Niềm Tin, Niềm Hi Vọng Vào Tương Lai Đất Nước.

Trưa hè một buổi nắng to Gió tây nổi cánh đồng ngô rào rào..

(Trưa hè) Nhà tôi có một vườn dâu

Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm


(Nhà tôi)


Với trái tim nhạy cảm, tâm hồn thiết tha, sâu nặng với tình quê, Nguyễn Bính đã tạo nên những vần thơ cồn cào, da diết:

Con đò thì nhớ sông xa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Con người thì nhớ quê nhà bao nhiêu.


Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 7

(Trải bao nhiêu núi sông rồi)


Quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cất giữ những kỷ niệm đẹp đẽ. Xa quê, Nguyễn Bính nhớ thương, hoài niệm về quê cũ. Nhất là khi nhà thơ sống cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng khắc nghiệt, lạnh lùng, thì hình ảnh quê cũ lại hiện lên. Nó xua tan u ám, bế tắc, ngột ngạt của cuộc sống hiện tại mà ấm lên tình đời, tình người. Những kỷ niệm thiêng liêng về quê hương trong hoài niệm của người con xa quê mang tính ước lệ rất cao:

Mưa nhè nhè, nắng thanh thanh Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ!


Hội xuân gió loạn đuôi cờ Làng xa vào đám nhặt thưa trống chèo

(Xuân về nhớ cố hương)

Nhớ quê không chỉ là hồi tưởng về cảnh quê, và hơn thế là nỗi nhớ những người thân yêu đến đau đớn, quặn lòng. Là nỗi xót xa khi cha mẹ già yếu mà không có ai bên cạnh:

Cha dậm gạo, mẹ vần cơm


Có con, con vắng ai làm thay cho?”.


Là cảm giác có tội với song thân:


Mẹ cha thì nhớ thương mình.


Mình đi thương nhớ người tình xa xôi.


Là nỗi nhớ thương thày mẹ đầy suy tư:


Nhớ thương thày mẹ khôn cùng.


Lạy thầy lạy mẹ thấu lòng cho con.


(Thư gửi thầy mẹ).


“Câu thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người”(Tô Hoài). Đó không chỉ là những câu thơ tả cảnh, hồi tưởng cảnh quê, giãy bày nỗi niềm của người xa quê mà Nguyễn Bính muốn đánh thức tình quê của mỗi người con xa xứ. Có thể nói tình quê của Nguyễn Bính không nhạt theo những năm tháng tha phương, trái lại, càng đậm đà hơn.

“Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!”- là tiếng reo ca thể hiện niềm vui sướng, tự hào, tình yêu của Tố Hữu đối với cảnh sắc, con người quê hương xứ sở. Tình yêu đó được nhà thơ thể hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc. Đó có thể là nỗi nhớ, là sự tự hào về cảnh, người, về quê hương đất nước giàu đẹp. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy cứ trở đi trở lại trong những vần thơ Tố Hữu viết về cảnh sắc quê hương đất nước như nỗi niềm khôn nguôi của biết bao thế hệ những người con đất Việt.

Tình yêu cảnh sắc quê hương đất nước trong thơ Tố Hữu trước tiên là tiếng nói ân tình ngợi ca quê hương đất nước giàu đẹp:

Lộc Ninh xinh một cụm hồng Ai hay đất lửa, máu nồng đơm hoa

Cái vui sinh nở chan hòa


Nghe rừng căng sữa nhựa ra đầu mùa.


(Nước non ngàn dặm) Chim kêu ríu rít trên đầu

Mùa cam đương ngọt địa cầu của ta Giá sương đương lạnh mùa hoa

Nắng xuân từ Mạc Tư Khoa đã về.


(Cánh chim không mỏi)


Tố Hữu viết về quê hương đất nước với niềm tự hào, vui sướng ngợi ca cảnh sắc quê hương tươi đẹp, trù phú. Thi vị, lãng mạn nhưng cũng rất hiện thực.

Quê mẹ lúc nào cũng làm trái tim nhà thơ run rẩy. Tố Hữu dành nhiều tình cảm cho Huế qua những dòng thơ ân tình tha thiết:

Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!


Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên Mưa từ biển nhớ mưa lên

Hay mưa từ núi vui trên A Sầu?


Nặng lòng xưa giọt mưa đau Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà

(Nước non ngàn dặm)


Tác giả đã thổi hồn cho những hạt mưa nặng xứ Huế, để cho hạt mưa ấy chất chứa bao tâm trạng, là vui, là buồn, là đau. Vẫn hạt mưa đó thôi, ngàn đời trước vẫn vậy, ngàn đời sau vẫn thế. “Mưa nay đã khác xưa nhiều lắm”. Cái khác ấy là do tâm trạng “mát lòng” khi đón nhận “trận mưa mau quê nhà”. Giọng ngọt ngào của người dân xứ Huế đã thấm sâu vào trong tâm hồn và phong cách thơ Tố Hữu. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thi ca. Huế đã thấm sâu vào trong tâm hồn con

người xứ Huế đó. Huế là quê mẹ, là miền đất đẹp và thơ, Huế lại chìm trong đau thương và khói lửa… Yêu thương mong đợi khát khao đến cháy lòng cũng vì lẽ đó.

Bao nhiêu năm sống ở núi rừng Việt Bắc, từng ngọn cỏ, lá cây của thiên nhiên xứ sở đã thấm sâu vào trong hồn người, hồn thơ Tố Hữu. Núi rừng chiến khu như có linh hồn:

Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

(Việt Bắc)


Việt Bắc như người cách mạng, núi trở thành lũy sắt để bảo vệ và che chở cho bộ đội và vây đánh quân thù. Tố Hữu đã thổi hồn cho cảnh vật nơi đây. Mỗi tên núi, tên bản, tên sông đều gắn với một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Các mùa hoa của núi rừng như tràn đầy tình thương mến:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình


Hay khi chiến thắng Điện Biên, Tố Hữu đã cảm mến vô cùng cảnh đẹp của Tây Bắc, một phong cảnh đầm ấm:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng

Tóm lại, cả hai nhà thơ đã giành tất cả tâm hồn và bút lực của mình khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Nếu như thiên nhiên trong thơ lục bát Nguyễn Bính mang vẻ đẹp yên lành, bình dị, có phần thi vị, chứa đựng một tâm hồn đậm chất quê, nhà quê, tình quê Bắc Bộ thì thiên nhiên trong thơ lục bát Tố Hữu lại mang cái tươi

sáng, khỏe khoắn của một con người sục sôi nhiệt huyết cách mạng, thi vị nhưng vẫn hiện thực và cái hiện thực nhiều khi lấn át cái thi vị. Cái “đồng quê”, “chân quê” ôm gọn trong thơ Nguyễn Bính, cái “cách mạng”, “lý tưởng” bao trùm thơ Tố Hữu.


2.1.3. Niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai đất nước.


Tranh đấu là con đường gian khổ nhưng cùng với bao văn nghệ sĩ yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Bính và Tố Hữu vững bức đi theo kháng chiến và tin vào sự nghiệp chính nghĩa, vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác và vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Sống và chiến đấu với đồng bào Nam Bộ, hiểu rò tâm tư, tình cảm của họ, Nguyễn Bính đã nói lên thât sâu sắc, thấm thía tấm lòng của những người con mộc mạc, giản dị mà bền bỉ, thủy chung, họ gửi trọn niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của vị Cha già kính yêu:

Con giờ gian khổ đến đâu Vững tin vì biết trên đầu có Cha

Muôn năm Cha mãi không già Cha là hạnh phúc, Cha là tương lai.

(Thư gửi về Cha)


Niềm tin vào Đảng, Bác, vào thắng lợi của dân tộc chính là tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Tuy nhiên tinh thần lạc quan ấy lại không chiếm vai trò chủ đạo trong những sáng tác của Nguyễn Bính. Chủ yếu trong những bài thơ lục bát của ông là sự bi quan với cái tôi sầu và giọng điệu buồn, mang cái rơi rớt của phong trào Thơ mới.

Khác với Nguyễn Bính, thơ lục bát Tố Hữu cho ta thấy tinh thần lạc quan dồi dào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác mới đem lại sự thay đổi trong xã hội, đem lại hạnh phúc cho những người đau khổ, đem lại tình mẹ cho những đứa con, đem lại tình yêu cho những cặp vợ chồng, đem lại Tổ quốc cho những người mất nước. Ông tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng:

Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)


Gương rạn nứt hay vỡ vụn, cây khô héo hay cạn kiệt nhựa sống như chính cuộc đời của người dân trong xã hội cũ. Mượn chuyện của cây lá đồ vật để nói chuyện của con người là một cách nói tế nhị mà sâu xa. Cách mạng, Đảng đã đem lại sự hồi sinh cho con người. Đảng như một sinh mệnh đem lại sự sống, niềm tin, sức mạnh đoàn kết kiên cường cho toàn dân tộc, tạo nên những kỳ tích vang dội.

Lòng tin ấy mạnh đến nỗi ông đã nói với một cô gái giang hồ trên sông Hương sống cuộc đời ô nhục hãy hi vọng vào cuộc đổi đời:

Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô đén một vườn đầy xuân

Ngày mai trong giá trắng ngần Cô thôi sống kiếp đầy thân giang hồ

Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay

(Tiếng hát sông Hương)


Niềm tin đã tạo nên sức mạnh. Những người lính cách mạng vì thế mà quên đi những hiểm nguy mệt nhọc của cuộc chiến đấu, những đổ nát của thành phố với hi vọng sẽ dựng lại đẹp hơn, to hơn:

Ngày mai sống lại thủ đô


Ngày mai sống lại từng mô đất này


Ngày mai xanh lại từng cây Ngày mai lại đẹp hơn rày hơn xưa

(Giữa thành phố trụi)

Ngày mai” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để khẳng định tương lai tươi sáng của dân tộc. Không phải vì khó khăn mà chán nản, lạc hậu mà tự ti, trái lại con người Việt Nam rất tự hào, rất lạc quan. Đảng, Bác đã tạo ra khát vọng tự do, niềm tin chiến thắng, mong ước độc lập, hạnh phúc và niềm lạc quan ấy. Thơ Tố Hữu là tiếng hát phấn đấu, tin tưởng, là tiếng hát chiến thắng, tiếng hát lạc quan.

Những ngày đầu hòa bình, văn học Việt Nam có những thành công viết về lao động sản xuất. Và Tố Hữu là người đi tiên phong, là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam với những vần thơ say đắm:

Xưa là rừng núi, là đêm


Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày Ta đi trên trái đất này

Dang tay bè bạn sum vầy bốn phương


(Xưa…nay…)


Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh:“rừng núi”-“sông biển”,“đêm”-“ngày” để đối lập xưa với nay. Xưa gian nan, tủi nhục với nay tự do vui sướng. Con người vui niềm vui khi đất nước hồi sinh, khi cách mạng sản sinh ra cuộc đời mới, con người tự do đứng lên xây dựng lý tưởng cao đẹp của mình, của thời đại mình:

Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng

Việt Nam dân tộc anh hùng


Tay không mà đã thành công nên người


(Bài ca mùa xuân 1961)


Và khi đất nước độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội, cảm xúc tác giả dâng trào không gì nói hết được. Hơn lúc nào hết, niềm vui sướng hân hoan, niềm tin mãnh liệt trong tim Tố Hữu, trong tim người Việt luôn được giữ gìn và thắp sáng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì niềm tin ấy cũng không thay đổi:

Mùa xuân đến đó, mình ơi!


Ấm lên, đâu chẳng xanh tươi lá cành… Vượt bao ghềnh thác đường xa

Vút lên cao, một khúc ca xuân hành!


(Xuân hành 92)


Chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho cuộc đời nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nhiều tương lai mới. Thơ lục bát của Tố Hữu là tiếng ca vui của nhân dân, là niềm tự hào niềm tin của con người khi tự mình giành được độc lập, tự do. Đó còn là bản lĩnh, là phẩm chất của một dân tộc kiên cường, luôn có một niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

*


* *


Thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu trải dài trên con đường sáng tạo nghệ thuật, bám sát những chặng đường đấu tranh của cách mạng, những bước đi vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Vì thế, thơ lục bát của hai nhà thơ phản ánh được tình yêu quê hương, đất nước trong nét văn hóa cổ truyền, trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên do cái nhìn, quan điểm và chịu sự chi phối của tiến trình hình thành và phát triển văn học cũng như hoàn cảnh lịch sử và xã hội khác nhau nên số lượng sáng tác, cảm hứng của mỗi nhà thơ về tình yêu quê hương đất nước cũng khác nhau.

Thơ Nguyễn Bính nói riêng và thơ lục bát Nguyễn Bính nói chung được sinh ra trong phong trào Thơ mới, và phát triển, trưởng thành trong quá trình đấu tranh cách mạng. Khi nhắc tới ông là nhắc tới nhà thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Tố Hữu vẫn mang trong mình trái tim nghệ sĩ lãng mạn nhưng thi sĩ ấy trưởng thành trong cách mạng, sớm bắt gặp lý tưởng của Đảng soi đường. Vì thế thơ ông nóng bỏng tính thời sự, đậm chất chính luận. Nhắc tới ông ta nghĩ ngay tới nhà thơ tiêu biểu cho thơ cách mạng, thơ trữ tình chính trị.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022