Nhân Vật Cô Đơn, Hoài Nghi, Bất Lực


nhung, tất cả mơ hồ như sương khói”. Bóng dáng tình yêu trong tác phẩm của Vàng Anh hiện lên rất mơ hồ, mong manh và dường như tất cả đều không trọn vẹn. Trong truyện ngắn“Truyện trẻ con”, nhà văn để nhân vật Hoàn như có sự phân thân, cô đứng ngoài để dò xét, để xem cách con người đến với nhau, hay từ chối nhau. Có những suy nghĩ mang tính đúc rút được Hoàn phát biểu trong tác phẩm. Khi là của nhân vật Hoàn về chú Bằng, khi là những dò xét về Tường và tình cảm của Tường. “Đôi khi trong tình yêu, càng những gì còn mơ hồ mong manh, càng khiến con người muốn khám phá và theo đuổi”.(51). Hoàn muốn đến với chú Bằng với ý nghĩ có được người yêu hơn tuổi, hơn nữa chú lại có một đời vợ hẳn sẽ là người từng trải hơn những gã con trai bằng hay kém tuổi mình. Hoàn đem những thắc mắc và băn khoăn của mình bày tỏ với mẹ “Nếu bồ của mình mà già quá thì mình gọi là ông, xưng là em hả?”, có những thắc mắc cho thấy Hoàn còn rất trẻ con: “Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì buồn cười lắm nhỉ?”. Song, người đọc lại khám phá được những rung động ban đầu trong trẻo mà vụng về của Hoàn dành cho Tường- cậu bạn kém Hoàn đến ba tuổi. Đó là những xúc cảm thú vị mà hầu như ai cũng gặp trong đời. “Tường ngắt một cái lá mận vò vò rồi đưa tôi: “Hoàn ngửi thử coi, giống như sắp ăn mận vậy!”. Tôi cầm lấy và thấy bàn tay mình bị giữ lại một cách vụng về trẻ con. Mọi ngày tôi vẫn mong sẽ hiểu tình cảm của Tường dành cho tôi, yêu hay không yêu, đừng ú tim nữa. Nhưng lúc này một tiếng nói khác trong tôi rã rời: “ Thôi nhé thế là hết, chẳng còn gì là bí mật nữa!”.

Những thay đổi về tâm lý của lớp trẻ rất cần có sự chia sẻ, thấu hiểu và định hướng của bậc cha mẹ. Song ở đây, truyện khiến người đọc không khỏi băn khoăn trước thái độ của người lớn với những phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi trưởng thành. Không phải ai cũng mạnh dạn đem những thắc mắc ấy ra bộc lộ với người thân, đặc biệt với cha mẹ. Thái độ của Hoàn sau những lần hỏi chuyện mẹ và chị gái mình trông thật tội nghiệp vì cô đều nhận được câu trả lời


không đi đến đâu. Tôi hỏi mẹ: “ Nếu bồ mình mà già quá thì mình gọi là ông, xưng là em hả? Mẹ đang đếm tiền nên cáu: “Im đi, tao nhầm bây giờ, mà mày bồ với người lớn để làm gì? Để con rể lại là bạn của tao với bố mày hả?...(43). Chị tôi bảo: “Đồ con nít!”. Tôi vặn vẹo: “Khi đi học, bà có vậy không?”. Bà chị tôi đanh mặt: “Tao không điên như mày!”. Có lẽ tôi điên thật. (44). Tôi hỏi mẹ: “Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì buồn cười lắm nhỉ?”- “Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu người cùng tuổi thì như thế nào, lúc thì đòi chơi với ông già, lúc thì đòi chơi với trẻ con!”.- “Không phải con, mẹ ạ! Con bạn con…” (45). Phan Thị Vàng Anh như muốn nhắc nhở người lớn không nên quá thờ ơ trước những thắc mắc mang tính tâm lý của con trẻ, họ phải có bổn phận là người trực tiếp giải đáp những băn khoăn đó không những để hiểu thêm về con mình mà chính đó sẽ là chiếc cầu nối gắn chặt mối quan hệ trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái. Còn ngược lại, chính họ sẽ là người vô tình đẩy con cái ra xa mình, cô lập chúng khiến chúng phải tự tìm hiểu bằng nhiều cách khác nhau bên ngoài xã hội. Với truyện ngắn “Khi người ta trẻ”, nhà văn để nhân vật Xuyên bề ngoài tỏ ra dửng dưng, thậm chí rất xem thường tình yêu của mình để rồi tự cô phải gánh chịu những lỗi lầm mà mình gây ra. “Người cô yêu (hơn là người yêu cô) cả tính tình lẫn dáng vẻ đều còn rất trẻ con. Cô gọi Vỹ bằng thằng- thằng Vỹ. Hẹn, nó không đến, cô chửi: “Đồ khốn nạn!”…Mẹ tôi hỏi: “Sao em lại có thể chịu đựng cảnh “một gà hai mề thế hả Xuyên?”. Cô ngồi băm thịt như chém vào mặt thớt, cười nhạt: “Nó có phải là chồng em đâu, chơi cho vui vậy thôi. Đi với ai cũng được, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm!”. Mẹ tôi lí nhí: “Đừng có đùa, em! Rồi dứt ra khó lắm!”… Bà bảo cô dễ tủi thân, buồn bã nhưng có khi uất quá đến nỗi không khóc được, mặt chỉ lì ra, u ám. Tôi đã từng chứng kiến và hoảng hồn trước bộ mặt này khi cô đợi Vỹ trễ hẹn. Nó dữ tợn và tang tóc. (52) Sinh nhật cô, mưa không sụt sùi, không nắng chói chang nhưng cũng chẳng có ma nào đến ngoài hai cô bạn gái cùng lớp khệ nệ mang đến một


bó hoa với vài cục xà bông. Tôi “lịch sự” hỏi: “Tối chú Vỹ mới đến hả cô?”. Cô sa sầm: “Không, chẳng ai đến cả. Cô bây giờ ít bạn lắm rồi!”. (56)…Rồi như các tiểu thuyết vẫn có mà chẳng ai ngờ, cô xin đi Long Hải hai ngày. Để ít ngày sau, bà tôi nhận xác cô từ một khách sạn ở Vũng Tàu. Không một cái thư tạ lỗi như người ta hay làm, không trách móc ai, bên cạnh cũng không có ảnh của ai, chữ của ai. Chỉ có cô và vỉ thuốc trống rỗng. Chính sự dễ dãi hay tính toán quá mức trong tình yêu và cuộc sống khiến con người phải gánh chịu hậu quả về sau. Qua đó nhà văn muốn nói rằng, những gì thuộc về tình cảm hãy để nó đến và đi một cách tự nhiên, không nên cố níu giữ những gì không thuộc về mình, hãy chấp nhận thực tế và sống với thực tế. Đó mới là tuổi trẻ.

Phan Thị Vàng Anh quan tâm đến đời sống tinh thần và sự thay đổi tâm lý của những người trẻ tuổi. Qua những trải nghiệm cuộc sống, nhà văn nhìn thấy ở họ có những nỗi đau, những bất hạnh và những bi kịch giữa đời thường. Đó là tình cảnh cay đắng của những người vợ khi có chồng ngoại tình, của những đứa con khi phải chứng kiến cảnh gia đình tan vỡ trong “Kịch câm”. Có nỗi cô đơn da diết xen lẫn với niềm khao khát về cuộc sống hạnh phúc lứa đôi của những cô gái trẻ trong cuộc tình tay ba không có hồi kết qua “Sau những hẹn hò”, “Si tình”, “Khi người ta trẻ”, “Yêu”…. Có nỗi buồn và sự luyến tiếc của thế hệ đi trước đối với sự thờ ơ, thậm chí coi thường những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của các thế hệ con cháu ngày nay qua “Hoài cổ”, “Mưa rơi”, “Hoa muộn”…có bi kịch của những chàng trai, cô gái trẻ có tình yêu không thành hoặc đau đớn nhận lấy bi kịch vì sự mù quáng trong tình yêu. Qua những nỗi đau của con người, nhà văn muốn thể hiện sự chia sẻ, cảm thông. Người đọc hiểu và cảm thông với bi kịch của nhân vật và trân trọng tấm lòng của nhà văn.

1.2. Nhân vật cô đơn, hoài nghi, bất lực

Khảo sát 36 Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh cho thấy, nhà văn rất có ý thức tập trung miêu tả về những con người đang sống giữa loài người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


nhưng không tìm thấy sự đồng cảm, sự chia sẻ nào từ những người xung quanh. Con người mang ý thức về sự cô đơn, hoài nghi, bất lực, gợi cho người đọc cảm giác day dứt và bất an. Người ta có thể nhận ra chút bóng dáng của tinh thần hiện sinh và chủ nghĩa hiện đại trong kiểu nhân vật này qua ngòi bút Phan Thị Vàng Anh.

Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 6

Trước hết là cảm giác về sự cô đơn lạc lòng khi sống trong chính gia đình của mình. Đó là cảm giác của Thùy trong truyện ngắn “Chị em họ”. Trong nhà, Thùy không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thùy. Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa; ngoại nói: “Nó như con bụi đời!”. Cả nhà dành hết tình thương yêu cho Hà, cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi Văn. Bố mẹ Thùy bắt cô bé phải chuyển trường để đi học cùng Hà. Thùy là một cô bé có cá tính, không ai bắt được cô làm những việc mà mình không thích, cô sẵn sàng cau có và nổi đóa lên khi bực bội. Cảm giác cô đơn xa lạ với người thân luôn thường trực trong Thùy, bởi cả nhà ai cũng đem Hà ra so sánh với Thùy. “Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà. Thùy ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy lăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo, dựa vai nhau hát vọng cổ ngân nga. Thùy nghĩ: “Tụi này vui thật!”. Buổi sáng, các cậu, dì khen: “Thùy thật là chăm!”. Mẹ bảo: “Ui! Lười học lắm!”. Thùy ngồi rửa rau, kêu to uất ức: “Con lười học hồi nào?”. Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: “Hỗn! Không được cãi người lớn!”. Thùy im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: “Con chào ngoại, con mới tới! Con chào…em chào…”. Mọi người lại khen với nhau: “Người lớn ghê!”. Hà đứng xa xa, hỏi: “Chị Thùy có cần gì không, em phụ?”. Thùy bảo: “Không! Xong hết rồi!”. Hà lên nhà trên, các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thùy đổ chậu nước, nó nghĩ: “Không ai biết rò nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!”. Rồi Thùy buồn


bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng…(41-42) Thùy không tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ cũng như hiếm khi nhận được lời động viên khích lệ từ mẹ cô. Thùy nhận thấy ở Hà một con người giả tạo, sống ích kỷ, lười nhác nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra ngoan hiền và chăm chỉ. Từ việc học tập, làm việc nhà, việc lớp cho đến cả chuyện Hà được lên truyền hình, tất cả chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài. Thùy không thể lên tiếng lật tẩy con người thật trong Hà bởi giờ đây cả nhà ai cũng đứng về phía cô, những gì họ nhìn thấy ở Hà đều là tốt. Sự thật ấy cùng với suy nghĩ của cá nhân làm cho Thùy trở nên cô đơn, lạc lòng giữa người thân trong gia đình. Phải chăng, nhà văn muốn nói rằng, đôi khi, những biểu hiện mang tính cá nhân không phải lúc nào cũng lệch chuẩn. Đã đến lúc, “cần phải xem lại những giá trị vốn được coi là chuẩn mực của xã hội bởi phần nhiều mang tính hình thức”.(22). Song, có khi, sự giả dối bị phô bày khiến cho con người trở nên hoài nghi về cuộc sống, về tương lai. Trong truyện “Kịch câm”, chính sự giả dối và phản bội của người cha vốn được coi là mẫu mực kia đã khiến con gái mình có những suy nghĩ tiêu cực. Nó căm hận cha mình, oán trách thực tại phũ phàng đã xô đẩy gia đình mình tan vỡ, thương hại người mẹ tội nghiệp không hay biết và vẫn yêu chồng hết mực, nó tủi thân khi nhận thấy “mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình”. Cay đắng hơn khi nó nghĩ tới tương lai, nghĩ tới cuộc sống gia đình đen tối mà nó sẽ phải có. “Nó sẽ không được hồn nhiên trời phú như mẹ nó. Chồng nó, dễ gì có được cái địa vị mực thước như bố nó, có nghĩa là cái gia đình tương lai ấy càng dễ tan nát gấp trăm lần cái tổ ấm bây giờ. Nghi ngờ, nó gác lại chuyện yêu đương, sợ hãi và giễu cợt, nó nhìn những thằng bạn đi bên cạnh như nhìn những tên lừa đảo còn ẩn mình trong lá ủ”.(115). Con người sống với nhau bằng niềm yêu thương, hơn thế, con người còn đến với nhau bằng niềm tin và sự chân thành, nếu mất nó, như mất đi giá trị cuộc sống.


Trong truyện ngắn “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi”, nhà văn đã để nhân vật của mình cô đơn lạc lòng ngay trong bầu không khí vui vẻ của môi trường tập thể. Cô không thể hòa nhập với họ mặc dù đã cố gắng đến đâu, bằng sự tinh tế và nhạy cảm của mình Tuyền đã nhận ra sự mâu thuẫn giữa tính hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của nó. Cuộc du ngoạn ngắn ngủi chỉ có ý nghĩa phong trào, nó chứng minh về một tổ chức Đoàn phường đang hoạt động sôi nổi. Ngay từ lúc tập trung chờ xe chạy ở trụ sở ủy ban phường, người đi đã khó chịu vì phải chờ đợi một tiếng đồng hồ. Đi tới nơi, lại nhận được lệnh không được bơi, không được đi xa…để rồi tất cả đều ngơ ngác không biết đi đâu và làm gì giữa một vùng nắng gió. Sau một ngày vạ vật, mọi người thất thểu ra về như một đoàn người thất trận. Tội nghiệp nhất vẫn là các em nhỏ, chúng không có người lớn đi cùng nên đứa nào đứa nấy giống như những con dê con lạc mẹ. Các anh chị phụ trách Đoàn phường chịu trách nhiệm trong chuyến đi thì ai nấy đều bận bịu vì đây là dịp họ thể hiện bản thân mình. Tuyền đã nhìn thấy sự lố bịch và thiếu trách nhiệm nơi những người cán bộ Đoàn. Phải chăng đây là hành động “Một ngày như mọi ngày” như lời của anh Bí thư cất lên trên xe. Anh Bí thư Đoàn phường- người có vị thế- chỉ dừng lại ở những câu nói sáo rỗng, ở những hành động chỉ trỏ mà không trực tiếp làm. Ngược lại, những chị cán bộ Đoàn luôn tỏ ra “mẫn cán”, hết lòng với công việc phụ trách, đỏng đảnh đi qua đi lại để anh Bí thư trông thấy mà “chấm điểm”. Họ càng thể hiện thì sự giả tạo càng lộ rò, “Tuyền tự hỏi mình vì sao lại đi cái buổi cắm trại này, để gần như cô độc giữa đám người quen này. Rồi tìm ra lý do, cô cười vu vơ. Có lẽ cô đi để khẳng định: những cái liếc mắt kín đáo, những câu hỏi ngắn dài khó hiểu, những cú đỏ mặt của anh bí thư Đoàn phường ngày thường là có lý do đàng hoàng, chẳng phải vu vơ mà nó thế…”.(13). Với Khanh trong “Nhật ký”, cô luôn tự nghi ngờ về chính mình, về những cảm xúc trong cô có thật hay không. Bởi, cô sống giữa cuộc đời, giữa con người nhưng lại không định vị được mình đang


nghĩ gì? Đang vui hay buồn?. Nhân vật Khanh dần rơi vào trạng thái cô đơn với chính mình. Không chỉ nói về sự cô đơn, Phan Thị Vàng Anh còn muốn nhấn mạnh, như một cảnh báo về hậu quả của nó: đó là nỗi cô đơn tự hủy.

Cảm giác cô đơn và nỗi buồn đau da diết được nhà văn thể hiện nhiều nhất trong những câu chuyện tình yêu. Trước hết, đó là cảm giác cô đơn khi phải chờ đợi một ai đó đã đi quá lâu. Mười ngày, mười ngày sống trong tâm trạng nhớ mong da diết qua từng lá thư của An. Mười ngày Tết trôi qua chậm chạp đến nỗi An tưởng như đã lâu lắm. Anh bảo: “Chiều nay về quê, mùng năm anh lên!”. Tôi làm tính nhẩm: Mười ngày. Mười ngày vừa Tết, vừa đợi bằng một ngàn ngày thường, có nghĩa là tôi sẽ phải quét mạng nhện một mình, một mình dỡ cánh cửa xuống rửa rồi một mình lắp chúng vào chỗ cũ…Tôi hỏi: “Sao lâu vậy?”. Anh cười: “X.có gần đâu để anh đi đi về về như chuột!”. Tôi lẩm bẩm: “Biết làm gì ở thành phố bây giờ?”. Anh trả lời bằng cách lập cho tôi một thời khóa biểu với những công việc nhàm chán đến nỗi, thay vì làm chúng, thà tôi uống một thứ thuốc gì đó để ngủ liên tục mười ngày còn hơn. Rồi anh dặn: “Nhớ viết thư!”. Tôi gật đầu, đây là sở thích của tôi. (68-69).

27 Tết. Tôi bước vào bưu điện thành phố để bỏ lá thư đầu tiên cho anh. Khi phong bì chui tọt vào thùng thư “các tỉnh”, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng. Những giờ trước, khi cắm cúi trên tờ giấy cắt góc cẩn thận, những phút trước, khi bước tự tin trên những bậc tam cấp của bưu điện, tôi hoàn toàn nghĩ rằng anh đang đọc thư tôi. Lúc này, nhìn quanh, tôi thấy sao mà lo lắng cho cái thư nhỏ bé của tôi…Tôi ngượng ngịu nhìn quanh rồi chuồn thẳng.

30 Tết. Con mèo đủng đỉnh ra chọn một khoảng đất sạch sẽ đầy nắng, lăn lộn vài vòng rồi nằm ngửa ra bất động, đầu ngoẹo qua một bên, trông hơi giống một anh động kinh. Tôi nghĩ, nó hạnh phúc hơn tôi, nó không phải chờ đợi điều gì. Còn tôi, tôi đợi thư anh, sao đến giờ này chưa có…


Mùng hai …Về nhà, tôi trệu trạo nhai bánh chưng, nghe pháo lẹt đẹt đâu đó, biết rằng Tết đã qua rồi. Tôi ngồi vào bàn, viết một cái thư cho anh, đúng hơn là cho mình vì biết chắc rằng nó không tới kịp.

Mùng năm…Anh lên thành phố với một dáng vẻ lạ lùng. Tôi hỏi: “Anh có nhận thư?”. Anh gật đầu, “Sao anh không viết?”. “Anh cũng không biết!”. Tôi bảo: “Về đi, mệt lắm rồi,” rồi tôi ngồi sau, nhắm chặt hai mắt cho đến khi xe dừng trước của nhà. Anh chúc: “Năm mới…”. Tôi ngăn lại: “Thôi đủ rồi!”. Vào nhà, tôi xé tờ lịch mùng Năm, bỏ vào trong tủ…(75-76-77)

Nhà văn đã để niềm tin và niềm hy vọng của An kéo dài trong mười ngày chờ đợi, đầu tiên là cảm giác hồi hộp lạ lùng với lá thư đầu tiên; đến lá thứ hai, thứ ba, rồi dần dần cho đến cuối cùng, biết bao cảm xúc đong đầy trong cô. Nỗi nhớ nhung, niềm hy vọng thay vào đó là sự thất vọng tràn trề, nỗi cô đơn da diết xen lẫn với tâm trạng oán trách sự dửng dưng, thờ ơ của người đàn ông đó đối với tình cảm của cô. Để rồi, lời cuối cùng An nói khi gặp anh ta: “Thôi đủ rồi!”. Phan Thị Vàng Anh đã thay người đọc nói lên được những nỗi đau khổ của người con gái trong tình yêu, nhà văn đồng cảm và trân trọng tình cảm của họ. Với Xuyên trong “Khi người ta trẻ” từ khi yêu Vỹ cho đến khi xa lìa cuộc đời, cô luôn phải sống trong tâm trạng khổ đau, khổ vì yêu phải người đàn ông đã có vợ, thậm chí như cô nói “người cô yêu- hơn là người yêu cô” khiến cô mù quáng. Xuyên cảm thấy cô đơn, lạc lòng ngay giữa những người thân yêu nhất trong gia đình, cha, mẹ, anh chị em. Họ không hiểu cô và cho đó là “điên rồ”, là “không bình thường”. Cô không biết chia sẻ cùng ai nỗi đau khổ của mình, và dần biến mình thành kẻ bất mãn, ích kỷ, cô đơn. Bi kịch lớn nhất trong đời Xuyên là khi chết đi không có lấy một người thân bên cạnh, cô chết trong cô đơn, chết trong cay đắng, cay đắng hơn là, ngày đám tang của cô diễn ra, kẻ ấy không có mặt, “hắn còn đang bận tắm biển”. Rồi cô gái trong “Si tình” suốt hai năm trời sống với tình yêu đơn phương, với những ảo mộng về một tình yêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022