nhau về âm vực trầm bổng. Sự đối lập này (đối lập trầm - thanh huyền/ bổng -thanh ngang) là một nguyên tắc đặc trưng của thi luật dân tộc. Từ luật phối thanh ở trên, trong một cặp lục bát tiếng chẵn phải niêm với nhau.
Ví dụ trong ca dao:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Hay trong văn học viết:
Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 1
- Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 2
- Mục Đích, Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Luận Văn
- Khái Lược Về Thơ Lục Bát Của Nguyễn Bính Và Tố Hữu
- Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 6
- Niềm Tin, Niềm Hi Vọng Vào Tương Lai Đất Nước.
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Tương tư – Nguyễn Bính)
-Về nhịp
Trong thơ nhịp điệu mang tính đặc thù tùy theo dòng cảm xúc, thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng, chủ yếu là nhịp 2.
Ví dụ:
Có rửa/ thì rửa/ chân tay
Chở rửa/ lông mày/ chết cá/ ao anh.
(Ca dao) Mình về/ mình có/ nhớ ta
Ta về/ ta nhớ/ những hoa/ cùng người.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đôi khi, có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp ba tiếng. Hoặc cũng có thể ngắt nhịp xen kẽ chẵn/ lẻ( 1, 2, 3, 4…) tùy theo nội dung cảm xúc, ví dụ:
Cây đa cũ/ bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa/ nắng mưa cũng chờ.
(Ca dao) Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
-Về đối
Khác với thể thất ngôn, thể lục bát không quy định về đối, nhưng cũng không loại trừ đối, thường xuất hiện hình thức tiểu đối: đối thanh, đối ý, đối cả thanh lẫn ý, có tác dụng tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao cho câu thơ.
- Người quốc sắc, kẻ thiên tài
- Người nách thước, kẻ tay đao
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Ngoài ra còn có thể gặp một số ngoại lệ ở thể lục bát. Người ta gọi là các biến thể:
+Biến thể gieo vần:
Thanh bằng ở tiếng thứ hai đổi thành thanh trắc, thanh trắc ở tiếng thứ tư đổi thành thanh bằng. Hoặc tiếng cuối câu lục gieo vần xuống tiếng thứ tư (có khi là tiếng thứ hai) câu bát. Tiếng thứ tư này vốn mang thanh trắc phải chuyển thành thanh bằng(trầm). Ví dụ:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
(Ca dao)
tiếng:
+Biến thể trong cấu trúc:
Câu thơ không còn kích thước thông thường mà có thể thêm hoặc bớt một số
Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)
Có thể mở đầu bằng câu tám hoặc kết thúc bằng câu sáu, hoặc ngắt dòng theo kiểu leo thang. Các xu thế biến thể này đang được các nhà thơ hiện đại mạnh dạn khai thác triệt để làm cho hình thức thơ trở nên phong phú, phóng bút theo cảm xúc cá nhân.
Buồn rầu buồn rĩ nghĩ lại buồn riêng Hai tay bưng quả đào tiên
Miệng cười hớn hở dạ phiền tương tư.
(Ca dao) Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô…
(Ca dao)
Em
con chim nhỏ
lượn vòng
Tôi quây lưới nhốt
giữa
lồng
tim
tôi.
(Lê Đại Thanh).
1.1.2. Tiến trình thể thơ
Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. So với các thể thơ khác như song thất lục bát, thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do,…thì lục bát không chỉ là một trong những thể thơ dễ nhận diện nhất mà còn là thể thơ dám làm nghiêng ngả những thể thơ khác trong việc tạo nên cho dân tộc vô số những tác phẩm văn chương mà nhiều tác phẩm đã trở thành cổ điển. Với cặp câu trên sáu dưới tám, “bắt đầu bằng câu sáu, kết thúc bằng câu tám, cứ như thế diễn đạt cho hết ý”. Nếu như thơ bốn chữ, năm chữ là những khúc đồng dao giản dị hay giãi bày tâm sự, thơ bảy chữ mang cái đài các, trang trọng, thơ tám chữ là những cảm xúc mãnh liệt tuôn trào, thơ song thất lục bát là những khúc ngâm não nề tâm trạng, thơ tự do là sự phóng khoáng đến đa chiều…thì thơ lục bát tuy gò bó trong khuôn luật nhưng tình cảm thì dạt dào, tha thiết.
Thơ lục bát xuất hiện trong văn học viết từ thế kỉ XV, cũng là thể thơ đưa Truyện Kiều lên đỉnh cao của văn học trung đại, và cho đến thơ hiện đại với các tên tuổi: Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng,…thơ lục bát như một mạch nguồn xuyên suốt cả một tiến trình văn học.
Nhìn thể thơ này trong tiến trình phát triển thể loại, từ văn học dân gian(ca dao) cho đến văn học trung đại và sau này là văn học hiện đại, đương đại, ta có thể thấy quá trình vận động và biến đổi của chúng từ quy mô, cấu trúc âm luật cho đến chức năng biểu đạt ngày càng hoàn thiện và khẳng định được chân giá trị mãi mãi của mình.
Trong văn học dân gian-văn học truyền miệng, đa số những câu tục ngữ, ca dao từ vần, điệu, tình, ý đều dưới hình thức thể lục bát. Chúng là lời ăn tiếng nói của nhân dân, nó không chỉ thể hiện những kinh nghiệm sống, những triết lí dân gian mà còn là tình cảm, ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống tươi đẹp, một cuộc sống lý tưởng, một cuộc sống “nên có”. Và với người đọc. nhất là các nhà thơ trong những giai đoạn tiếp theo, họ tìm đến tục ngữ, ca dao là đến với kho giá trị vô cùng phong phú, quý giá. Họ khám phá ra kho báu của dân tộc và đã vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật. Và trong luận văn này người viết chỉ tập trung nghiên
cứu, tìm hiểu tiến trình thể thơ này trong văn học hiện đại Việt Nam, cụ thể là từ phong trào Thơ mới đến nay.
1.1.2.1. Lục bát trong phong trào Thơ mới (1932-1945)
Thơ mới là hiện tượng lớn thứ nhất nửa đầu thế kỷ, bừng sáng rực rỡ vào những năm 30 của thế kỷ mà sau này hiện tượng lớn thứ hai đó là sự tổng hợp giữa lãng mạn và hiện thực, trữ tình và anh hùng ca, cảm xúc và trí tuệ, dân tộc và hiện đại trong thơ 1945-1975. Thơ mới là sự tổng hợp một cách tài tình Đông và Tây, dân tộc và hiện đại. Hay nói cụ thể hơn, hầu hết các nhà thơ Mới đều chịu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ tượng trưng Pháp nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc của thơ Việt Nam. Thể thơ lục bát được coi như là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc Việt Nam lại là thể thơ mà hầu hết các nhà thơ mới sử dụng. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Lục bát vẫn được nâng niu: Huy Cận, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thi…mang đến cho lục bát một không khí mới”.
Về âm luật: Nhìn chung các nhà thơ mới đều tuân thủ được âm luật truyền thống.
Về gieo vần: Thơ mới đi theo chuẩn mực của lục bát cổ điển: tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục:
Hội làng mở giữa mùa thu Giời cao gió cả giăng như ban ngày
Hội làng còn một đêm nay Gặp em còn một lần này nữa thôi.
(Đêm cuối cùng-Nguyễn Bính)
Tuy nhiên có một số trường hợp vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư của câu bát:
Bây giờ đã trải ba năm
Chiếc nón em chằm chưa ngả màu sơn
(Chiếc nón-Nguyễn Bính)
Về phối điệu: Thơ mới tuân thủ các quy tắc về niêm, luật, phối thanh… tuy nhiên các nhà thơ mới cũng sáng tạo để tạo ra những cá tính độc đáo, mới mẻ cho riêng mình. Sự cách tân này đã tạo ra sự mới lạ, có tính thẩm mĩ cho thơ lục bát khiến cho câu thơ tự nhiên, gần gũi với lối nói của con người trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên có rất nhiều cách tân mới mẻ trong những câu thơ lục bát của các nhà thơ mới. Đó là sự biến đổi đặc điểm cú pháp trên các dòng thơ. Ranh giới giữa các dòng thơ và đơn vị cú pháp không còn trùng khít, mà thay vào đó là sự biến đổi sao cho phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của chủ thể sáng tạo trữ tình. Như trong bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ, ta thấy ranh giới giữa dòng thơ và câu thơ không còn trùng khít:
Trời cao xanh ngắt. Ô kìa! Hai con hạc trắng bay về bồng lai
Dấu chấm câu đặt ở giữa dòng đã tách thán từ “Ô kìa” thành một câu riêng biệt để biểu lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của thi nhân trước cảnh đẹp thiên nhiên, đất trời.
Về kết cấu cặp lục bát: Phá vỡ truyền thống một cách táo bạo, không còn cái khuôn mẫu một câu lục đi với một câu bát, mà có sự cách tân độc đáo, mới lạ. Ta có thể ba dòng lục đi với một dòng bát trong bài Tình si của Vũ Hoàng Chương:
Bẽ bàng, lá vẫn theo bên Tình si, lá vẫn theo bên
Thuyền trôi vẫn quyến sao đêm
Hào quang vẫn ngủ êm đềm trong mơ
Hay trong bài thơ Người hàng xóm của Nguyễn Bính, ta thấy một dòng thơ cừa có cả câu nghi vấn, câu phủ định, câu khẳng định:
“Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!”
Về ngắt nhịp: Đa số các nhà thơ mới đều tuân thủ lối ngắt nhịp chẵn của câu lục bát truyền thống nhưng họ vẫn có sự sáng tạo trong cách ngắt nhịp sao cho phù hợp với dòng cảm xúc cũng như mục đích sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Bính trong Người hàng xóm với lối ngắt nhịp độc đáo(2/1/5)ở câu bát là cả một nghệ thuật biểu đạt cảm xúc rất tài hoa của ông, đó là cảm xúc của chàng trai đang yêu trong khao khát chờ mong đến cồn cào mãnh liệt mà lại không dám thú nhận lòng mình:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng? Không? Quyết là không nhớ nàng!
Hay để diễn đạt cái bâng khuâng, hoang mang, vô định của lòng người, Nguyễn Bính đã có lối ngắt nhịp độc đáo và đặc sắc:
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.
(Không đề)
Như vậy, lục bát trong phong trào Thơ mới là sự tổng hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, cổ điển với cách tân, Đông với Tây, phù hợp với hiện thực xã hội cũng như hiện thực sáng tác văn học, phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của con người trong xã hội “Âu hóa”. Sự cách tân được thể hiện ở cả mặt nội dung và hình thức thể hiện, nó không làm mất đi sự tự nhiên, bình dị của những câu lục bát, ngược lại nó càng gần gũi với lối nói của con người trong cuộc sống đời thường. Đặc biệt “cái tôi” trong Thơ mới đã có sự thay đổi mạnh mẽ, từ cái tôi chung-cái ta đã chuyển sang cái tôi cá nhân độc đáo, cái tôi cá thể, cái tôi nhân bản, nhân văn và dân chủ.
Về chức năng biểu đạt: Thời kỳ này đổi mới một cách không ngừng. Nội dung biểu đạt ngày càng phong phú, phức tạp, đầy đủ mọi cung bậc tình cảm của con người. Vì thế bên cạnh chức năng tự sự, lục bát thời kỳ này phát huy mạnh mẽ chức năng trữ tình của mình, tức thơ là nơi để thi nhân bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình, mà chủ yếu là tình cảm bâng khuâng, buồn thương, nhung nhớ trong tâm hồn của con người cá thể. Đó là cái buồn của một thế hệ những trí thức tiểu tư sản trước hoàn cảnh
đất nước thuộc địa. Mỗi nhà thơ thời kỳ này mang trong mình một tâm trạng, một sắc thái tình cảm riêng, vì vậy thơ lục bát của các nhà thơ thời kỳ này cũng mang đến sự bất ngờ cho người đọc. Nguyễn Bính vẫn chung thủy với dòng dân gian bên cạnh cái Âu hóa, Tây hóa để giãi bày nồi niềm chân quê và tình yêu trai gái cùng nỗi đau thương của kiếp người, của cái tôi lãng mạn. Còn Huy Cận là một nhà thơ lãng mạn trong những thi phẩm : Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Ngậm ngùi…hay trong Lửa thiêng, cũng cho ta thấy một thiên hướng lục bát ở nhà thơ cổ điển mang nỗi hoài cổ ngậm ngùi này, đó là cái “mạch buồn Đông Á”, “cái mạch sầu ngàn năm vẫn ngấm ngầm trong còi đất này”. Và sau này, chịu ảnh hưởng của thơ mới lãng mạn nhưng lại không thuộc phong trào Thơ mới, Tố Hữu xuất hiện trên thi đàn là đại diện xuất sắc của thơ cách mạng, lục bát Tố Hữu là kiểu lục bát đại chúng hóa, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
1.1.2.2. Lục bát từ 1945 đến nay
Văn học là sản phẩm của lịch sử, là tấm gương phản chiếu lịch sử của cả một xã hội, một thời đại, vì vậy văn học thời kỳ này chịu sự tác động to lớn của hoàn cảnh xã hội. Từ kháng chiến chống thực dân Pháp tới những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống đế quốc Mỹ ở miền Nam và cuối cùng tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Văn học chịu sự chi phối của các sự kiện chính trị đã tạo nên những nét mới trong văn chương. Lục bát thời kỳ này không chỉ bộc lộ tình cảm riêng tư của cái tôi lãng mạn hay những triết luận sâu xa về nhân thế, lục bát giai đoạn này vươn tới phạm vi trữ tình rộng lớn. Tình cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí và ngay cả tình cảm gia đình, tình yêu trai gái cũng là những tình cảm lớn lao mang tầm vóc nhân dân, dân tộc và thời đại. Hai tác giả tiêu biểu cho thể lục bát của văn học chống Pháp phải kể đến là Tố Hữu và Hồ Chí Minh. Bằng sự kết hợp khéo léo giữa hơi thơ cổ truyền của dân tộc với cảm hứng thơ hiện đại- cảm hứng yêu nước, hai nhà thơ đã có những đóng góp lớn lao cho thành tựu của văn học giai đoạn này. Đến thời kỳ chống Mỹ, thơ lục bát nói riêng, thơ chống Mỹ nói chung vẫn tập trung vào chủ đề yêu nước, vào hình ảnh của đất nước và nhân dân anh hùng. Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ, thơ lục bát Nguyễn Duy gắn liền với giai đoạn lịch sử đầy căm go, khốc liệt này. Năm 1975, đất nước thống nhất tạo ra những