Quá Trình Sáng Tác Của Nhà Thơ Hữu Thỉnh


dân tộc, số phận lịch sử. Thể loại trường ca “không nằm ngoài qui luật chung nhất của văn học Việt Nam, đó là định hướng tự giác của các thể loại vào thể tài lịch sử cách mạng” [19, 705]. Nếu trạng thái của đời sống xã hội Việt Nam suốt mấy chục năm là những cuộc chiến tranh và cách mạng nhằm thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc, thì có thể nói, văn học Việt Nam đương thời đã thể hiện được trạng thái đó. Nó đã đạt đến “trạng thái sử thi”, không chỉ bó hẹp trong một số tác phẩm mà gần như là hơi thở xuyên suốt nền văn học này.

Với tư cách là những người nghệ sĩ - chiến sĩ, trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, người cầm bút không nên nói nhiều về những đau thương mất mát, những khát vọng riêng tư của cuộc sống đời thường. Bởi vì “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy” (Chế Lan Viên), cuộc chiến tranh của chúng ta là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện nên mọi lực lượng đều vì vận mệnh dân tộc, của Tổ quốc mà chiến đấu hi sinh. Chức năng chính của văn học giai đoạn này là phục vụ chính trị, phục vụ kháng chiến, vì vậy mọi đề tài đều hướng đến ca ngợi lý tưởng và những con người cao cả của cách mạng. Trường ca không thể không nằm ngoài qui luật đó. Chính Hữu Thỉnh, một nhà thơ với những bản trường ca nổi tiếng đã khẳng định: “Hiện thực chiến tranh, cuộc sống của người lính dội vào tôi mạnh đến mức vượt ra khỏi một thời đoạn, một đề tài. Nó thành một tâm thế. Nhưng tại sao lại trường ca, mà không phải là cái gì khác? ...Và còn cái lẽ nữa là cuộc sống lớn lao, bi tráng quá, đòi hỏi phải mở rộng các kích cỡ” [62, 7].

Do nhiều yếu tố, thời gian sáng tác cũng như những đặc điểm thi pháp của thể loại, trường ca trong văn học sau 1945 có ý nghĩa tổng kết một chặng đường vừa đau thương vừa hào hùng của dân tộc. Nguồn cảm hứng của một dân tộc và thời đại anh hùng, cùng với vốn sống thực tế ở chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Những trường ca đầu tiên được ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Từ đêm mười chín (Khương Hữu Dụng), Những thanh gươm báu (Nguyễn Bính), Trường ca sông Gianh (Xuân


Hoàng)... Nhưng đến kháng chiến chống Mỹ, trường ca phát triển hơn hẳn về số lượng và nâng cao về chất lượng, hàng loạt tác phẩm ra đời như : Nước non ngàn dặm (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm); Bài ca chim Chơ Rao, Ba dan khát, ..(Thu Bồn); Những người đi tới biển, Trẻ con ở Sơn Mỹ, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ mùa xuân, Đêm trên cát, Khối vuông Rubic (Thanh Thảo); Con đường của những vì sao, Tình ca người lính (Nguyễn Trọng Tạo); Đường tới thành phố, Sức bền của đất, Trường ca biển (Hữu Thỉnh); Ngày hội của rạng đông, Hành khúc mùa xuân (Vò Văn Trực). Có lẽ hiện tượng này cũng là một tất yếu của nền văn học, để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, với thời đại hào hùng của dân tộc. Các tác giả đã phát hiện ra trong thơ - trường ca có sức ôm chứa lớn về nhiều vấn đề, nhiều chủ đề tư tưởng, về cả độ rộng của không gian và độ dài của thời gian... có khả năng khái quát hiện thực rộng lớn.

Trường ca giai đoạn này chủ yếu nói đến cả một cuộc hành trình, cuộc hành trình của một cá nhân – một người lính, cũng như cuộc hành trình của một dân tộc. Có thể nói, giai đoạn chống Mỹ và hậu chống Mỹ là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của trường ca.

1.1.4. Nội dung trường ca hiện đại

Một điều đặc biệt trong nội dung trường ca hiện đại là bản thân các chủ thể sáng tác đều là những người trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ đi ra từ cuộc chiến đấu gian khổ, khốc liệt với tinh thần tự hào của một người lính đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Những kỉ niệm của một thời lửa cháy, những người đồng đội đã ngã xuống thôi thúc họ luôn tưởng niệm, nhớ về quá khứ. Trường ca hiện đại khác trường ca cổ điển chính là ở sự xuất hiện của cái Tôi này. Tác phẩm của họ vì vậy mang nhiều tính tự bạch, tự thuật, là bài ca nói về đồng đội mình, những người cùng thời với mình. Điều đó đồng nghĩa với việc nội dung của trường ca được nhìn với con mắt của người trong cuộc, thường là cái nhìn ở phía chính diện, cái nhìn về những người cùng chí


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

hướng. Chúng ta có thể nhận thấy trường ca hiện đại Việt Nam xoay quanh hai nội dung, đề tài lớn:

Thứ nhất là chiến tranh và người lính.

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 4

Lịch sử chiến tranh liên miên đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm thức cộng đồng người Việt. Văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là nơi tái diễn một cách chân thực nhất tâm thức ấy. Nếu lịch sử ghi lại các sự kiện, thì văn học ghi lại tâm hồn, tâm linh con người. Nếu lịch sử ghi lại các con số có thể nhìn thấy, thì văn học còn ghi lại những dòng chảy ý thức, những vùng mờ lí tính, những dự cảm và trải nghiệm của bản thân con người. Trường ca nói chung và trường ca hiện đại Việt Nam nói riêng, chiến tranh luôn là đề tài chính, là mấu chốt cho những trải nghiệm được tự sự. Không ai khác chính người lính là người trực tiếp, là nhân chứng sống cho những cuộc chiến ấy.

Thứ hai là đất nước và số phận con người.

Đất nước là hình tượng trung tâm của văn học cách mạng. Lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều thăng trầm đã hình thành nên ý thức dân tộc vô cùng sâu sắc trong con người Việt Nam. Trong lịch sử văn học, cảm hứng về đất nước vẫn luôn là một trong những cảm hứng lớn nhất của mỗi giai đoạn. Và trường ca hiện đại cũng đã thể hiện rất rò nội dung ấy. Đất nước trong đời thường và đất nước trong văn học được kết tinh từ tất cả những mảnh ghép cuộc sống.

Trước 1975, hình ảnh đất nước hiện lên thường hào hùng và mang tầm vóc sử thi :

Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Nguyễn Đình Thi)


Đến Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo đều muốn tái diễn lại bức tranh hoành tráng đó. Các tác giả này thường gắn kết hình ảnh đất nước với hành trình mở nước và truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng, bởi vậy Thu Bồn viết:

Chúng sợ An Dương Vương, Thánh Gióng Sợ trăm dòng sông đều nổi sóng Bạch Đằng

Những súng thần công cổ sơ không bao giờ bắn nữa Nhưng chúng sợ lửa bắn về tứ phía bốn nghìn năm

(Thu Bồn – Người gồng gánh phương Đông) Nguyễn Khoa Điềm viết:

Đất nước muôn năm

Những ngựa đá lại xuống đường

Những bà mẹ đo chân vào thần tích

Để hoài thai triệu triệu những anh hùng

(Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng).....

Truyền thống dân tộc đã tạo nên những anh hùng, tạo nên sức mạnh tiềm tàng mà quật cường để dân tộc có thể chiến thắng giặc ngoại xâm. Với Hữu Thỉnh đất nước còn gần gũi và quen thuộc hơn với từng dáng cây, ngọn cỏ...tất cả đều cần dược bảo vệ:

Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc!

(Hữu Thỉnh – Đường tới thành phố) Và Tổ quốc còn là đất mẹ thiêng liêng:

Nơi đây đã nguồn sông Chốn tận cùng

Thì cắm bàn chân xuống đất này mà sống Đó là Tổ quốc

(Thanh Thảo – Những người đi tới biển)


Trong các trường ca được viết sau năm 1975 – khi chiến tranh đã kết thúc, các nhà thơ đã thể hiện cảm hứng về đất nước một cách vô cùng chân thực. Lịch sử dân tộc đã được ý thức và gắn liền với số phận khốn khó vất vả của từng người dân bình dị, đặc biệt là hình ảnh người mẹ. Có lẽ, khi đọc những dòng thơ sau đây của Thanh Thảo không ai là không ngậm ngùi, xúc động về hình ảnh đất nước:

Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Là đứng theo dáng mẹ

“Đòn gánh tre chín rạn hai vai”

.........................

Mùa hạ gió Lào quăng quật Mùa đông sắt se gió bấc

Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Mồ hôi vã một trời sao trên đất

Trời sao lặn hóa thành muôn mạch nước Chảy âm thầm chảy dọc thời gian

(Những người đi tới biển)

Gắn với đất nước là số phận con người. Có thể nói trường ca hiện đại thường xoáy sâu vào số phận con người, đặt con người vào mối tương quan với hoàn cảnh, thời gian và không gian tồn tại. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu vào khía cạnh số phận con người với hoàn cảnh.

Con người và hoàn cảnh sống, con người và thời đại luôn có mối tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ. Trong trường ca mối quan hệ giữa số phận con người với hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ khốc liệt, thời đại cách mạng mà dân tộc đã trải qua được thể hiện rất cụ thể. Trường ca trước 1975 chủ yếu đề cập đến những con người mang tính tập thể, sống bằng lí tưởng mà ít đời sống nội tâm. Song một điểm nhấn trong trường ca hiện đại


sau 1975 là đã đề cập đến những số phận riêng mà những số phận ấy phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của chiến tranh. Các số phận con người đời tư nhiều đau khổ, trái ngang đã được các trường ca sau 1975 đề cập đến như một minh chứng hùng hồn về tội ác của giặc Mỹ.

Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc đời:

Những mảnh vỡ mối tình đầu như thủy tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến xa sau

(Tình ca người lính – Nguyễn Trọng Tạo)

Và trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã nói đến cái mất mát, hi sinh, một sự ám ảnh khôn cùng về hình ảnh những người mẹ, người vợ (phần này chúng tôi sẽ đi sâu ở chương 2).

Và nỗi lòng se sắt một người mẹ trong trường ca Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo:

Mẹ ơi suốt chiều dài lịch sử

Mẹ vẫn sinh nhiều những đứa con trai Mỗi bận chiến trường tin báo tử

Mẹ lại hoài thai bằng nỗi đau dài

Như vậy, con người đã chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng đồng thời trong chiến tranh con người cũng đã thể hiện sức mạnh kì diệu. Họ không chỉ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đau thương của đất nước mà còn chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng số phận nhiều lúc không tránh khỏi hẩm hiu. Song, dù phải chịu những mất mát lớn lao, con người vẫn chịu đựng vì sự vĩnh hằng của Tổ quốc.

1. 2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

1.2.1.Các giai đoạn sáng tác

Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh là Vũ Hữu, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam


Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Được sinh trưởng trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học, và nhà thơ tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống văn hóa. Miền đất “thiếu nước, bạc màu” (Hữu Thỉnh) nhưng lại lưu giữ nhiều phong tục cổ, các di tích đền chùa... Phải chăng chính yếu tố này đã làm nên một Hữu Thỉnh đôn hậu, mộc mạc, chân chất; ngay cả trong sáng tác thơ ca cái đôn hậu ấy cũng không hề mất đi, thấm đẫm màu sắc dân gian.

Hữu Thỉnh có một tuổi thơ với đầy đủ vị ngọt, đắng của cuộc đời. Mười tuổi ông đã phải đi làm phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. Đến năm 1954 ông mới được đi học, tốt nghiệp phổ thông năm 1963. Ngay sau đó ông vào bộ đội tăng thiết giáp, Trung đoàn 202, đã từng học lái xe, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hóa và làm cán bộ tuyên huấn, hòa mình vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ hào hùng của dân tộc. Có thể khẳng định ông là một nhà thơ – chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những đoạn đường 9 - Nam Lào, Quảng Trị, Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh đã đi vào kí ức không thể phai mờ của nhà thơ. Đây chính là giai đoạn để ông “thai nghén” những bài thơ, bản trường ca nổi tiếng sau này

Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Đại học Văn hóa và là một trong số những sinh viên khóa đầu tiên của trường Viết văn Nguyễn Du.

Từ năm 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Từ 1990 đến nay, Ông chuyển sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng biên tập Tuần báo văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khóa III, IV, V, ủy viên Ban thư ký khóa 3. Hiện ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản: Âm vang chiến hào (Thơ in chung - 1975); Trường ca Đường tới thành phố (1979); Thơ ngắn, trường ca Từ chiến hào tới


thành phố (1985); Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung - 1985); Tập thơ Thư mùa đông (1994); Trường ca biển (1994); Thơ Hữu Thỉnh (1998); Trường ca Sức bền của đất (2004); Tập thơ Thương lượng với thời gian (2005).

Với các giải thưởng cao quí: Giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ với bài thơ Mùa xuân đi đón. Giải A cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1975 - 1976 (Tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất). Với Trường ca biển tác giả lại lần nữa được nhận giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng vào năm 1994, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007...và nhiều giải thưởng cao quí khác. Những giải thưởng lớn về thơ đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi và khẳng định tài năng, vị trí của nhà thơ trong ngôi nhà văn học Việt Nam. Điều đó càng khẳng định hơn nữa sức sống lâu bền của những bài thơ trong lòng công chúng. “Hữu Thỉnh có cái may mắn là khá nhiều bài thơ và nhất là trường ca của anh qua sự thẩm định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định” [59, 31].

1.2.2. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh

Chưa từng có một giai đoạn lịch sử nào mà dân tộc ta lại sản sinh ra nhiều nhà thơ có chung chí hướng và gần gũi quan niệm sáng tạo như thời chống Mỹ. Cả một đội ngũ cầm bút hừng hực khí phách, tươi rói hồn thơ. Rất nhiều gương mặt thơ sáng giá như: Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm… Họ luôn coi làm thơ là một hành động đầy ý thức. Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ có quan niệm về thơ rất đúng đắn. Thiết nghĩ ngoài những nhân tố về thời đại, quê hương, gia đình mà chúng ta được biết thì những suy nghĩ, quan niệm của ông về “nghề thơ” cũng góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tâm hồn thơ, phong cách thơ ông.

Nói “quan niệm thơ Hữu Thỉnh” là đề cập đến những yếu tố xã hội được chuyển hóa vào tư duy nghệ thuật để trở thành quan niệm văn chương.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí