Khoảng Cách Giữa Nhà Vệ Sinh, Chuồng Trại Chăn Nuôi So Với Nhà Ở


Hình 3 8 Tỷ lệ các HGĐ xã San Thàng có nhà tiêu HVS Theo đó tỷ lệ HGĐ sử 1


Hình 3.8: Tỷ lệ các HGĐ xã San Thàng có nhà tiêu HVS

Theo đó, tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của QCVN ở các bản Trung tâm, bản Mới, bản Thành Công, bản Pha Lìn khá cao so với tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS của cả nước. Tại các bản này có đông đồng bào dân tộc Kinh, Giấy, Thái, và tập trung đông cán bộ xã, giáo viên sinh sống, hoặc những người có mức thu nhập tương đối ổn định.

Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của họ. Một khi phân được bài thải, phần lớn vi khuẩn chết; nhưng một số nhỏ có thể sống sót và nhiễm các ngón tay, vào thức ăn hay nước và các môi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn nhiễm con người. Ruồi nhặng cũng có thể đáp xuống phân hàm chứa vi khuẩn, và đem vi khuẩn đến thực phẩm hay các vật dụng nhà bếp.

Bảng 3.13: Khoảng cách giữa nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi so với nhà ở


Khoảng cách

Số HGĐ

Tỷ lệ %

Nhà vệ sinh tách riêng nhưng

chuồng trại liền kề khu nhà ở;

12

3,64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


Chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ

sinh liền kề khu nhà ở;

155

46,97

Cả nhà vệ sinh, Chuồng tại đều liền

kề khu nhà ở;

110

33,33

Cả nhà vệ sinh và chuồng trại đều xa

tách riêng khu nhà ở.

53

16,06

Tổng

330

100


Theo kết quả phỏng vấn tại Bảng 3.13, các HGĐ trong xã có tới 33,33% số hộ có nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi liền kề với khu nhà ở tập chung ở các HGĐ là người dân tộc như Thái, H’Mông, Dao, kết quả này phản ảnh tập quán sinh hoạt sản xuất của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi. Có 46,97 % HGĐ có chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề với khu nhà ở, đây là những HGĐ có quy mô chăn nuôi lớn từ 30 – 40 đầu gia súc/năm, tập chung chủ yếu là người dân tộc Kinh và Giấy, nhà vệ sinh liền kề với khu nhà ở một phần đa số các HGĐ này có công trình khép kín.

Chuồng trại ở gần khu nhà có nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường do ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi, tạo điều kiện cho ruồi, muỗi và các loại vi khuẩn phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bảng 3.1: Nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh, chuồng trại


Nguồn tiếp nhận

Số HGĐ

Tỷ lệ %

Cống thải chung

0

0

Ngấm xuống đất

231

70,00

Ao, suối gần nhà

37

11.21

Bể tự hoại

53

16,06

Nơi khác

9

2,73

Tổng

330

100

Theo kết quả phỏng vấn tổng hợp ở Bảng 3.14 nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi chủ yếu là ngấm xuống đất chiếm 70,00%, một

phần được tận dụng làm thức ăn cho cá nuôi, cây trồng. Kết quả này phản ánh thực trạng hoạt động thu gom và xử lý chất thải của các HGĐ xã San Thàng.

3.1.5. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động nông nghiệp a/ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường

Nông nghiệp bao gồm các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Canh tác lúa, hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ là hoạt động nông nghiệp phổ biến tại xã, nó chiếm phần quan trọng trong đời sống kinh tế của xã San Thàng. Là một xã Miền núi, hình thức canh tác nông nghiệp chủ yếu trên đất dốc cộng với người dẫn xã chiếm phần lớn là người dân tộc, nên canh tác nông nghiệp đang còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường.


Bảng 3.15: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng


Loại phân bón

Số hộ gia đình

Tỷ lệ (%)

Phân hóa học

152

46,06

Phân tươi

178

53,94

Các loại phân ủ

0

0


Hình 3 9 Những loại phân bón được sử dụng chủ yếu trong các hộ gia đình 2

Hình 3.9: Những loại phân bón được sử dụng chủ yếu trong các hộ gia đình xã San Thàng

Qua Bảng 3.15, tỷ lệ các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng cho thấy các hộ gia đình xã San Thàng chủ yếu sử dụng phân tươi chiếm tỷ lệ 53,94 %, một loại phân bón khác là phân bón hóa học cũng được sử dụng chiếm tỷ lệ lớn là phân hóa học. Phân tươi mà các hộ gia đình sử dụng là các loại phế thải tử hoạt động chăn nuôi, lượng phân này chưa được ủ đúng quy trình (Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng phân ủ chiếm tỷ lệ 0%). Họ cho rằng các loại phân tươi này cây trồng dễ hấp thụ hơn, cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn, và tiết kiệm chi phí mua phân hóa học và thời gian thực hiện quy trình ủ phân. Phân tươi không được u ở một thời gian nhất định, hay ủ không đúng cách dễ mang theo các mầm bệnh gây hại cho người và vật nuôi.

