Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lý Nhân Vật


“không bị ràng buộc bởi chữ học to tướng”, những cô bạn gái “đi làm được hai tháng đã suýt đánh nhau ba lần chỉ vì những cáu tiết, bất bình bé tí”. Trong cái thế giới bị coi là “mất dạy” của họ, chuyện gì cũng được hiểu theo nghĩa đen sòng phẳng. “Ở đó, một hành động nghĩa hiệp có thể tiến hành song song với một câu chửi thề. Cũng chẳng ai ý thức được câu chửi có ý nghĩa gì, đơn giản chỉ là quen miệng vậy thôi. Và hình như tiếng chửi đó thốt ra mạnh bạo chỉ cốt để che giấu sự bối rối vụng về của một người bị coi là vô đạo đức…”. Đó là sự khác biệt, là cái lạ mà lớp trẻ ngày nay đang theo đuổi, sống cùng với nó.

Trong truyện ngắn“Đất đỏ”, nhà văn đã xây dựng hai nhân vật, hai con người với những nét tính cách và lối sống hoàn toàn đối lập. Nhân vật chị Hai được biết đến là một cô gái trầm tính, sống nội tâm, ít giao du và dường như không biết đến những người xung quanh. Vì tình yêu đơn phương mà cô trở nên ngây dại, càng lầm lũi, tâm trạng đờ đẫn. Ngược lại, nhân vật Hoài với tính cách mạnh mẽ, quậy phá, sống lang bạt, mười chín tuổi đầu đã trải qua biết bao mối tình với những chàng trai trẻ. Có điều, Hoài không giống với chị của mình, cô biết quan tâm chia sẻ với người khác (đặc biệt là chị Hai). “Mốt em có rẫy, cho chị Hai coi việc bán trái cây, nha! Bán được không?”. Chị Hai cười ngơ ngẩn: “Được”. Mấy đứa trẻ kêu lên: “Trời! Ai mà dám cho bà ở chung, thấy bả, ai dám mua mà bán!”. Hoài cũng vừa quay đầu lại, nó hất tóc ra sau, không có vẻ gì là giận dữ: “Không ở với tụi mày thì ở với tao!”, rồi lại ngả vào chị Hai, quặp chặt tay chị hơn, nó hỏi: “Bà có chịu về với tôi không?”, chị hai lại đờ đẫn cười: “Chịu”. Song, tạo hóa dường như đã tàn nhẫn khi cướp đi mạng sống của Hoài. Một cái chết đuối xảy ra trong một cuộc đi picnic trên hồ. “Người ta phải đau lòng chờ chực để vớt xác Hoài, đã căng đầy nước và hồn phách có lẽ đang lang thang ở một góc trời nào đó”. Qua đây, người ta thấy được một cuộc chơi tàn bạo của tạo hóa, trong đó, những gì tài hoa sinh động thì mất đi, những gì ngơ


ngẩn vô hồn thì còn lại. Nhà văn đã nhận thấy rò và tìm cách “cá biệt hóa” triệt để, để rồi làm nên sự độc đáo, nét riêng biệt trong từng tác phẩm của mình.

1.4.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Phan Thị Vàng Anh là người khá nhạy cảm với tâm lý của con người, nhất là với lứa tuổi trẻ. Bởi vậy, truyện ngắn của chị không xuất hiện những biến cố, sự kiện gì to tát mà có thể là những biến cố xảy ra trong chính nội tâm con người. Phan Thị vàng Anh có quan niệm nghệ thuật đổi mới, chú trọng biểu hiện con người cá nhân, đi sâu khám phá con người tự ý thức. Cảm hứng chủ đạo về một lứa tuổi trẻ luôn tự vấn và đầy hoài nghi, luôn khao khát dấn thân đã khiến ngòi bút Phan Thị Vàng Anh trở nên đặc biệt sắc sảo trong sự phân tích tâm lý. Song song với việc miêu tả nhân vật, nhà văn hết sức chú ý đến việc miêu tả những diễn biến về tâm lý của từng cá nhân. Phan Thị Vàng Anh đã tiếp cận và khám phá con người cá nhân ở cả bề rộng lẫn chiều sâu tâm thức, vì vậy, nhân vật của chị hiện lên đa dạng về hình thức và có đời sống tâm hồn phong phú trong các mối quan hệ tình yêu, gia đình và cả với chính mình trong cuộc sống hiện đại.

