Hiện Thực Khốc Liệt Của Chiến Tranh

yêu xuất phát từ những toan tính tầm thường. Những bi kịch tình yêu trong thơ lục bát Nguyễn Bính là sự phản chiếu chính cuộc đời đau thương, buồn bã, nhiều u uẩn. Ông đã thác lời cho nhiều số phận tình yêu: những học trò trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, người hàng xóm, người con gái lỡ bước sang ngang, người vợ trẻ,…Như cuộc đời thực, Nguyễn Bính nhạy cảm và tinh tế khi nắm bắt rất chính xác, tài tình những cảm xúc, những trạng thái tâm lý, nét tình cảm điển hình của đôi lứa yêu đương và nói được tiếng lòng của họ chân thực và gợi cảm.

Và đặc biệt, với 110 câu thơ lục bát trong Lỡ bước sang ngang Nguyễn Bính hướng chúng ta đến một cảnh ngộ ngang trái, éo le, một tình yêu lỡ làng. Một hồn thơ với những rung cảm tuyệt vời, Nguyễn Bính đã thể hiện tình cảm của mình đối với cô gái. Mở đầu bài thơ là lời dặn dò của người chị với người em trước khi đi lấy chồng:

Em ơi, em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn mẹ già em thương Mẹ già một nắng hai sương

Chị đi một bước trăm đường xót xa

Vừa là lời cô gái kể lể, vừa là tâm sự theo dòng ký ức, cái buồn thương, não nề của dòng cảm xúc như những đợt sóng trào vào tâm trí con người. Ta thấy sự bi quan trong lời người nói, lời dặn dò thảm thiết của người chị không chỉ giết chết chính tâm hồn mình mà còn làm cho người thân xót xa, ngậm ngùi thương cảm:

Chị tôi nước mắt đầm đìa Chào hai họ để đi về nhà ai

Mẹ trông theo mẹ thở dài Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran

Khi về nhà chồng, người chị kể về quãng đời đầy buồn tủi và đắng cay của mình:

Mười năm gối hận bên giường Mười năm nước mắt bữa thường thay canh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Mười năm đưa đám một mình Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên

Đây chính là tâm trạng của người con gái trong một cuộc hôn nhân “lỡ bước” không có tình yêu, không có hạnh phúc, lúc nào cũng phải sống trong tủi hờn, cô đơn. Càng cay đắng hơn khi đặt trong sự đối lập với mối tình đẹp đẽ và lý tưởng của người nghệ sĩ:

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 9

Chị từ dan díu với tình


Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng.


Tình yêu làm hồi sinh, làm tươi sáng lại cuộc đời nhưng đó chỉ là một khoảnh khắc lóe sáng của tình yêu. Nguyễn Bính đã rất tài tình khi để tình yêu le lói ấy như sự “mở nút” cho một vở kịch đang đi vào hồi bế tắc, nhưng đồng thời đó lại chính là “nút thắt”. Thắt lại tình yêu, thắt lại hạnh phúc, thắt lại hi vọng. Bóng tối đổ xuống nhấn chìm vĩnh viễn số phận người con gái:

Thế là tan một giấc mơ Thế là cả một bài thơ não nùng…

…Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã ngang sông đắm đò

Tình duyên không chính thức đã bị tuột mất bởi lễ giáo khắt khe đương thời. Bi kịch tình yêu, bi kịch hạnh phúc đã đẩy người phụ nữ vào trong cay đắng, tủi cực khôn cùng. Lời dặn dò, nhắn nhủ của chị với em cũng chính là lời vĩnh biệt người yêu, vĩnh biệt hạnh phúc đời mình. Tinh thần nhân văn, giá trị nhân đạo đã được đánh giá cao trong Lỡ bước sang ngang. Nó thác lời cho bao số phận đau thương, bất hạnh của người phụ nữ, cho bao cuộc tình ngang trái, “lỡ bước” của đôi lứa yêu đương. Nguyễn Bính đã cất lên tiếng nói của lòng mình hay chính là tâm sự của những người khác chân thành và tha thiết.

Nếu như trước Cách mạng 1945, Nguyễn Bính đang trong tuổi xuân phơi phới nhà thơ viết nhiều về tình yêu lứa đôi, chủ yếu là tình yêu trai gái. Thì sau này, trong những năm tháng kháng chiến, trên mọi nẻo đường, ông đã chứng kiến tình yêu của bao đôi lứa – tình yêu của những cặp vợ chồng bị quân thù chia cắt phũ phàng. Với trái tim nhân hậu, giàu yêu thương, cảm thông sâu sắc, Nguyễn

Bính đã nói lên tâm nguyện của mọi người Việt Nam, ước mơ sum họp gia đình, vẹn tròn hạnh phúc lứa đôi:

Ngày đi tập kết ra đây

Mang theo chiếc nón tự tay em chằm Bây giờ đã trải ba năm

Chiếc nón em chằm đã ngả màu sơn…

…Bắc Nam sum họp một nhà Ẩn trong mỗi chữ biết là tình sâu

Yêu nhau chằm nón cho nhau Lấy câu sum họp làm câu hẹn hò

(Chiếc nón)

Tình riêng hòa vào tình chung. Trong những năm tháng kháng chiến ác liệt, ý thức công dân được phát huy cao độ. Từ dòng chảy trong vắt của đồng quê năm xưa, hồn thơ Nguyễn Bính đã hòa vào dòng thác cách mạng hôm nay.

Như gạch nối thơ lục bát Nguyễn Bính giai đoạn sau, tình yêu lứa đôi trong thơ lục bát Tố Hữu giai đoạn đầu cũng mang trong mình mối tình riêng hòa vào tình chung. Nhưng đặc biệt hơn tình yêu trong thơ lục bát Tố Hữu không phải là tình chồng vợ mà là tình yêu chiến sĩ, tình đồng chí. Những người cùng chí hướng, cùng tham gia vào cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc. Họ gặp nhau, yêu nhau và hơn hết trái tim họ lại giành trọn cho cách mạng, cho Đảng. Lời tâm sự của họ không phải là tâm sự cho những nhớ thương, mong chờ mà là lời tâm sự về quê hương, đất nước, về con đường cách mạng mà họ sẽ trải qua:

Ai thương một đóa hoa tàn Cô đơn muôn giọt máu tràn lệ rơi Mùa xuân đến đó mình ơi!

Ấm lên đâu chẳng xanh tươi lá cành

(Xuân hành 92)

Ở Tố Hữu tình yêu lứa đôi còn gắn với tình yêu cách mạng, tình yêu quê hương đất nước, cùng hướng về mặt trời cách mạng về một ngày mai tươi sáng. Cũng là hứa hẹn của những đôi yêu nhau đấy nhưng trong những lời hứa đó là lời hứa về một ngày mai tươi sáng, khi cách mạng đã thành công.

Một điểm đặc biệt dễ nhận thấy trong thơ viết về tình yêu của Tố Hữu so với Nguyễn Bính đó là cũng viết về tình yêu lứa đôi nhưng trong thơ ông tình yêu rất trong sáng, giản dị không có trong nó những cung bậc của nỗi buồn, của sự chia ly hay của những nhớ nhung như bình thường tình yêu vẫn có. Tất cả những cảm xúc ấy của tình yêu được giấu đi nhường chỗ cho tình yêu cách mạng, vì nhân dân và đất nước. Có lẽ chính vì lẽ đó người ta dễ hiểu vì sao khi nói Tố Hữu là một nhà thơ – nhà cách mạng của dân tộc.


