Hình Ảnh Quê Hương Miền Núi Thân Thương, Chứa Đựng Đầy Kỉ Niệm Trong Nỗi Nhớ Khôn Nguôi Của Người Phụ Nữ Dân Tộc Thiểu Số Xa Quê

CHƯƠNG 2

THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG


Nông Thị Ngọc Hòa là một cây bút thơ tiêu biểu, xuất sắc trong các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại. Thơ chị hồn nhiên, trong sáng và hết mực giản dị, đậm chất văn hóa Tày truyền thống nhưng cũng chất chứa vẻ đẹp trí tuệ của một người con trí thức Tày thời kì hiện đại: một tâm hồn tha thiết, tự hào về quê hương và bản sắc văn hóa dân tộc; một cái Tôi cá nhân mang cốt cách của người phụ nữ dân tộc truyền thống nhưng vẫn chứa đựng nét cá tính và bản lĩnh của người phụ nữ thời kỳ hiện đại. Điều đó được thể hiện một cách sinh động trong các tác phẩm thơ Nông Thị Ngọc Hòa từ tập thơ đầu tiên đến các tập thơ sau này.

2.1 Hình ảnh quê hương miền núi thân thương, chứa đựng đầy kỉ niệm trong nỗi nhớ khôn nguôi của người phụ nữ dân tộc thiểu số xa quê

Nông Thị Ngọc Hòa là người con gái của dân tộc Tày, tuổi thơ được nuôi dưỡng và đắm mình trong bầu không khí văn hóa của dân tộc. Đó là những câu hát Sli, hát lượn, những trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng tồng, những phong tục tập quán của quê hương. Tất cả những điều đó đã bồi đắp nên tâm hồn chị một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào về quê hương miền núi cao xa thẳm. Vì thế chăng mà trong thơ chị, những cảnh sắc tươi đẹp nơi núi rừng Việt Bắc, cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số nói chung, của người dân tộc Tày nói riêng luôn được phản ánh chân thực và sinh động với một tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó sâu sắc. Đó là những dòng viết đầy tự hào, kiêu hãnh về quê hương và con người dân tộc mình.

2.1.1 Quê hương miền núi tươi đẹp, hùng vĩ, hoang dã và thơ mộng trong

nỗi nhớ của người con xa quê

Là một người phụ nữ dân tộc thiểu số nhưng sớm rời xa quê hương đi học tập, lập nghiệp ở một vùng đất khác, nhưng điều đáng quí, đáng trân trọng

ở người phụ nữ dân tộc này là: cho dù đi đâu, làm gì thì tình yêu dành cho quê hương miền núi vẫn vẹn nguyên, chứa đầy cảm xúc: Hình ảnh quê hương miền núi trong trái tim, trong nỗi nhớ của chị hiện lên với những cung bậc tình cảm khác nhau: lúc yêu thương tha thiết, lúc tự hào, khi đắng đót xót xa, khi buồn thương ân hận…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Cũng như các thi sĩ khác, Nông Thị Ngọc Hòa luôn yêu mến tự hào về quê hương của mình. Chị đã dành cho quê hương những câu thơ xúc động để rồi thời gian qua đi, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, khi nhìn về quê hương thì những núi, những non, những ruộng bậc thang, nhà sàn… như một điểm tựa để nhớ, để thương, để yêu, để mến:

Bậc ruộng ngô lúa xanh non Nhà sàn ra vào không cúi Thoáng đãng bốn bề gió thổi Cho rừng cho núi mơ trăng

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 5

(Bậc thang)

Những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, xanh non biêng biếc với những lúa, những ngô, những mái nhà sàn cao ráo, thoáng đãng ; những rừng xanh, núi cao thơ mộng ấy đã nuôi dưỡng hồn thơ chị, đã cho chị một trái tim nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc đời. Thiên nhiên trong thơ chị dường như đẹp hơn, gần gũi nhưng cũng lung linh, huyền ảo hơn khi được miêu tả ở điểm nhìn từ trên cao xuống: Đứng trên núi – Trời như gần hơn/ Chỉ giơ tay là với được/ Ngọt ngào mây ươm/ Dịu dàng trăng thắp/ Sông như mới luôn/ Gió dường thoáng gặp (Bên bờ chiêm bao). Thiên nhiên vùng núi rừng Việt Bắc thật đẹp, thật hùng vĩ, hoang sơ và đầy bí ẩn. Đó là những dãy núi đá trùng điệp, tầng tầng, lớp lớp chồng chất lên nhau :

Quê tôi giữa vùng núi điệp trùng

Mùa đông lạnh hơn vì nỗi buồn của đá

… Đá mồ côi nhảy xuống mặt đường

Đá núi nhảy xuống như cóc Đá to, đá nhỏ lăn lóc…

(Lời đá)

Đối với các cư dân sinh sống ở vùng Việt Bắc, những ngọn núi đá đã gắn bó với họ từ thuở xa xưa, núi là bạn, là nơi chở che, bao bọc con người, là nơi con người dựa vào đó để tìm kế sinh nhai, dựng làng, dựng bản. Vì vậy, nỗi nhớ, niềm thương với quê hương miền núi dường như bao giờ cũng in dấu hình của núi rừng hùng vĩ, điệp trùng những đá: Điệp trùng núi/ Điệp trùng đá/ Cao nguyên hùng vĩ nơi này (Ngẫu hứng cao nguyên đá) hay: Lên cao nguyên/ Hình như phập phồng đá thở/ Ngực đá trần ứa nhựa/ Hay Sữa Trời nuôi sống những vạt ngô (Nói cùng đá núi Hà Giang).

Nhưng có lẽ điều ám ảnh độc giả nhất khi đọc thơ Nông Thị Ngọc Hòa lại chính là niềm mặc cảm của tác giả đối với quê hương. Mỗi bài thơ của chị như lời tạ lỗi với từng dòng sông ngọn suối quê hương đã nuôi dưỡng mình. Bởi tuy được sinh ra ở vùng núi cao nhưng chị sớm hạ sơn về phố. Nhưng vốn là một người con nặng lòng với quê hương nên chị luôn nhớ và viết về quê hương trong sự ngưỡng vọng về quá khứ. Đó là cái nhìn đau đáu, là nỗi nhớ khôn nguôi của người con xa quê khi nghĩ về cố hương với bao tâm trạng, bao nỗi niềm; đó là sự khao khát được quay trở lại tuổi thơ để đắm mình trong những kí ức ngọt ngào, tươi đẹp của một thời xưa cũ:

- Thèm trở lại ngày xanh thời xưa ấy Tôi đi tìm trầm tích tuổi thơ tôi

Khi tiếc nuối lật tìm trang quá khứ

Vẫn ngọt ngào, cháy bỏng mãi khôn nguôi

(Tìm lại tuổi thơ)

với bao kỉ niệm êm đềm, với những:

- Những mái nhà ven núi liêu xiêu Tiếng cối nước nói lên lời no ấm

(Nhớ về Yên Thịnh)

- Thảm rêu mịn ru êm đềm giấc ngủ Những trưa hè hái củi ở rừng lim

Nắng nhảy nhót lung linh như cổ tích Trên vòm xanh ngời ríu rít tiếng chim

(Nói với con về nơi ta đã sống)

Nhà thơ Đoàn Ngọc Minh - một cây bút nữ dân tộc Tày cũng đã viết về quê hương Pắc Bó – Cao Bằng của mình với bao tình cảm mến yêu trân trọng. Chỉ một bóng áo chàm, một tiếng chày giã gạo bên suối cũng đủ để trái tim thổn thức nỗi nhớ thương da diết : Cho ta mơ về Pắc Bó/ Vấn vương một bóng áo chàm/ Tiếng chày nhịp nhàng giã gạo/ Quen rồi bỗng nhớ mang mang (Tiếng bọng – Đoàn Ngọc Minh)

Là một nhà thơ nữ giàu tình cảm, có một trái tim nhạy cảm, có một tâm hồn lãng mạn nhưng đồng thời chị cũng là một nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, nên ở chị luôn có một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về cuộc sống của con người miền núi, về số phận người dân tộc thiểu số ; về một tương lai tốt đẹp nhưng cũng đầy những khó khăn, thách thức. Đó là cái nhìn hiện thực sâu sắc và tràn đầy xúc cảm của một người con xa quê. Nhà thơ nghẹn ngào, xót xa, đắng đót với những nỗi nhọc nhằn, những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi vùng cao; và từ đó đã trăn trở về số phận con người miền núi với biết bao điều nghĩ suy! Khác với các nhà thơ lãng mạn khác khi họ thường thi vị hóa quê hương của mình, Nông Thị Ngọc Hòa lại luôn tỉnh táo để nhìn thấy cả những hiện thực còn đầy khó khăn, vất vả, đầy thử thách lòng kiên nhẫn và ý chí vươn lên của con người: Mùa mưa dầm thấp thỏm bước chân trâu, Đường lồi lòm những dấu xe chở quặng, Quê hương tôi đèo dốc quá gập ghềnh/ Dẫu xa ngái mà gần như hơi thở, Yên Thịnh gập ghềnh/ Yên Thịnh mù sương, Xung quanh núi cao núi thấp/ Trập trùng ngồi đứng lô nhô, Quê tôi… Có những nhà sàn mái mốc, Nồng nã lên hương rơm rạ/ Mùi phân hoai đánh đống trong chuồng, rủi may số phận, áo cơm lận

đận, Mồ hôi nồng nã còn vương quê mùa, đói tong teo như ngọn cỏ, Vài hạt gạo còng thêm nhiều thứ độn, Ghế thêm rá sung xanh cho chắc dạ... Khắc họa gương mặt quê hương với một hiện thực đa chiều như thế khiến cho người đọc cảm nhận rò tình yêu sâu sắc với bao nỗi đắng đót, xót xa của tác giả khi nghĩ về quê hương miền núi thời xa xưa đầy gian khó của mình:

Tôi đã có một tuổi thơ gầy guộc Tóc rối mù khét cháy, phất phơ bay Mặt lem luốc trưa bắt cua, bắt hến Gánh củi đầy rớm máu nát hai vai

(Tìm lại tuổi thơ)

Nhưng chính quê hương ấy là miền nhớ da diết của người con hiếu thảo khi phải xa quê:

Cha tôi kể bao điều tôi vẫn nhớ

Gợi trong tim đau đáu một tình thương Đã lâu lắm tôi không về thăm lại

Nửa cuộc đời tôi mắc nợ quê hương

(Quê hương)

Gần giống với tâm trạng ấy của chị là trường hợp của nhà thơ Inrasara – một nhà thơ dân tộc Chăm - cũng có những vần thơ đầy nghẹn ngào như thế về quê hương Ninh Thuận đầy nắng, gió,đầy thơ mộng nhưng cũng đầy cực nhọc trong trường ca Quê hương. Đó là mảnh đất xanh xao, gầy guộc, dù không có cánh cò, không có bản tình ca hay rặng dừa thơ mộng mà chỉ có gió trùng dương, đất, đá và mặt trời với cái nóng bức, nghèo nàn, cái cằn khô cùng với bao kiếp người nhỏ bé, mong manh (bà mẹ gày còm, cụ già râu trắng, cô gái quê áo vai sờn, lũ trẻ con chơi bẩn), nhưng tác giả vẫn luôn nhớ về nó như một miền kí ức đẹp đẽ nhất, đáng hãnh diện nhất. Và có lẽ sau bao thăng trầm của cuộc mưu sinh đầy vất vả, đắng cay, quê hương vẫn luôn là bến đỗ bình yên cho tâm hồn mỗi người con: Tôi tìm lại tôi/ Tìm thấy nắng quê hương/ Lại xanh trong tôi – dù rằng đã cháy/ Lại chảy trong tôi – dù sông đã chết/ Chợt hanh

lại cát – chợt buồn lại ru/ Chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp/ Giọng mẹ xa vời dỗ giấc nghìn thu (Quê hương – Inrasara).

Tuy thương yêu, xót xa về quê hương miền núi còn nhiều vất vả khó khăn nhưng trong trái tim người con dân tộc ấy vẫn ấm nồng, tràn đầy tình cảm với mảnh đất quê hương. Bởi chính những khó khăn, gian nan, cực nhọc đó đã thúc giục con người vươn lên, vượt qua số phận và thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Chị đã có những vần thơ rưng rưng thương cảm mà cũng ngời tự hào về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên cũng như con người nơi đây: Từ trong kẽ đá/ Những giẻ mảnh mai bất chấp gió ngàn/ Vươn lên trong giá rét/ Màu xanh hôn vào không gian (Nếp nương); Đất cỗi cằn người bám rễ bền lâu/ Chấp nhận hết dẫu rủi may số phận/ Chấp nhận hết dẫu áo cơm lận đận (Nhớ về Yên Thịnh).

Nông Thị Ngọc Hòa không viết nhiều về những cái lớn lao, kì vĩ, vì thế chỉ thấy sự giản dị được toát ra từ câu chữ của một trái tim luôn hướng về nguồn cội, về gia đình. Nông Thị Ngọc Hòa làm thơ trước hết là để cho mình. Vì vậy, thực tại và quá khứ luôn cùng xuất hiện trong thơ chị như một sự đối sánh để làm rò hơn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đọc thơ chị, chúng ta không phải chỉ thấy sự nuối tiếc quá khứ mà còn là một sự trân trọng quá khứ, sự ý thức về nguồn cội. Chính vì vậy mà thơ Nông Thị Ngọc Hòa luôn trĩu nặng những suy tư nhưng cũng tràn đầy xúc cảm trước những cảnh sắc ở mọi vùng đất của miền núi mà trong cuộc đời nhà thơ đã có dịp đặt chân tới. Đến với Sa Pa, nhà thơ bị chinh phục bởi vẻ đẹp thơ mộng, tráng lệ của một vùng đất gợi cho con người ta cái cảm giác muốn được yêu thương, say đắm:

Sa Pa ngủ một trăm năm như say Mùa thu tới – Sa Pa choàng tỉnh giấc Trời như mới được yêu lần thứ nhất Đất ngọt ngào hứa hẹn trái tròn căng

(Sa Pa – chiều say)

Trái tim và tâm hồn nữ thi sĩ là trái tim và tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cảnh, trước người, trước nhân tình thế thái. Điều đó làm cho thơ chị không phải thuần túy chỉ là thơ tả cảnh, là một sự liệt kê với lối phô diễn trơn tru, vô cảm - mà trái lại nó vẫn hết sức thuyết phục bởi sự chân thành, mãnh liệt: Chín bậc thang rung rinh trong tiếng nhạc/ Tay nới vòng xòe cho trọn đêm nay/ Trai Bản Tông, gái Bản Tông thơm quá/ Biết khi nào đi suốt được miền say (Say Bản Tông).

Mỗi địa danh, mỗi một nơi đến đều để lại cho nhà thơ cảm giác vừa lạ lẫm vừa thân quen, vừa háo hức khám phá, vừa tha thiết gắn bó. Và mỗi bài thơ là một chứng nhân cho tình cảm của nhà thơ đối với cảnh sắc và con người ở các vùng miền núi thân thiết: Về Pắc Bó, Đền Giếng, Về Lam Kinh, Vòng xòe đêm Chiềng Khoang, Ngẫu hứng Sa Pa, Ngẫu hứng cao nguyên đá, Nói cùng đá núi Hà Giang, Chiều Sơn La, Lỗi này tạ Huế, Nhớ về miền trung, Ở bảo tàng Điện Biên, Đà Lạt mơ…

Có thể nhận thấy rằng, dù miêu tả thiên nhiên với nhiều cảm xúc khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nhưng nét chung trong sáng tác của Nông Thị Ngọc Hòa chính là niềm tự hào về mảnh đất tươi đẹp, hữu tình và sự tri ân với thiên nhiên miền núi. Với chị, quê hương là nỗi nhớ, là niềm thương, là niềm kiêu hãnh trong mỗi trang thơ. Với cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về quê hương miền núi trong nỗi nhớ thương của người phụ nữ dân tộc thiểu số xa quê, thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã ít nhiều đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận sâu sắc về các miền đất quê hương của người dân tộc thiểu số với bao nét đặc sắc, đặc trưng, đầy độc đáo và tràn đầy tình cảm của con người.

2.1.2 Tình yêu nồng nàn với con người và cuộc sống vùng cao.

Đề tài về hình ảnh con người miền núi luôn là hình ảnh xuyên suốt quá trình sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Nông Thị Ngọc Hòa là người con của núi, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà sàn, với nương, với suối…, chị

gắn bó với quê hương, chung thủy với núi rừng, tâm hồn luôn hướng về nguồn cội. Mặc dù đã về phố nhưng tất cả những hình ảnh thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán của quê hương như níu giữ trái tim chị không thể tách rời. Tất cả đã gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ để từ đó cất lên tươi mát, dịu dàng, rất giản dị, tự nhiên về con người vùng cao hồn hậu, chân thành và có đời sống tâm hồn trong sáng, thuần khiết như nước suối giữa rừng.

Sống giữa thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa thơ mộng, trữ tình, con người miền núi cũng mang trong mình những nét đặc trưng riêng (về cả hình thức, tâm hồn lẫn tính cách); dễ nhận ra và khó có thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác. Thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã khắc họa được hình ảnh những con người miền núi rất thật thà, thẳng thắn trong đời thường và cũng rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm:

Khi là đội viên đội tuyên truyền giải phóng quân Bố đâu mong có ngày cấp trên ghi nhận

Lá rừng giắt lưng Đầu trần chân đất

Xông pha nơi mũi đạn hòn tên

(Chuyện không cần giữ kín)

Với những con người dân tộc miền núi ấy, tham gia cách mạng không phải để nhận về những tấm huân chương, những tấm bằng khen mà điều đó xuất phát từ mối thù riêng sâu sắc với kẻ đã cướp đi người vợ đẹp như trăng, tóc dài như suối… cùng đứa con mới lọt lòng của anh. Có nỗi đau đớn nào hơn khi cùng lúc mất đi hai người thân yêu nhất? Và cao cả hơn thế là xuất phát từ mối thù chung của toàn dân tộc; nỗi đau của Ké Bằng cũng giống như nỗi đau của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác bị thực dân chà đạp, áp bức. Chính vì vây, dù đau đớn khôn nguôi nhưng ông vẫn vượt lên tất cả để tham gia cách mạng, một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ: Ông tin Đảng như con thơ tin mẹ/ Tin Bác Hồ và tin ở nhân dân/ Tin sự thật dù chua cay đắng đót (Nước hồ mãi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022