Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 6

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT NGUYỄN BÍNH VÀ TỐ HỮU PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG


Tôi nhớ đâu đó có người đã từng nói :“Báo hàng ngày kể tất cả các sự việc. Tiểu thuyết gạn ra những sự việc nào có ý nghĩa nhất. Thơ tìm trong quả tim của nhà thi sĩ cái dấu vết của một đôi sự việc nào đó đã để lại, những sự việc đã cụ thể hóa thời đại anh ta”. Mỗi ngành đều có cách xây dựng hình tượng nghệ thuật riêng của nó. Thơ đi từ cuộc sống tới lòng người bằng con đường lấy cái gốc trữ tình, cái gốc trái tim. Nhà thơ bằng tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của cuộc sống mà nhìn đối tượng đầy thi vị và lý tưởng. Qua thơ, nhà thơ cất lên tiếng nói của tình cảm sâu sắc và mơ ước cao đẹp. Mỗi một nhà thơ dù sáng tác ở thời kỳ nào, đề tài nào, chủ đề gì thì yếu tố tình cảm cũng giữ một vai trò quan trọng, “câu thơ hay người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người”(Tô Hoài). Nghĩa là bài thơ phải bộc lộ những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình. Cho dù là yêu hay ghét, là niềm vui hay nỗi buồn, là sự đau đớn đến xót xa hay kính trọng, ngợi ca đầy tự hào một cái gì của cuộc sống thì cũng đều xuất phát từ tiếng nói của trái tim và tâm hồn nghệ sĩ. Những tình cảm của con người vừa giản dị vừa thiêng liêng là ngọn nguồn cho bao điều tốt đẹp nảy sinh và cũng là biểu hiện của tình yêu cuộc sống. Cho nên, những cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi là những nguồn cảm hứng lớn. Nghiên cứu về thơ lục bát của hai nhà thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu trên phương diện nội dung là ta đi tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo này. Đó là những nguồn cảm hứng không mới, hay được các nhà nghiên cứu văn học đưa ra tìm hiểu nhưng với những vần thơ lục bát giản dị ,với những tứ thơ mới lạ, những cảm xúc thực đầy, thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu lôi cuốn người đọc đến bất ngờ, đầy thú vị.


2.1. Tình yêu quê hương, đất nước


Đây là một trong những cảm hứng chủ đạo trong thơ lục bát Nguyễn Bính, Tố Hữu. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm nằm sâu trong tiềm thức, trong trái tim của mỗi con người. Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Truyền thống anh hùng trong dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên tâm hồn, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt

của con người Việt Nam. Và cho đến ngày nay, tình cảm ấy không hề phai nhạt. Quê hương, đất nước đã in đậm nét trong văn chương suốt nhiều thế kỷ. Nhiều nhà thơ lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà… đều có thơ hay viết về làng quê. Thơ hiện đại Việt Nam cũng nằm trong quy luật ấy. Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính,…đã tạo nên những mảng thơ về quê hương đậm đà màu sắc dân tộc và có giá trị. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, những hình ảnh và con người vốn đã thấm đậm hồn quê, tình quê nước Việt càng trở nên độc đáo hơn, thú vị hơn, lôi cuốn hơn. Nguyễn Bính và Tố Hữu tuy có những sáng tạo mới mẻ về nội dung và hình thức tác phẩm nhưng điểm chung nhất mà ta cảm nhận được ở hai nhà thơ là tình yêu quê hương sâu nặng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2.1.1. Truyền thống dân tộc


Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 6

Nói tới truyền thống dân tộc là nói tới truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, là những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Ở Nguyễn Bính và Tố Hữu truyền thống ấy thấm vào trong máu thịt, trong trái tim, trong khối óc mỗi nhà thơ. Bằng tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, hai nhà thơ đã để cho đời những vần thơ đậm đà tinh thần dân tộc.

Truyền thống dân tộc trong những bài thơ lục bát Nguyễn Bính được thể hiện rò khi ông gợi lại được cái thần thái của văn hóa làng quê: những nề nếp, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc. Ta như sống lại không khí của hội xuân, hội làng, những buổi lễ chùa, cách ăn mặc, giấc mơ quan trạng,…

Quê hương trong thơ Nguyễn Bính đẹp bởi sức sống lâu bền của văn hóa làng quê được gìn giữ qua bao thế hệ. Nét đặc biệt của văn hóa làng quê là tín ngưỡng tôn giáo. Hàng ngàn năm nay, mái chùa là nơi nguyện cầu, nơi giải tỏa những sâu thẳm trong còi tâm linh của con người. Bằng vài nét chấm phá, Nguyễn Bính đã tả được cái tĩnh lặng, thanh sạch của ngôi chùa:

Gió chiều cầu nguyện đâu đây Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu

Sư già quét lá sau chùa


Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông


(Chùa vắng)


Tết đến, xuân về, hội xuân, hội làng, là dịp người ta đoàn tụ, gặp mặt, là lúc người ta quên đi những lo toan, vất vả của cuộc sống bộn bề, người ta mai mê vui say trong những sinh hoạt truyền thống. Ngày hội xuân- ngày hội của những đêm chèo:

Hiu hiu gió quạt trăng đèn Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi

Ăn gỏi cá, đánh cờ người Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân

(Anh về quê cũ)


Ngày hội làng trong đêm xuân:


Hội làng nô nức gái trai


Mong đêm quên sáng cho dài ngày xuân. Cùng trong chiếc chiếu giữa đình

Mà bao nhiêu cảnh nhiêu tình bày ra Đương ngục thất hóa vườn hoa

Buồng the trướng gấm hóa ra chiến trường


(Tiếng trống đêm xuân)


Nguyễn Bính thật tài hoa khi tả những đêm hát chèo ở sân đình. Bằng ngôn ngữ mang tính ước lệ cao, Nguyễn Bính đã mang bao số phận, bao cảnh ngộ của cuộc đời thực vào trong vở chèo. Nhưng hơn hết qua những tích chèo ta thấy sức mạnh giáo huấn, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người trong tinh thần nhân đạo ngàn đời:

Người xem khi giận khi thương Khi yêu khi ghét khi mừng khi vui

Suy ra muôn việc ở đời

Rò ràng như tấm gương soi bóng lồng.

(Tiếng trống đêm xuân)

Không chỉ tài hoa trong khi dựng cảnh những ngày hội làng, lễ tết, Nguyễn Bính còn khéo léo hơn khi văn hóa làng quê, văn hóa truyền thống của nông thôn Việt Nam xa xưa được miêu tả qua cách ăn mặc:

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen.

(Chân quê)

Trong bài thơ, ta bắt gặp tâm trạng buồn, ngậm ngùi, có than, có trách về sự đổi thay của con người. Nhưng âu cũng là một quy luật tất yếu. Phong trào Âu hóa ở thành thị đã tạo ra nhiều thay đổi trong nếp sống, nếp nghĩ. Vẻ đẹp chân quê mộc mạc của người con gái năm nào đã bị cuộc sống ồn ào, náo nhiệt thành thị xô bồ xóa mờ đi tất cả. Trở về với dân tộc, với cội nguồn chính là chống lại tình trạng tha hóa làm mất đi bản sắc tốt đẹp của con người. Nguyễn Bính đã gửi gắm những ý tưởng sâu xa: hãy bảo vệ lấy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, quê hương, tránh xa những học đòi xa lạ. Hãy sống thanh cao và bình dị - “Sống vào giản dị ra tươi sáng. Tìm thấy cho lòng một cảnh tiên” (Sao chẳng về đây).

Nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam xa xưa còn thể hiện qua giấc mơ quan trạng:

Thế rồi vua mở khoa thi

Thế rồi quan trạng vinh quy qua làng

(Quan trạng)

Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường

(Thời trước)


Làm quan trong xã hội phong kiến ngày xưa phải chăng là một cách để người ta thay đổi cuộc sống của mình, thay đổi cuộc sống vốn lam lũ, nhọc nhằn, ước mơ một cuộc sống vinh hiển, cao sang. Vì vậy, con người thời đó mơ giấc mơ quan trạng.

Nếu như truyền thống dân tộc trong thơ lục bát Nguyễn Bính tập trung chủ yếu vào nét đẹp của những phong tục cổ truyền thì ở thơ lục bát Tố Hữu thể hiện tinh thần yêu nước, ở truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhân dân ta.

Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, là nỗi đau khi quê hương bị giặc giày xéo:


Đàn tép mà ép biển khơi


Quạ đen mà chiếm một trời được chăng?


(Vinh quang Tổ quốc chúng ta)


Là sức mạnh chiến đấu:


Tao già không sức cầm dao Giết bay có các con tao trăm vùng

Con tao gan dạ anh hùng


Như rừng đước mạnh, như rừng tràm thơm!


(Bà má Hậu Giang)


Sức mạnh đó không chỉ ở trong trái tim những người cách mạng mà đó còn là sự hi sinh của biết bao thế hệ những người con yêu nước. Những em bé, những mẹ già, những con người có cùng nỗi đau mất nước. Trong họ luôn ẩn chứa tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết hi sinh và niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Từ “vài ba vết máu loang chiều mùa đông” trong thơ Hoàng Cầm đến “những cánh đồng quê chảy máu” trong thơ Nguyễn Đình Thi nhập vào trong tiếng thơ của Tố Hữu để tạo

nên biển máu đau thương. Từ trong máu lửa ấy, Việt Nam đã vươn lên trong tư thế của vẻ đẹp kỳ vĩ. Sức mạnh của biển cả nhân dân tạo nên từ trăm sông nghìn núi:

Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng

(Nước non ngàn dặm)


Sức mạnh ấy cùng với tinh thần yêu nước, căm thù giặc đã đem lại cho chúng ta một cuộc sống đầy niềm vui, với bao niềm hân hoan mà trong mỗi chúng ta không phải ai cũng cảm nhận được:

Vượt bao ghềnh thác đường xa Vút lên cao, một khúc ca xuân hành!

(Xuân hành 92)


Tóm lại, tình yêu quê hương đất nước trong thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu được thể hiện trong truyền thống của dân tộc – trong tinh thần đấu tranh, trong lòng căm thù giặc, trong nét đẹp phong tục, tập quán, nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Cả hai nhà thơ đều đề cập tới những vấn đề ấy. Tuy nhiên, thơ lục bát Nguyễn Bính đi sâu vào nét đẹp của phong tục tập quán còn thơ lục bát Tố Hữu được thể hiện ở truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Vì thế, ta có thể khẳng định: Nguyễn Bính là một nhà thơ về làng quê, và là một nhà văn hóa làng, còn Tố Hữu là một nhà thơ của dân tộc, một nhà cách mạng.


2.1.2 Cảnh sắc thiên nhiên


Thiên nhiên là một đề tài quen thuộc và là một phương tiện biểu hiện không thể thiếu trong văn học, là một trong những yếu tố tác động đến nhà thơ, góp phần tạo nên xúc cảm – cái nền của thơ trữ tình – cho sự sáng tạo của ngòi bút. Các nhà thơ khám phá, miêu tả thiên nhiên để gửi gắm vào đó tâm tư, tình cảm của mình, của thế hệ, thời đại mình.

Văn học là một loại hình nghệ thuật, và như mọi loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy con người và cuộc sống của con người làm đối tượng phản ánh. Trong mảng

hiện thực khách quan rộng lớn đó, thiên nhiên chính là mảng hiện thực gần gũi với con người. Vì thế ngay từ thuở bình minh, thiên nhiên đã hiện hữu và trở thành đối tượng không thể thiếu trong nền văn học nhân loại. Thơ xưa đặc biệt là thơ ca phương Đông những hình ảnh như phong, hoa, tuyết, nguyệt cứ trở đi trở lại trong thơ: “ Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp. Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” (Hồ Chí Minh). Bắt đầu từ văn học trung đại, thiên nhiên được lấy làm thước đo, chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp và giá trị của con người, là nơi để thể hiện tình cảm, tả cảnh để nói tình. Thiên nhiên là một mã số để tìm hiểu thế giới quan của nhà thơ, nhà văn.

Yêu cảnh sắc thiên nhiên là thứ tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn hai nhà thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu khi hướng về quê hương, đất nước. Với tình yêu thiên nhiên say đắm, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế cùng nét bút tài hoa, hai nhà thơ đã có những bài thơ rất hay ca ngợi cảnh đẹp non sông, đất nước.

Nguyễn Bính là nhà thơ viết khá nhiều về cảnh sắc thiên nhiên của đất trời, đặc biệt là cảnh quê của đồng bằng Bắc Bộ. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trong phong trào Thơ mới, tập trung nguồn cảm hứng ở hai mảng đề tài lớn: tình yêu thiên nhiên đất nước và tình yêu lứa đôi. Cái hay và lôi cuốn của thơ Nguyễn Bính chính là ở cốt lòi và tâm hồn đất nước quê hương. Ông gắn bó với cảnh quê và người dân quê bằng tất cả tâm hồn mình. Ta say thơ ông bởi chính cái tình quê chân chất, mộc mạc, bẽn lẽn mà trinh nguyên, bởi dáng hình riêng mà chỉ ông mới có được. Ông khác các nhà thơ nhà văn khác không chỉ ở cách viết riêng mà ở cả cách cảm thụ hiện thực. Thơ ông mang một cái hồn quê đúng điệu, bởi ông nhìn cảnh quê để tả nhưng thực ra ông đã sống giữa cảnh quê, người quê với những vui buồn, sướng khổ của đời thường. Tô Hoài đã nhận xét Nguyễn Bính “là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công việc làm ăn vất vả sương nắng. Bởi đấy là cuộc đời và tâm hồn thơ anh”.[31,17]

Làng Thiện Vịnh, quê hương Nguyễn Bính ở giữa vùng chiêm khê, mùa thối đất Nam Định, đâu đâu cũng xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sóng đồng cờn lên, quẩn lại, lật thuyền, người chết đuối, người bỏ làng đi tha phương. Làng nước xám ngắt, quang cảnh tiêu điều lam lũ, ảm đạm, nheo nhóc. Lòng se lại nhưng nhà thơ tưởng

tượng một thiên nhiên rất đẹp, tươi sáng thơ mộng và chứa chan thi vị, ông đã kể về quê mình bằng những lời giản dị:

Quê tôi có gió bốn mùa


Có giăng giữa tháng có chùa quanh năm Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm

Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.


(Quê tôi)


Làng Thiện Vịnh hay chính là hình ảnh của bao làng quê Việt Nam, hình ảnh của đất nước quê hương thân thuộc mà nên thơ. Với ông, “quê hương là tất cả và cũng là nơi in đậm dấu vết của đời mình”. Quê hương thấm đẫm tâm hồn nhà thơ, ấn định bản sắc chính của phong cách thơ “chân quê”. Chân quê cả trong tiềm thức, trong khát khao và trong yêu thương cồn cào mơ mộng.

Thôn Vân- quê mẹ là quê hương thứ hai mà Nguyễn Bình thủy chung gắn bó, yêu thương:

Thôn Vân có biếc có hồng


Hồng trong nắng sớm biếc trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều

Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay


(Anh về quê cũ)


Đó là những hình ảnh có thật ở thôn Vân, một vùng quê đẹp và trù phú, nhiều hoa trái. Ở đây ta không chỉ thấy niềm tự hào, ngợi ca về cảnh quê mà còn là ước vọng sâu xa của người nông dân lam lũ mong ước một cuộc sống tốt đẹp, hòa đồng với thiên nhiên và cảnh vật. Nguyễn Bính có những chất liệu thi ca của riêng mình: thôn Đoài, thôn Đông,cánh bướm, giậu mùng tơi, những con đê làng, mùa xuân, giàn trầu, giàn cau liên phòng….Ông đã tạo nên một khuôn mặt làng quê riêng nhưng đồng thời đó cũng là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam xưa, nhất là cảnh sắc bình dị của làng quê Bắc Bộ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022