Cảm Hứng Phê Phán Chi Phối Và Làm Nên Giọng Điệu Châm Biếm, Mỉa Mai, Suồng Sã


Vàng Anh, không có ranh giới dứt khoát giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, chúng thường được lồng ghép, đan xen vào nhau ở cùng một thời điểm nhất định. Độc thoại nội tâm xuất hiện ngay sau đối thoại, tức sau sự va chạm tiếp xúc của hai nhân vật, có khi nó xuất hiện trong lúc nhân vật tự ý thức về mình.

Trong truyện ngắn“Chị em họ”, lời độc thoại được hình thành sau những cuộc đối thoại của nhân vật, hoặc có khi là do sự tác động của ngoại cảnh đem lại. “Mẹ hỏi: “Sao không rủ em Hà đi học cho vui?”. “Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!”. Nó tự nhủ: “Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!”.…Hà ái ngại nhìn Thùy: “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!”. Thùy đáp cụt lủn: “Rảnh thì làm!”, nó muốn nói thêm: “Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!”, rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta lại cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác... Thùy im bặt. “Không ai biết rò nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”. Rồi Thùy buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng…(42-43). Qua những đoạn độc thoại ngắt quãng, người đọc phần nào hiểu được tính cách thẳng thắn, lối nói bộc trực của Thùy cũng như con người giả tạo trong Hà. Qua suy nghĩ của Thùy (và chỉ có mình Thùy trong nhà biết được) thì Hà là đứa lười nhác, ích kỷ, giả dối. Thùy khó chịu khi thấy mọi người dành hết lời khen ngợi cho Hà, cô càng cảm thấy khó chịu hơn khi sự thật ấy cứ phải để mãi trong lòng mà không có dịp bộc lộ. Biết bao hiện thực được phô bày sau những lời độc thoại của nhân vật.

Ở truyện ngắn Con trộm, nhà văn để nhân vật của mình có những đoạn tự độc thoại khi đã ý thức được việc làm và hành động của chính mình. Nhân vật tôi- thủ phạm của chiếc cánh cửa bị bung ra- không dám nhận mình đã làm, sợ phải nghe những lời oán trách. Cả nhà lo lắng rằng đã có trộm tấn công. Ngoại sai lũ cháu sửa sang lại hàng rào và cánh cửa cẩn thận, mọi đồ đạc được gói và


cất kỹ. “Chứng kiến cảnh ngoại tất bật lo lắng, tôi không than một tiếng, nghĩ: “Tại mình!”. Sẩm tối, ngoại lui cui xách chậu, xô vào nhà kho…, tôi không nói gì, lại nghĩ: “Tại mình cả!”. Tôi đã nghĩ cái câu “Tại mình!” như thế đến cả chục lần mỗi khi ngoại đưa ra một biện pháp mới để phòng trộm”. Lần nào cũng vậy, tôi im lặng mà thực thi mọi việc, trong một cảm giác hối hận vui vui”. Tâm lý nhân vật có sự day dứt, hối hận và kéo dài trong suốt thời gian cô sống ở quê nhà.

