Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Các locus về tính trạng số lượng quan trọng trong kinh tế được

xác định ở dê 8

Bảng 2.1. Trình tự các cặp mồi sử dụng trong phản ứng PCR 47

Bảng 2.2.Thành phần phản ứng cắt gen POU1F1 bằng enzyme DdeI 48

Bảng 2.3.Vị trí cắt của enzyme giới hạn 48

Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của kiểu gen của gen

POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Bảng 3.1. Khối lượng dê Định Hóa qua các tháng tuổi (kg/con) 54

Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa (g/con/ngày) 59

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 2

Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa (%) 61

Bảng 3.4. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa (cm) 62

Bảng 3.5. Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa theo tính biệt (cm) 63

Bảng 3.6. Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi 65

Bảng 3.7. Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi 67

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tuổi giết mổ đến năng suất thịt của dê Định Hóa 68

Bảng 3.9. Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi 69

Bảng 3.10. Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi 69

Bảng 3.11. Tỷ lệ kiểu gen và tần số allele của gen POU1F1 trên dê Định Hóa 76

Bảng 3.12. Sự khác nhau về tần số allele của gen POU1F1 giữa các

giống dê 77

Bảng 3.13. Tương quan giữa kiểu gen POU1F1 với sinh trưởng của dê Định

Hóa (kg) 79

Bảng 3.14. Tương quan giữa kiểu gen của gen POU1F1 với sinh trưởng của

dê đực và dê cái (kg) 82

Bảng 3.15. Khối lượng dê Định Hóa qua các tháng tuổi (kg/con) 85

Bảng 3.16. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa (g/con/ngày) 90

Bảng 3.17. Ảnh hưởng tương tác của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn

bổ sung đến khối lượng của dê Định Hóa 92

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của kiểu gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng

suất thịt của dê Định Hóa 96

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung

đến năng suất thịt của dê Định Hóa 98

Bảng 3.20. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm 102


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Cấu trúc gen POU1F1 11

Hình 1.2. Sơ đồ mô phỏng các allele của gen POU1F1 13

Hình 1.3. Sơ đồ mô phỏng các kiểu gen của gen POU1F1 13

Hình 1.4. Đoạn gen POU1F1 và vị trí cắt của enzyme DdeI 14

Hình 2.1. Chu kì nhiệt độ của phản ứng PCR khuyếch đại đoạn gen POU1F1 48

Hình 3.1A. ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 71

Hình 3.1B. ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 72

Hình 3.2A. Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của dê

Định Hóa 73

Hình 3.2B. Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của

Định Hóa 73

Hình 3.3A. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích

bằng enzyme DdeI. 74

Hình 3.3B. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích

bằng enzyme DdeI. 75

Hình 3.3C. Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hoá phân tích

bằng enzyme DdeI. 75

Hình 1. Trình tự gen POU1F1 mẫu 29 292

Hình 2. Trình tự gen POU1F1 mẫu 30 293

Hình 3. Kết quả đăng ký trình tự gen POU1F1 trên ngân hàng gen

thế giới 288


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa theo tính biệt 58

Đồ thị 3.2. Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D1 ở các giai

đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi) 82

Đồ thị 3.3. Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D2 ở giai

đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi) 83

Đồ thị 3.4. Khối lượng của dê mang kiểu gen D1D1 và được bổ sung

các mức thức ăn 0, 15, 30% 88

Đô thị 3.5: Khối lượng của dê mang kiểu gen D1 D2 và được bổ

sung các mức thức ăn 0, 15, 30 % 88

Đồ thị 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa 91


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Dê địa phương Định Hóa (dê Định Hóa) là giống dê bản địa, gắn liền với đời sống của người dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Dê có đặc điểm ngoại hình khá đặc trưng của giống dê Cỏ, đó là tai nhỏ, ngắn, khả năng leo trèo giỏi. Dê ở đây được nuôi theo phương thức quảng canh, người dân chăn thả dê trên các triền đồi núi từ sáng cho đến chiều tối, lượng thức ăn thu nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Để bổ sung muối cho dê, người dân thường pha muối vào nước cho dê uống trước khi đi chăn và sau khi về chuồng. Dê Định Hóa có khối lượng nhỏ giống như các giống dê nội nuôi ở các địa phương khác như dê Cỏ nuôi tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003) hay dê Cỏ nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình (Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015) và có khối lượng thấp hơn so với các giống dê lai, dê đã được cải tạo như dê lai giữa giống (Saanen và Alpine) với dê Jumnapari; dê lai giữa dê Boer với dê Cỏ; dê Bách Thảo lai với dê Cỏ...(Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn, 2001; Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003; Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015; Gatew và cs., 2019...). Mặc dù có tầm vóc nhỏ, nhưng dê lại có những ưu điểm nổi trội như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong quá trình phát triển, việc đưa các giống dê nhập nội như dê Boer có năng suất cao vào huyện Định Hóa với mục đích cải tạo giống dê địa phương đã khiến cho giống dê này đang có xu hướng suy giảm và hiện hữu nguy cơ biến mất. Do vậy, cần thiết phải bảo tồn giống dê bản địa, vốn gắn liền với đời sống và là một phần lịch sử, văn hoá, xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Chí,… của chiến khu Việt Bắc năm xưa.


Tuy nhiên, với khối lượng khi xuất bán thấp, hiệu quả kinh tế không cao, làm cho người dân không mấy quan tâm đầu tư phát triển giống dê bản địa này. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao khả năng sinh trưởng, nâng cao tầm vóc của dê mà không ảnh hưởng đến đặc điểm của giống? Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh trưởng của dê là tính trạng số lượng và chịu sự chi phối của nhiều gen như gen POU1F1, GH, MSTN, BMP5 và IGF1 (Saleha và cs., 2012; Li và cs., 2016; Sahar và cs., 2016; Lin và cs., 2017). Trong đó, gen POU1F1 (Pituitary - Specific positive transcription factor 1) là gen đóng vai trò chủ đạo. Đây là gen mã hóa cho protein, kiểm soát sự biểu hiện của một số gen liên quan đến sự phát triển và biểu hiện hormone tuyến yên (PRL GH TSH - β) (Simmons và cs., 1990, Steinelder và cs., 1991, Li và cs., 2016). Một số nghiên cứu về mối tương tác của các kiểu gen của gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê cho thấy các kiểu gen D1D1, TT hoặc CC tác động tích cực đến sinh trưởng của dê (Lan và cs., 2007; Lin và cs., 2017; Raziye và Guldehen, 2019; Zhu và cs., 2019; Zhang và cs., 2019).

Về yếu tố ngoại cảnh, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chỉ cho dê ăn một loại thức ăn đơn độc, duy nhất sẽ khiến cho khối lượng của dê tăng chậm hoặc giảm (Tesfaye và cs., 2008; Tadesse và cs., 2013; Samson và cs., 2016; Liliane và cs., 2021...). Nhiều công trình trong và ngoài nước đã cho thấy, khi bổ sung thêm thức ăn thô xanh, thức ăn phế phụ phẩm hoặc thức ăn hỗn hợp cho dê đã góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của dê (Nguyen Thi Mui và cs., 2002; Duong Nguyen Khang và cs., 2005; Seid và cs., 2012; Ngô Thị Thùy và cs., 2016; Tadesse và cs., 2016; Ho Quoc Dat và cs., 2018; Truong Thanh Trung và Nguyen Van Thu, 2018; Bewketu và cs., 2018; Brand và cs., 2019...).


Việc lựa chọn được những cá thể dê có kiểu gen liên quan đến sinh trưởng kết hợp với bổ sung thêm thức ăn sẽ cải thiện đáng kể khả năng sinh trưởng của dê. Xuất phát từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài: Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa”.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tương quan đa hình gen POU1F1 và ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê, góp phần bảo tồn và phát triển dê Định Hóa.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa.

- Đánh giá được tương quan đa hình của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa.

- Xác định được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng của dê Định Hóa, về mối tương quan đa hình gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê và ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và bổ sung thêm thức ăn tinh vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa. Kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và làm tài liệu giảng dạy trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành chăn nuôi.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá được mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 đến khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa, từ đó giúp các nhà khoa học nghiên cứu


về giống định hướng được chiến lược khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa phục vụ công tác bảo tồn.

Đánh giá được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa, là cơ sở để khuyến cáo người dân ứng dụng vào thực tế chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi dê, thực hiện tốt chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa.

4. Những đóng góp mới của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống và có một số đóng góp mới cho khoa học:

- Đã xác định được mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa.

- Đã xác định ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của dê Định Hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2023