Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 8

2.2. Tình yêu lứa đôi


Tình yêu là một trong những đề tài muôn thuở của thi nhân từ xưa cho đến nay. Lục bát của hai tác giả nói đến tình yêu lứa đôi với mọi cung bậc của tình cảm con người: ở đó có dở dang, bất hạnh, chia ly nhưng cũng có niềm vui và hạnh phúc, có trong sáng, chân thật nhưng cũng có nhưng toan tính tầm thường, có ích kỷ, nhỏ nhặt nhưng cũng có đẹp đẽ, lớn lao. Tình yêu được nhắc ở mọi góc độ, mọi cảnh huống khác nhau. Trong tình yêu bao giờ cũng tồn tại song song hai cảm giác: buồn - vui, khổ đau và hạnh phúc. Những câu thơ lục bát của hai nhà thơ viết về tình yêu vừa đậm đà tính dân tộc đồng thời rất hiện đại, mang màu sắc thời đại rò rệt.

2.2.1. Tình yêu chân phác, giản dị.


Nhắc đến Nguyễn Bính ta không thể không nhắc đến mảng thơ về tình yêu. Đó là một đề tài không bao giờ vơi cạn trong suối nguồn cảm xúc của nhà thơ. Nguyễn Bính đã miêu tả chân tình và xúc động những mối tình quê. Nếu như thơ viết về quê hương đất nước của ông mộc mạc, gần gũi thì thơ tình của ông vừa sâu sắc, vừa ý tứ, kín đáo. Qua khảo sát ta thấy thơ về tình yêu lứa đôi chiếm một số lượng lớn, hơn một nửa, đan xen cả trong tình yêu đất nước.

Đương thời Nguyễn Bính và Xuân Diệu là hai nhà thơ tình được yêu mến nhất. Nhưng chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, thơ tình Xuân Diệu mang cái đắm say, rạo rực, hối hả, vội vàng, tận hưởng: “Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ không thương một kẻ nào”. Còn Nguyễn Bính lại hợp với tâm hồn người bình dân, bởi hồn thơ của ông là hồn của ca dao, của đất nước, của dân tộc. Nhân vật trữ tình là những con người lao động chăm chỉ, cần mẫn, có cuộc sống tình cảm kín đáo, giản dị và tế nhị. Ông phát hiện và miêu tả được những cung bậc, những cảm xúc, những khát khao yêu đương: là ngây thơ, trong sáng, là nhớ nhung, tương tư, là khắc khoải, mong chờ, là giận hờn tủi cực, là đau đớn, xót xa. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính đẹp và sâu sắc đến lạ kỳ.

Yêu… yêu… yêu mãi thế này Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu

(Lòng yêu đương)

Cả cuộc đời Nguyễn Bính, ông đã giành hết tình cảm của mình cho trái tim yêu đương. Ông đã nói hộ tấm lòng của biết bao những tâm hồn đang yêu, thầm lặng, e ấp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Một đi làm nở hoa sen


Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 8

Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai Hương thơm như thể hoa nhài

Những môi tô đậm làm phai hoa đào Nòn nà như thể hoa cau

Thân hình yểu điệu như màu hoa lan


(Lòng yêu đương) Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng

Có con bướm trắng thường sang bên này


(Người hàng xóm) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào


(Tương tư)


Những hình ảnh: bướm trắng, cau thôn Đoài, giầu không,…được Nguyễn Bính sử dụng khi viết về tình yêu một cách sâu sắc và kín đáo: “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”… phảng phất bóng dáng của ca dao, gợi ta liên tưởng về tình yêu của trai gái xưa. Và hơn thế, đó là những hình ảnh rất quen thuộc, rất gần gũi, gắn bó với cảnh vật, con người nơi thôn quê, nó gắn với cái gốc của làng quê Việt Nam.

“Cái yêu làm tội, làm tình cái thân”- Tình yêu có một sức mạnh thầm kín, đã yêu thì phải nhớ mong, chờ đợi, nó đẩy con người vào trong trạng thái yêu đương xao xuyến, khát khao, tương tư, khắc khoải những giây phút gặp gỡ, gắn bó đến cháy lòng. Nguyễn Bính đã diễn tả trạng thái tương tư của trai gái quê rất chân thực. Không màu mè sang trọng và nghệ thuật hóa như Xuân Diệu, không tài hoa, khắc khoải và có phần

huyền bí như Hàn Mặc Tử. Nguyễn Bính đã miêu tả trạng thái tương tư hết sức chân quê, mộc mạc và dân dã:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng…

Nguyễn Bính sử dụng hai địa danh: thôn Đoài, thôn Đông như hai biểu tượng, gián tiếp mà trực tiếp, xa mà gần để chỉ người con trai và người con gái trong mối quan hệ yêu đương. Câu hỏi hay chính là những khát vọng ước mong giây phút gặp gỡ:

Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai hỏi, hỏi người biết cho

Bao giờ bến mới gặp đò


Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau


(Tương tư)


Tương tư rồi đến nỗi nhớ:


Nhớ người nhớ cả vầng trăng Đêm đêm giời cứ xây bằng nước mưa

(Nghĩ làm gì nữa)


Nguyễn Bính đã nói hộ những khát khao yêu đương, những say mê cháy bỏng, những trách móc nhẹ nhàng, những tâm sự thầm kín của trai gái đang yêu. Nhẹ nhàng mà gần gũi, kín đáo mà tế nhị.

Tuy nhiên tình yêu cũng như cảm xúc con người, luôn có nhiều cung bậc, có khi là những cảm xúc trái ngược nhau: ê ấp nhưng rất táo bạo, rụt rè mà mãnh liệt. Tình yêu của trai gái quê lúc này có sự chủ động, nhiều khi đến sớm hơn cả sự chú ý của dư luận. Đây chính là nét hiện đại trong thơ tình Nguyễn Bính:

Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình…với nhau

(Chờ nhau)


Vừa xưa mà cũng nay, cổ điển mà vẫn rất hiện đại. Không e ấp quá như tình yêu trong thơ trung đại: “Êm đềm trướng rủ màn che. Tường đông ong bướm đi về mặc ai…Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”(Truyện Kiều- Nguyễn Du), cũng không quá táo bạo như thơ tình hiện đại: Chỗ em nằm, những vết lòm gợn đường cong bất tuyệt. Và hơi thở gió rướn mình. Trườn qua đồi, núi, hẻm vực đê mê”-(Thanh tẩy- Trần Hữu Dũng). Tình yêu của họ là sự dung hòa của hai cảm xúc trái ngược. ta bắt gặp ở họ sự đáng yêu mà cũng đáng trọng. Cô gái ở đây không nói cụ thể, rò ràng, không dùng chữ “yêu” mà nói “họ biết chúng mình…với nhau” để làm rò trạng thái tình cảm. Còn chàng trai bạo dạn hơn nhưng vẫn phải giảm nhẹ thành “yêu yêu” hay một từ rất “quê”

- “phải lòng”:


Một hôm thấy cô cười cười Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng

Biết đâu rồi chả nói chòng:


“Làng mình khối đứa phải lòng mình đây”


(Qua nhà)


Song khi sự khát khao gắn bó đến mãnh liệt nhiều khi cũng rất mạnh mẽ, say mê:

Ai yêu như tôi yêu nàng


Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh Chung nhau dựng một trường đình

Thờ riêng một vị thần linh là nàng


(Lòng yêu đương)

Tình yêu trong thơ lục bát Nguyễn Bính biểu thị thế giới nội tâm sâu kín của con người, là nơi mà mọi cung bậc tình cảm được thể hiện một cách tế nhị, đậm đà, táo bạo mà rụt rè, mãnh liệt mà kín đáo. Thơ tình Nguyễn Bính là tiếng nói của trái tim nhà thơ cũng là tiếng nói của bao đôi lứa yêu đương. Đặc biệt với ông, tình yêu luôn gắn với hạnh phúc gia đình giản dị, đơn sơ:

Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau

(Thời trước)


Hôn nhân là kết quả cuối cùng của một tình yêu đầy đủ. Mọi cố gắng của tình yêu là hướng tới hạnh phúc viên mãn mà cả hai cùng mong muốn: một gia đình hạnh phúc, vợ chồng yêu thương, cùng chia sẻ với nhau mọi vui buồn trong cuộc sống. Một ước mơ nhỏ bé, dung dị và đời thường.

Thơ lục bát Tố Hữu viết về tình yêu lứa đôi không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3

% trong tổng số những bài thơ lục bát của ông. Và nó tập trung chủ yếu ở giai đoạn sau của chặng đường sáng tác. Trước và trong kháng chiến, cũng giống như bao người con đất Việt, Tố Hữu mang trong mình trái tim yêu nước, giống nòi, trái tim sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Ông giành hết tình yêu của mình cho cách mạng, cho Đảng, cho quê hương, đất nước. Có viết về tình yêu nhưng tình yêu đó đậm chất thế sự, nhiều khi vươn tầm tính sử thi. Tức là tình yêu cá nhân nhỏ bé được nhìn nhận trong tình yêu lớn lao của dân tộc, cách mạng, được quy chiếu bởi tình yêu cách mạng. Sau kháng chiến, khi đất nước hòa bình, con người được thảnh thơi để suy ngẫm, nhìn nhận về cuộc đời. Nhiều vấn đề mà trước kia khi mải theo đuổi lý tưởng lớn lao của dân tộc, Tố Hữu chưa hoặc ít quan tâm, nhiều khi đã từng nhìn nhận nhưng lại nhìn theo “con mắt của thời đại”. Bây giờ, với đôi mắt và trái tim của con người vui niềm vui độc lập, ông nhìn mọi thứ theo một hướng khác. Âm hưởng bớt vang xa hơn, bớt hướng ngoại mà vọng sâu, hướng nội. Tình yêu cũng vậy, nó không chỉ hướng về tình yêu dân tộc, tình yêu cách mạng lớn lao mà nó cũng đẹp, giản dị, rất đời thường:

Đắm say gió gọi trăng mời

Vấn vương làn mắt, nụ cười duyên quê

Người ơi! Người ở đừng về

Buâng khuâng giã bạn, tái tê mạn thuyền Ai về, ai nhớ, ai quên

Mình về, đến hen lại lên, cùng người.


(Đêm thu quan họ)


Tình yêu cũng đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc: có lúc đắm say, có lúc vấn vương, có khi bâng khuâng,khi thì tái tê, lúc nhớ,lúc quên. Và tình yêu ấy cũng hướng tới sự bền lâu, gắn bó:

Như tình yêu ấy bền lâu

Xa nhau rồi lại gần nhau, mặn nồng Tưởng như mới nở đoá hồng

Hay đâu hương ủ từ lòng hoa xưa ?

Em ơi, đời mấy gió mưa

Tình ta vẫn mới, như vừa bén duyên!


(Mới)


Lạ chưa vẫn ở bên em


Mà anh cứ nhớ, cứ thèm gần hơn Cứ lo em giận em hờn

Mải mê anh để cô đơn, em buồn...


Cơ chi chắp được đôi hồn


Như chim đôi cánh, lượn hôn mây trời


(Lạ chưa)


Không chỉ gắn bó, tình yêu còn là sự ảnh hưởng lẫn nhau, hòa hợp với nhau. Tình yêu gắn kết con người gần nhau hơn, hai mà thành một. Đây là nét khác biệt khi viết về tình yêu so với những vần thơ lục bát của Tố Hữu trước cách mạng. Nhiều cung bậc, nhiều cảm xúc, nhiều khát khao, mong ước sự gắn bó, giao hòa. Tố Hữu đã đổi mới nội dung theo xu hướng thời đại, thị hiếu thẩm mỹ con người.

2.2.2.Tình yêu đậm chất thế sự


Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính không chỉ đẹp như “mộng”, giản dị, chân phác mà nhiều khi nó rất thực, thực như chính cuộc đời trăm cay nghìn đắng, bội bạc, dối lừa, đen tối và đau thương. Thời ấy, chuyện đời nhiều bất trắc và tình yêu cũng đầy ắp những lo âu, khắc khoải, éo le:

Tưởng rằng bền, ngỡ rằng lâu Lửa giầu sang đốt cháy cầu tơ duyên

(Tôi còn nhớ lắm)


Lửa giầu sang hay chính là lý do chia cắt cuộc tình. Hoàn cảnh khó khăn, địa vị thấp kém không đáp ứng được đòi hỏi của con người lúc bấy giờ. Khi cả xã hội đặt địa vị, tiền bạc lên trên hết, chữ “tiền” lên trên chữ “tình: “Con tằm được mấy tiền tơ. Chao ôi mà ước mà mơ lấy nàng” (Nhà tôi). Đó chính là hiện thực phũ phàng, là những dâu bể thường tình trong xã hội. Nhưng tình yêu rồi cũng phai dần, đau đớn rồi cũng nguôi ngoai, cao thượng mà cười nhạt với “cố nhân”:

Cao tay nâng chén rượu hồng Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay

(Rượu xuân)


Người yêu đi lấy chồng sao có thể cười, có thể mừng? Mừng đấy, cười đấy nhưng giọt nước mắt chảy ngược vào trong, nỗi đau buốt lạnh trong tim. Đau lòng mà chịu cuộc đời cay cực. Và tình yêu còn nhiều bi kịch đau khổ hơn. Đó là tình yêu trong Giấc mơ anh lái đò. Anh mơ ước về một cuộc sống đẹp, huy hoàng, ngập tràn hạnh phúc, ngập tràn tình yêu:

Để tôi mơ mãi mơ nhiều Tước đay xe vòng nhuộm điều ta đi

…Tôi đỗ quan trạng vinh quy về làng


…Vòng anh đi trước, vòng nàng theo sau


….Cả hai chiếc vòng cùng sang một đò.

Mơ ước về những điều kỳ diệu, về giấc mơ quan trạng, về tình yêu viên mãn, đó là biểu hiện của một tâm hồn thẫm đẫm chất suy tư dân gian. Mải sống, mải chìm đắm trong mơ màng, ảo ảnh, khi quay về thực tại thì hạnh phúc tan biến. Bài thơ kết thúc để lại trong lòng người đọc một chút hụt hẫng, tiếc nuối:

Con sông nó có hai bờ


Tôi chưa đỗ Trạng, thôi cô lại nhà.


Còn rất nhiều bi kịch khác trong tình yêu: yêu mà không được đáp trả, yêu rồi phụ nhau. Bội bạc, phụ bạc luôn bị lên án, hơn cả giận hờn, oán trách là k hinh bỉ, mỉa mai:

Hồn tôi giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh

Hồn cô cát bụi kinh thành


Đa đoan vó ngựa, chung tình bánh xe


(Tình tôi)


Trong những năm tháng tha hương của mình, Nguyễn Bính đã chứng kiến, trải nghiệm và cảm nhận những mối tình nơi thị thành đầy bụi bặm, éo le, khác với tình quê nhẹ nhàng, chân phác và giản dị. Nguyễn Bính đã miêu tả rất thực tế những mối tình đầy đa đoan, lạnh lùng:

Hồn tôi như vũng nước đầy Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi

(Vũng nước) Lòng em như chiếc lá khoai

Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu


(Em với anh)


Tình yêu thời hiện đại mang thật nhiều màu sắc. Người ta đến vời nhau bằng nhiều lý do. Có tình yêu chân thành xuất phát từ chính con tim, nhưng cũng có tình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022