Trong truyện ngắn Kịch câm, phần lớn nhà văn để nhân vật tự độc thoại với chính mình, khi thì nghĩ về cha, về mẹ, về gia đình, thậm chí nhân vật tự nói về chính bản thân mình. “Hay thật, mình bây giờ lại còn đạo đức hơn bố mình! Bây giờ, bây giờ mà đi chơi nhiều, đàn đúm nhiều thì lại hư bằng nhau. Mình càng nghiêm, ông cụ càng hãi, như vậy đã hơn”…Nhìn mấy mẹ con quấn lấy nhau trong góc bếp, nó nghĩ: “Chẳng cần có bố cũng sống được!”. Nhưng khi ngồi vào bàn ăn, nhìn thấy mẹ mình yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng, nó tủi thân một cách trẻ con: “À, cái đám mắt lồi chúng mình đây được yêu thương chẳng qua vì chúng mình là sản phẩm của ông bố này. Mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình. Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu một người duy nhất, hẳn là mẹ sẽ cứu bố”“Thôi giấu đi là vừa, mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì được, và ngây ngô quá, chưa chắc đã khổ, chuyện lớn sẽ thành trò đùa, bố sẽ quen đi, rồi sẽ không ai sợ ai trong cái nhà này cả”. Và nó tiếp tục ăn…không ai biết có hai người khổ sở trong nhà…Cảm thấy mình giống một tên “thừa nước đục thả câu”, nó cụt hứng, ngồi lặng lẽ bên đám bạn ồn ào, nó nhìn hàng dầu gió bên đường thả quả như những cái trực thăng tí hon và nghĩ: “Khốn nạn thật, nếu không có chuyện bẩn thỉu kia thì bây giờ phải đạp bán sống bán chết về nhà rồi!”“Cay đắng, nó nghĩ đến cuộc sống gia đình đen tối mà nó sẽ phải có. Nó sẽ không được hồn nhiên trời phú như mẹ nó. Chồng nó, dễ gì có được cái địa vị mực thước như bố nó, có nghĩa là cái gia đình tương lai ấy càng


dễ tan nát gấp trăm lần cái tổ ấm bây giờ”.(115-116). Có bao nhiêu cảm xúc được phơi bày trong những dòng độc thoại, nỗi buồn, sự thất vọng, lòng căm hận của một đứa con gái vốn “lầm lũi và cương quyết” đối với người cha phản bội gia đình. Hơn ai hết, nó đã cay đắng khi nghĩ tới một tương lai dành cho nó cũng chẳng hơn gì cái gia đình đang bên bờ vực thẳm kia. Và ông bố, mỗi sáng lầm lũi trên đường đến trường, ông nghĩ ra mọi cách để giải thích tại sao lâu nay mình ít nói trước học trò, ông sợ rằng một ngày nào đó, rủi như chuyện này vỡ lở, những cái áo dài nết na kia, những bộ đồng phục ngoan ngoãn kia sẽ làm thịt ông như trả thù một nhà đạo đức giả. Rồi lo sợ, ông miên man nghĩ đến bà vợ và những đứa bé ở nhà như một cái án treo lơ lửng trên đầu, và co rúm người lại…nước mắt, người và xe nhòe nhoẹt, ông nghĩ đến đứa con gái lớn: “Mình mất nó thật rồi! Nó có rơi xuống bùn, mình cũng không đủ tư cách mà kéo nó lên, thò tay xuống kéo, biết đâu nó sẽ trừng mắt rồi tự nguyện lặn luôn xuống đáy”. Những dòng cảm xúc cứ tuôn trào cùng với những suy nghĩ, liên tưởng sau những tội lỗi mà mình gây ra. Lúc này, người đọc nhận thấy sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ của nhà văn với nhân vật của mình. Xét về góc độ tình cảm, nhà văn không hề lên án những con người đã vô tình gây ra nỗi đau cho người thân và những người xung quanh, nhà văn hơn ai hết đã hiểu được nỗi đau khổ của chính họ, sự ân hận, day dứt đến tột cùng luôn bám theo giày vò họ.

Qua một số tác phẩm trên ta thấy, lời độc thoại thường xuất hiện sau những tiếp xúc va chạm giữa các nhân vật, hoặc do sự tác động của yếu tố ngoại cảnh dẫn đến hình thành lời độc thoại. Nhìn chung, ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh hết sức tự nhiên, giàu cảm xúc và mang đậm màu sắc triết lí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

3. 3. Giọng điệu

Trong bài nghiên cứu Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cho rằng: “Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ

Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 10


tâm lí, biểu hiện các thái độ vui, buồn, giận hờn, hờ hững”... để phân biệt với giọng: là âm thanh được xét ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng (4). Ở đây, tác giả phân biệt giọng điệu vốn có của mỗi con người với giọng điệu văn chương. Có thể hiểu rằng, giọng điệu trong văn chương là sự thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ, sở trường, ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách tổ chức lời lẽ diễn đạt. Đối tượng của giọng điệu là các nhân vật, sự kiện, tình huống...trong tác phẩm, đối tượng nhận biết các giọng điệu ấy chính là độc giả.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...”. Như vậy, giọng điệu là thái độ, tình cảm của nhà văn đối với sự vật hiện tượng được miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn.

Khrapchenco trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã chỉ ra rằng: “Những đặc tính cơ bản của lĩnh vực giọng điệu trong những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên của phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn”. Như vậy, giọng điệu của một tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc nhiều vào cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm ấy. Trước năm 1975, giọng điệu văn chương chủ yếu là khẳng định và ngợi ca với tinh thần lạc quan tin tưởng. Sau 1975, khi chiến tranh qua đi, nhịp sống đời thường trở lại với tất cả những biểu hiện phong phú, phức tạp của đời sống: sự cao thượng hay thấp hèn, sự cao cả hay thói phàm tục, lòng vị tha hay thói ích kỷ, cái tốt, xấu….đều có thể xảy ra và được phơi bày. Văn chương từ chỗ phản ánh hiện thực đến “nghiền ngẫm hiện thực”, đi vào tìm hiểu toàn bộ chiều sâu tâm hồn con người. Các nhà văn nhìn cuộc sống qua lăng kính đời tư, quan tâm đến con người cá nhân, chính vì vậy tạo nên nhiều sắc thái


giộng điệu mới. Với điểm nhìn đa diện, đa chiều đã tạo nên giọng điệu cay độc, mạnh bạo, quyết liệt trong truyện ngắn Vò Thị Hảo, chất giọng trữ tình ngọt ngào mà dữ dội của truyện ngắn Y Ban hay tiếng cười hài hước song mang tính triết lý trong truyện ngắn Ngô Phan Lưu… Nằm trong dòng chảy chung của nền văn học hiện đại Việt nam, khảo sát truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh cho thấy, cảm hứng về những con người thuộc tầng lớp trẻ tuổi trong cuộc sống hiện đại đã chi phối và làm nên giọng điệu đa thanh trong các tác phẩm của chị.

3.3.1. Cảm hứng phê phán chi phối và làm nên giọng điệu châm biếm, mỉa mai, suồng sã

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, suồng sã là những chất giọng thường tạo nên ấn tượng khó phai cho người đọc, người nghe. Nó hướng tới những mặt trái của xã hội hiện đại và những con người đáng chê trách. Phan Thị Vàng Anh đã khám phá và nhận thấy trong xã hội xuất hiện không ít những sự việc vô lý, xuất hiện loại người giả tạo, háo danh, ích kỷ…đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội. Giọng điệu phê phán này của nhà văn được bộc lộ qua các truyện ngắn: Người có học, Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, Kịch câm, Khi người ta trẻ…

Trong truyện ngắn Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, nhà văn hướng ngòi bút châm biếm vào những kẻ sống giả dối, cơ hội, ưa hình thức. Hẳn người đọc khó có thể quên được hình ảnh một anh Bí thư Đoàn phường bắt đầu từ ngoại hình trông giống như “tài tử”, đôi mắt “ướt át”, miệng luôn nghêu ngao những câu hát yêu đời thế kia mà hóa ra chỉ là một kẻ hèn nhát, sáo rỗng. “Anh bí thư ái ngại nhìn cô: “Cực quá, Tuyền bỏ giỏ mận lên nắp bình rồi giữ giỏ, vậy có hơn không!”. Tuyền cười ngượng ngịu làm theo, thấy mình nãy giờ sao mà ngu độn, rồi nhìn anh trách móc: “Điên rồ! Sao không để đến nơi hãy mua đá!”. Đến lượt anh bí thư lại ngẩn ra, nhìn khoảng sàn xe ướt lẹp nhẹp. Tiết kiệm những cái vô lý là tác phong chung của những người giữ công quỹ!”.(9)…Thái, sau khi đã sửa xong cái bình cũng quay sang hỏi Tuyền: “Không xuống sao?”, rồi ngó nghiêng


lên vòm trứng cá vẻ tìm quả. Mấy đứa con gái dừng lại bên sườn dốc, nheo mắt trong nắng vòi vĩnh: “Anh Thái, dẫn tụi em xuống đạp vịt!”. Anh bí thư lưỡng lự vài giây rồi đủng đỉnh xuống núi. Tuyền lẩm bẩm: “Đồ hèn!”. Rò ràng anh có tình cảm và sự quan tâm dành cho Tuyền thế nhưng anh không dám thể hiện cũng như không dám bộc lộ. Mỗi lần anh muốn hỏi chuyện cô đều như kẻ đi ăn trộm sợ bị bắt được. Thái nói: “Để tôi xách cho, Tuyền mệt rồi!”. “Anh có mệt không?”. Anh gật đầu thảng thốt nhìn cô. Tuyền cười, nghĩ: “Khốn nạn, mất rồi mới biết là đã có!”. “Như anh đấy, tình cảm cứ giấm giấm giúi giúi như ăn trộm, việc ma mãnh gì cũng sợ dư luận”. Cả anh đoàn phường bên cạnh cũng vậy, anh ta là một kẻ sống dựa dẫm, không có chính kiến. “Anh đứng chống nạnh vơ vẩn ngắm trời đất một lúc rồi bảo: “Ở đây đẹp quá hả?”, “Không! Tôi thấy giả giả”, “Ờ giả giả…” “Sao anh vừa khen đẹp?” Tuyền vặn vẹo. Anh quay lại cười, tóc tai dựng đứng trong gió: “Bạn này tếu thật, tôi muốn giác ngộ mà cũng không được nữa sao?”. Nhà văn rất sâu sắc khi dùng hai chữ “giác ngộ”, nó mang hàm ý mỉa mai châm biếm và giọng cười giễu cợt. Rồi cả mấy chị phụ trách Đoàn tham gia chuyến đi cũng được kể với một giọng điệu thật khôi hài. “Một đứa báo cáo trống không: “Ói!”. Các chị phụ trách hối hả tìm dầu. cả một góc xe nồng nặc mùi khuynh diệp, mùi bạc hà, cù là…Rồi đám phụ nữ ấy, từ lớn chí bé lao vào chăm sóc cái kẻ thiêm thiếp kia bằng cái vẻ chu đáo nhất, đầy nữ tính nhất như một cuộc trình diễn nghiệp vụ và người đứng ra chấm điểm không ai khác hơn là anh bí thư Đoàn phường có đôi mắt ướt át”. (8). Bằng giọng mỉa mai nhà văn đã chỉ ra rằng đó không phải là tình cảm và sự quan tâm thực lòng, thật ra đây là cơ hội tốt để các chị thể hiện mình. Rồi thỉnh thoảng lại “rúc vào nhau cười, mắt liếc anh bí thư không vẻ gì là ác ý”, “cúi đầu e lệ ăn vừa bánh mì vừa nghe anh bí thư hát “Em đã cho tôi, cho tôi bầu trời” . Cuối cùng, nhà văn đã để nhân vật Tuyền nhận xét về chuyến đi picnic bằng một giọng điệu hết sức giễu nhại: “Tuyền tự hỏi mình vì sao lại đi cái buổi cắm trại này, để gần như cô


độc giữa đám người quen này. Rồi tìm ra lý do, cô cười vu vơ. Có lẽ cô đi để khẳng định: những cái liếc mắt kín đáo, những câu nói ngắn dài khó hiểu, những cú đỏ mặt của anh bí thư Đoàn phường ngày thường là có lý do đàng hoàng, chẳng phải vu vơ mà nó thế…”

Với giọng điệu mỉa mai, chế giễu, nhà văn còn chỉ ra được những mâu thuẫn vốn thường được che đậy bởi hình thức bên ngoài. Đó là những người đeo trên mình chức vụ này, học hàm kia nhưng thực ra bên trong rỗng tuếch ( Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, Chị em họ…).

Mở đầu thiên truyện Người có học, người đọc đã bất ngờ bởi sự mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài của một lớp học ngoại khóa với sự thật bên trong của nó. “Một lớp ngoại khóa mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen!”. Cách vào thẳng vấn đề của nhà văn gây tò mò cho người đọc và báo hiệu sẽ có những cuộc xung đột xảy ra xoay quanh chiếc ghế ngồi. Tất nhiên đó phải là những người có ăn học đàng hoàng, chỉ có điều mỗi người sẽ xử sự theo cách khác nhau. Nhân vật anh béo khi bị đòi ghế thì tỏ ra quan cách và trịch thượng. “Anh ơi! Chỗ này của em!”. “Giấy đâu?”. “Anh béo đọc xong, rất thờ ơ và công chức, bảo tôi: “Đợi tí được không? Để tôi nghe nốt đoạn này đã!”… “cuối cùng cũng rút lui để lại một câu chửi thề”. Đó là một vụ tranh chấp diễn ra cũng khá nhẹ nhàng mà nhân vật tôi cảm thấy “không có gì là ghê gớm lắm”. Kiểu lạnh lùng dửng dưng cùng với lối ăn nói bắt bẻ của nhân vật anh béo giống như những công chức ăn lương hành chính, bao giờ họ cũng bắt người khác trình đủ thủ tục giấy tờ mới giải quyết. Anh làm cho nhân vật tôi thấy buồn cười, “rút tờ giấy có ghi số ghế đưa anh béo, cảm thấy hành động của mình sao mà khúm núm giống như các gia đình có công đi nộp một tờ giấy


chứng nhận thành tích cho cán bộ phường để xin một mảnh đất làm nhà”. Cũng có lúc, cuộc tranh chấp diễn ra khá gay gắt ngay giữa những con người có văn hóa. “Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!”. Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh: “Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!”. “Sao kỳ vậy?”. Tôi hoàn toàn điên đảo trước con người này: “Ghế số chín là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!”. “Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?”. Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: “Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!”…“Chị ra đi!”. “Không, tôi không đi!”…“Chị đừng có ăn nói du côn như thế!”…“Này! Vào đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mất dạy hơn người ta rồi đấy!”. Lần này, nhà văn để cho những người có ăn học tự lật tẩy bộ mặt thật của nhau bằng những lời suồng sã, bốp chát ngay tại lớp học: “ăn nói du côn”, “mất dạy”. Cuộc chiến diễn ra không khoan nhượng xoay quanh chiếc ghế ngồi. Chưa hết, nhân vật tôi đã đi tìm bằng được người có “máu mặt” để giải quyết bởi “chẳng lẽ mình lại thua sao?”. Đó là hành vi thiếu văn hóa của những con người có văn hóa và không chỉ của một cá nhân mà là xu thế của số đông “chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ”. “Kem! Anh Huy đâu?”. “Anh Huy- người hùng của những ai bị chiếm chỗ”...Cách nói mỉa mai châm biếm ấy mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nhà văn muốn lớp trẻ tự nhận thức lại hành vi của mình trong văn hóa ứng xử.

Phan Thị Vàng Anh cũng không bỏ qua những con người có cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, sống mà như không sống. Đó là lối sống tiêu cực không giúp ích được gì cho xã hội bởi chính bản thân họ cũng không biết mình đang cần gì và ham muốn điều gì. Bằng giọng phê phán, giễu cợt kín đáo, nhà văn muốn chê trách những người như Khanh trong Nhật ký hiện nay với nhu cầu hưởng thụ cá nhân quá nhiều dẫn đến thụ động trong học tập và trong công việc, hay nhân vật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022