Trong các truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, cuộc sống đời thường trở thành dạng chủ yếu, giúp nhà văn phản ánh một hiện thực ngổn ngang, bề bộn. Bên cạnh đó, nhà văn rất thành công trong việc phác họa chân dung tinh thần của nhiều kiểu người trong xã hội hiện đại. Nhân vật của chị luôn có sự vận động chuyển biến thông qua các tình huống truyện. Tâm lý của con người được bộc lộ rò nét khi có tình huống quan trọng xảy ra. Từ đó người đọc thấu hiểu được dòng ý thức và đời sống nội tâm của nhân vật. Ở truyện ngắn “Phục thiện”, nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận được những biến đổi tâm lý trong con người Thái Anh. Từ một cô nữ sinh kiêu ngạo và xấc xược, thường “gây ra khối chuyện điên rồ”, luôn là người thắng cuộc sau những trận cãi vã với bạn bè, Thái Anh đã có những giây phút tự nhìn lại chính mình, nhất là sau khi được


Dân năn nỉ cả lớp xin cho Thái Anh không bị lưu Đoàn, “Tôi muốn khóc vì cảm động, khóc vì nhục, thấy mình tư cách thật chẳng ra gì so với Dân!...và tôi thấy mình cần phải làm lại từ đầu, phải trở thành một người khác, một người khác như thế nào tôi chưa rò, nhưng phải khác!..” (24). Trong con người Thái Anh đang có sự chuyển biến về tâm lý, cô bé biết nhận ra những khuyết điểm của mình, biết tự ý thức về bản thân, biết phản tỉnh để rồi từ đó hoàn thiện nhân cách, vươn tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Điều đó cũng đánh dấu bước trưởng thành về tuổi đời và con người của cô. Trong thiên truyện “Hồng ngủ”, nhà văn đã khéo léo để một cô bé còn rất trẻ, vô tư hồn nhiên sớm mang một nỗi ưu tư trong tâm hồn. Mảnh đất Đà lạt thơ mộng với những con người vất vả quanh năm đã gieo vào lòng nhân vật Dao một nỗi buồn da diết. Là người có cá tính mạnh mẽ, ưa thích sự náo nhiệt và đông vui, nên ngày đầu tiên bước chân lên đây cô bé đã cảm thấy buồn. “Buồn bã, tôi mượn được cái xe đạp mini trong bếp và phóng ra đường. Mọi người nhìn tôi phong phanh đạp xe lên dốc, xuống dốc không thèm dắt. Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là tự do, tự do mà cử động chân tay mới lớn của tôi, tự do nhìn Đà Lạt kể từ lúc đến đây. Tôi chạy đến hồ Than Thở, buồn quá, lại quanh quẩn đồi Cù. Còn buồn hơn, mọi thứ đều lặng lờ, tôi muốn thét lên một tiếng thật to, may có cái gì sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn”… “Tôi nằm vùi trong chăn, nghĩ ngày mai được thoát khỏi đây mà sung sướng”….Tôi leo lên xe rồi có quyền vênh váo nhìn tất cả quang cảnh buồn bã của thành phố mà nghĩ: “Thôi nhé, có cho tao tiền tao cũng không đến đây nữa, buồn quá đi!”. Dao sẵn sàng tuyệt tình với nó, với cái mảnh đất bình yên và lặng lẽ, tẻ nhạt đến mức nhàm chán ấy. Qua đó ta thấy được sự trẻ trung, năng động, phá cách của nhân vật Dao. Phản ứng của Dao thể hiện khát vọng sống mãnh liệt. Song, đối với Dao, nỗi buồn đến sớm và cũng dễ qua đi bởi ít ra đó không phải là vùng đất mà cô gắn bó suốt đời. Cả truyện ngắn này, xét đến cùng, là những diễn biến tâm lý đứt nối, đan xen nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Có những con người đã phải sống trong tâm trạng day dứt, đau khổ cho đến khi từ giã cuộc đời. Người cha trong thiên truyện “Kịch câm” đã phải sống trong cảnh khổ sở, nỗi lo sợ xen lẫn sự ân hận giày vò tâm can, tinh thần hoàn toàn suy sụp. “Mỗi sáng lầm lũi trên đường đến trường, ông nghĩ ra mọi cách để giải thích tại sao lâu nay mình ít nói trước học trò, ông sợ rằng một ngày nào đó, rủi như chuyện này vỡ lở, những cái áo dài nết na kia, những bộ đồng phục ngoan ngoãn kia sẽ làm thịt ông như trả thù một nhà đạo đức giả hiệu bao lâu nay vẫn áp bức chúng nó. Rồi lo sợ, ông miên man nghĩ đến bà vợ và những đứa bé ở nhà như một cái án treo lơ lửng trên đầu, và co rúm người lại, ông vô tình tập trước cái tư thế sẽ thay cho tác phong uy quyền xưa nay.

Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 8

Nước mắt, người và xe nhòa nhoẹt, ông nghĩ đến đứa con gái lớn. Rồi tủi thân: “Mình chết đi, nó có khóc không?”. Lẩn thẩn, ông tưởng tượng ra một đám tang, một bà vợ, mấy đứa bé mịt mù khóc lóc cùng nhang khói. Chỉ một đứa, nó lặng lẽ đứng bên quan tài, một đứa con gái lầm lũi và cương quyết như đang canh gác một phạm nhân. Rất nhiều độc thoại nội tâm kéo dài như thế trong nhiều truyện ngắn khác của Phan Thị Vàng Anh.

Phan Thị Vàng Anh quan tâm đến nỗi đau của tất cả mọi người, những con người tội nghiệp có số phận bất hạnh, ngay cả những con người đã vô tình gây nên tội lỗi cho gia đình và những người xung quanh. Nhà văn đã đi sâu khám phá được nỗi đau thầm kín ẩn chứa trong lòng người cha vốn quanh năm “lầm lũi với cái cặp đen, gầy gò mực thước trong bộ quần áo phẳng phiu đến lớp”, một con người chuyên “đi giảng đạo đức”. Phê phán nhân vật, đồng thời nhà văn cũng thể hiện sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với nhân vật của mình. Truyện ngắn “Khi người ta trẻ” và sau này cũng được chọn làm nhan đề cho tập truyện ngắn đầu tay được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam đã được Phan Thị Vàng Anh xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo. Tâm lý nhân vật lần lượt được lần giở theo từng hành động và sự việc. Bước vào câu chuyện


người đọc bắt gặp hình ảnh cô Xuyên- “một con người đầy mâu thuẫn, ngông nghênh mà lại sợ dư luận, ăn nói ác độc, kiêu căng mà lại rất tự ti, chơi rất nhiều mà học cũng rất nhiều”. Từ việc cô Xuyên có những biểu hiện vui buồn, giận hờn khi yêu cho đến khi cô đau khổ thất vọng tràn trề vì tình yêu của mình, cô tủi thân, buồn bã nhưng uất quá đến nỗi không khóc được, mặt chỉ lì ra, u ám, dữ tợn và tang tóc. Rồi cô xin đi Long Hải chơi hai ngày. Đỉnh cao của nỗi u uất trong lòng cô Xuyên là khi cô bẽ bàng với cảm giác thất bại, không chịu nổi sự thương hại của bạn bè vì phải ở lại thêm một năm học nữa. Hành động đi Long Hải chính là cái cớ để cô tìm đến với cái chết. Như vậy, trò đùa của cô đã không đi tới đâu mà dần dần đưa cô trở về với chính mình cùng ước muốn vô vọng. Câu chuyện gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn tang tóc bởi sự nông nổi của tuổi trẻ, sự dấn thân sai lầm dẫu tự ý hay vô tình của nhân vật. Xuyên là một con người có đời sống tâm lý khá phức tạp, cô dửng dưng đùa nghịch đến độc ác với tình yêu của mình, để đến khi cô nhận ra sự mù quáng thì đã quá muộn. Hành động mạnh mẽ, dứt khoát mà nhân vật của Phan Thị Vàng Anh thường làm đều thể hiện vào những thời điểm quan trọng có tính chất bước ngoặt. Những hành động như vậy thường dẫn đến sự đổi thay số phận nhân vật. Người đọc chúng ta khó có thể hình dung ra những đổi thây bất trắc đang diễn ra trong từng tác phẩm, từng con người bởi những sự kiện đến với nhân vật chuyển biến theo từng ngày, từng giờ. Và tâm trạng, tính cách cũng như tình cảm con người cũng mau chóng đổi thay. Thời gian trong “Nhật ký” chỉ vỏn vẹn diễn ra nửa ngày, nhưng biết bao sự kiện làm thay đổi tâm trạng trong Khanh. Người đọc tưởng rằng nhân vật Khanh sẽ tiếp tục sống những ngày tháng còn lại với một sự vô cảm đáng lo ngại, một thanh niên như vậy sẽ chẳng làm nên điều gì. Song, nhà văn đã thực sự “cứu sống” nhân vật của mình bằng cách để cho Khanh nhận ra sự dốt nát của mình sau khi nghe lời an ủi của một anh lái xe trong lớp học thêm Anh: “Đừng lo, những người mới bắt đầu bao giờ cũng thế”. Câu nói đã tác


động mạnh mẽ vào nhận thức và suy nghĩ của cô. Khanh đã tỉnh ngộ, cô cảm thấy nhục nhã, “mặt lem nhem nước mắt vì hổ thẹn…Và tôi đã khóc, nhớ rằng lâu lắm rồi tôi không khóc cũng như không học cho ra học. Rồi tôi mỉm cười như một người điên”. Khanh thấy rằng ít ra mình cũng thế chứ, thỉnh thoảng cũng phải có chuyện để mà khóc hay cười chứ, lặng lẽ mãi sao được. Hành động lau nước mắt, cúi mặt để không ai thấy mình đang cười và khẽ nói “cảm ơn!” cho thấy đã có một sự thay đổi trong con người Khanh. Chỉ cách vài tiếng đồng hồ thôi cô đã từ bỏ được con người vô cảm, sống lặng lẽ như một cái bóng kia để đến với một con người hoàn toàn mới, có tâm hồn, có sức sống, có lòng tự trọng, và cao hơn cả là có khát vọng sống. Tính cách nhân vật thay đổi đến bất ngờ, sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của nhân vật ở từng thời điểm giúp nhà văn bộc lộ những khám phá mới mẻ về con người và khái quát nên triết lí về cuộc đời.

Diễn biến tâm lý của các nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị vàng Anh cho thấy: con người hiện đại luôn luôn vận động với khát vọng tự vươn lên, họ không bao giờ bằng lòng với thực tại mình đang sống cho dù phải đánh đổi tất cả và dám “mổ xẻ” tới nơi tới chốn. Những con người tự ý thức, biết phản tỉnh cũng xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của chị. Bởi, Phan Thị Vàng Anh thường có cái nhìn khắt khe về cuộc sống, do đó nhà văn luôn để nhân vật của mình phải trải qua những khó khăn sóng gió, thử thách của cuộc đời để từ đó biết trân trọng giá trị cuộc sống, trân trọng bản thân.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh không quá phong phú nhưng khá đặc biệt và đầy ấn tượng. Có thể nhận ra vài mô hình nhân vật chính tạo nên thế giới này. Trước hết, đó là những nhân vật trải nghiệm- những con người nếm trải mọi hoàn cảnh, mọi thử thách để rồi tự mình nghiệm sinh chân lý. Kiểu nhân vật hoài nghi, bất lực thể hiện những băn khoăn, lo âu của nhà văn trước một trạng thái tâm lý ít nhiều phổ biến và lan tràn. Và bên cạnh


đó, người ta nhận ra những con người cá tính, góc cạnh, dám thể hiện mình và đương đầu với mọi va đập trong cuộc sống.

Để thể hiện những kiểu dạng nhân vật như thế, Phan Thị Vàng Anh có một bút pháp riêng để làm nổi bật các đường nét con người. Cái cá biệt, “không giống ai” được khắc họa tập trung. Tâm lý nhân vật được nhà văn lật trở, bóc tách đến chi li trong mỗi diễn biến. Ngòi bút sắc lạnh và tinh tế của nhà văn đã có những thành công đáng kể trong việc phân tích chân dung tuổi trẻ thời đại qua từng chi tiết bên ngoài cũng như những con sóng nội tâm của “lứa tuổi hai mươi”…


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ trong văn học thường khác với ngôn từ tự nhiên và các hình thức nghệ thuật khác, bởi chúng là các loại hình kí hiệu khác nhau, giao tiếp bằng các phương tiện khác nhau. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ nhân vật. Mỗi nhân vật mang một đặc điểm ngôn ngữ riêng, nó phản ánh đặc điểm của một tầng lớp người nhất định trong xã hội. Bakhtin cho rằng: “Thực ra nghệ sĩ gia công ngôn ngữ, anh ta sẽ khắc phục ngôn ngữ như là ngôn ngữ để biến nó thành phương tiện để biểu hiện nghệ thuật”.

Tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, người viết không đặt ra vấn đề gì to tát mà chỉ đi sâu tìm hiểu những dạng thức ngôn ngữ cơ bản mang tính đặc thù phong cách của Phan Thị Vàng Anh. Đó là ngôn ngữ nhà văn, ngôn ngữ nhân vật và cách tổ chức lời văn nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn.

3.1. Ngôn ngữ nhà văn (người kể chuyện)

Trần thuật là một chuỗi các phát ngôn liên tục của chủ thể nhằm miêu tả, kể chuyện, liên kết các nhân vật, các yếu tố trong tác phẩm dưới sự “thiết kế” của tác giả. Thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật, chức năng của nó không chỉ kể sự việc. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận trữ tình ngoại đề…

Người kể chuyện trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh khi xuất hiện ở ngôi thứ nhất với lối xưng tôi thân mật, gần gũi, tham gia trực tiếp vào câu chuyện, có khi lại xuất hiện qua lời nói của nhân vật với nhiều giọng điệu rất thú vị. Có khi đứng bên ngoài với giọng điệu đơn lẻ khách quan, tỉnh táo chứng kiến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022