2.3. Tình yêu cách mạng


Nguyễn Bính hòa mình vào dòng thác cách mạng từ sớm tuy nhiên viết về cuộc kháng chiến mà ông đã đi qua thì không nhiều. Theo thống kê của tôi trong Tuyển tập Nguyễn Bính - NXB Văn học, H, 1986, trên tổng số 89 bài thơ lục bát thì có 9 bài: Chuyện tiếng sáo diều, Sao chẳng về đây, Thư gửi về Cha, Gửi người vợ miền Nam, Thư Tết, Trông bóng cờ bay, Trưa hè, Chung một lời thề, Chim kêu nói về tình yêu cách mạng. Đó là lý do giải thích tại sao Nguyễn Bính được xếp vào dòng thơ lãng mạn Việt Nam. Từ nhà thơ chân quê thưở trước, nhà thơ của bao nỗi sầu nhớ, tương tư, bây giờ ông trở thành một tuyên truyền viên cho cuộc kháng chiến. Ông vạch rò dã tâm của quân xâm lược, ông khơi gợi lòng căm thù, khích lệ tinh thần sục sôi chiến đấu của những người dân mất nước. Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng ông viết về cuộc kháng chiến của dân tộc với khí thế hào hùng. Thơ lục bát của ông đi theo những chặng đường đấu tranh của cách mạng Việt Nam.

Nhắc tới Tố Hữu người ta không thể không nhắc tới thành công của ông ở mảng thơ viết về cách mạng. Đây là mảng đề tài chiếm số lượng lớn nhất trong những sáng tác của ông nói chung và trong những bài thơ lục bát nói riêng. Tình yêu cách mạng là một tình yêu lý tưởng không phải thời đại nào cũng có. Cách mạng đã thấm vào thơ ông từ lúc nào không biết, nó như trở thành máu thịt ăn sâu vào ông. Khi đọc

những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu chúng ta cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó keo sơn với đồng bào đồng chí. Bao trùm lên toàn bộ những sáng tác của Tố Hữu là tình yêu cách mạng, lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa và công lý, lẽ phải trên đời. Trong lịch sử văn học nước nhà, hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ XX. Tình yêu cách mạng, yêu quê hương, đất nước thiết tha sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tính chính trị đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca cách mạng. Là một nhà thơ cách mạng, ông viết về cách mạng như một lẽ sống. Từ nỗi đau quê hương bị giặc giày xéo đến quá trình hoạt động cách mạng, và niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, đã trở thành ngọn nguồn lẽ sống trong ông. Cho nên với ta có thể gọi ông là “nhà thơ của lẽ sống cách mạng” (Nguyễn Đăng Mạnh).


2.3.1. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh


Trong những năm chiến tranh, cả dân tộc hướng về miền Nam thân yêu, Nguyễn Bính ca lên tiếng đồng vọng của bao tâm hồn đau đớn, xót xa cho miền Nam đang đau đớn, quằn quại trong vòng thống trị của Mỹ ngụy:

Mây chiều ngơ ngẩn xóm thôn Câu ca đứt quãng, cây vườn mờ xanh

(Thư Tết)


Ta thấy được mạch vận động trong thơ Nguyễn Bính: nếu như trước kia thơ ông mang đậm hồn quê hương thì bây giờ thơ ông chứa chan hồn dân tộc.

Ông có những vần thơ sục sôi nhiệt huyết cách mạng, tố cáo tội ác của giặc:


Bốn bề ổ cọp hang beo


Làng tôi chẳng được chơi diều nữa đâu


(Chuyện tiếng sáo diều)

Từ khi giặc chiếm nơi này Giăng giăng bốt chắn, đồn vây tứ bề

(Trông bóng cờ bay) Quân thù bắt lính, dồn xâu

Đạn thù nghiến đứt mấy tao vòng rồi


(Trưa hè)


Tác giả đã sử dụng hình ảnh: “ổ cọp hang beo”, “bốt chắn”,… cùng những từ chỉ không gian “bốn bề”, “tứ bề”… để khắc họa cảnh quê hương nơi đâu cũng đầy bóng giặc. Và từ khi giặc chiếm đóng, “bắt lính”, “dồn xâu”, giày xéo thì vùng quê vốn yên ả, thanh bình, trù phú, giàu đẹp giờ tan nát, không còn như xưa nữa. Chơi diều vốn là thú chơi truyền thống, thú chơi của người nhà quê lúc nông nhàn. Nhưng giờ đây “chẳng được chơi diều nữa”, chẳng còn là quê mình nữa. Những vần thơ nói lên nỗi đau của những người dân mất nước, thấm đẫm sự xót thương tình cảnh quê hương. Chiến tranh đã gây ra những hậu quả nặng nề, ghê gớm trên đất nước Việt Nam, trên từng miền quê, mảnh đất, làng mạc, thôn xóm, những mái ấm gia đình. Cha mất con, vợ mất chồng, gia đình ly tán…Tố Hữu đã trực tiếp chứng kiến những khổ đau của nhân dân, thấu hiểu sự mất mát đó. Ông viết lên những vần thơ lục bát giản dị làm hiện rò hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

Nói đến chiến tranh là nói đến sức tàn phá ghê gớm. Quê hương chìm trong đau thương tang tóc. Mảnh đất quê hương mang trong mình những vết thương đua đớn. Sự sống trên mảnh đất thân yêu dường như không còn mà chỉ còn:

Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang Giặc lùng, giặc đốt xóm làng

Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà


(Bà má Hậu Giang)


Cây cối xanh tươi giờ cũng không còn sự sống mà bị thiêu rụi dưới sức nóng của đạn bom, nhà cửa tan hoang không còn bóng dáng con người. Làng mạc quê

hương vốn đã lam lũ, đói nghèo giờ đây lại bị tàn phá ghê gớm. Tội ác của bọn giặc không thể dung thứ. Hình ảnh đau thương này khiến cho mỗi người dân mất nước đều đau đớn, xót xa. Hiện thực ấy cứ đi vào những trang thơ như một sự thực không thể phủ nhận:

Một vùng trắng bãi tha ma Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa

….Đồng không, lạnh vắng, im hơi Chỉ đôi bóng quạ ngang trời loáng qua

(Bà má Hậu Giang)


Tố Hữu đã gọi lũ cướp nước, lũ người gây lên tội ác là “quỷ”, chúng mang đặc điểm của loài vật, không phải của con người, với hành động hung hăng, hống hách, ác độc và dã man:


Một toán quỷ rần rần rộ rộ Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê

Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!

….Vẫy tay lũ tớ gườm gườm


Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn. Rồi lặng lặng bước chân hùm sói

Hiện thực đau thương của mảnh đất quê hương khói lửa chiến tranh. Nó tàn phá làng mạc, xóm thôn, nhà của. Nó chia cắt hạnh phúc của biết bao gia đình, con mất cha, vợ mất chồng… Nó cướp đi sinh mạng của bao người nông dân hiền lành, phúc hậu, bao người chồng, người vợ, người mẹ, những đứa con thơ,…Máu và nước mắt nhuộm đỏ bầu trời Việt Nam.Vì thế, một dân tộc yêu nước, một dân tộc anh hùng

quyết đem tất cả tinh thần và sức lực để mang lại nền tự do, hòa bình cho Tổ quốc, ấm êm, hạnh phúc cho con người.

2.3.2. Hình ảnh những con người cách mạng


Phẩm chất trữ tình cách mạng bắt đầu nhuần nhuyễn trong thơ Nguyễn Bính. Trạng cảm xúc quen thuộc của anh đã hòa vào những biến động mới mẻ của đời sống, tạo nên một loạt hình tượng thơ gắn bó với hiện thực cách mạng của đất nước và mang phong vị riêng của Nguyễn Bính”[36,111]. Phẩm chất cách mạng đã khơi gợi trong lòng mỗi người dân nhiệt huyết cách mạng, tình yêu đất nước sâu nặng:

Những ai xứng đáng là người Hãy hi sinh hết cho nòi giống ta

Hãy nên vì nước quên nhà


Coi thường thân sống mới là trượng phu…


…Nước ta độc lập chưa thành Dân ta sao nỡ sao đành ngồi yên.

Cả dân tộc nhập hết cuộc đời mình vào kháng chiến, vào cách mạng. Những ngọn gió căm thù tích tụ, trong đau thương con người càng căm thù, càng quyết tâm chiến đấu giải phóng quê hương, họ sắt son lời thề, lời ước nguyện tâm tình:

Con đi cho má dặn dò


Gửi lời kính chúc Cụ Hồ muôn năm!


Con đi luôn nhớ miền Nam Ráng xây lực lượng vài năm lại về

Má xin giữ trọn lời thề


Đấu tranh đón các con về miền Nam!


(Chung một lời thề)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022