Luôn Tự Hào Về Những Nét Đẹp Của Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Miền Núi

Tình yêu của người miền núi thật cuồng nhiệt, nóng bỏng nhưng cũng có khi thật kín đáo, ý nhị. Những cô gái Tày không bộc lộ trực tiếp khao khát lứa đôi, nhưng qua cách nói đầy chân thành của họ, người đọc cảm nhận được một tình yêu nồng nàn đến đam mê ở họ:

Mình tìm mắt nhau qua ánh lửa Rượu ru cột nhà nghiêng ngả

Chín bậc cầu thang rung rinh

(Chung đôi)

Viết về con người và cuộc sống của những người miền núi, Nông Thị Ngọc Hòa đều dành cho họ những tình cảm cảm thông, yêu thương và trân trọng. Mỗi con người đều có tính cách, tâm hồn riêng nhưng họ đều có điểm chung là mộc mạc, chân thực, hồn nhiên, tình nghĩa và đậm đà chất vùng cao. Vì vậy, khi đọc thơ của chị, người đọc cảm nhận được khá rò về diện mạo cũng như tâm hồn của những con người miền núi đáng yêu, đáng mến này.

2.1.3 Luôn tự hào về những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc miền núi

Nông Thị Ngọc Hòa không chỉ tự hào về con người và cảnh sắc quê hương với cảnh núi non hùng vĩ, tươi đẹp mà chị còn tự hào bởi đó là miền đất của những con người, những tộc người có phong tục tập quán phong phú, đầy tính nhân văn. Cũng như các nhà thơ dân tộc khác, thơ Nông Thị Ngọc Hòa luôn ngời lên niềm tự hào về dân tộc mình – một dân tộc có nền văn minh lâu đời và giàu bản sắc. Niềm tự hào ấy thể hiện khi chị nghĩ, chị viết một cách đầy mến yêu, trân trọng về những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống của dân tộc trong các sáng tác của mình.

Phải thấy rằng, Nông Thị Ngọc Hòa là một người con đích thực của dân tộc Tày, chị đã được đắm mình trong đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc, vì thế cái chất văn hóa ấy như đã thấm sâu vào con người, vào tâm hồn, trái tim chị làm nên những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ của chị. Có lẽ vì thế chăng mà từ những phong tục tập quán ngày lễ tết, hội hè đến cách ứng xử,

giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đến nghệ thuật ẩm thực đặc sắc của người miền núi… đều đã trở thành cảm hứng, thành niềm xúc động rưng rưng trong chị:

Chảo thắng cố sôi như thác cuốn Mùi mèn mén gọi mời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Lao xao ồn ã nói cười

Bát rượu ngô ngập tràn say núi.

Đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa - 7

(Chợ núi)

Như đã biết, mỗi năm, người Tày có khá nhiều ngày lễ, ngày hội của riêng cộng đồng mình. Nếu người Dao có hội nhảy lửa, người Thái có hội Hạn Khuống, Xíp xí, người Mường có lễ hội Đâm Đuống - thì người Tày lại tự hào có lễ hội Lồng tồng (hội xuống đồng). Đây là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc Tày. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Hàng năm người Tày háo hức tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm của mình để chào đón một năm mới no ấm, yên lành và hạnh phúc. Trong nhiều bài thơ của mình, dù được viết ở những thời điểm khác nhau, nhưng Nông Thị Ngọc Hòa đã đem đến cho người đọc một cảm nhận rò nét về bầu không khí rộn rã, tưng bừng của hội Lồng tồng với cuộc sống lao động hết sức chăm chỉ và những sinh hoạt cộng đồng đầm ấm, tươi vui của bản làng người Tày khi mùa xuân tới:

Áo chàm thơm lại đi hội Lồng tồng Ngả nghiêng uống cạn ánh trăng Rừng ướt sương mềm lai láng

Say buổi săn hươu cái đèn bò trên đầu như sao sáng Nụ cười tỏa nắng

Sao đầu sàn nhấp nháy từng đôi Tiếng cối nước thì thùm

Vẫn còn mãi đấy thôi

Khung cửi thuở nào em dệt Câu lượn ngày xưa mẹ hát

Tiếng cười ai khúc khích trong lùm mơ hoa trắng…

rơi đầy

(Nước hồ mãi trong xanh)

Vào mỗi dịp lễ hội, người dân khắp bản làng lại tụ họp với nhau, vui chơi ca hát. Các đôi trai gái thanh niên chọn những bộ quần áo mới, đẹp nhất, rực rỡ nhất để đi hội, nhiều trò chơi dân gian như: tung còn, đánh đu, múa sư tử, đánh yến… được tổ chức. Đặc biệt, đêm đến họ hát đối đáp suốt canh thâu. Vì vậy, những câu sli, câu phong slư, câu lượn đã trở thành nỗi nhớ da diết nhất của bất cứ người con dân tộc nào khi xa quê: Áo chàm mới long lanh vòng bạc trắng/ Câu lượn nào ngọt mãi ở đầu môi (Quê hương); Câu Sli em gửi cho ai?/ Làm mắt ta nhòa nước (Lời gửi noọng ).

Nếu như nhạc cụ của người Nùng là cây đàn nhị cùng bộ xóc đồng lục lạc, người Mông là khèn ống trúc, kèn môi thì cây đàn tính là nhạc cụ đặc trưng của người Tày Việt Bắc. Đời sống sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Tày cũng được thể hiện qua cây đàn tính. Và những cuộc hát lượn, hát then sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cung bạc tiếng vàng của loại nhạc cụ này. Trong cảm nhận của nhà thơ Vi Thị Thu Đạm – một cây bút nữ dân tộc Tày, cây đàn tính là tiếng lòng từ ngàn năm vọng lại, là tiếng lòng của con người Tày trong mỗi mốc trọng đại của cuộc đời:

Cây đàn này đâu phải cây đàn Bầu nước mắt trăm năm cười khóc Cây đàn này đâu phải cây đàn Bọc sinh nở, lời chào li biệt

(Đàn tính – Vi Thị Thu Đạm)

còn với Nông Thị Ngọc Hòa, cây đàn tính tuy chỉ là một cây đàn nhỏ nhưng đầy ý nghĩa; nó là tiếng lòng, tiếng tâm linh, tiếng của tình yêu muôn thuở:


Này khúc gọi tình gọi bạn Mùa xuân mở hội Lồng tồng Này khúc gọi hồn tiên tổ Lẳng tìm vẳng tiếng cha ông

... Chỉ là một cây đàn nhỏ Rung lên cung bạc tiếng vàng Trong ngần một con suối nhỏ Góp dòng sông lớn Việt Nam

(Cây đàn tính)

Đàn tính là nhạc cụ được làm bởi đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của người Tày. Thân đàn làm từ quả bầu già phơi khô, cần đàn bằng gỗ, dây đàn bằng tơ, đàn có thể có 2 hoặc 3 dây. Tuy cấu trúc đơn giản nhưng cây đàn ấy là cây đàn thiêng liêng, chất chứa trong đó bao điều lớn lao, hệ trọng, gắn bao niềm vui, nỗi buồn của con người miền núi. Nhắc đến cây đàn tính, bất cứ người dân nào cũng biết đó là biểu tượng của văn hóa Tày – một nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc. Và cũng chính nhạc cụ ấy đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Việt Nam, tô điểm sắc màu rực rỡ cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người dân tộc miền núi không chỉ thể hiện trong những ngày lễ hội mà còn gắn liền với các phiên chợ vùng cao - những phiên chợ gắn liền với đời sống tinh thần con người miền núi. Chợ phiên họp hai hoặc ba lần trong một tháng, đây là nét sinh hoạt cộng đồng mang ý nghĩa đặc trưng của đồng bào miền núi. Phiên chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, vật dụng hàng ngày mà còn mà còn là không gian hò hẹn, trao đổi tâm tình của trai làng, gái bản. Nếu như chợ phiên của người Kinh chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán, hoạt động định kì ở những địa điểm cố định thì phiên chợ của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc ở khu vực Tây Bắc – Việt Bắc lại chủ yếu là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa

mang tính diễn xướng dân gian. Trong buổi chợ phiên, họ hát những điệu lượn, thổi sáo, múa khèn để thu hút bạn tình:

- Ngựa gò móng lay sao trời lấp lánh Phía chợ tình réo rắt tiếng khèn môi

(Sa Pa – Chiều say)

- Đêm về trăng treo trước ngực

Tiếng khèn môi tha thiết gọi bạn tình

(Ấy ơi)

- Những người đàn bà không lời Tóc rối như lanh

Tỏa bóng che người nằm dưới đất Lũ ngựa dường như sốt ruột

Cứ gò móng vào hoàng hôn

(Chợ núi)


Không chỉ có vậy, chợ phiên còn là nơi diễn ra hoạt động giao duyên của tuổi trẻ, nam nữ hát những bài hát đối đáp để tìm hiểu nhau. Một loại hình chợ phiên độc đáo không chỉ cuốn hút người Việt Nam nói chung mà còn hấp dẫn các du khách nước ngoài, đó là chợ tình. Bắc Kạn có chợ tình Na Rì, Lào Cai có chợ tình Sa Pa, Hà Giang có chợ tình Khau vai... Chợ tình chỉ được tổ chức mỗi năm một lần trong một ngày để đôi lứa tìm hiểu nhau rồi yêu nhau và đặc biệt là còn dành cho lứa đôi lỡ dở có dịp để gặp nhau giãi bày tâm sự: Tiếng khèn vượt Mã Pì Lèng tìm về nơi hẹn/ Vấp tiếng nhạc ngựa anh đến/ Váy hoa văn ngũ sắc nở bừng (Ngẫu hứng cao nguyên đá).

Đặc biệt, chợ phiên ở miền núi có một đặc điểm mà vùng xuôi không có được: Đó là không khí hội hè: (người ta đi chợ để gặp bạn cũ, để tâm tình, để uống rượu; để giao lưu tình cảm; để diện váy áo mới; để hát giao duyên…) bên cạnh không khí mua bán, đổi trao. Chính vì vậy, họ rất háo hức mong chờ đến ngày chợ phiên để được xúng xính trong quần áo mới cùng chồng xuống chợ:

Xúng xính váo áo, leng keng vòng/ Những nhười chồng nhún nhảy trên lưng ngựa/ Vợ chạy theo sau/ Ô khép mở dập dờn cánh bướm (Phiên chợ)…

Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được thể hiện qua các sinh hoạt cộng đồng của người miền núi mà còn ấp ủ nơi các đồ vật quen thuộc trong gia đình. Trong trái tim của nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa, những vật dụng, những âm thanh, những mùi hương… tưởng như vô tri nhưng lại mang hồn vía quê hương, chúng neo giữ tâm hồn nhà thơ với cộng đồng để rồi khi đi đâu, về đâu thì cội nguồn với những nét bản sắc đặc trưng miền núi vẫn là chốn đi về của con người. Chị đã có những vần thơ đầy xúc động khi nghĩ về quê hương với những gì quen thuộc, ngọt ngào:

Bến sàn lửa nghiến rưng rưng

Mùi bắp rang, mùi sắn nướng thơm lừng Làm tôi thèm như người đói lả

Bởi chưng mùi quê hương đến lạ.

(Nơi neo giữ hồn tôi)

Bếp lửa nhà sàn là một tín hiệu quen thuộc để nhận ra những ngôi nhà miền núi. Bếp lửa ấy đã chứng kiến sự sinh ra, lớn lên, bao sự thăng trầm của kiếp người; bếp lửa ấy là nơi quây quần, sum họp của gia đình, nơi người ta chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, nó chính là hồn của căn nhà sàn, là mùi vị của quê hương. Khi xa quê, bất cứ người con dân tộc nào cũng nhớ về mùi quê hương – đólà mùi của bắp rang, sắn nướng, của chò xôi thơm dẻo… những mùi vị thân thiết ấy chứa đựng đầy tình cảm với bao kỉ niệm của một đời người miền núi.

Nếu cô gái trong thơ của cây bút nữ dân tộc Mường chọn được chỗ “neo đậu” tâm hồn mình là những con đường, là đá, là câu hát: Ngày mai em đi xa nương/ Nhớ từng con đường leo núi/ Nhớ hòn đá ngồi bên suối/ Nhớ câu hát đúm, rằng, thường (Nhớ mường – Bùi Thị Dáng Hương) thì chàng trai dân

tộc trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa lại coi cái cầu thang là “bến đỗ” của tình yêu, là con đường đến với trái tim của cô gái Tày:

Lên cầu thang bám vào hai bầu vú Ta làm con hoẵng con mang bé nhỏ Làm bếp nhà sàn không ngủ

Xin em hãy bắt làm chồng

(Cầu thang)

Có thể thấy, bếp lửa nhà sàn với những mùi quê hương thân thiết, ngọt ngào, với cái cầu thang bẩy bậc không còn là những vật vô tri vô giác nữa, chúng mang hồn vía con người, chúng chứa đựng bao nét đẹp của bản sắc văn hóa quê hương và cứ day dứt, ám ảnh mãi trong lòng những kẻ xa quê. Tình yêu thiết tha với những nét đẹp của nền văn hóa dân tộc trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa không chỉ được thể hiện qua những trang phục, vật dụng của người dân tộc thiểu số mà còn được chị khắc họa rất độc đáo và chân thực qua những phong tục tập quán trong cuộc sống hàng ngày: từ lao động sản xuất đến cuộc sống sinh hoạt đời thường của người miền núi. Đó là những sinh hoạt sản xuất rất giản dị, tự nhiên nhưng lại mang đậm nét riêng của người dân tộc thiểu số, nó ấp ủ trong đó biết bao tình cảm, chứa đựng bao kỉ niệm thân thương đối với người đi xa:

Chúng mình ăn nước cùng khe Tai cùng nghe tiếng chày giã gạo

Trăng vành vạnh trên mái nhà anh Trăng tròn sàn phơi lúa nhà em

Chung con suối chúng mình giặt áo

(Chung đôi)

Cũng có khi, nét bản sắc ấy còn được thể hiện ở cách chăm sóc, dạy dỗ con cái của những ông bố, bà mẹ người Tày với những điều thật giản dị nhưng như là chân lí vậy: Ăn rau núi – Uống nước trời/ Cha dạy con trai săn thú/ Vai

dang như cánh nỏ/ Mẹ dạy con gái trồng bông/ Dáng đi như nước (Trẻ con vùng cao)… Những đứa trẻ con vùng cao từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên đã được nuôi dưỡng bởi thiên nhiên, sống chan hòa, làm bạn với thiên nhiên. Ngay từ bé, những đứa trẻ miền núi đã được dạy phải biết dựa vào thiên nhiên, biết hòa đồng với thiên nhiên, chăm chỉ, tài hoa để nuôi sống bản thân và gia đình. Sống ở vùng núi cao hiểm trở, người con trai phải khỏe mạnh, kiên cường, dũng mãnh để bảo vệ bố mẹ, vợ con, bảo vệ bản làng và nuôi sống gia đình; người phụ nữ phải khéo léo, chăm chỉ, duyên dáng (biết trồng bông dệt vải nhưng cũng phải giữ được những nét mềm mại, duyên dáng, nữ tính). Lời dạy của những ông bố bà mẹ Tày thật giản dị nhưng sâu sắc biết bao đối với những đứa trẻ nơi vùng cao đầy thơ mộng, hoang dã nhưng cũng đầy khó khăn, khắc nghiệt.

Đối với người miền núi sống trên núi cao, luôn phải chứa đựng cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông – nên phong tục uống rượu đã trở thành một nét bản sắc văn hóa (văn hóa ẩm thực), trở thành một thói quen không thể khác. Người ta uống rượu trong các lễ hội, trong đám cưới, trong những buổi chợ phiên, trong những bữa cơm gia đình ấm cúng. Họ uống rượu khi đi đường, leo dốc, lên nương, cho đỡ mỏi cái lưng, cho ấm cái bụng … Vì vậy, rượu đã trở thành nét ẩm thực đặc sắc trong văn hóa của người dân tộc. Nét văn hóa ấy đã thể hiện được trình độ chế biến, chưng cất rượu của người miền núi: thật nguyên sơ nhưng cũng rất kĩ thuật: Rượu vợ nấu – Không phải mua/ Cứ thơm mùi ngô mùi lúa/ Rượu mình đựng trong ống nứa; Cách uống rượu của họ cũng mang đậm bản sắc con người miền núi: Uống vừa bụng mình không tính phần trăm/… Chẳng cần bàn/ Không cần cốc cần li/ Mình uống cả trên lưng trâu lưng ngựa. Người miền núi rất mến khách, khi đã là khách đến nhà thì sẽ được đối đãi với tất cả lòng nhiệt tình và chân thật. Bao thức ngon nhất, bao rượu thơm nhất sẽ được mang ra đãi khách bằng cả tấm lòng, tình cảm của mình: Khoanh chân trên sàn/ Vòng quanh vò rượu/ Không phân cao thấp/ Người ngồi quanh/

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí