Khái Lược Về Thơ Lục Bát Của Nguyễn Bính Và Tố Hữu

bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, một sự thay đổi toàn diện trong đời sống, xã hội cũng như văn học. Lục bát không nằm ngoài guồng quay ấy, bên cạnh những thể thơ khác, lục bát vẫn duy trì được sức sống mãnh liệt, tạo được diên mạo mới cho mình. Nó trở về với nhịp sống bình thường sau chiến tranh của những ngày hòa bình, nó đi vào chiều sâu trữ tình. Cái tôi nhà thơ được khẳng định, con người cá nhân được ưu tiên, tôn trọng. Đây là một sự nhận thức mang tính công bằng, dân chủ, nhân văn, nhân bản sâu sắc.

Trước khi nói về niêm luật trong thơ lục bát thời kỳ này ta cần chú ý: Nếu như giai đoạn trước lục bát chỉ xuất hiện một mình trong tác phẩm thì đến giai đoạn này lục bát có thể phối xen nhiều thể thơ khác trong một bài thơ, nó không làm mất đi sự uyển chuyển, nhịp nhàng của thể loại ngược lại nó tạo ra sự độc đáo, mới lạ. Hơn nữa trong cấu trúc câu thơ, lục bát biến đổi mang những diện mạo và dáng dấp mới: vắt dòng, xếp câu kiểu bậc thang, chấm giữa dòng, phối thanh, ngắt nhịp linh hoạt, phong phú hơn…Nguyễn Duy đổi mới hình dáng câu thơ, phá vỡ hình thức câu thơ lục bát truyền thống bằng cách xếp lại dòng lục tạo nên sự mới mẻ cho câu thơ lục bát của mình. Mở đầu bài Tre Việt Nam, Nguyễn Duy viết:

Tre xanh


xanh tự bao giờ?


Câu lục được tách ra thành hai dòng thơ riêng biệt. Và kết thúc bài thơ, câu lục một lần nữa mang vóc dáng mới. Điệp từ “Mai sau” lặp lại ba lần ở ba dòng thơ riêng biệt:

Mai sau mai sau mai sau…

đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Cũng như nhiều nhà thơ sáng tác lục bát giai đoạn này, Lê Đình Cánh đã có sự sáng tạo độc đáo trong những câu thơ lục bát của mình. Ông ngắt câu thơ bằng dấu chấm giữa dòng tạo cho câu thơ hai hoặc ba đơn vị cú pháp:

Tôi đi. Tôi đi. Tôi đi

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 5


Hồn nhiên nào biết những gì phía sau


(Khoảng trời hồn nhiên) Em xuống biển. Hay lên rừng

Vào Nam. Ra Bắc. Sao dừng nghỉ đây


(Lời ru Ngọc Mỹ Nhân)


Về ngắt nhịp: Lục bát giai đoạn này vẫn tuân thủ cách ngắt nhịp phổ biến, thông dụng là nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng, chủ yếu là nhịp 2, đôi khi có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp 3 tiếng, hoặc xen kẽ nhịp chẵn le tùy theo dòng cảm xúc. Tuy nhiên lục bát từ 1945 đến nay vẫn có sự ngắt nhịp phong phú, linh hoạt cho phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc.

Về vần: Cơ bản là theo quy tắc của truyền thống nhưng nhiều nhà thơ lại có cách tân táo bạo để biểu đạt những ý nghĩa mới, phù hợp với những thay đổi của cảm xúc. Ta bắt gặp cách gieo vần rất mới lạ, ít phổ biến:

Dòng sông-hoa tím Trôi hờ

Lao xao những bước chân chờ gặp nhau

(Không còn bức tranh ngày cũ-Hoàng Ngân)


Ta cũng bắt gặp điều đó trong thơ Nguyễn Duy:


Tre xanh


Xanh tự bao giờ?


Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh


(Tre Việt Nam)


Đặc biệt, ngôn ngữ thời kỳ này tồn tại nhiều phong cách khác nhau, mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả. Có khi là ngôn ngữ rất hiện đại, có khi lại giản dị, có khi lại

được gia công chọn lọc, có khi lại mang nét văn hóa của địa phương hay tâm lý của thời đại. Với hai tác giả trong nghiên cứu này ta cũng nhận thấy những đặc điểm về ngôn ngữ bên cạnh nét tương đồng còn có những nét dị biệt tạo nên phong cách riêng cho từng nhà thơ. Vẫn giữ được cái nét bình dị như cốt cách tâm hồn Việt, vẫn biết kết hợp một cách hài hòa, khéo léo giữa thể thơ dân tộc với cái hiện đại Âu hóa, Tây hóa. Nhưng Nguyễn Bính thu hút độc giả ở việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ giàu nhịp điệu, hình ảnh giản dị, gần gũi với ngôn ngữ đời thường, mang nhiều hơi hướng của ngôn ngữ Đồng bằng Bắc Bộ, còn ở Tố Hữu, ta tìm thấy ở ông khi thì giọng rắn rỏi, dòng dạc của người chiến sĩ, khi thì ấm áp, chân thành của tình đồng chí, khi thì ngọt ngào, thương mến của tình người ruột thịt, tất cả hòa quyện trong cái giọng Huế da diết.

Tóm lại, lục bát thời kỳ này đã có những thay đổi, cách tân từ nội dung cho đến hình thức biểu hiện. Lục bát trở nên sắc sảo, rắn rỏi, khoáng đạt hơn nhiều. Tuy vẫn hướng về cội nguồn nhưng nó đã bứt phá cái cũ mòn để tìm đến cái mới, cái tiến bộ, mang sắc thái hiện đại và dấu ấn thời đại rò nét.

1.2. Khái lược về thơ lục bát của Nguyễn Bính và Tố Hữu

1.2.1. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Nguyễn Bính


Nguyễn Bính (1918-1966) tên khai sinh Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh khoảng cuối hạ đầu xuân năm Mậu Ngọ tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hòa) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo.

Thuở bé, Nguyễn Bính ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm (một người đã tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục, từng bị chính quyền Bảo hộ đưa về quản thúc ở quê) nuôi dạy.

Khi được vài tháng tuổi Nguyễn Bính mồ côi mẹ, cộng với cảnh nhà túng thiếu nên khi hơn mười tuổi, Nguyễn Bính đã phải rời quê, theo anh cả là Nguyễn Đạo Phúc ra Hà Đông, Hà Nội kiếm sống.

Nguyễn Bính làm thơ khá sớm từ năm 13 tuổi, bài thơ được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi dự thi và được giải của Tự lực văn đoàn. Từ đó, ông có nhiều thơ in trên báo chí. Nguyễn Bính là một trong những cây bút sung sức nhất lúc bấy giờ. Trong ba năm, từ 1940

đến 1942, Nguyễn Bính cho ra mắt bạn đọc khắp Bắc Trung Nam liền bảy tập thơ, đã nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của bạn đọc: “ Trong khi phần lớn các thi sĩ thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây thì Nguyễn Bính vẫn tha thiết với điệu thơ dân tộc, với lối ví von, duyên dáng ý nhị mà mộc mạc của ca dao, nên thơ ông được nhiều người yêu thích…Thơ Nguyễn Bính đã đem lại cho thơ mới ít nhiều màu sắc, hình ảnh, gương vị quê hương xa xưa”.[trang 49, tập 2- Ngữ văn - NXB Giáo dục. 2006]

Năm 1943, lần thứ ba Nguyễn Bính rời đất Bắc đi về Nam Bộ, đến năm 1944 được giải thưởng văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ Cây đàn tì bà.

Đầu năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Thời gian này nhà thơ tham gia giữ những trách nhiệm trọng yếu như: Phụ trách Hội Văn nghệ Cứu quốc tỉnh Rạch Giá, Phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, sau làm ở Ban Văn nghệ Phòng Tuyên huấn Quân khu Tám. Thời gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng, giết giặc lập công…

Tháng 11 năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1956 Nguyễn Bính chủ trương báo Trăm hoa.

Đầu năm 1964, Nguyễn Bính về công tác tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Định. Ở đây ông đã góp phần vào sự trưởng thành của phong trào sáng tác văn nghệ ở địa phương và thơ ông cũng bám sát nhiệm vụ cách mạng địa phương và cả nước.

Mùa thu năm 1965, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Nguyễn Bính có một số bài thơ chống Mỹ cứu nước.

Ngày 20/1/1966, ông mất đột ngột trong lần thăm bạn ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, khi nhà thơ vừa hoàn thành và cho in Bài thơ quê hương, một bài thơ có những nét báo hiệu một giai đoạn mới của một đời thơ.

Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật đợt II. Một giải thưởng cao quý trong sự nghiệp văn chương của ông.

