Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Phế Phụ Phẩm Của Chế Biến Thực Phẩm Đến Sinh Trưởng Của Dê


bột hạt bông, 250 g bột lanh và 296 g bột hạch nhân tương ứng với từng lô thí nghiệm. Kết quả cho thấy, dê được ăn bột hạt bông và bột lanh có mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt từ 60,0 - 62,2 g, tỷ lệ thịt xẻ tương ứng đạt 42,9 - 45%. Trong khi dê ăn bột hạch nhân mức tăng khối lượng chỉ đạt 27,8 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ là 36,9%. Điều đó cho thấy, có thể sử dụng bột hạt bông và bột lanh làm chất bổ sung protein thô thay thế thức ăn tinh để kết hợp cùng cỏ cho dê ăn.

Asmamaw và Ajebu (2012) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung bột hạt bông cho dê thịt Sidam. Kết quả nghiên cứu cho thấy dê được ăn bột hạt bông có khả năng hấp thụ và tiêu hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì thế, khi giảm tỷ lệ bổ sung bột hạt bông vào khẩu phần ăn cho dê đã làm giảm mức tăng khối lượng bình quân/ngày. Cụ thể, dê được ăn 100% bột hạt bông có mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 51,5 g/con/ngày. Mức tăng này giảm dần từ 51% xuống 46% theo mức độ giảm bột hạt bông trong khẩu phần từ 67% xuống 33%. Tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng giết mổ cũng giảm xuống khi giảm mức bổ sung bột hạt bông (đạt 43,8; 44 và 39,5% tương ứng với các mức bổ sung bột hạt bông là 100%; 67% và 33%). Phần lớn dê ở Ethiopia đều được nuôi trong các hộ nông dân sản xuất nhỏ, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không đủ khả năng để mua và bổ sung thức ăn tinh cho dê. Vì vậy, có thể sử dụng kết hợp giữa bổ sung bột hạt bông kết hợp với lá Erythrina brucei phơi khô và cỏ khô sẽ đảm bảo cho dê sinh trưởng tốt hơn.

Samira và cs. (2021) đã nghiên cứu bổ sung bột oliu (CC) và bột vỏ cây xương rồng (OC) cho dê con Beni Arouss giai đoạn 3 tháng tuổi ở Maroc. Kết quả cho thấy bổ sung kết hợp 80 g CC + 80 g OC cho hiệu quả cao hơn là bổ sung riêng rẽ CC hay OC và tương đương với những dê được cho ăn lúa mạch và đậu faba. Cụ thể mức tăng khối lượng bình quân ở những dê chỉ ăn lúa mạch và đậu faba không bổ sung thêm bột oliu và bột vỏ cây xương rồng, những dê được bổ sung riêng CC và OC; hoặc bổ sung kết hợp cả CC và OC


là 36,8; 30,0; 34,0 và 35,3 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ tương ứng theo thứ tự kể trên lần lượt là 40,7; 41,5; 40,1 và 42,3%. Qua đó cho thấy việc bổ sung kết hợp giữa bột ô liu và bột vỏ cây xương rồng cho dê giai đoạn còn non không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, đặc điểm thân thịt của dê. Đây được coi là hai nguồn thức ăn thay thế có thể được đưa vào chế độ ăn của dê con trong thời kỳ hạn hán hoặc thiếu thức ăn để giảm chi phí thức ăn.

Liliane và cs. (2021) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung bột bánh nhân cọ (PKC) ở các mức 0; 120; 240 và 360 g cho dê thịt 12 tháng tuổi tại Brazil. Các tác giả thấy rằng mức tăng khối lượng trung bình của dê thí nghiệm đạt 130,23; 153,49; 119,77 và 73,26 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 42,7; 43,4; 43,2 và 40,7% tương ứng với các mức bổ sung PKC nêu trên. Điều này cho thấy, bổ sung với mức 120 g (PKC) đã giúp dê có mức tăng khối lượng, tăng năng suất thịt cao hơn so với mức bổ sung khác, đồng thời chất lượng thịt không có sự thay đổi và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần khẳng định việc bổ sung thêm các loại bột thân lá cỏ, các loạt hạt tận dụng từ các ngành sản xuất trồng trọt khác nhưng cũng đem lại những giá trị dinh dưỡng cho dê, góp phần cung cấp đủ thức ăn và đảm bảo sinh trưởng của dê tại các vùng còn khó khăn trên thế giới.

1.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung phế phụ phẩm của chế biến thực phẩm đến sinh trưởng của dê

Việc tận dụng phế phụ phẩm của chế biến thực phẩm cho con người làm thức ăn cho vật nuôi đã được nghiên cứu nhiều trên các đối tượng vật nuôi khác. Riêng đối với dê, những nghiên cứu này chưa nhiều. Một phần do đặc điểm về tập tính tìm kiếm thức ăn của dê, một phần cũng do sự quan tâm của khoa học về lĩnh vực này. Các phế thụ phẩm chế biến thức ăn cho người có nhiều, nhưng được tập trung nghiên cứu vào sử dụng phụ phẩm chế biến đậu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.


nành như nước đậu, bã đậu… Việc sử dụng các sản phẩm phụ này vừa phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của dê đặc biệt giai đoạn mới cai sữa, do giai đoạn này dung tích chứa và khả năng tiêu hóa thức ăn xanh của dê chưa tốt bằng dê trưởng thành… Vì vậy, rất khó có thể có đủ lượng dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của dê. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhiều nghiên cứu bổ sung thêm các sản phẩm phụ của quá trình chế biến thực phẩm cho người làm thức ăn cho dê. Góp phần thúc đẩy sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 6

Mohammad và cs. (2016) đánh giá hiệu quả của việc bổ sung nước đậu nành so với bổ sung thức ăn viên đến khả năng sinh trưởng, đặc điểm thân thịt của dê Jermasia sau cai sữa (lúc 3 tháng tuổi). Kết quả cho thấy khả năng tiêu hóa vật chất khô, tiêu hóa chất hữu cơ của dê khi được ăn nước đậu cao hơn so với thức ăn viên. Mức tăng khối lượng trung bình/ngày đạt 75 g/con/ngày trong khi dê ăn thức ăn viên là 73 g/con/ngày. Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ thịt xẻ của cả 2 nhóm dê thử nghiệm không có sự khác biệt, đều đạt 51%. Tuy nhiên, dê được ăn nước đậu có tỷ lệ thịt nạc và nạc/mỡ cao hơn so với ăn thức ăn viên.

Bỗng rượu là sản phẩm phụ của quá trình lên men gạo để chế biến rượu theo phương pháp truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản) và bột bã đậu phụ là những sản phẩm có thành phần dinh dưỡng cao (tính theo vật chất khô) và chứa các chất có chức năng tiêu hóa khá tốt. Nagamine và cs. (2013) đã tiến hành bổ sung hai sản phẩm phụ này cho dê lai (Saneen x Nubian). Các tác giả sử dụng 18 dê đực lai cai sữa (3 tháng tuổi), khối lượng bình quân 13,3 kg/con và được chia đồng đều vào ba lô chuồng, mỗi lô 6 con. Khẩu phần cơ sở được thiết kế gồm cám mỳ, ngô, bột cỏ Alfalfa, khô đậu tương và premix vitamin. Khẩu phần thí nghiệm 1 sử dụng các loại nguyên liệu trên và bỗng rượu, của thí nghiệm 2 sử dụng bột bã đậu phụ. Các khẩu phần đều được tính toán đảm bảo hàm lượng protein tổng số tiêu hóa (DCP) và tổng các chất dinh


dưỡng tiêu hóa (TDN) của mỗi khẩu phần tương đương nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lượng lúc 13 tháng tuổi của dê ở cả ba lô thí nghiệm tương đương nhau, đạt 52,8, 52,4 và 52,3 kg/con ở các lô ăn khẩu phần cơ sở, lô sử dụng bỗng rượu và lô sử dụng bột bã đậu phụ. Tỷ lệ thịt tinh thu được của lô sử dụng khẩu phần cơ sở tương đương với lô sử dụng bỗng rượu và cao hơn so với lô sử dụng bột bã đậu phụ. Các tác giả cho rằng các phế phụ phẩm chế biến như bỗng rượu và bột bã đậu có thể được sử dụng là thành phần dinh dưỡng để nuôi dê giai đoạn sinh trưởng và là hướng đi để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi dê.

1.2.4. Ảnh hưởng của rơm rạ được kiềm hóa đến sinh trưởng của dê

Ngoài việc sử dụng các giải pháp để sơ chế sản phẩm phụ nông nghiệp như phơi khô cỏ, các loại thân lá cây... để làm thức ăn cho dê, một giải pháp khác cũng được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng đó là phương pháp kiềm hóa rơm làm thức ăn cho dê. Rơm là một sản phẩm phụ có một số lượng rất lớn của ngành trồng lúa nhưng có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khả năng tiêu hóa rơm của dê không cao. Sau khi được kiềm hóa, rơm sẽ mềm, có mùi thơm, tỷ lệ protein tăng lên khá nhiều làm cho dê thích ăn hơn, giúp giải quyết về nhu cầu dinh dưỡng và tận dụng được nguồn rơm sau khi thu hoạch.

Safari và cs. (2011) đã tiến hành so sánh việc sử dụng rơm được xử lý với rơm chưa xử lý kết hợp cho ăn cỏ khô đến sinh trưởng của dê Đông Phi ở giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi. Các tác giả tiến hành thí nghiệm với 4 nghiệm thức gồm rơm được xử lý bằng ure và vôi (TS), rơm chưa được xử lý (UTS); rơm chưa được xử lý + cỏ khô (UTSH) và rơm đã xử lý + cỏ khô (TSH). Kết quả thí nghiệm cho thấy dê được ăn rơm xử lý có lượng vật chất khô ăn vào đạt 438,1 g/ngày cao hơn so với các khẩu phần còn lại (P<0,05). Tăng khối lượng/ngày đạt 16,9 g/ngày cao gấp 2 lần so với dê ăn rơm không xử lý chỉ đạt 8,1 g/ngày. Trong khi đó, dê ăn rơm đã xử lý và cỏ khô có hệ số chuyển


hóa thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể ít hơn 9,1 kg so với dê ăn rơm xử lý. Kết thúc thí nghiệm khối lượng của dê ăn rơm được kiềm hóa và dê được ăn rơm kiềm hóa và cỏ khô cao hơn khoảng 1,5 kg so với các khẩu phần còn lại (P<0,05). Tỷ lệ thịt xẻ của dê được nuôi bằng rơm kiềm hóa của đạt 48,3% cao hơn của dê chỉ cho ăn rơm không được kiềm hóa (đạt 42,0%) và các nghiệm thức còn lại.

Mặc dù các công bố về ảnh hưởng của phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho dê chưa có nhiều, nhưng kết quả trên cũng cho thấy hiệu quả của việc xử lý rơm bằng phương pháp kiềm hóa đối với sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê.

1.2.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng của dê

Mặc dù dê thuộc loài vật nhai lại, nhưng bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài các loại cỏ, thân lá cây, dê còn sử dụng và tiêu hóa được các loại thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng. Việc sử dụng các loại thức ăn này sẽ góp phần cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của dê, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao năng suất chăn nuôi.

Trong chăn nuôi dê thịt việc bổ sung thêm thức ăn giàu năng lượng tại thời điểm xuất chuồng sẽ giúp đạt hiệu quả kinh cao nhất, thời gian vỗ béo thích hợp nhất khoảng 30 - 40 ngày trước khi xuất chuồng. Tuy nhiên, việc bổ sung các mức năng lượng khác nhau, thời điểm giết mổ khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, tăng khối lượng mô, chất lượng thịt. Kết quả nghiên cứu của Brand và cs. (2019) đã chỉ ra rằng việc bổ sung các mức năng lượng 11,3; 12,0 và 12,7 MJ ME/kg cho dê Boer giai đoạn 18 tuần tuổi tại Nam Phi trước khi giết mổ 0; 40; 76; 112 và 146 ngày cho kết quả khả quan. Khối lượng dê được giết mổ ở ngày thứ nhất (Không được bổ sung năng lượng) tương ứng đạt 21,6; 20,3; 22,8 kg; sau 40 ngày được nuôi bằng các mức năng lượng trên, khối lượng lần lượt là 25,8; 26,7; 31,8 kg; nuôi đến


ngày thứ 76 là 37,6; 36,5; 30,1 kg; đến ngày 112 là 45; 45,8; 43,4 kg và ngày thứ 146 là 46,9; 48,8 và 49,1 kg. Tỷ lệ thịt xẻ tăng dần theo mức năng lượng cung cấp và thời gian sử dụng. Thấp nhất ở mức năng lượng 11,3 MJ/kg và chưa được bổ sung (41,0%), cao nhất ở mức 12,7 MJ/kg và bổ sung trong 112 ngày (49,2%).

Một số loại thức ăn có năng lượng cao, mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần (<3%) nhưng lại có tác dụng làm cân đối các thành phần của thức ăn, phù hợp với nhu cầu và làm tăng hiệu quả của thức ăn hỗn hợp. Sabri Saqhir và cs. (2012) đã sử dụng dầu thực vật như nguồn dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn cho dê đen ở Châu Phi. Các tác giả sử dụng các loại dầu mè (SES); dầu hướng dương (SUN) và dầu đậu tương (SOY). Kết quả cho thấy dê được ăn khẩu phần bổ sung dầu mè hoặc dầu đậu tương khả năng tiêu thụ vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô cao hơn so với dê ăn khẩu phần bổ sung dầu hướng dương (P<0,05). Tuy nhiên, dê được bổ sung dầu mè có hệ số chuyển đổi thức ăn tốt hơn so với dầu hướng dương và dầu đậu tương. Mức tăng khối lượng trung bình/ngày ở các khẩu phần ăn (SES), (SOY), (SUN) là: 210; 200 và 184 g/con/ngày. Kết thúc thí nghiệm tổng khối lượng tăng là 22,0; 21,0 và 19,3 kg và tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng sống đạt 61; 56 và 60% tương ứng với các khẩu phần ăn trên.

Ataei và cs. (2019) đã so sánh được hiệu quả giữa việc bổ sung dầu thực vật (dầu cọ) với dầu động vật (dầu cá) trong chăn nuôi dê Mahabadi tại Iran. Các tác giả đã khuyến cáo rằng, nếu bổ sung dầu cọ và dầu cá 2 lần/ngày sẽ cho hiệu quả tốt hơn là cho ăn 4 lần/ngày. Vì khi bổ sung ở mức 2 lần/ngày, mức tăng khối lượng đạt 154,80; 144,75 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 41,25; 41,20%. Trong khi bổ sung 4 lần/ngày mức tăng khối lượng đạt 148,75; 143,00 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ là 39,66; 40,86%. So sánh hiệu quả giữa hai


loại dầu cọ và dầu cá, các tác giả thấy rằng, bổ sung dầu cá tốt hơn so với dầu cọ. Vì khi bổ sung liên tục dầu cá sẽ giúp giảm sự tích tụ chất béo trong nội tạng của dê.

Truong Thanh Trung và Nguyen Van Thu (2018) đã chứng minh rằng việc bổ sung protein thô (CP) ở các mức cao hơn (8,5 và 10 g/kg khối lượng cơ thể) cũng làm cho lượng protein thô ăn vào tăng, tỷ lệ tiêu hóa protein tăng (đạt 85,1% và 87,2%), lượng nitơ tích lũy tăng nhưng không làm tăng khối lượng cơ thể. Do vậy, việc bổ sung với mức 7,0 g/kg khối lượng cơ thể giúp cho dê tăng cường được khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, sinh trưởng tốt hơn.

López và cs. (2014) khi tiến hành bổ sung zilpaterol hydrochloride (ZH) cho dê lai (Anglo - Nubian x Criollo) với các mức 0; 0,1; 0,2 và 0,3 mg/kg khối lượng cơ thể trong 42 ngày cuối trước khi giết mổ. Kết quả cho thấy dê không được bổ sung ZH thì mức tăng khối lượng chỉ đạt 113 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 49,9%. So với dê được ăn bổ sung (ZH) thì có sự khác nhau đáng kể với (P<0,01). Cụ thể, dê được bổ sung ở các mức 0,1; 0,2 và 0,3 mg ZH/kg mức tăng khối lượng/ngày lên 138; 174 và 177 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ tương ứng đạt 52,1; 52,5 và 53,4%. Điều đó cho thấy, bổ sung với mức 0,1 mg ZH/kg đã đủ để cải thiện khả năng sinh trưởng và các đặc điểm thân thịt của dê. Còn so sánh giữa mức 0,1 với các mức 0,2 và 0,3 mg ZH/kg thì sự chênh lệch về khối lượng cơ thể, các chỉ tiêu thân thịt là không đáng kể (P>0,05).

Trong chăn nuôi dê, chi phí cho thức ăn chiếm khoảng 2/3 giá thành sản phẩm, chính vì vậy việc tìm ra các chất bổ sung thay thế một phần thức ăn tinh mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho dê sẽ gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Nhóm các tác giả Chanjula và cs. (2015) đã nghiên việc bổ sung glycerin thô thay thế ngô hạt cho dê đực lai (dê địa phương của Thai x Anglo Nubian) giai đoạn cai sữa. Kết quả cho thấy glycerin thô chính là một nguồn năng lượng


thay thế tốt cho ngô ở mức bổ sung là 20%. Vì ở mức 20% vật chất khô không có ảnh hưởng đến mức tăng trưởng cũng như năng suất và chất lượng thịt của dê mà các chỉ số này còn tăng hơn so với chỉ ăn ngô. Cụ thể, mức tăng khối lượng trung bình đạt 112 g/con/ngày, trong khi nhóm dê được ăn ngô chỉ tăng 90 g/con/ngày, tương ứng tỷ lệ thịt xẻ đạt 49,32% và 49,04%. Do đó, trong trường hợp giá cả cạnh tranh thì việc sử dụng glycerin thô có thể được coi là hiệu quả như một chất thay thế ngũ cốc trong khẩu phần ăn cho dê con mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho dê sinh trưởng.

Hiện nay, với công nghệ chế biến thức ăn hiện đại, việc sản xuất các loại thức ăn hỗn hợp với thành phần dinh dưỡng đủ cung cấp cho dê đang là hướng nghiên cứu được quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, ngoài bổ sung hỗn hợp thức ăn thô xanh cho dê, các sản phẩm phụ nông nghiệp ở dạng thô cũng được xơ chế, chế biến thành dạng bột, kết hợp với thức ăn tinh, thức ăn bổ sung để cho dê ăn. Thành phần thức ăn và mức độ bổ sung tùy thuộc điều kiện kinh tế của người chăn nuôi, mùa vụ và giai đoạn phát triển của dê. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi bổ sung thêm các loại hỗn hợp thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng vào khẩu phần ăn sẽ có tác dụng cải thiện sinh trưởng của dê hơn là khẩu phần đơn độc một loại thức ăn nào đó. Tesfaye và cs. (2008) cho biết ở Ethiopia từ tháng 9 đến tháng 12 là khoảng thời gian thức ăn thô xanh khan hiếm, nhưng lại là thời vụ thu hoạch cây khoai lang để lấy củ, dây khoai lang không được tận thu. Vì vậy, các tác giả này đã tiến hành nghiên cứu kết hợp giữa biện pháp chăn thả và bổ sung dây lá khoai lang với thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của dê. Kết quả cho thấy, nếu chỉ cho dê ăn đơn độc dây lá khoai lang thì mức tăng khối lượng bình quân của dê chỉ đạt 20,3 g/con/ngày. Tuy nhiên, nếu kết hợp giữa việc cho dê ăn dây lá khoai lang và có bổ sung thêm 25; 50 hoặc 75% thức ăn hỗn hợp đã giúp tăng khả năng sinh trưởng của dê. Cụ thể, nếu bổ sung 25; 50 và 75% thức ăn hỗn hợp mức tăng khối lượng bình quân

Xem tất cả 306 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí