Lí Tưởng Cách Mạng Và Hành Trình Đi Tới Chiến Thắng


Và cả những mất mát, hy sinh:

Xạ thủ trung liên

Nốt ruồi đen chìm xuống

Lưỡng quyền cao khói sáng cao lên Sau loạt bom vùi

Anh gặp toàn lính mới

(Đường tới thành phố)

Sau trận đánh chỉ còn sót lại xạ thủ trung liên, anh gặp toàn lính mới. Câu thơ dội vào lòng người một cảm giác sửng sốt và gai lạnh. Ta hãy thử tưởng tượng xem, sau một trận chiến tất cả những người lính đều hy sinh chỉ còn lại một người. Đó là sự mất mát không gì bù đắp được. Cuộc chiến dù gian khổ, hy sinh nhưng lớp lớp các thế hệ vẫn tình nguyện tòng quân ra trận tiêu diệt kẻ thù. Tình đồng đội đồng chí càng thắm thiết bao nhiêu thì giây phút này càng tang thương, đau đớn bấy nhiêu.

Song chính những khó khăn ấy dường như có sức mạnh phi thường hun đúc lên bản lĩnh thép cho người lính:

Kẻ thù làm ta già trước tuổi đời Em ta biết cười để moi tim giặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

(Sức bền của đất)

Câu thơ như một lời tâm sự, nó như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng lại có sức nặng vô hình làm cho mỗi chúng ta khi đọc câu thơ lên không khỏi động niềm trắc ẩn. Kẻ thù chỉ làm ta già đi, đanh lại chứ không làm ta mềm yếu, đến ngay cả nụ cười cũng ẩn chứa bao dũng khí, quyết tâm moi tim giặc.

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 6

Đâu chỉ những khó khăn, mất mát hy sinh xuất hiện nơi mưa bom bão đạn, khi trở về thời bình người lính vẫn phải đối mặt với bao hiểm nguy, chết chóc. Trường ca biển đã nói lên phần nào những khó khăn khi người lính ra với biển lần đầu. Những bài học đầu tiên khi sống cùng biển, những trận bão biển và cả những mất mát, hy sinh khi người lính bị bão biển cướp đi. Ám ảnh mãi trong tôi là tiếng gọi đồng đội :


- Hoàng ơi, ở đâu

- Vũ ơi, ở đâu

- Vân ơi, ở đâu

Đó là tiếng gọi của những người lính đảo giữa mịt mù bão cát để tìm đồng đội xếp lại đội hình. Thì ra, đâu chỉ có những mất mát, hy sinh nơi chiến trường ác liệt, khi hòa bình người lính vẫn thường xuyên phải đối diện với những khó khăn, có khi còn khủng khiếp hơn.

Như vậy, có thể khẳng định Hữu Thỉnh cũng như bao nhà thơ cùng thời khi viết trường ca không hề né tránh sự thực. Hữu Thỉnh đã săn đuổi hiện thực đến cùng, dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh với đầy đủ các gam màu nơi chiến trường đầy khói lửa. Hiện thực khốc liệt nơi chiến trường mà người lính đã trải qua được Hữu Thỉnh tái hiện một cách đa chiều và khá sâu sắc. Những khó khăn về nhu yếu phẩm, những cuộc hành quân và cả những đợt sốt rét rừng hoành hành người lính...cao độ hơn là những tổn thất, hy sinh của người lính trên chiến trường. Đó là những thước phim quý hiếm được viết lại bằng thơ mà Hữu Thỉnh đã cho thế hệ sau cảm nhận rò hơn về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.

2.1.2. Tâm trạng người lính trong chiến trận

Trường ca, đặc biệt là những trường ca được viết sau chiến tranh đã không thể viết về chiến tranh theo bút pháp lãng mạn như trước nữa. Họ nhìn chiến tranh thật hơn, không còn cái hình ảnh “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, người chiến sĩ luôn phơi phới lạc quan nữa mà có lúc anh lặng người tiếc nuối thương cho tuổi hai mươi của thế hệ mình:

Chúng tôi không mệt đâu Nhưng cỏ sắc mà ấm quá

Tuổi 20 thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ.. Nhiều đổi thay như một thoáng mây..

(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)


Những người đi tới biển của Thanh Thảo đã có những khúc ca bi tráng mà vô cùng cao cả về bao người lính trẻ. Họ đã đi “không tiếc đời mình” và biết rằng “ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc. Cỏ sắc mà ấm quá phải không em?”. Hình ảnh cỏ như sự cứu rỗi, lại như đất mẹ, mềm mại mà ấm áp nhưng cũng là quá khứ mà anh đang mong nhớ, là hạnh phúc mà anh chua xót mỗi lần nghĩ đến, mỗi lần chạm tay vào, như hạnh phúc mong manh, như dĩ vãng đã lùi xa giữa cánh rừng khắc nghiệt. Tâm trạng ấy ta còn tìm thấy ở các bản trường ca của Hữu Thỉnh.

Với Hữu Thỉnh, qua ba trường ca ông đã thể hiện nhiều cung bậc tâm trạng người lính trong chiến trận. Cũng như Thanh Thảo và bao nhà thơ khác, Hữu Thỉnh đã phản ánh chân thực tâm trạng người lính trong chiến trận. Thành công chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là ở chỗ thể hiện vừa tinh, vừa sâu, vừa khái quát vừa tỉ mỉ, chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cũng như trong thời bình.

Điều đặc biệt là tác giả thường nhìn thẳng vào sự việc và miêu tả chân thực những gì mà người lính đã trải qua. Giây phút hiểm nghèo của người lính đã trải qua ở giữa Trường Sơn trùng điệp đã được Hữu Thỉnh tái hiện một cách thành thật:

Anh còn lại sau những lần thay quân Sau những lần hổ vồ

Sau những lần voi đuổi

Sau bữa cơm nấm độc cào gan

(Đường tới thành phố)

Hay:


Chúng tôi còn biết xoay xở ra sao

Gạo chỉ mang đủ mười ngày còn dành mang súng Còn mang thuốc

Còn mang nhau

Mang bao nhiêu tai biến dọc đường

(Đường tới thành phố)


Có thể đó chỉ là những nuối tiếc về tuổi trẻ:

Sốt ruột làm sao Học hành dở dang Yêu đương vội vã

Phải phí bao thời gian vì bọn chó

(Sức bền của đất)

Có khi người lính tự cho mình bị nhỡ đò tuổi trẻ:

Sông nhỡ đò là con sông rộng nhất Là con sông tuổi trẻ vẫn thèm qua

...Còn bao sách chúng ta chưa đọc đến Nhỡ hẹn liên miên với các giảng đường Nhỡ hẹn với mưa phùn Ải Bắc

Mai một cành thắt ruột kẻ tha hương

(Sức bền của đất)

Ai trong mỗi chúng ta chẳng có một miền quê trong kí ức. Nỗi nhớ quê dâng trào khi ta phải xa quê. Người lính cũng vậy, nỗi nhớ quê luôn thường trực xâm chiếm còi lòng họ. Những kí ức như ùa về, cho họ sống lại những giây phút nhỡ hẹn đò. Hình ảnh Mai một cành thắt ruột kẻ tha hương chất chứa bao nhung nhớ vơi đầy. Có cái gì đó nghẹn đắng, câm lặng đến thắt ruột khi người lính nhìn thấy hình ảnh cây mai vàng mà nhớ quê da diết. Vâng! Có những mất mát không thể nào bù đắp được, đó là những khát vọng tuổi trẻ mà người lính không thể thực hiện được. Đôi lúc là cả một khúc ca buồn về tâm trạng người lính khi nói về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi:

Ta hoãn cưới một năm rồi hai năm Đi đánh giặc chân trời in màu thiếp

(Sức bền của đất)

Đặc biệt trong trường ca Đường tới thành phố Hữu Thỉnh đã dành hẳn một chương để xây dựng hình ảnh một người lính tư lệnh: chương II. Người lính tư lệnh với bề dày kinh nghiệm, khác xa anh lính trẻ hai mươi năm xưa:


Hai mươi năm anh khó nhận ra mình Người trong ảnh bây giờ là tư lệnh Khoảng cách giữa anh và bức ảnh

Có bao quãng đường những bà mẹ tiễn con

(Đường tới thành phố)

Và người lính tư lệnh ấy có dịp được trải lòng mình với đồng đội về chuyện đời tư của mình. Đây là câu chuyện tình duyên của đời anh chỉ gói gọn trong mười ngày nghỉ phép:

Nhà mình do má tìm cho Nết ăn nết ở cũng do má tìm

Một lô bánh quế má đem Mình về một buổi nên duyên cậu à

Tối ăn một bữa ở nhà Sáng bên ngoại thế là xa một lèo

(Đường tới thành phố)

Nếu đọc thơ Bằng Việt người đọc ấn tượng bởi hình ảnh người bà lam lũ, sớm khuya và tình thương vô hạn của người cháu dành cho bà, thì đọc trường ca Hữu Thỉnh người đọc lại day dứt bởi nỗi nhớ mẹ, nhớ người vợ nơi hậu phương của người lính. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi trong chiến tranh đạn lửa không ai khác chính những em bé, những người mẹ, người vợ là những sinh mệnh yếu đuối cần được chở che, bảo vệ. Trường ca Hữu Thỉnh đã nghiêng hẳn về mẹ, hướng về mẹ, mẹ là điểm tựa vững chắc nơi hậu phương. Đã có những giây phút người lính tự nhủ và hối tiếc vì không nói được nỗi lòng của mình với mẹ:

Ta chưa một lần thư thả đất ơi Chưa một lần nói được lên lời Lòng của ta với mẹ

(Sức bền của đất)


Khi bước chân vào chiến trường, đối mặt với bao khó khăn, có đôi lúc được thảnh thơi người lính lại nhớ về hình ảnh người mẹ. Nỗi nhớ mẹ ăm ắp còi lòng họ. Ta hiểu được tâm trạng của người lính khi họ chưa một lần thư thả, chưa có lúc nào được trải lòng mình với mẹ, tất cả đều lẩn sâu trong tâm khảm, trong tâm tư người lính. Phải là người từng trải và đi qua cuộc đời người lính Hữu Thỉnh mới hiểu được tâm trạng sâu kín của người lính đến vậy.

Đôi lúc có những giấc mơ giản dị mà lại rất xa xôi bật dậy trong suy nghĩ của người lính:

Em ơi em,

Sau bao nhiêu tao loạn kiếp người Anh lại đi gieo mạ ba giăng

Em lại cấy trống quân cò lả Lại làm bánh kịp vào phiên chợ

Lại hoa đào hé một nụ dân gian

(Sức bền của đất)

Một ánh đom đóm bay, một màu hoa gạo đỏ vào hè cũng làm ý nghĩ anh trở về với người mẹ nơi quê nhà:

Đom đóm bay ra hoa gạo đỏ Mẹ ở nhà có cất áo bông

Mẹ có ra bờ sông

Qua bến đò tiễn con dạo trước Đường xuống bến có mười sáu bậc Mẹ nhớ thương đã bạc mái đầu

(Sức bền của đất)

Có những giây phút hiểm nguy mặt giáp mặt với kẻ thù trên chốt, những người lính bình tĩnh đón nhận cái chết bất cứ lúc nào cũng có thể xẩy đến. Anh chỉ nghĩ mà thương mẹ già:


Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre Phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ

....Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

(Đường tới thành phố)

Quên sao được tâm trạng reo vui của người lính khi dân tộc ta chiến thắng kẻ thù:

Các anh về

Làm một cơn giông lớn

Sáng lên gương mặt phố phường Theo các anh rừng núi trở về Các anh về như núi

Những người yêu của những người yêu

Niềm trông đời của những niềm trông đợi

(Đường tới thành phố)

Có đôi lúc nghe bài hát Sài gòn ơi, ta đã về đây mà xốn xang lòng, để nghe người hát mà thương người quá thể (Đường tới thành phố). Viết về hình ảnh dân tộc ta chiến thắng kẻ thù, khi những người lính được trở lại thành phố, trở lại mảnh đất quen thuộc của mình Hữu Thỉnh đã dùng hình ảnh rất đắt cơn giông lớn. Chính cơn giông ấy có sức mạnh lay tỉnh và làm sống lại những gì già nua, mỏi mòn vì trông đợi, như làm sáng lên cả phố phường...nó như cơn mưa làm sống lại những mầm cỏ, làm trỗi dậy những mầm cây.

Qua việc khắc họa tâm trạng người lính trong chiến trận ta thấy, Hữu Thỉnh đã có cái nhìn chân thực về người lính, nó chính là hiện thân là bức tranh tâm trạng thật nhất mà người lính đã trải qua. Không tô vẽ, không lãng mạn hóa, Hữu Thỉnh đã nói hộ tâm trạng bao người lính khi tham gia chiến trận. Có những nuối tiếc tuổi trẻ, những giây phút nhớ quê, niềm vui chiến thắng và hình ảnh của mẹ đau đáu trong còi lòng họ. Song điều độc đáo chỉ có


ở Hữu Thỉnh là nhà thơ đã khắc họa sâu sắc tâm trạng của người lính, nỗi nhớ của người lính với mẹ. Hình ảnh người mẹ tạo được ấn tượng đậm nét trong trường ca của Hữu Thỉnh, nó không hề ủy mị mà có sức mạnh vô song, là động lực giúp người lính chiến thắng kẻ thù.

2.1.3. Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng

Chiến tranh khốc liệt như thế, tuy nhiên, hầu như những người lính của chúng ta, có một niềm an ủi hoặc họ đã tạo cho mình một tâm thế để nương tựa, để sống tiếp, đó chính là tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, là một đời sống trường tồn, vô hạn trong vận mệnh của Tổ quốc vĩ đại. Họ đã gắn bó, đã hy sinh cuộc đời hữu hạn cho sự bất tử của dân tộc. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng chính là sự tự nguyện hy sinh, dũng cảm, kiên cường, chống chọi với kẻ thù, được thúc đẩy bởi tình yêu nồng nàn với đất nước quê hương. Trong trường ca Đất nước hình tia chớp Trần Mạnh Hảo đã viết:

Ở giữa anh và em là cái gì cao hơn sự chết Hơn cả sự sống hai ta là sự sống giống nòi

Những người lính trong trường ca của Hữu Thỉnh cũng vậy. Dường như cái chết đối với họ chỉ nhẹ như một giấc ngủ dài. Cảm động biết bao, có những người lính khi biết mình khó qua khỏi đã tự nguyện hy sinh mình cho đồng đội được sống. Những tấm chân dung trong các trường ca làm chúng ta vô cùng cảm động:

Tôi biết chắc mình không qua khỏi

Xin hãy rút hết máu nhóm O trong người tôi đang chảy Mà tiêm cho bạn khỏi cưa chân

(Đường tới thành phố)

Đã có rất nhiều, rất nhiều những bài thơ, cuốn truyện viết về tình cảm đồng đội. Ta hãy tưởng tượng xem, nghĩ rằng mình chết ở tuổi hai mươi, khi bao mơ ước, khát vọng, tất cả đều còn dang dở. Cảm giác ấy mới khủng khiếp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022