Trong hơn ba mươi năm làm thơ, Nguyễn Bính đã tạo cho mình một gương mặt riêng trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Với sự nghiệp sáng tác như vậy, Nguyễn Bính đã trở thành một nhà thơ quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông được biết đến với tư cách là nhà thơ nổi tiếng trong Phong trào Thơ mới. Nếu như trước cách mạng ông miêu tả cảnh vật trong cái tình quê, hồn quê thì sau cách mạng lại được thể hiện ở những sáng tác chân tình ca ngợi quê hương trong từng ngày đổi mới.

Thơ Nguyễn Bính đặc biệt, có sức hút kỳ lạ bởi câu chữ không cầu kỳ, hoa mỹ mà sâu sắc, giản dị, gần gũi với con người và cảnh vật làng quê Việt Nam. Đọc thơ ông ta như tìm về chính cội nguồn của dân tộc, trở về với “những gì vĩnh viễn, sâu sắc mà bình dị trong linh hồn nòi giống”.

Qua tìm hiểu bước đầu thơ Nguyễn Bính, tôi thấy thể thơ lục bát của ông được sử dụng nhiều nhất và rất thành công. Thơ lục bát của Nguyễn Bính và sau này là thơ lục bát Tố Hữu mang phong vị ca dao rò nét, và vì mang phong vị ca dao nên nó dễ đi vào lòng người đọc, đặc biệt là quần chúng lao động. Lục bát Nguyễn Bính chiếm gần nửa số lượng các tác phẩm của ông. Nó giản dị. mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng nhưng cũng thanh thoát, gợi cảm, chau chuốt và điêu luyện.

Vừa kế thừa tinh hoa của thể thơ lục bát dân tộc đồng thời với sự tìm tòi, sáng tạo ông đã “thổi hồn thời đại” vào đó để cho ra đời một loại hình lục bát mới với một phong cách riêng và độc đáo: “lục bát hiện đại”. Lục bát Nguyễn Bính là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, là sự hòa hợp giữa “hồn quê hương” và “hồn thời đại”. Chính vì vậy “thơ ông giống ca dao mà cũng khác ca dao”.


1.2.2. Cái nhìn khái quát về thơ lục bát Tố Hữu


Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002) sinh tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo. Sáu, bảy tuổi ông đã được cha mẹ truyền cho niềm say mê văn học, yêu quý vốn cũ dân tộc qua việc sưu tầm tục ngữ, ca dao, và cách làm thơ theo lối cổ. Quê hương xứ Huế với phong cảnh nên thơ, là nơi sản sinh ra nhiều điệu dân ca trữ tình nổi tiếng như hò mái nhì, mái đẩy, điệu nam ai, nam bằng…Huế còn là kinh đô của mấy

trăm năm vương triều Nguyễn nên còn có một nền văn hóa bác học và nhiều sinh hoạt văn hóa cung đình. Quê hương và gia đình là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng và làm nảy nở hồn thơ Tố Hữu.

Tuổi thơ ông chịu nhiều thiệt thòi,thiếu thốn về tình cảm: cha đi làm ăn xa, 12 tuổi thì mẹ mất. 13 tuổi, Tố Hữu vào học trường Quốc học Huế, ông bắt đầu sống cuộc sống tự lập từ đó. Chính vì thế mà tâm hồn niên thiếu ấy càng khát khao tình thương, dễ rung động với thân phận của những trẻ mồ côi, em bé đi ở,…những thân phận nghèo khổ, tủi cực ở thành thị.

Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, được tiếp xúc với những người cộng sản, Tố Hữu đã mau chóng giác ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1938, Tố Hữu tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng những năm này Tố Hữu đến với thơ và năm 1937 đăng những bài thơ đầu tiên trên các tờ báo cách mạng ở Huế và Sài Gòn. Năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam, năm 1942 ông trốn thoát khỏi nhà tù, bắt liên lạc với tổ chức Đảng và tiếp tục hoạt động. Năm 1945, ông được điều động trở lại Huế và đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng tại đây. Kháng chiến bùng nổ ông lên Việt Bắc và phụ trách công tác văn hóa văn nghệ từ năm 1948. Trong khoảng 30 năm sau đó, Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tháng 2-2002 sau một thời gian lâm bệnh ông mất tại Hà Nội, để lại muôn vàn tiếc thương cho gia đình, bạn bè, đồng chí và độc giả yêu mến thơ ông.

Điểm nổi bật ở Tố Hữu là sự thống nhất của nhà cách mạng với nhà thơ, con đường thơ ca với con đường cách mạng hay nói cách khác sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam:

Rằng: thơ với Đảng nặng duyên tơ Thuyền bơi có lái qua mưa gió Không lái, thuyền trôi, lạc bến bờ…

(Chuyện thơ)

Tố Hữu là tác gia lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, là người mở đường cho nền thơ cách mạng. Với 60 mươi năm cầm bút ông để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ, đa dạng các thể loại: thơ, dịch thuật, lí luận…Tất cả đều có giá trị không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, cho nên thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã chiếm lĩnh được sự yêu thích của đông đảo độc giả.

Tháng 10/1937 là mốc khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu với một số bài thơ được đăng báo: Mồ côi, Hai đứa trẻ, Vú em…Năm 1946, tập thơ đầu tiên được xuất bản tại Hà Nội lấy tên Thơ, sau đó được bổ sung và in lại lấy tên Từ ấy (1959). Năm 1954, Tố Hữu xuất bản tập thơ Việt Bắc, và những năm tiếp theo, ông cho ra đời nhiều tập thơ lớn: Gió lộng(1961), Ra trận(1972), Máu và hoa(1978), Một tiếng đờn(1992), Ta với ta(1999).

Tóm lại, con đường thơ Tố Hữu phát triển song hành cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, bám chắc vào những bước đi của hiện thực cuộc sống, những bước ngoặt quan trọng của lịch sử cách mạng. Thơ Tố Hữu không chỉ thu hút được số lượng lớn độc giả, có sức cổ vũ to lớn với đông đảo quần chúng mà còn là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước.

Qua khảo sát 7 tập thơ của Tố Hữu, tôi nhận thấy: Thơ lục bát chiếm một số lượng lớn trong tổng số bài thơ mà Tố Hữu đã sáng tác, điều đó cho ta thấy thơ lục bát có vai trò quan trọng trong sự nghiệp thơ ca của ông.

Những năm cuối đời Tố Hữu sáng tác nhiều ở thể lục bát, đặc biệt thơ lục bát hoàn toàn. Tập thơ Một tiếng đờn có số bài lục bát nhiều nhất và tất cả đều là những bài lục bát hoàn toàn. Bởi như lẽ thường, khi con người đi vào chặng đường cuối của cuộc đời, khi họ đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, thử thách, họ chiêm nghiệm đời sống, thấu hiểu lẽ đời và muốn quay về với những giá trị truyền thống bền vững. Vì vậy, thể lục bát được chọn lựa và sử dụng như một điều tất yếu.

Trong thơ lục bát của Tố Hữu tính dân tộc và hiện đại hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau trên cả mặt nội dung và hình thức biểu hiện. Tố Hữu đã trở về với hồn thơ của dân tộc, làm cho hồn thơ dân tộc hòa nhập với hồn thơ thời đại.

*


* *

Qua việc tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và việc đi vào khảo sát bước đầu về thơ lục bát của hai nhà thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu, ta nhận thấy điểm chung ở họ: Ngoài việc “ưu tiên” cho thể thơ dân tộc là khả năng sáng tạo, tiếp thu có chọn lọc thể thơ thuần Việt, hai nhà thơ đã nâng thành cái độc đáo, có giá trị và mang đậm nét riêng, phong cách riêng của từng người. Ta thấy một Nguyễn Bính lắng sâu nỗi niềm “chân quê” trong những lời tâm tình, ngọt ngào, dư ba, một Tố Hữu đằm thắm, thiết tha mang tình cách mạng, hồn quê hương, đất nước. Một Nguyễn Bính nhuốm màu sắc dân gian của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một Tố Hữu nặng lòng với câu Nam ai Nam bằng của người dân xứ Huế. Một Nguyễn Bính- nhà thơ chân quê số một và một Tố Hữu- nhà thơ dân tộc số một. Nguyễn Bính-lãng mạn và Tố Hữu-cách mạng…Tóm lại, hai nhà thơ đại diện cho hai bút pháp tiêu biểu trong hai thời đại lịch sử của hai thời kỳ văn học tiếp nối nhau. Trong quá trình vận động và phát triển của thể loại lục bát, với muôn vàn người sáng tác, nhưng khi nhắc tới các tác giả tiêu biểu của thể thơ này thì ta không thể không nhắc tới Nguyễn Bính và Tố Hữu như một điều tất yếu, hiển nhiên.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí