Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 6

trong xanh); Qua hai cuộc chiến tranh/ Đi dọc chiều dài thế kỉ/ Tóc bạc trắng mà niềm tin thơ trẻ/ Bố tin ở Đảng mình, tin ở nhân dân (Chuyện không cần giữ kín).

Ở đây, ta bắt gặp điểm chung giữa hai tâm hồn thơ của hai người con dân tộc thiểu số: một nhà thơ dân tộc Tày với một nhà thơ người dân tộc Dao – nhà thơ Bàn Tài Đoàn. Cả cuộc đời của hai con người ấy nói riêng và của đồng bào miền núi nói chung đều mang ơn trời biển của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Nhà thơ người Dao đã có những câu thơ thiết tha viết về lãnh tụ như:

Hơn cả mẹ tôi ngày trước Đó là Đảng

Đó là Bác Hồ Chí Minh

(Giấc mơ – Bàn Tài Đoàn)

Đọc những vần thơ này, người đọc thấy được niềm tin tưởng tuyệt đối của người dân tộc thiểu số ở Đảng và Bác Hồ, dù khó khăn gian khổ (đói rét cứ thừa dư/ Nhưng tất thảy mọi thứ đều thiếu thốn) cũng không làm giảm bớt được tình yêu Tổ quốc nơi họ. Dù những con người ấy không được học cao, không được hiểu ngọn ngành về cách mạng, về chủ nghĩa xã hội nhưng trái tim giàu tình yêu quê hương và căm thù giặc sâu sắc ấy vẫn hướng về Đảng, hướng về quê hương, bản làng yêu dấu của mình, sẵn sàng sả thân, hi sinh để bảo vệ quê nhà:

Cả thời chinh chiến ở sau lưng

Nơi bố hiến dâng trọn vẹn thời trai trẻ

(Nghĩ về những tấm huân chương)

Hình ảnh con người miền núi trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa không phải chỉ là những con người kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu mà còn là những con người giàu tình cảm, lãng mạn và cũng rất… nghệ sĩ. Những người con dân tộc Tày dù mang họ Nông, họ Vi, họ Dương, họ Ma hay họ Hà… nhưng ở họ đều có một nét chung là: thật thà, chất phác, thẳng thắn, cả tin, cả yêu…:

Hứng nước lần xởi lởi tiếng mời nhau”. Đó là những con người hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu dù có phải vượt qua bao sông, bao suối, bao núi, bao đồi:

Noọng ơi! Ta đã đi qua chín con sông to, mười con suối nhỏ Bắc bảy ngọn đồi thấp, năm ngọn núi cao

Lên sàn nhà em tìm tình, tìm bạn Đi khắp châu, khắp bản

Tìm quả bầu già làm cây tính cho em

(Lời gửi Noọng)

Viết về hình ảnh con người vùng cao, Nông Thị Ngọc Hòa luôn chú ý đưa vào trang viết của mình những nét tính cách, tâm hồn của cả cộng đồng, dân tộc ấy. Tất cả đều chan hòa, giản dị, đầy nghĩa tình. Hình ảnh hai thế hệ đàn ông dân tộc Tày với vẻ đẹp khỏe mạnh, cường tráng, gân guốc hiện lên rất sống động trong thơ chị - như một niềm tự hào về vẻ đẹp mãnh liệt của những người con của núi:

Thấp thoáng thấy ông tôi

Tay khẳng khiu sần sùi như sẹo gỗ

… Ngực cha như cánh nỏ giang rộng Hai cánh tay như đôi cánh đại bàng Bóng cha hằn lên vách nhà

Như bóng núi

(Bếp lửa)

Hình ảnh cánh nỏ, cánh đại bàng, sẹo gỗ gợi lên một sự liên tưởng rất đậm màu sắc miền núi, thể hiện một sự từng trải đến chai sạn, sự vượt lên bao sương gió cuộc đời để chở che, bảo vệ cho gia đình, cho làng bản của những người đàn ông Tày đích thực.

Một điều dễ nhận thấy là trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa - hình ảnh người phụ nữ đã đi vào thơ ca như một biểu tượng tiêu biểu, đại diện cho vẻ đẹp của những người con dân tộc Tày. Trong 20 bài thơ miêu tả trực tiếp con người

miền núi thì có tới 19 bài ca ngợi người phụ nữ. Cũng như nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số khác như: Y Phương, Lò Ngân Sủn, Mai Liễu, Bùi Thị Tuyết Mai… Nông Thị Ngọc Hòa rất hay viết về người phụ nữ miền núi; đó như một nguồn cảm hứng sáng tạo lớn, chiếm nhiều tình cảm và trí tuệ của nhà thơ. Nếu như vẻ đẹp tâm hồn và hình thức của người con gái Thái được khẳng định qua bài dân ca Em là con gái Châu Yên:

Con gái Châu Yên không chua không chát Ngọt ngào như tiếng cười câu hát

Giỏi đánh cồng, ham xòe quạt Thích gội đầu lá sả tóc như rêu

Thích làm nương, đi xúc, dệt thêu…

(Dân ca Thái)

Thì người phụ nữ Tày cũng được hiện lên với nét đẹp duyên dáng về hình thức, khéo léo, chăm chỉ, tài hoa trong lao động, mãnh liệt, nồng nàn trong tình yêu. Sống chan hòa với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, người phụ nữ Tày mang trong mình nét đẹp trong sáng, giản dị của thiên nhiên miền núi. Vẻ đẹp của các cô gái Tày thường được so sánh với các loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc như: hoa đào, hoa mơ, hoa Bjooc mạ… Đó là vẻ đẹp tươi tắn, dịu hiền, mang hương sắc thiên nhiên:Cổ tay em thì tròn/ Làn da thơm như nắng/ Hơi thở hương xôi nếp/ Tóc giấu đi màu đêm/ Mắt long lanh sao mới/ Váy áo say sương mềm (Tắm suối).

Viết về người phụ nữ, Nông Thị Ngọc Hòa không chỉ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình mặn mà, rực lửa của hình thức bên ngoài mà còn chú ý khắc họa vẻ đẹp nội tâm (giàu tình cảm ngọt ngào, sâu sắc) của họ:

Mắt em có lửa Má em có men

Giọng hát đậm mật ong sóng sánh

(Lời gửi Noọng)

Trong thơ của chị, người phụ nữ dân tộc miền núi hiện lên với vẻ rất đỗi thân quen, gần gũi, duyên dáng bởi đôi mắt lúng liếng trong lời hẹn hò, đôi má e thẹn đỏ rực như hoa đào sườn núi... Hình ảnh đôi má của người phụ nữ Tày có sức ám ảnh rất lớn đối với nhà thơ, nó xuất hiện với tần số khá đậm đặc, trở đi trở lại trên nhiều trang viết và thực sự đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật độc đáo trong thơ chị:

Rượu ai chạm đỏ má đào con gái Để đêm về mộng mị một vầng trăng

(Ngẫu hứng Sa Pa)

Khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, các nhà thơ xưa nay thường đặc biệt chú ý miêu tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn: Đôi mắt ướt như mỡ nóng trong chảo (Lò Ngân Sủn - Giáy), Đôi mắt em như hàng rào những con kiến lửa (Bùi Thị Tuyết Mai – Mường), Thấy cô gái mình thon, mắt biếc (Chu Thùy Liên – Hà Nhì)... nhưng Nông Thị Ngọc Hòa lại đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp của đôi má. Có thể thấy, đây là nét riêng trong việc phát hiện ra một vẻ đẹp đầy tính phồn thực, rất khỏe mạnh, tràn đầy sức sống; một thứ nhan sắc rực rỡ, nồng nàn mà cũng rất đỗi duyên dáng của người phụ nữ trong thơ chị. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 20 bài thơ miêu tả con người vùng cao thì có đến 19 bài miêu tả trực tiếp người phụ nữ. Trong 19 bài ấy có tới 15 bài nhắc đến hình ảnh đôi má như một tín hiệu thẩm mĩ chỉ vẻ đẹp khỏe mạnh, rực rỡ của người phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao:


STT


Tên các bài thơ

Hình ảnh người phụ nữ dân tộc

miền núi


Hình ảnh đôi má người phụ nữ dân tộc miền núi

1

Rượu cần

X

Má em hoa đào bừng nở

2

Quê hương

X

Má ai hồng sóng sánh với câu Sli

3

Một thời

X

Má lửa say nghiêng nghiêng với

rượu cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 6

Lời gửi Noọng

X

Má em có lửa, mắt em có men

5

Bà – mẹ - và con gái

X

Cho má lúm đồng tiền, lúng liếng

mắt dao cau

6

Xuân

X

Đào kiêu sa hừng má đón xuân về

7

Ngẫu hứng cao

nguyên đá

X

Hồng hồng má

8

Chỉ nụ cười vẫn thế

X

Ngày xưa má hồng, mẹ giấu lúm

đồng tiền trong màu quân phục

9

Giá mà tiếng hát

đừng bay

X

Má hồng nhạt, tóc dần phai

10

Giọt thơm

X

Má đỏ bừng, ta uống nước thơm

11

Chung đôi

X

Má em lửa ăn chín đỏ

12

Ngẫu hứng Sa Pa

X

Rượu ai chạm đỏ má đào con gái

13

Cần rượu

X

Má em như mặt trời mới mọc

14

Sa Pa – chiều say

X

Má em chín mắt lá đào sóng sánh

15

Trẻ con vùng cao

X

Má ửng trái đào

16

Say bản Tông

X


17

Vòng xòe đêm

Chiềng Khoang

X


18

Chợ núi

X


19

Câu hẹn đánh rơi

X


20

Bếp lửa



4


Ngoài ra, theo khảo sát thêm của chúng tôi, không chỉ có những bài thơ viết về người phụ nữ dân tộc thiểu số mới hay nói đến hình ảnh đôi má mà một số bài thơ viết về đề tài khác cũng xuất hiện hình ảnh đáng yêu này như: Duyên duyên Tam Cốc, Cổ tích tuổi 40, Đợi nắng, Hoa và xuân, Dân quê, Xem tranh Đông Hồ, Tranh Tố Nữ...

Có thể nói, hình ảnh đôi má người thiếu nữ trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã trở thành một biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, căng tràn sức sống thanh xuân, hừng hực tình yêu và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ vùng cao. Miêu tả hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số với nét đẹp khỏe khoắn, duyên dáng như vậy thực sự là một thành công đáng ghi nhận của Nông Thị Ngọc Hòa.

Không chỉ ca ngợi sự xinh đẹp, mềm mại, rực rỡ, duyên dáng của người phụ nữ Tày, nhà thơ còn rất tự hào bởi sự đảm đang, khéo léo của những người phụ nữ quê mình – một vẻ đẹp trong lao động mang dáng dấp của những người phụ nữ dân tộc thiểu số:

Bàn tay xanh từ bé Đến bây giờ vẫn xanh

Quanh năm nhuộm chàm Quanh năm xe lanh

Trời nắng ra sân thêu váy Dáng đi như núi

Đeo lù cở trên lưng còng suối ngược về nhà

(Ấy ơi)

Hình ảnh bàn tay xanh mà không phải là bàn tay thon trắng ngần, mềm mại khiến người đọc ban đầu thoáng có chút gợn. Đôi bàn tay ấy không đẹp về hình thức bên ngoài nhưng đó là đôi bàn tay khéo léo, chịu thương, chịu khó, bàn tay của sự tài hoa. Nhà thơ đã rất tinh tế khi nhận thấy đằng sau đôi bàn tay bị nhuộm chàm xanh ngắt của cô gái là cả một sự chăm chỉ, khéo léo, tài hoa của người phụ nữ. Bởi đôi bàn tay ấy đã làm ra những bộ quần áo chàm cho cha mẹ, cho cả gia đình. Họ tự thực hiện tất cả các công đoạn: từ trồng bông, tước sợi, xe lanh, nhuộm màu, khâu vá, thêu hoa... Và cũng chính đôi bàn tay ấy tạo nên những ép xôi thơm dẻo, những hũ rượu thơm nồng, những món ăn đặc trưng miền núi; họ trở thành niềm tự hào của bất cứ ông chồng dân tộc nào:

Rượu vợ nấu – không phải mua Cứ thơm mùi ngô, mùi lúa

(Khi mình uống rượu)

Trong thơ ca dân tộc thiểu số, ta cũng bắt gặp niềm biết ơn, trân trọng của nhà thơ Lò Cao Nhum về sự khéo léo, giỏi giang đối với người phụ nữ Thái quê mình khi chắt lọc những gì tinh túy nhất của núi rừng Tây Bắc cùng trái tim chỉ biết yêu thương để làm ra những vò rượu núi ngọt lành: Rượu nhà tôi/ Ủ từ sắc lá rừng gai/ Chắt từ củ mà hốc đá/ Vợ tôi nấu thơm từ lửa đỏ đêm dài (Rượu núi – Lò Cao Nhum).

Không chỉ có vậy, nét đẹp của người phụ nữ Tày nói riêng, người phụ nữ dân tộc miền núi nói chung còn được toát ra từ các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong các lễ hội cổ truyền, trong các trò chơi dân gian họ như những thỏi nam châm thu hút, lôi cuốn người chơi, làm rạng ngời cả không gian:

Tiếng khèn bè ai thổi để ai nghe

Ô khép mở dập dờn như cánh bướm Vòng bạc leng keng, váy xòe uốn lượn Nếp sóng chàm thấp thoáng hoa văn

(Ngẫu hứng Sa Pa)


Trong tiếng nhạc dập dìu, tha thiết, trong men rượu lá ngất ngây, những điệu múa, những lời hát của các cô gái đẹp như trăng mười sáu/ Nòn nà thắt đáy lưng ong không ai không thấy nao lòng và khát khao được sống mãi trong đêm hội ấy.

Khi viết về con người miền núi với vẻ đẹp tự nhiên, với sự hồn hậu, đáng yêu, Nông Thị Ngọc Hòa còn rất chú ý đến việc miêu tả thế giới nội tâm với các cung bậc tình cảm khác nhau của người phụ nữ miền núi. Hẳn phải có một sự hiểu biết thật sâu sắc, một trái tim thật nhạy cảm và có một khả năng diễn đạt một cách sinh động những sắc thái muôn màu của thế giới nội tâm con người miền núi mới viết được những vần thơ đẹp và giàu cảm xúc như thế. Vốn

là một người phụ nữ Tày - Nông Thị Ngọc Hòa có cách cảm nhận về tình yêu lứa đôi và có cách diễn đạt khá độc đáo của người dân tộc thiểu số. Với chị, tình yêu luôn được thể hiện ở nhiều cung bậc tình cảm khác nhau như: nỗi nhớ, niềm mong mỏi da diết, sự chờ đợi đau đáu... và có một cái gì đó có tính bản năng, rất mãnh liệt tuôn chảy bên trong:

Biết đâu cái mắt quen nhìn Cái chân quen đến

Hơi thở phải lòng hơi thở Cái bụng sôi theo cái nhớ

Cồn cào như ăn phải của chua

(Gửi tay)

Viết về tình yêu của những chàng trai, cô gái xứ núi, Nông Thị Ngọc Hòa đã đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị về cách nói mộc mạc, giản dị của những người yêu nhau.Họ đến với nhau bằng một thứ tình cảm hồn nhiên, mãnh liệt, chân thành và một sự thủy chung hiếm thấy. Khi yêu, họ yêu với tất cả sự nồng nhiệt của trái tim; họ không vòng vo, giấu diếm, không màu mè, rào trước đón sau, những con người ấy thẳng thắn bộc bạch lòng mình một cách hồn nhiên nhưng thật quyết liệt:

Ta chờ em thời tóc chấm vai, chưa có eo thon Đến nay tóc tròn vòng vấn

Em nhận lời đi để ta đến chọc sàn

Đem ngựa đón em về làm dâu hiền ngoan

(Lời gửi Noọng)

Đó là những suy nghĩ chân thành, những lời nói bộc trực, không e dè, không cần viện đến bất cứ một sự khéo léo nào. Người dân tộc thiểu số không chấp nhận sự giả dối, sự nửa vời trong tình cảm. Đó là tính cách của họ và cũng chính nó đã trở thành một đặc điểm khiến cho người ta dễ dàng nhận diện con người miền núi.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí