện biểu diễn liên hệ đó.

Câu ghép qua lại một chiều có mô hình chung là: C - V từ nối C - V.

Ví dụ: Các anh chị ngã xuống để cho Tổ quốc hồi sinh.

Các vế của mô hình này không chuyển đổi vị trí được. Trong loại câu này, các vế câu là cố định, nhưng do mức độ “hao nghĩa” của các từ nối vì, để cho… mà trật tự có thể đảo ngược.

Ví dụ: Chúng tôi vui đến oà nước mắt Tổ quốc thực sự hồi sinh. Câu ghép qua lại hai chiều có mô hình chung là:

Từ nối C - V từ nối C - V Ví dụ: Nếu lụt thì đói.

Cả câu là một chỉnh thể chặt chẽ không tách nhau được. Sự hiện diện từ nối này làm tiền đề xuất hiện từ nối tiếp theo, cả hai làm mối cho từ nối thứ ba, thứ tư.

Ví dụ:

Trừ phi cấp trên điều động đi xa thì tôi mới chấp hành nghiêm chỉnh.

Giá như anh cố chịu đựng thì anh mới vượt qua khó khăn này.

Đặc thù của loại câu này là các vế có cùng chủ ngữ. Mối liên hệ ý nghĩa thông qua việc móc các từ nối theo tôn ti như sau:

Giá như (thì mới) Trừ phi (thì mới)

Ngữ nghĩa của câu ghép qua lại hai chiều là tích ý nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo câu. Dung tích câu phức lớn hơn nội dung các vế và không trùng với các vế đó” [24, 215]

Theo cấu trúc và quan hệ ý nghĩa của phương tiện nối với toàn câu, tác giả lại chia câu ghép qua lại thành những kiểu sau đây: thời gian, nhân quả, điều kiện, so sánh, nhượng bộ, tăng tiến, mục đích.

Các vế của câu ghép nhân quả biểu thị mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, quan hệ lý do và kết luận. Các từ nối thường dùng trong loại câu này là: sở dĩ, vì, do, bởi, tại, nhờ, cho nên, hèn chi…

Câu nhân - quả có thể chia thành hai nhóm sau:

1) Nguyên nhân: Nhóm này có vế nguyên nhân ở trước thuyết minh cho kết quả được biểu hiện ở vế sau. Mô hình tiêu biểu là:

Vì (do, bởi, tại, nhờ…) C - V + cho nên C - V

Ví dụ:

Do Đảng lãnh đạo cho nên chúng ta mới có cuộc đời hạnh phúc.

2) Kết quả: Ở nhóm này, vế mang ý nghĩa kết quả có từ nối còn vế nguyên nhân không có từ nối. Các từ nối thường gặp gồm có: cho nên, nên, thành thử, hèn chi…Mô hình tiêu biểu là:

C - V nên C - V Ví dụ:

Nó khóc suốt ngày hèn chi hai con mắt đỏ hoe.

Theo những mô hình trên đây, tác giả cũng đưa ra những điều kiện khu biệt hai loại câu sau:

1. C - V + từ

Ví dụ: Chúng ta hi sinh vì Tổ quốc. (câu đơn)

2. + từ + cho nên + C - V

Ví dụ: Vì thế cho nên Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình.

Theo sự khu biệt này, loại câu 2 là loại câu ghép qua lại.”[24, 221]

Hoàng Trọng Phiến coi trạng ngữ chỉ nguyên nhân là một trong những thành phần của các thành tố cấu tạo câu. Theo ông, những câu kiểu như dưới đây là những câu có chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ông coi đó là những câu đơn:

Nhờ bạn, tôi có sự tiến bộ trong học tập.

Tại anh, tôi đến muộn.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi vì đâu? tại sao?… để tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Về vị trí, trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có thể chuyển vào giữa kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Muốn chuyển vị trí trạng ngữ xuống cuối thì thêm trước phần chỉ nguyên nhân.

Ví dụ:

Tại anh, tôi đến muộn. → Tôi đến muộn là tại anh.

Nhờ sự giúp đỡ của bạn, việc này thành công.

→ Việc này thành công là nhờ sự giúp đỡ của bạn.

Cũng có trường hợp trạng ngữ chỉ nguyên nhân kết hợp với từ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ:

Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bao giờ cũng có những giới từ vì, do, nhờ, bởi, tại làm tín hiệu.” [24, 131]

Như vậy, theo quan điểm của Hoàng Trọng Phiến, những câu có chứa giới từ nguyên nhân đều có thể coi là những câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Tác giả đã phân biệt rõ trường hợp sau vì (do, bởi, tại, nhờ) là từ, ngữ (nhóm) với trường hợp sau (do, bởi, tại, nhờ) là cụm C - V hoặc là đại từ thay thế cho cụm C - V (thế, vậy). Trong trường hợp thứ nhất, ta sẽ có câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Nhờ bạn, tôi có sự tiến bộ trong học tập; Tại anh, tôi đến muộn). Trong trường hợp thứ hai, ta sẽ có câu ghép qua lại (Vì thế cho nên Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình; Chúng tôi vui đến oà nước mắt vì Tổ quốc thực sự hồi sinh).

Như vậy, theo Hoàng Trọng Phiến, quan hệ giữa bộ phận nguyên nhân và bộ phận kết quả trong câu nhân quả bao gồm hai trường hợp: Quan hệ chính phụ (khi vế chỉ nguyên nhân là trạng ngữ) và quan hệ phụ thuộc qua lại (khi vế chỉ nguyên nhân là cụm C - V). Điều tác giả chưa làm rõ ở đây là cơ sở của sự phân biệt trên và tính chất qua lại của mối quan hệ giữa hai vế trong câu ghép nhân quả.

Ngoài ra, việc phân chia câu ghép nhân quả thành câu nguyên nhân và câu kết quả cũng không phản ánh sự đối lập thực sự giữa hai nhóm câu này. Thực ra, chỉ cần lược quan hệ từ thì câu nguyên nhân sẽ có đặc điểm hình thức như câu kết quả. (So sánh: trời lạnh nên chúng tôi phải đóng kín cửa.

→ Trời lạnh nên chúng tôi phải đóng kín cửa).

3.1.2. Ý kiến trao đổi về cách phân tích cú pháp kiểu câu này

Để có cơ sở nêu ý kiến đề xuất về cách phân tích kiểu câu này, chúng tôi tiếp thu và vận dụng ý kiến của Nguyễn Văn Lộc về nguyên tắc xác định thành phần câu. Cụ thể, chúng tôi vận dụng nguyên tắc và thủ pháp xác định thành phần câu trong tiếng Việt sau đây:

3.1.2.1. Nguyên tắc:

- Chỉ các thực từ mới được coi là các thành phần cú pháp của câu. Hư từ không có khả năng tham gia vào các quan hệ cú pháp với tư cách là thành tố cú pháp và không được coi là thành phần câu. Chúng chỉ là các yếu tố giúp cho thực từ hiện thực hoá một khả năng kết hợp hoặc vai trò cú pháp nhất định. Trong câu, mỗi thực từ chỉ giữ một chức năng cú pháp.

- Thành phần câu với tư cách là phạm trù cú pháp cần được xác định trong mối quan hệ cú pháp với các thành phần câu khác. Điều này có nghĩa là mỗi thành phần câu nhất định phải được xác định từ hai mặt: ý nghĩa và hình thức xét trong mối quan hệ với thành phần câu khác hoặc với nòng cốt câu.

3.1.2.2. Thủ pháp xác định thành phần câu

Khi xác định, phân tích các thành phần câu, để tránh sự chủ quan, cảm tính, đồng thời để phát hiện đầy đủ đặc điểm các thành phần câu; cần dựa vào những thủ pháp hình thức nhất định. Các thủ pháp hình thức thích hợp với việc phân tích các thành phần câu tiếng Việt là: lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến.

Lược bỏ là bớt một yếu tố nào đó trong câu hoặc trong cấu trúc nhất định nhằm mục đích xác định vai trò hay mức độ cần thiết của yếu tố đó đối với việc tổ chức câu hoặc cấu trúc.

Ví dụ:

- Lan xem ti vi ở trong phòng.

- Lan xem ti vi.

- Lan xem.

- Xem tivi.

Thủ pháp lược bỏ cho phép xác định các thành phần bắt buộc và tự do của câu hay cấu trúc nhất định.

Bổ sung là thêm một yếu tố nào đó vào câu hoặc cấu trúc nhất định với mục đích xác định đặc tính của yếu tố nào đó hoặc đặc tính của cấu trúc nói chung. Chẳng hạn, với câu: “Hắn nhận ngay, bởi đang nhọc và khát cho cháy họng. (Nam Cao), việc có thể bổ sung vào trước phó từ chỉ thời thể đang yếu tố chỉ chủ thể (ví dụ: Hắn nhận ngay, bởi hắn đang nhọc và khát cho cháy họng) cho thấy trước phó từ chỉ thời thể đang vẫn còn vị trí mở chưa được làm đầy, nghĩa là có thể cho rằng sau bởi là một cụm chủ vị.

Thay thế là thay một yếu tố trong câu hay cấu trúc nhất định bằng một yếu tố khác nhằm phát hiện đặc điểm của yếu tố nào đó trong câu hay cấu trúc được xem xét. Thay thế bao gồm cả thay thế bằng từ không nghi vấn lẫn thay thế bằng từ nghi vấn (ví dụ: Lan xem ti vi - Nó xem ti vi - Ai xem ti vi? Lan xem gì?). Thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn được dùng để xác định mối quan hệ và sự phụ thuộc về hình thức giữa các thành phần câu hoặc giữa các thành tố của cấu trúc nói chung.

Cải biến là “sự biến đổi một cấu trúc bất kỳ thành một cấu trúc khác được thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất định với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi này về cơ bản, vẫn được giữ lại” [43, tr 245]. Để đảm bảo diều kiện trên đây, khi thực hiện sự cải biến, về nguyên tắc, không được thêm các thực từ đích thực nào vào cấu trúc được cải biến.

Theo ý kiến của Nguyễn Văn Lộc, chúng tôi nhận thấy, trong tiếng Việt có hai kiểu cải biến sau đây:

a. Kiểu cải biến có tính chất thuần ngữ pháp:

Điều kiện của kiểu cải biến này là không được thêm bất kỳ một thực từ nào vào cấu trúc được cải biến và kết quả của kiểu cải biến này là không làm thay đổi đặc tính cú pháp của cấu trúc và ý nghĩa cú pháp của các thực từ. Thuộc về kiểu này là những cải biến vị trí như:

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí