Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 7


làm sao, đến nỗi cảm thấy không thể chịu nổi. Vậy mà đã có biết bao nhiêu người anh hùng đã ra đi, đã hóa thành “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” (Lê Anh Xuân).

Trên “Đường tới thành phố” những người lính đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, dành lại từng tấc đất từ tay kẻ thù. Bởi có một tinh thần như thế nên một dân tộc nhỏ yếu, thua kém nhiều về kinh tế, trình độ khoa học kĩ thuật như chúng ta mới có thể đánh thắng được một kẻ thù như đế quốc Mĩ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều trường ca viết về giai đoạn cuối cùng của chiến tranh – giai đoạn “thần tốc”. Trong những giờ phút ấy thể hiện cao độ tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam. Âm hưởng hùng tráng, âm hưởng chiến thắng mà chúng ta khao khát bấy lâu nay đã thành hiện thực. Trạng thái cảm xúc vừa tự hào vừa phấn chấn, choáng ngợp là một cảm hứng chung. Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng có lẽ được khắc họa rò nhất qua hình ảnh con đường và hình ảnh ngọn lửa trong trường ca Hữu Thỉnh.

Hình ảnh con đường

Hình ảnh con đường đi vào văn chương nghệ thuật không chỉ mang ý nghĩa là con đường tự nhiên – lối đi được tạo ra để nối liền các địa điểm. Với thơ ca cách mạng, đó còn là cuộc hành trình vất vả của dân tộc, là gian lao đời lính, là con đường về nhà, con đường đến với cách mạng. Nó trở thành một biểu tượng trong các tác phẩm trường ca. Có thể nói hình ảnh con đường là một trong những hình ảnh xuất hiện nhiều nhất. Dĩ nhiên, điều đó có cơ sở hiện thực. Bởi trong chiến tranh, con đường gắn liền với cuộc hành quân, gắn với đường ra mặt trận, nối tiền tuyến với hậu phương... Vì vậy, ý nghĩa đầu tiên của con đường chính là nơi gặp gỡ, nơi ghi lại bao gian khổ, thấm bao máu và nước mắt của đồng đội.

Nếu trong Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu hình ảnh con đường gắn với dấu chân: “Dấu chân đi đủ khép một vòng trời”. Đó là hành


trình gian khổ của đời lính; hành trình theo nghĩa hiện thực nhất là từ chiến trường này sang chiến trường khác bằng đôi chân, bằng đói khổ, bằng những trận sốt rét rừng. Thì trong trường ca Hữu Thỉnh hình ảnh con đường hiện lên với những nét chạm khắc chân thực nhất.

Trong chiến tranh con đường Trường sơn là huyết mạch quan trọng trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đường Trường Sơn luôn phải oằn mình gánh chịu bao mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Con đường ấy đã đi vào trong thơ của nhiều nhà thơ giai đoạn này. Với Hữu Thỉnh hình ảnh con đường hiện lên với bao gập ghềnh, khúc khuỷu, ngổn ngang bốc mùi khét cháy bởi bom đạn của kẻ thù. “Đường ngổn ngang đường đất còn khét cháy” (Tiếng hát trong rừng).

Ta bắt gặp hình ảnh con đường 30 – 4 và con đường mang tên Bác – đường Hồ Chí Minh trong trường ca Đường tới thành phố. Những con đường đã đi vào trang sử của dân tộc, đó là mốc son, là bước ngoặt đánh dấu bước đi vững vàng của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Song, thiêng liêng hơn, trong trường ca nói riêng và trong văn học cách mạng nói chung, hình ảnh con đường còn là con đường cứu nước, con đường đi tìm lí tưởng, con đường cao cả mà cả dân tộc ta đã lựa chọn.

Nếu trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh con đường trở thành một biểu tượng của lí tưởng, là con đường của cái Tôi hòa cùng cái Ta, của cá nhân hòa cùng với cái rộng lớn, cái tự do của cả cộng đồng:

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 7

Chỗ đứng chúng ta không phải là Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc

Hình ảnh những con đường trong trường ca Hữu Thỉnh còn trở thành biểu tượng con đường đấu tranh của dân tộc để đi đến đích chiến thắng. Cả đất nước bước đi trên con đường đó không phải bằng đôi chân mà bằng ý chí vì vậy khó có thể khiến người ta quên lãng:


Đường ta đi gian khó chẳng mau quên Cả cái vấp cũng găm thành nỗi nhớ

(Đường tới thành phố)

Hình ảnh con đường là đích chiến thắng mà cả dân tộc hướng đến. Con đường đấu tranh dù vất vả, gian lao cuối cùng rồi cũng thành công. Vui sướng biết bao khi những người lính được đi trên con đường chiến thắng, được về gần bên Bác kính yêu:

Con đã về nơi Bác ra đi

Đường lắm dốc hôm nay con mới tới

(Đường tới thành phố)

Trên những cuộc hành quân không mỏi ấy, bao người lính đã ngã xuống để bảo vệ con đường. Chúng ta nhớ đến 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc...Họ là những ngôi sao lặn xuống rồi sáng hơn ở bờ bên kia. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác làm nên cuộc hành trình không ngừng nghỉ của dân tộc. Hình ảnh con đường là một hình ảnh mang đậm tính hiện thực chiến tranh. Nó đi vào thơ văn trước hết là một hình ảnh của hiện thực. Đó là nơi ghi đậm những dấu ấn của cuộc chiến, là một phần kí ức gian khổ của người lính. Hơn hết, con đường còn là cuộc hành trình, là sự quyết tâm cao độ của toàn dân tộc khi dám đi trên con đường mà mình đã chọn.

Hình ảnh ngọn lửa

Bên cạnh hình ảnh con đường, đọc trường ca của Hữu Thỉnh người đọc bắt gặp rất nhiều lần nhà thơ sử dụng hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh ngọn lửa ở đây bên cạnh ý nghĩa thực còn mang ý nghĩa biểu tượng, nó tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, niềm tin vào tương lai, lòng yêu nước của nhân dân và tình yêu đôi lứa. Đặc biệt hình ảnh lửa xuất hiện nhiều nhất trong trường ca Đường tới thành phố.

Có một ngọn lửa không biết được nhóm lên từ khi nào, chỉ biết khi đất nước có giặc ngoại xâm ngọn lửa ấy lại sáng lên và góp thành ngọn lửa yêu nước:


Trước mặt là bao nhiêu miền quê Sau lưng là bao nhiêu miền quê Ngọn lửa ta đốt lên ở giữa

(Đường tới thành phố)

Ngọn lửa ấy sẽ không bao giờ tắt bởi nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác : chúng tôi sưởi bằng ngọn lửa của mình, lại thấy ấm từ các anh đi trước. Nó chính là ngọn lửa của niềm tin, hy vọng dù chiến tranh có ác liệt, dù ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc :

Ngọn lửa này

Và hy vọng của anh

Của chúng tôi những người mới đến

(Đường tới thành phố)

Lửa rất cần đối với mỗi người lính, để họ tìm ra nhau, đồng đội nhận ra mình và để tìm tri kỉ :

Chúng tôi người chủ những căn hầm Đốt ngọn lửa để tìm vào tri kỉ

Hầm là nơi che máu che sương Là cửa sổ mở về hướng mẹ

(Đường tới thành phố)

Ngọn lửa soi sáng cho con trong căn hầm tăm tối, nó còn là điểm tựa cho con hướng về mẹ. Có những lúc khó khăn, ốm đau ngọn lửa lại soi sáng thêm những hy sinh, mất mát, gian khổ mà người lính đã trải qua. Giây phút ấy ngọn lửa trở thành biểu tượng cho tình yêu đôi lứa :

Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm

Những cơn khát bậm môi vào bẹ chuối...

Cho em nhận ra anh, đồng đội nhận ra mình

(Đường tới thành phố)


Như vậy lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng chính là mục đích, là quyết tâm của người lính khi ra trận. Có thể khẳng định đây là những điều rất khó nói bằng thơ. Nhưng bằng con mắt của một người từng trải và tài năng của một nhà thơ đã giúp Hữu Thỉnh chuyển tải nó bằng những hình ảnh quen thuộc và mang tính biểu tượng cao. Như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo...Hữu Thỉnh đã lấy hai hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống, đó là hình ảnh con đường và hình ảnh ngọn lửa làm biểu tượng cho lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng của người lính. Nó quen thuộc mà không nhàm chán, giản dị mà lại vô cùng lớn lao kì vĩ.

2.1.4. Khát vọng hạnh phúc

Nếu chỉ có lí tưởng cách mạng soi đường để đưa người lính đến chiến thắng, thiết nghĩ thế vẫn là chưa đủ. Có một điều thôi thúc người lính chiến đấu đến quên mình đó chính là khát vọng hòa bình, khát vọng hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm và soi sáng con đường người lính đang đi. Đất nước rơi vào cảnh tang thương, chia cắt, chưa bao giờ con người lại mơ ước hòa bình một cách da diết, cháy bỏng đến thế. Chiến tranh là hoàn cảnh mà trong đó những nhu cầu nhỏ nhoi nhất, bình dị nhất cũng không thực hiện được. Cuộc sống nhân bản, cuộc sống đời thường bị che lấp. Để đổi lấy một cuộc sống bình yên, cả dân tộc ta đã trả một giá quá đắt. Đó là cả một thế hệ:

Để có một đồng bằng trước mặt

Chúng ta lên đường mười tám đôi mươi

(Đường tới thành phố)

Và hơn một lần người lính trong trường ca của Thanh Thảo cũng nhận ra điều ấy:

Ai từng trải những năm ấy đều hẳn biết Ta phải trả giá thế nào cho một bài ca

(Những người đi tới biển)


Khát vọng về một hạnh phúc bình thường được các nhà thơ khắc họa qua nỗi thèm khát dòng sông và ánh trăng.

Dường như hình ảnh dòng sông, dòng suối, dòng nước, con sóng, xuất hiện rất nhiều trong trường ca trước hết là một sự bình yên, như cơn mưa làm dịu bớt sự khốc liệt của cuộc chiến. Nếu Thanh Thảo ví dòng sông là nơi hòa giải bầu trời và mặt đất:

Cảm ơn dòng sông em làm dịu vẻ khắc nghiệt những cánh rừng Nơi hòa giải bầu trời mặt đất

(Những người đi tới biển)

Thì dòng sông trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh hiện lên thật đẹp và lung linh, luôn là khởi nguồn của sự sống, của khát vọng:

Dòng sông như bữa tiệc sau rừng

Nhà triết học Hêraclit đã từng nói: không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Những dòng sông luôn lưu chuyển, đổi thay. Nó chính là sự vận động không ngừng của vạn vật. Dòng sông ở đây cũng vì thế được các tác giả nhìn như dòng sông cuộc đời, dòng sông cách mạng và dòng sông lịch sử, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

Nhưng đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn Xin hãy viết như dòng sông chảy xiết

(Đường tới thành phố)

Cả thế hệ những người lính chống Mĩ đã tắm mình trong dòng sông lịch sử. Các con sông đều đổ ra biển cả. Họ là những dòng nước đã góp phần làm nên chiến thắng đại thắng mùa xuân năm 1975. Dù sống hay chết, dù ngắn ngủi hay dài lâu, cuộc đời ấy vẫn là những dòng sông chảy xiết, dòng sông mãnh liệt huy hoàng chứ không êm đềm, phẳng lặng.

Cùng với hình ảnh cánh rừng, dòng sông là hình ảnh ánh trăng. Đây là hình ảnh mang nhiều nét lãng mạn và gắn với người lính trong chiến tranh.


Với Nguyễn Đức Mậu, hình ảnh ánh trăng hiện lên vừa da diết, bùi ngùi, vừa xa xăm, đôi khi tưởng như không thực:

Tổ quốc xa như vầng trăng tôi ngóng đêm rừng Sao tôi nghĩ trăng mọc từ đất bắc

Những người lính gối đầu vòng bạt

Nhớ quê hương gặp trăng sáng lưng trời

(Trường ca sư đoàn) Và tâm trạng ấy được lặp lại trong trường ca của Hữu Thỉnh:

Nhân dân trở về từ bên kia mặt trăng Lại vằng vặc những bến bờ thương nhớ

(Đường tới thành phố)

Trên con đường hành quân gian khổ, trăng đã trở thành một người bạn, một niềm an ủi để người lính có thể vơi đi bao mệt nhọc; và trăng đã trở thành người bạn tri kỉ để người lính dốc bầu tâm sự.

Với người lính khát vọng hạnh phúc luôn thường trực trong họ:

Còn ao ước nào hơn Tự do và Đoàn tụ

Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ Thương mẹ và yêu em

Còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc!

(Sức bền của đất) Nỗi khát khao ấy, đã đôi lúc người lính như muốn nói cùng với mẹ:

Mẹ bảo: cơm chưa ăn thì gạo vẫn để dành Vâng thưa mẹ: chiến tranh đừng vô tận

(Sức bền của đất)

Không chỉ là khát vọng hạnh phúc của người lính. Trường ca viết về chiến tranh chống Mĩ đã rất chú ý đến cuộc sống đời thường, nhân bản của


con người. Nhiều tác phẩm trường ca đã đi sâu vào những niềm đau âm ỉ, dai dẳng, những khao khát nhỏ bé nhưng rất người mà trong hoàn cảnh thời chiến cả dân tộc đã phải hy sinh. Đó là tình yêu không thành:

Những mảnh vỡ mối tình đầu như thủy tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến mai sau

(Đường tới thành phố) Là người vợ vò vò trong đêm dài với nỗi cô đơn của riêng mình:

Tay nọ ấp tay kia...

Một mình một mâm cơm ngồi bên nào cũng lệch

(Đường tới thành phố)

Có thể khẳng định đây là điểm độc đáo của trường ca giai đoạn này. Cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc diễn ra hòa lẫn cả niềm vui chiến thắng và mất mát, tổn thất hy sinh. Và đằng sau cuộc chiến tranh, nhìn sâu vào những góc khuất ấy là tiếng kêu gào của bản thể, của đời sống cá nhân đáng và cần được hưởng hạnh phúc. Một đời sống cá thể phong phú đã được trường ca nhắc đến trong diễn trình lịch sử.

2.2. Hình tượng người phụ nữ

Trong cuốn Nhà văn nói về tác phẩm Hà Minh Đức đã khẳng định: “Chiến tranh được đo tính bằng sự ác liệt của bom đạn, của xương máu, của thời gian. Hết tiếng súng, chiến tranh kết thúc, nhưng đâu phải không còn tiếng súng là chấm dứt sự khốc liệt của chiến tranh. Bởi không ai tính được biết bao nhiêu nhan sắc, sức lực và tinh hoa của những người phụ nữ đã bị mài mòn trong chiến tranh” [18]. Chiến tranh qua đi để lại cả dư vị vinh quang và cay đắng. Bên cạnh niềm vui chiến thắng, cái giá phải trả cho cuộc chiến còn là số phận bất hạnh của những người phụ nữ.

Hóa thân vào chân dung người mẹ, Hữu Thỉnh đã dựng lên hình tượng người mẹ vừa lớn lao, gần gũi, chất chứa sự biết ơn sâu sắc. Từ người mẹ

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí