Xây Dựng Nhân Vật Thông Qua Những Điểm Cá Biệt.


chân thành, trong sáng với tám phần tình, hai phần nghĩa. Cô đợi chờ từng ngày, thậm chí từng giây phút được anh đáp lại mà không một lời than thở. Cô chấp nhận tất cả và gọi đó là “chọn lựa”. Thật tội nghiệp cho các bậc cha mẹ khi một ngày nào đó thấy đứa con vuột khỏi tay mình, bơ phờ như một kẻ mất hồn, chỉ vì một gã đàn ông nào đó. Cô gái tên Giang trong truyện ngắn“Sau những hẹn hò” mặc dù biết rất rò nhưng vì tình yêu mà công khai chấp nhận cuộc tình tay ba với người đàn ông tên Lâm chỉ vì “ Anh ta đẹp trai và từng trải, anh ta sung túc mà khinh bạc tiền nong”. Tình yêu làm cho Giang trở nên thiếu sáng suốt, mỗi lần gặp nhau cô lại nhắc đến chuyện Lâm bỏ vợ để đến với cô, và như thế cô đã vô tình đánh mất giá trị đạo đức của con người. Các mẫu hình nhân vật cô đơn, hoài nghi luôn dằn vặt trong chính nỗi cô đơn không lối thoát ấy có sức ám ảnh đặc biệt, gợi cho người đọc trẻ tuổi nhiều suy nghĩ trong sự chọn lựa cách sống.

Những nhân vật dám có phản ứng dứt khoát như Xuyên là một cái gì đó ngoại lệ, phổ biến hơn vẫn là những người sống cam chịu, thẫn thờ buông xuôi. Họ nhát gừng, vớ vẩn, ngông cuồng là vậy, nhưng “sau mỗi lần buộc phải mở miệng, họ thường xuyên nhận ra mình nói dối như mọi người, rồi lại buồn bã nghĩ rằng lẽ ra mình không nên nói, bởi, nhìn xem, có ai hiểu đúng mình đâu!”. Lần về tới tận bản chất con người, người ta thấy thật ra họ không phải loại người vô cảm như chính họ tự nhận. Trong truyện “Mưa rơi”, cô gái đã bộc lộ cảm nghĩ của mình khi đi đón mẹ ở buổi họp tổ hưu về: “Tôi chở mẹ qua những ruộng rau muống éch nhái đã bắt đầu kêu ì uỗm, đi qua những hàng tre bị mưa quật ngã, thấy sao lạ thế này, sao như chở một em bé từ vườn trẻ về thế này, cũng mong manh và cần thông cảm”.(102). Trong khi hai mẹ con vẫn có những bất đồng về quan điểm, người mẹ không sao diễn tả nổi những gì mình đã trải qua trong chiến tranh còn người con gái thì cứ nhìn xoáy sâu vào mọi chuyện cùng những ám ảnh về hạnh phúc không sao giải tỏa nổi.


Tóm lại, trước mắt người đọc là những con người có cuộc sống tinh thần đa dạng và phong phú, “tầng lớp nọ chồng chéo tầng lớp kia”, mâu thuẫn nọ nối tiếp xung đột kia tạo nên những giọng điệu đa thanh. Con người đau khổ, cô đơn chính là những con người đã từng phải trải qua sóng gió cuộc đời, thế nên, họ vừa chín chắn, vừa cố giữ sự bình lặng, vừa day dứt băn khoăn không ngừng.

1.3. Nhân vật cá tính, “góc cạnh”

Cuộc sống thành thị náo nhiệt đông vui khiến không ít gia đình vùng nông thôn tìm đến. Song, chính sự đông đúc ấy làm con người trở nên sống bon chen ích kỉ và đầy toan tính. Mỗi cá nhân xuất phát từ những nhu cầu và mục đích khác nhau mà tìm cho mình những công việc phù hợp. Một trong những tính cách của con người cũng phần nào bắt nguồn từ cuộc sống bon chen thành thị, đó là những con người có cá tính mạnh mẽ, những con người “góc cạnh” mà nhà văn Phan Thị Vàng Anh cố gắng khám phá và phân tích rò nét kiểu nhân vật này. Họ thường tham gia vào những cuộc chơi liều lĩnh và táo bạo, mặc dù họ vẫn sáng suốt. Có lẽ, họ “nhẫn tâm” với chính họ hơn là với cuộc sống. Họ làm những trang văn của Phan Thị Vàng Anh trở nên sống động hẳn bởi sự buông thả, nổi loạn, phá phách, suồng sã, mù quáng một cách vô duyên cớ. Họ bộc lộ qua những suy nghĩ, hành động, việc làm, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong cơ quan, giảng đường Đại học, trên ô tô cũng như ở nhà…Truyện ngắn “Người có họcđưa chúng ta đến với một cuộc giao tranh giữa những đối thủ hiện đang là sinh viên. “Một lớp ngoại khóa mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người một phiếu vào lớp nhưng đến muộn sẽ không còn chỗ...Vào buổi học thứ năm. Kem bảo: “Đi sớm để khỏi phải đòi ghế!”. Vào sớm nhưng trong cái ghế của tôi, một cô nàng đang chống cằm tư lự, mắt nhìn xa xôi…Lần này, hùng dũng hơn, tôi cười: “Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!”. Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh: “Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!”. “Sao ký vậy?”. Tôi hoàn toàn điên đảo trước con


người này. “Ghế số chín là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!”. “Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?”. Tôi lắp bắp, thấy mình có vẻ hèn sao đó. Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: “Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!”. Mọi thứ đều u mê đi trong tôi, tôi đứng đó gọi: “Kem! Anh Huy đâu?”. Anh Huy- người hùng của những ai bị chiếm chỗ- hôm nay biến mất. Hoảng loạn (và cũng không hiểu vì sao tôi hoảng loạn lên như vậy), tôi hỏi câu ấy bốn, năm lần dù Kem đã bảo “Không thấy !”. Tôi bảo nữ tặc mắt xếch ấy: “Chị ra đi!”. “Không, tôi không đi!”. Mọi người đã bắt đàu nhìn tôi và tôi ngượng. Một câu nói như một đứa con hoang tự động vọt ra miệng: “Chị đừng có ăn nói du côn như thế!”. Và con người ấy ngồi thẳng lên. Một cái áo soie hồng cổ kín, tay phồng, một mái tóc dài kẹp lửng đoan trang, như một nhà đạo đức, bảo tôi: “Này! Vào Đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mất dạy hơn người ta rồi đấy!”. Và khoảng một chục cặp mắt xung quanh nhìn tôi, nhìn một đứa ngày thường vẫn được coi là ngổ ngáo giờ đã có người trị”. (86-87-88). Chỉ vì chiếc ghế ngồi học trên giảng đường mà những nam thanh nữ tú của chúng ta đã bất chấp mọi va chạm, thậm chí không còn giữ được tự trọng trong thế giành giật, ganh đua. Nhân vật tôi chỉ vì sợ mình “bị quê” giữa chốn đông người mà tìm mọi cách, nghĩ đến những đứa bạn “không bị ràng buộc bởi chữ “có học”, giải quyết mọi chuyện đơn giản như: “Tao không cần biết, chỗ tao, mày lấy là tao đánh!”. Một môi trường đào tạo nên những trí thức, những chủ nhân tương lai của đất nước đôi khi cũng đẩy con người vào thế phải bon chen để tồn tại. Là người có ăn học, họ vẫn có thể có những lời nói và hành động thiếu lịch sự, thiếu văn minh ngay ở chỗ đông người khi phải giành giật chút quyền lợi nhỏ bé. Đôi khi chỉ vì một lời nói hay hành động nhỏ thiếu suy nghĩ cũng biến con người thành kẻ thiếu đạo đức.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Ở truyện ngắn “Phục thiện”, vì kiêu ngạo và xấc xược mà Thái Anh đã gây ra khá nhiều chuyện. “Đỉnh cao là một vụ cãi nhau bên rặng tre vàng ở sân trường với Bí thư chi đoàn của lớp (nói cho đúng đây không hẳn là vụ cãi nhau vì thực ra chỉ mình cô lớn tiếng…). Sau trận cãi nhau đầy ngang ngược của Thái Anh, cả lớp tiện thể trút bao nhiêu uất ức sẵn có vào những phiếu phân loại đoàn viên của trường. Kết quả: tôi “lưu Đoàn”. Chiều ấy mưa, Dân đứng trước lớp, trong cái phòng học tăm tối vì thiếu đèn ấy, nói như năn nỉ mọi người : “Tôi biết các bạn đã hiểu lầm Thái Anh!…”. Tôi bảo: “Không! Kết quả này đúng đấy. T. có định làm việc tốt bao giờ đâu mà hiểu lầm!”. Và tôi cố gắng để không khóc bằng cách cắn môi và nheo mắt. Tôi muốn khóc vì cảm động, khóc vì nhục, thấy mình tư cách thật chẳng ra gì so với Dân”.(24-25). Tối đó, tôi về, theo thói quen cũ là kể hết mọi chuyện cho mẹ và tập một thói quen mới là ngồi im nghe cho hết ý kiến của người lớn. Mẹ tôi, ngây ngất vì lấy lại được uy quyền, đôi khi nghe xong, nặng lới: “Con ngu không tả nổi! Làm gì mà không biết nghĩ. Vì sao con lại…”. Tôi, theo quán tính, đang nằm dài trên xa- lông, ngồi bật dậy, tóc tai dựng ngược, và chỉ trong tích tắc, tôi “thắng” lại kịp, nghĩ: “Lại sắp như cũ rồi đấy!”, rồi mệt mỏi dựa phịch vào ghế, ôn hòa bảo: “Mẹ cứ nói tiếp đi!”, và mẹ tôi bắt đầu hạ giọng…

Lần này, tôi kể lại mọi diễn biến tâm lý cho mẹ. mẹ tôi cười: “Có đáng gì! Dù sao đây cũng là chuyện trẻ con!”.Tôi cắt ngang: “Trẻ con với mẹ nhưng không trẻ con với con! Mẹ cũng từng trải qua cái tuổi của con, mẹ cũng hiểu được mà!”. Mẹ tôi nghiêm túc hẳn lên. Bảo: “Con lo làm gì, mới chỉ có một người biết chuyện của con thôi mà! Giả sử như hè vừa rồi con không chuyển trường được, không biết năm nay con sống ra sao?”. Rồi mẹ cười: “Mà mẹ nghĩ, phải có đứa con gái ấy lọt vào trường của con mới được. Hàng ngày con phải nhìn thấy nó, có thế con mới nhớ mình phải làm gì. Chứ cái bộ con, không nhìn

Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 7


thấy ai một tháng là đã quên béng người ta, không có cái ách trên cổ thì sửa tính làm sao nổi!”.

Người đọc nhận thấy ở nhân vật Thái Anh trong “Phục thiện” và nhân vật Tôi trong “Người có học” có sự giống nhau về tính cách mạnh mẽ đến kiêu ngạo, hiếu thắng. Nhân vật tôi chỉ vì sợ mất sĩ diện chỗ đông người mà quyết không chịu thua đối phương, Thái Anh cũng vì hiếu thắng mà sẵn sàng tranh cãi đến cùng với bạn, với mẹ mình. Có những tính cách con người vốn thường trực trong họ và không dễ gì thay đổi, song, cũng có những con người do chịu sự tác động của môi trường sống mà tâm lý thay đổi. Trong truyện ngắn “Kịch câm”, nhà văn Phan Thị Vàng Anh đã để cho một cô bé vốn là đứa con lầm lì ít nói, nhút nhát nhất nhà đã trở thành một đứa biết sống ác, sống tàn nhẫn với những suy nghĩ sắc sảo đến ghê gớm. “Từ đây- nó nghĩ-mọi thứ luật lệ đã thay đổi: Với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè vào chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này…Bây giờ, nó đứng trước ông, điệu bộ rất lễ phép, cũng lẳng lặng không một lời, chỉ có cái cười nhẹ nhàng và đôi mắt…Ông bố hiểu ra, nó thỏa mãn biết bao nhiêu, nó đã căm hờn ông biết bao lâu…Một trưa, nó nghĩ: Hay thật, mình bây giờ lại còn đạo đức hơn bố mình! Bây giờ, bây giờ mà đi chơi nhiều, đàn đúm nhiều thì lại hư bằng nhau. Mình càng nghiêm trang, ông cụ càng hãi, như vậy đã hơn. Và như thế, hàng ngày nó quan sát lại mọi việc trong nhà. Nó nhìn bố nó, ông hiệu phó của một trường cấp III, lầm lũi với cái cặp đen, gầy gò mực thước trong bộ quần áo phẳng phiu đến lớp, nó cười thầm: “Đi giảng đạo đức đấy!”. Những suy nghĩ vượt quá so với lứa tuổi học sinh của cô bé khiến cô trở nên già dặn, mất đi vẻ hồn nhiên trong sáng, nhưng nó cũng khiến cho người lớn phải tự nhìn lại mình. Ở những tác phẩm đầu tay như tập truyện Khi người ta trẻ, truyện vừa Ở nhà, ta bắt gặp số đông là tầng lớp thanh thiếu niên, về tuổi đời còn rất trẻ nhưng chững chạc trong lối


sống, già dặn trong suy nghĩ và đặc biệt mỗi khi nhìn nhận về cuộc sống và con người họ thường bộc lộ sự sắc sảo, cá tính. Lớp người trẻ tuổi họ tự đánh giá về cuộc sống qua cái nhìn của mình, đứng ở góc độ một cá nhân trong xã hội đôi khi họ cũng bộc lộ cái nhìn chủ quan về thế giới xung quanh, để rồi từ đó họ phát hiện ra những mâu thuẫn dẫn đến sự bất ổn, những chênh lệch, đúng sai của giá trị cuộc sống. Bằng cá tính mạnh mẽ của mình, họ tự lựa chọn những hướng đi riêng dù có phải trải qua những khó khăn, thử thách. Bởi vậy, có thể nói nhân vật trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là những con người có cá tính mạnh mẽ, những nhân vật “góc cạnh”, luôn luôn vận đông, không chịu đứng yên một chỗ nhìn cuộc sống thay đổi, nhìn thời gian trôi qua mà bất lực trước nó. Dù hành động, việc làm ấy khiến họ trở nên bị cô lập, hay bị lên án họ vẫn chấp nhận và dấn thân. Qua những truyện ngắn này, người đọc nhận thấy sự cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, Phan Thị Vàng Anh đã không đi theo lối mòn cũ, ở đây, mỗi nhân vật của chị là một cá nhân riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng, và hơn hết đó là họ đại diện cho những suy nghĩ và hành động của lớp trẻ ngày nay. Những nhân vật cá tính, “góc cạnh” này là một “sản phẩm” khá đặc sắc của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Nó có thể dẫn đến những ngang ngược, nổi loạn, những cũng từ đó, trong sự va đập với cuộc sống, các nhân vật có dịp điều chỉnh hành vi, tìm đến sự hoàn thiện tính cách.

Điều đáng nói là nhân vật của Vàng Anh dù trong hoàn cảnh nào cũng không hề đánh mất đi sự thuần khiết, ngay cả trong tuyệt vọng bế tắc. Đó là sự phản ứng bộc lộ khát vọng sống đáng trân trọng.

1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Thế giới nhân vật trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh hiện lên rất đa dạng và phong phú. Họ cũng phức tạp như chính hiện thực cuộc sống. Xây dựng nhân vật là một quá trình nỗ lực tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà văn. Để


xây dựng nên một thế giới nhân vật đa sắc màu, Phan Thị Vàng Anh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.

1.4.1. Xây dựng nhân vật thông qua những điểm cá biệt.

Khảo sát truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh cho thấy, nhà văn thường chú ý đến nhân vật ở những điểm cá biệt theo cách mà người ta vẫn thường gọi là cá biệt hóa. Nhà văn lựa chọn những thời điểm đặc biệt mà ở đó con người bộc lộ tính cách, phẩm chất, thậm chí cả bản chất của mình.

Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh vốn rất ngắn gọn. Mỗi truyện chỉ thu gọn trong dăm ba trang, truyện dài nhất cũng chỉ kéo dài trên dưới chục trang. Song, soi vào đâu ta cũng thấy có chuyện, có vấn đề xảy ra khiến người đọc phải vào cuộc cùng với nhà văn. Nhà văn thường xây dựng cốt truyện ở những thời khắc hiện tại, đó là thời gian của “Mười ngày”, “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi”, “Buổi học thêm ở tu viện”, “Một ngày”, “Ngày học cuối”… Ở đó, con người được đặt vào khoảng thời gian ngắn ngủi vừa đủ cho một biến cố xảy ra, qua đó bộc lộ tính cách cơ bản nhất.

“Mười ngày” Tết trôi qua dài lê thê trong nỗi nhớ mong và chờ đợi của An về “người ấy” cho thấy cô đã thực sự trưởng thành trong suy nghĩ cũng như hành động. Từ tâm trạng nhớ nhung da diết đến lo âu, hồi hộp, hy vọng và cuối cùng là sự thất vọng về một tình yêu mà cô gửi gắm. Hắn, kẻ trước mặt cô thì tỏ ra gắn bó, thủy chung nhưng thực chất là kẻ vô tâm, lạnh lùng đến tàn nhẫn; hắn đã phụ lòng mong đợi của cô, đùa giỡn với tình yêu của cô. Mười ngày xa nhau, An đã nhận ra bản chất của con người phản bội đó và cô quyết định chia tay với hắn. Tuyền trong “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi” đã nhận ra tính chất của buổi du ngoạn không đi tới đâu. Tuyền tham gia như vừa nhập cuộc chơi vừa như đang đứng ngoài quan sát, ngắm lại chính mình. Tuyền cũng thích vui chơi, thích hưởng thụ song cô lại là người có ý thức về sự đam mê của mình. Do đó, giữa đám đông, Tuyền lại là người cô đơn nhất và “già” nhất. Cô chú ý từng hành


động, cử cử chỉ của những người xung quanh rồi suy xét, đánh giá họ. Chính vì vậy, với sự khắt khe trong cái nhìn và suy nghĩ khiến Tuyền tự loại mình ra khỏi cuộc vui, tự cô lập chính mình và ít nhiều cô cũng đã “trưởng thành” lên trong nhận thức. “Một ngày” mưa to dầm dề, mưa mịt mờ, nhân vật tôi đã tìm về mảnh đất Long Xuyên, nơi “cái người làm khổ tôi nhất đã ra đời, đã vơ vẩn trên những đường phố này…Cho đến lúc lớn, rồi lên Sài Gòn, rất vô tình đã làm một đứa điên dại như tôi không học hành gì nổi”.(92). Trước tiên, sự cá biệt được hình thành trong suy nghĩ, nhìn nhận của nhân vật. Như chúng ta đã biết, nhân vật của Phan Thị Vàng Anh phần đông đều ở độ tuổi học sinh- sinh viên, họ có những cách cảm, cách nghĩ về cuộc sống và con người rất riêng. Họ thích đấy rồi lại chán ngay đấy, biết sai lầm nhưng vẫn lựa chọn, thậm chí họ có thể trở thành con người bị cô lập song vẫn dấn thân. Nhà văn thường gắn cho nhân vật điểm nổi bật nào đó mà ta dễ nhận thấy. Nhân vật An trong thiên truyện “Mười ngày” chỉ thích mọi thứ không phải là của mình, “thích ăn cơm nhà khác, ngủ ở nhà khác, trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả…đều thích hơn làm tại nhà mình, thích hơn, bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ”. Xuyên trong truyện ngắn “Khi người ta trẻ” là con người “đầy mâu thuẫn”, ngông nghênh mà lại sợ dư luận, ăn nói ác độc, kiêu căng mà lại rất tự ti, chơi rất nhiều mà học cũng rất nhiều. “Cô nhiều bạn nhưng chỉ thích tiếp bạn ở quán cà phê, là một người không bao giờ làm được việc gì đến nơi đến chốn, trong ngăn kéo còn lại vô số những bản tự cam kết: Sẽ không…nếu không…Trong tủ đầy những mảnh vải thêu cắt dở dang, những cuốn tiểu thuyết gập góc ở những trang gần cuối. Thích đấy rồi lại chán đấy. Cô làm khối kẻ điên tiết…”. Cô yêu người đàn ông kém mình hai tuổi, đã có vợ và nổi tiếng là một chàng “công tử Bạc Liêu”, con nhà giàu ích kỷ, chơi bời và tàn bạo. Cô gọi những cái ấy là đàn ông, là amateur và ngày đêm sống trong tình yêu với hắn. Nhân vật tôi trong thiên truyện “Người có học” vốn là một sinh viên năm cuối đại học song cô chỉ thích giao du với những người bạn

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí