địa phương, đồng thời giúp đề xuất một số giải pháp sát với thực tế phát triển của địa phương hơn.
2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn ở địa phương về thực trạng hoạt động DLST tại Bến En nhằm làm căn cứ cho những nhận xét, đánh giá của mình; sử dụng phương pháp phỏng vấn, cụ thể tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh đối với 30 người dân địa phương có tham gia kiếm sống bằng hoạt động du lịch tại các làng được coi là trọng điểm nghiên cứu. Đồng thời có gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng vấn với 30 du khách đến tham quan tại Bến En, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp quan điểm của người dân địa phương tham gia làm du lịch tại các trung tâm du lịch phụ trợ. Qua đó, đã giúp tác giả hiểu và có cái nhìn chia sẻ hơn về cuộc sống, con người nơi đây, hiểu hơn về mong muốn, nguyện vọng của người dân địa phương tham gia làm du lịch cũng như mong muốn của du khách khi đến nơi này. Từ đó đề xuất một số giải pháp với hy vọng đóng góp nhỏ cho sự phát triển du lịch của VQG Bến En.
* Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi tương ứng theo một quy ước mặc định với các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định.
Phương pháp này với các bước như sau: Khảo sát, xác định đối tượng và nội dung cần điều tra: để thực hiện mục tiêu của luận án, việc điều tra được tiến hành khách du lịch đã đến với VQG.
- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian với các đối tượng là khách du. Nội dung các câu hỏi đề cập sở thích, đối tượng, thời gian, nhận xét… của du khách nhằm đáp ứng cho yêu cầu và mục tiêu của luận văn.
- Điều tra thử: nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội dung bảng hỏi. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp, thu được thông tin hiệu quả.
- Lựa chọn địa bàn điều tra và mẫu điều tra: Khu vực VQG Bến En và các cụm dân cư được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu. Mẫu điều tra đối với khách là ngẫu nhiên (dựa trên cơ sở các đối tượng khách du lịch khác nhau: học sinh, sinh viên, cán bộ.
- Chọn thời gian điều tra: việc điều tra được tiến hành vào 2 đợt khác nhau. Được thực hiện vào các ngày trong tuần và ngày nghỉ nhằm thu thập kết quả điều tra các nguồn thông tin đa dạng khác nhau.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra.
Nội dung phỏng vấn đề cập các khía cạnh về hoạt động du lịch hiện nay diễn ra tại Vườn; mức độ hiểu biết và sự sẵn sàng của người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch. Thái độ và cách nhìn nhận đánh giá chất lượng, mức độ hoạt động từ các nhà quản lý và nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả thực hiện quá trình phỏng vấn thông qua trò chuyện với cộng đồng dân cư khi đến thực hiện quan sát thực địa. Lấy ý kiến của người dân qua các câu hỏi liên quan. Từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và đánh giá.
2.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Học viên đã sử dụng phần mềm Excel và SPSS 6.0 để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu. Đồng thời sử dụng công cụ SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để đánh gía tổng quan các điều kiện thực tế tại VQG Bến En. SWOT là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch phục vụ đưa ra các định hướng phát triển cho địa phương theo bốn chiến lược là:
chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S-O), chiến lược điểm mạnh - thách thức (S-T), chiến lược điểm yếu - cơ hội (W-O), chiến lược điểm yếu - thách thức (W-T).
2.4.5. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, đề tài đặt ra những vấn đề phải giải quyết,... Trên cơ sở đó đã tiến hành tham vấn các chuyên gia chuyên ngành và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: sinh thái học, xã hội học, quản lý và phát triển du lịch. Thông qua tổ chức các cuộc họp và điều tra bằng hệ thống câu hỏi mở về thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn Quốc gia Bến En.
Về thực trạng tự nhiên, thực trạng du lịch: tham vấn ý kiến giám đốc Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng ThS. Tống Văn Hoàng.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa
3.1.1. Giới thiệu chung về VQG Bến En
- Tên Vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Bến En.
- Quyết định thành lập: Quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 27/01/1992.
- Toạ độ địa lý: 19 độ 31' đến 19 độ 43' vĩ độ Bắc và 105 độ 25' đến 105 độ 43 kinh độ Đông.
- Quy mô diện tích: 16.634ha; Vùng đệm: 31.172ha với chức năng làm giảm sức ép của cộng đồng lên Vườn Quốc gia.
+ Phía Bắc giáp các xã Hải Long, Xuân Khang - huyện Như Thanh.
+ Phía Nam giáp các xã Xuân Thái - huyện Như Thanh, Xuân Bình - huyện Như Xuân.
+ Phía đông giáp các xã Xuân Phúc, Hải Vân - huyện Như Thanh.
+ Phía Tây giáp các xã Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Bình Lương - huyện Như Xuân
3.1.2. Lịch sử hình thành VQG Bến En
Quá trình xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bến En được chia làm 06 giai đoạn như sau [21]:
Giai đoạn trước năm 1990
Ngày 09/08/1986 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 194/CT, phê duyệt thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bến En có diện tích 12.000ha nhằm mục đích bảo tồn “Voi hoang dã, Nai và rừng đầu nguồn sông Mực”.
Giai đoạn 1990 - 1991
Ngày 22/3/1990 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 307/QĐ-UBTH về việc thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Bến En trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật VQG trình Chính phủ phê duyệt;
- Tổ chức quản lý bảo vệ khu rừng đặc dụng, nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen động, thực vật.
Giai đoạn 1992 – 1996
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định số 33/CT ngày 27/01/1992 về việc phê duyệt Xây dựng luận chứng kinh tế - Kỹ thuật thành lập Vườn quốc gia Bến En - Thanh Hoá. Theo đó, VQG Bến En trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý với tổng diện tích vùng lõi 16.634 ha, vùng đệm trên 30.000ha.
Giai đoạn 1997 – 2008
Ngày 08 tháng 11 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 830/TTg về việc chuyển giao VQG Bến En thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Trong thời điểm này, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, huyện Như Thanh được thành lập (tách ra từ huyện Như Xuân), do nhu cầu sử dụng đất của người dân địa phương, Vườn quốc gia Bến En phải cắt chuyển 1.294,8ha đất (Theo Quyết định số 704 và số 705 ngày 13/3/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) cho địa phương quản lý. Vì vậy, diện tích của VQG Bến En giảm xuống còn 16.634 ha.
Giai đoạn tháng 8/2008 - 7/2012
Thực hiện quyết định số 2244/ QĐ-BNN-TCCB ngày 25/7/2008 của Bộ NN & PTNT chuyển giao VQG Bến En cho UBND tỉnh Thanh Hoá quản lý.
Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận VQG Bến En thuộc Bộ NN&PTNT và giao Chi cục Kiểm lâm thuộc sở NN&PTNT quản lý.
Giai đoạn tháng 8/2012 đến nay
Thực hiện Quyết định số 2060/QĐ- UBND ngày 3/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về phân cấp Vườn Quốc gia Bến En từ trực thuộc Chi Cục Kiểm Lâm Thanh Hoá về trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
3.1.3. Điều kiện tự nhiên
a) Địa chất
Lịch sử hình thành địa chất trong khu vực khá phức tạp, nhưng chủ yếu là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura - Creta như phiến thạch sét, đá sa thạch và phiến thạch mica, phân bố nhiều ở các xã Bình Lương, Xuân Bình, Xuân Thái. Một số đã biến chất nhẹ do ảnh hưởng của hiện tượng phun trào hình thành đá Mắc ma, tập trung vùng Xuân Lý, Xuân Thái, Đức Lương. Các trầm tích không phân cách như đá vôi ở núi Đàm, Bào Khế và các dãy núi đá vôi khác ở của đập sông Mực như: núi Động Hang, Đồng Mười, Đồng Thổ, núi Đầu Lợn. Trải qua một thời gian dài của quá trình hoạt động địa chất đã tạo ra nhiều thung lũng trong Vườn.
Với địa hình có nhiều hang, núi và thung lũng đã tạo nên những cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch đến với VQG Bến En.
b) Thổ nhưỡng
Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có 4 loại đất chính như sau:
- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu). Đất có tầng loang lỗ, quá trình ngập nước không thường xuyên trong năm nên bị biến chất do glây hóa. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ.
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét. Đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng phù hợp với nhiều loại cây trồng, khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém, phân bố chủ yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát. Đất có tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, khả năng giữ nước kém, thoát nước và thu nhiệt tốt, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, đất tương đối nghèo dinh dưỡng.
- Đất phong hóa trên núi đá vôi. Đất nhiều mùn, màu xám đen, thành phần cơ giới nặng, thiếu nước.
Nhìn chung đất khu vực Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất từ trung bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát
triển, tạo nên tính đa dạng về thực vật cho khu vực. Tuy nhiên, do tập quán canh tác của người dân địa phương đã khiến cho một phần diện tích đất trong khu vực đang có hiện tượng sa hóa, bạc màu, thực vật trồng tại đây chậm hoặc không phát triển.
c) Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Như Thanh cho thấy:
Vườn Quốc gia Bến En không xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịu ảnh hưởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa. Theo số liệu của trạm khí tượng Như Thanh (nằm ở sát vườn) cho thấy:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,30C
Nhiệt độ cực tiểu 30C (tháng 1)
Nhiệt độ cực đại 410C (tháng 7) Các tháng có nhiệt độ dưới 200C tháng 12; 1; 2; 3 Tổng lượng mưa cả năm 1.790 mm/năm
Số ngày mưa hàng năm 124 ngày
Lượng mưa ngày lớn nhất 377 mm (tháng 9)
Số ngày mưa phùn hàng năm 35 ngày
Lượng nước bốc hơi hàng năm 925 mm
Độ ẩm trung bình hàng năm 85%
Độ ẩm cực tiểu trung bình 65%
Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối 16% (tháng 11)
Sương mù bình lưu 22 ngày
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C)
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 | T11 | T12 | Năm | |
16,5 | 17,3 | 20,0 | 23,6 | 27,3 | 28,6 | 28,9 | 27,8 | 26,5 | 24,2 | 20,8 | 17,9 | 23,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa - 2
- Tiêu Chí Của Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng
- Hiện Trạng Chăn Nuôi Và Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Vùng Đệm
- Sự Phân Bố Các Taxon Các Ngành Của Hệ Thực Vật Bến En
- Danh Sách Các Loài Thú Quý Hiếm Bị Đe Doạ Vqg Bến En
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo chuyên đề thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội vườn Quốc gia Bến En – tháng 9 năm 2012 [2].
Tổng nhiệt cả năm 8.5000C
Nhiệt độ đất trung bình 24,90C
Tổng năng lượng bức xạ 120 Kcal/cm2/năm
Tổng số giờ nắng hàng năm 1.600 - 1.800 giờ
Gió mùa Đông Bắn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7 khoảng 19-22 ngày.
Biên độ giao động nhiệt là 12,30C. Nóng nhất là tháng 7, trung bình là
28,90C đôi khi lên đến 41,70C. Lạnh nhất vào tháng giêng, trung bình 16,90C đôi khi xuống tới 3,10C ở vùng núi thường xuyên xuất hiện sương giá.
Bảng 3.2. Lượng mưa trung nình hàng tháng và năm (mm)
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 | T11 | T12 | Năm | |
26,7 | 25,8 | 41,3 | 56,5 | 139 | 175,9 | 201,3 | 278,3 | 436,7 | 268,8 | 108,3 | 31,4 | 1.790 |
Nguồn: Báo cáo chuyên đề thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội vườn Quốc gia Bến En – tháng 9 năm 2012 [2].
Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90 % tổng lượng mưa trong năm thường gây nên những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa hằng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ Bến En nên giữ được độ ẩm cho cây cối trong vùng.
c) Thủy văn
Hệ thống sông chính trên địa bàn là Sông Mực nằm trong địa giới Vườn Quốc gia Bến En, toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn:
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè.
- Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng.
- Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc.
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan chảy qua Bình Lương, Làng Yên.
- Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250 - 400 triệu m3 nước, là thủy vực của 4
suối chính ở trên, diện tích của hồ trên 2.000 ha đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho nông nghiệp 4 huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng như nuôi trồng thủy sản.