Để tăng năng suất cây trồng và hoa màu, người nông dân ngoài sử dụng phân hóa học, phân tươi, họ còn sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Các loại hóa chất này ít nhiều điều gây độc với con người và vật nuôi. Đặc biệt vỏ bao bì, chai lo thuốc trừ sâu không có điểm thu gom tập trung, loại chất thải này được vứt ngay tại ruộng, điểm lấy nước để phun thuốc.

b/ Chất thải từ các hoạt động nông nghiệp

Chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rơm rạ, thực bì, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi khi đến mùa vụ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng khá lớn nhưng họ lại có thói quen sau khi pha chế thuốc họ vứt vỏ, bao bì, túi nilon, chai lọ thủy tinh, chai nhựa chứa thuốc bảo vệ thực vật ngay ở ruộng vườn, đầu nguồn nước, mà đây là nguồn dẫn nước tưới cho cây trồng cũng là nơi mà bà con nông dân thường rửa chân tay trước khi làm đồng về và là nguồn nước cho gia súc uống. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn nông nghiệp tại xã đã được điều tra từ dự án điều tra chất thải rắn nông thôn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu năm 2013, lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh tại xã năm 2013 là trung bình khoảng 31 kg/ngày.

3.1.6. Nhận thức về bảo vệ môi trường

Hầu hết các hộ gia đình đều thiếu nhận thức, thông tin về vệ sinh môi trường, một phần do thiếu nguồn thông tin cung cấp thường xuyên, một phần do thói quen tiếp cận, quan tâm của người dân. Một số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi lớn thì chỉ quan tâm đến vệ sinh môi trường từ khi triển khai các hoạt động phòng chống các dịch bệnh như H5N1, long móng lở mồm ở gia súc, tiêu chảy,…

Các nguồn thông tin họ chủ yếu tiếp cận qua đài, tivi, đài phát thanh địa phương và cộng đồng. Điều này cho thấy xã vẫn chưa có quan tâm đúng mực về các vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói riêng.

Các mô hình sản xuất được triển khai tại xã chưa được lồng ghép với các vấn đề VSMT như các mô hình VAC, chăn nuôi.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc cần làm gì để cải thiện điều kiện về VSMT thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Ý kiến về cải thiện điều kiện môi trường


Ý kiến

Số hộ gia đình

Tỷ lệ %

Nhận thức

45

13,6

Thu gom chất thải

126

38,2

Quản lý nhà nước

159

48,2

Ý kiến khác

0

0

Hình 3 10 Ý kiến của người dân về điều kiện cải thiện môi trường Qua 3

Hình 3.10: Ý kiến của người dân về điều kiện cải thiện môi trường

Qua Bảng 3.16 và Hình 3.11 cho thấy nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau có những ý kiến cho rằng nhận thức giữ dìn VSMT xung quanh của người dân mới là quan trọng và thiết thực, có một vài ý kiến cho rằng nên có dịch vụ thu gom chất thải và xử lý để môi trường được sạch hơn và hầu hết ý kiến cho rằng để cải thiện môi trường thì cần có sự phối hợp của nhân dân, cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý nhà nước chiếm 48,2%. Qua đó ta thấy trách nhiệm của người dân về vệ sinh môi trường vẫn chưa cao, họ ỷ lại cho các cơ quan chức năng là chính.


Bảng 3.3: Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường



Nội dung phỏng vấn

Không

Không biết

Số

người

%

Số

người

%

Số

người

%

Việc sử dụng thuốc BVTV có gây ô nhiễm môi trường

không


132


40


154


46,7


14


4,3

Nước thải từ hoạt động sinh

hoạt, sản xuất có gây ô nhiễm môi trường không


129


43


187


56,7


14


4,3

Phế, phụ phẩm nông nghiệp

có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường hay không?


12


3,6


304


92,1


14


4,3

Dân cư sinh sống quanh khu vực bãi rác (tự phát, tập trung theo quy hoạch) có bị ảnh

hưởng đến sức khỏe không?


238


72,1


78


23,6


14


4,3

Ở địa phương có dự án nào về

môi trường không

12

3,6

304

92,1

14

4,3

Theo kết quả điều tra tại Bảng 3.17 cho thấy nhận thức của người dân đối với các vấn đề môi trường còn nhiều hạn chế, vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để đưa các kiến thức về môi trường đến với người dân, để nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường. Những người có nhận thức tốt hầu hết là người dân tộc kinh, hoặc là cán bộ cấp xã. Có tới 46,7% số người được hỏi cho rằng thuốc BVTV không gây ô nhiễm môi trường, họ cho là cây cối hấp thụ hết, hoặc ngấm vào đất hết không gây hại gì cho họ, 56,7% cho rằng nước thải không gây ô nhiễm môi trường, và có đa số ý kiến (72,1) cho rằng dân cư sinh sống quanh bãi rác tự phát hoặc tập trung theo quy hoạch là ảnh hưởng đến sức khỏe, thực tế cho thấy, có nhiều bãi rác tự phát trên địa bàn xã, nhất là ven khu trợ, họ mắt thấy sự ô nhiễm bởi mùi nên có nhiều ý kiến tích cực về vấn đề này.

3.1.7. Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Xã San Thàng có 5 dân tộc cùng sinh sống, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số nên tập quán sản sinh hoạt, sản xuất của xã rất đa dạng và phong phú tạo nên những bản sắc riêng, đặc thù cho vùng nông thôn miền núi. Song nhiều tập quán sinh hoạt, sản xuất đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh môi trường của xã nói chung, sức khỏe người dân nói riêng.

a/ Tập quán ma chay của người dân tộc H’Mông:

Người dân tộc H’Mông có lễ ma chay cho người đã mất kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy thuộc vào kinh tế từng hộ gia đình, hộ nghèo thường có lễ ma chay ít hơn các hộ khá giả hơn. Họ quan niệm nếu làm ma chay càng lâu, cang sung túc thì linh hồn người đã chết sẽ nhanh được siêu thoát, không quanh quẩn quanh nhà của họ nữa. Người H’Mông an táng người chết ở những khu đất được Thầy cúng Daoa chọn và thường ít nằm trong nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch và xây dựng, mồ an táng chỉ có sâu 60 – 80 cm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường của xã;

b/Tập quán du canh của người H’Mông và người Dao:

Du canh, du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số ở trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Đồng bào dân tộc người H’Mông và người Dao xã San Thàng có tập quán du canh, bà con thường khai hoang những vùng đất mới để canh tác và bỏ lại những nương cũ. Du canh là nguyên nhân chính diễn ra các hiện tượng cháy rừng, thu hẹp diện tích rừng của xã. Mặc dù chính quyền xã có nhiều biện pháp can thiệp nhưng hiện tượng này vẫn chưa có những chuyển biến tích cực.

c/ Tập quán chăn thả gia súc, gia cầm:

Gia súc, gia cầm được chăn thả tự do là nguyên nhân gây ra các hiện tượng sói mòn, rửa trôi đất của xã. Có khoảng gần 500 con trâu, bò, ngừa thường xuyên được chăn thả trên các nương rẫy.

d/ Nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn:

Người dân tộc Thái và người dân tộc Giấy thường nuôi trâu, bò dưới gầm nhà sàn. Tổng số hộ có gia súc, gia cầm nuôi ở gầm nhà sàn là 238 hộ.

Theo bà con người dân tộc Thái, nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn có thể chánh bị muối đốt, bởi vị họ cho rằng những con gia súc, gia cầm là vật hiến thân cho họ. Xong việc nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà gây mất vệ sinh khu vực sống. Qua quan sát tối thấy, nhiều hộ gia đình bị ô nhiễm nguồn nước ăn, ruồi muỗi nhiều, mùi hôi nặng.

e/ Thói quen ỷ lại

Thói quen này thường gặp các một số dân tộc như H’Mông, dân tộc Dao.

3.4. Hiện trạng môi trường xã San Thàng, tỉnh Lai Châu theo mô hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng (DPSIR)

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR do Tổ chức môi trường châu Âu (EAA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá chuỗi quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biến pháp ứng phó cần thiết. Dựa vào các

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí