Kiểu gen D2D2 gồm các băng có kích thước 200 bp - 118 bp - 113 bp - 20 bp. Các cá thể mang kiểu gen D2D2 là các cá thể đồng hợp tử về đoạn cắt gen POU1F1. Khi điện di sẽ thu được 3 băng có kích thước 200 bp, 118 bp và 113 bp. Còn những băng có kích thước quá nhỏ không thể nhìn thấy sau khi điện di.
Sơ đồ mô phỏng hai allele D1 và D2 được thể hiện ở hình 1.2.
Hình 1.2. Sơ đồ mô phỏng các allele của gen POU1F1
Sơ đồ mô phỏng 3 kiểu gen D1D1, D1D2 và D2D2 tương ứng được thể hiện qua hình 1.3.
Hình 1.3. Sơ đồ mô phỏng các kiểu gen của gen POU1F1
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 1
- Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 2
- Cơ Sở Khoa Học Về Di Truyền Liên Quan Đến Tính Trạng Sinh Trưởng Của Dê
- Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Dinh Dưỡng Đến Sinh Trưởng Và Sức Sản Xuất Thịt Của Dê
- Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Phế Phụ Phẩm Của Chế Biến Thực Phẩm Đến Sinh Trưởng Của Dê
- Nội Dung 1: Nghiên Cứu Sinh Trưởng Và Sức Sản Xuất Thịt Của Dê Định Hóa
Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.
Vị trí cắt đa hình của enzyme DdeI trên gen POU1F1 thể hiện qua hình 1.4.
Hình 1.4. Đoạn gen POU1F1 và vị trí cắt của enzyme DdeI
(Lan và cs., 2007)
Nhiều kết quả nghiên cứu về kiểu gen của gen POU1F1 đối với dê trên thế giới đã được công bố. Trong đó có hai phương pháp được sử dụng là phương pháp DdeI PCR - RFLP để xác định các allele tại TCT (241 Ser) và TCG (241 Ser) và phương pháp PCR - RFLP với enzyme PstI và AluI. Các nghiên cứu đã cho thấy góc độ tương quan giữa đa hình gen POU1F1 với đặc điểm sinh sản. Kết quả nghiên cứu của Isik R và cộng sự đã xác định đa hình của gen POU1F1 có tương quan với lượng sữa và thành phần, kích thước, trọng lượng sinh và trọng lượng khi cai sữa trên dê Saanen. Nghiên cứu phân tích đa hình gen POU1F1 bằng PCR-RFLP với enzyme PstI và AluI và cho thấy kiểu gen TC và CC cao hơn kiểu gen TT về sản lượng sữa cho con bú và kích thước lứa đẻ tại locus POU1F1 – AluI. Trọng lượng sơ sinh cao hơn ở động vật có kiểu gen CC tại locus POU1F1-PstI (Isik R và cs, 2019).
Lan và cs. (2007) sử dụng phương pháp DdeI PCR-RFLP để nghiên cứu các allele của gen POU1F1 trên các giống dê Nội Mông Cashmere trắng, dê
Quý Châu đen; Quý Châu trắng, dê Matou và dê Banjao... Kết quả cho thấy, có hai allele là D1 và D2 với tần xuất xuất hiện các allele này khác nhau. Đối với allele D1 tần xuất xuất hiện từ 0,706 (dê Quý Châu trắng) đến 1,000 (dê Quý Châu đen) tương ứng tần suất xuất hiện allele D2 từ 0 (dê Quý Châu đen) đến 0,294 (dê Quý Châu trắng). Số lượng dê có kiểu gen D1D1 cũng cao hơn số dê có kiểu gen D1D2. Đối với giống dê Quý Châu đen có 100% số dê khảo sát có kiểu gen D1D1, trong khi giống dê Quý Châu trắng chỉ có 35,48% số dê khảo sát có kiểu gen D1D1, số dê có kiểu gen D1D2 là 64,52%.
Raziye và Guldehen (2019) sử dụng phương pháp PCR - RFLP với enzyme PstI và AluI để phân tích gen POU1F1 của dê Saanen cho thấy có hai allele T và C. Nếu cắt đoạn tại locus POU1F1 - AluI tần suất xuất hiện của allele T cao hơn so với allele C (0,70 và 0,30 tương ứng theo allele T và C); Tỷ lệ dê có kiểu gen TT chiếm 54,6%; kiểu gen TC chiếm 31,5% và kiểu gen CC chiếm 13,9%. Nếu cắt đoạn tại POU1F1 - PstI tần suất xuất hiện allele T là 0,80 và của allele C là 0,20. Tỷ lệ dê có kiểu gen TT chiếm 64,8%; kiểu gen TC chiếm 31,5% và kiểu gen CC chiếm 3,7%.
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê đã được công bố với những kết quả khác nhau. Khuynh hướng chung là những dê có kiểu gen D1D1 hoặc CC thường có khối lượng khi sơ sinh, khi cai sữa cao hơn so với những dê có kiểu gen D1D2 hoặc TT và TC.
Lan và cs. (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen D1D1 và D1D2 khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 9 tháng tuổi và 12 tháng tuổi của dê có kiểu gen D1D1 là 3,36; 46,93; 51,70 kg/con. Đối với dê có kiểu gen D1D2 khối lượng dê ở các tháng nêu trên lần lượt là 3,01; 41,00 và 45,12 kg/con. Các tác giả này cũng chỉ rõ, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của dê ở thời điểm sơ sinh và 9 tháng tuổi (P>0,05), nhưng ở 12 tháng tuổi khối lượng của dê có kiểu gen D1D1 lại cao hơn dê có kiểu gen D1D2 (P<0,05).
Raziye và Guldehen (2019) đã nghiên cứu về mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 tại exon 6 vùng 3 với các tính trạng quy định khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của 108 con dê Saanen. Kết quả cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa đối với dê mang kiểu gen TT, TC và CC. Gen POU1F1 - AluI quy định các kiểu gen TT, TC và CC có khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa tương ứng là 3,97; 3,9; 3,6 và 20,03; 21,08; 19,84 kg/con với (P≥0,05), nhưng với những dê có kiểu gen TT, TC, CC của gen POU1F1 - PstI khối lượng sơ sinh lần lượt là 3,74; 3,89; 4,73 kg/con, khối lượng cai sữa là 19,87; 21,18;
23,55 kg/con.
Lin và cs. (2017) đã nghiên cứu mối liên quan giữa SNP1 và SNP2 của gen POU1F1 trên hai giống dê địa phương Trung Quốc, bao gồm 235 con dê sữa Guanzhong và 284 con dê đen Hainan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những dê đen Hainan có kiểu gen TT, TC và CC ở SNP2 có khối lượng ở giai đoạn từ 24 - 36 tháng tuổi lần lượt là 29,11; 26,31 và 28,37 kg/con. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê với những dê có kiểu gen TT và CC (P<0,05) và không có sự sai khác giữa TT và CC (P≥0,05).
Zhu và cs. (2019) nghiên cứu mối quan hệ giữa SNP của gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê Shaanbei Cashmere trắng, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 609 con dê cái, thông qua quá trình giải trình tự gen đã xác định được 4 SNP của gen POU1F1 là c.682G>T, c.723T>G, c.837T>C và c.876 +110T>C. Các locus c.682G>T, c.723T>G, c.837T>C của gen POU1F1 có 3 kiểu gen trong quần thể này lần lượt là GG, GT, TT; TT, TG, GG và TT, TC, CC cả 3 kiểu gen này có ảnh hưởng mạnh đến tính trạng sinh trưởng của dê. Đối với locus c.682G>T, dê cái có kiểu gen GT thì chiều cao cơ thể, cao hông, chiều dài cơ thể, cao vây, rộng ngực, rộng hông cao nhất so với các kiểu gen khác (sai số có ý nghĩa thống kê P<0,05). Tại locus c.723T>G dê mang kiểu gen GG có ngoại hình lớn hơn các kiểu gen khác với
(P<0,05). Ngoài ra, kiểu gen TT của các cá thể locus c.837T>C có chỉ số cao ngang hông, vòng ngực, sâu ngực, chiều cao cơ thể lớn hơn các kiểu gen khác (P<0,05).
Zhang và cs. (2019) nghiên cứu trên 653 con dê cái Shaanbei Cashmere trắng với mục đích để xác định các đa hình nucleotit đơn (SNP) của gen POU1F1 đến khả năng sinh trưởng của dê, qua giải trình tự ADN thì phát hiện ra một đột biến sai lệch (NC - 030808.1: g.34236169A>C) lần đầu tiên được phát hiện ở exon 6 của POU1F1 ở dê Shaanbei Cashmere trắng đã biến đổi axit Leucine thành Valine (L280V). Các phân tích sâu hơn cho thấy dê có kiểu gen TT lớn hơn đáng kể dê có kiểu gen TG (P<0,01). Khi đánh giá các mối quan hệ giữa các tính trạng sinh trưởng với L280V, các cá thể có kiểu gen TT có các tính trạng vượt trội hơn các cá thể có kiểu gen TG (P<0,05), bao gồm chiều cao cơ thể, chiều dài, rộng ngực, sâu ngực, cao hông, cao khum.
Từ những kết quả tổng hợp trên cho thấy ảnh hưởng của các kiểu gen của gen POU1F1 đối với tính trạng sinh trưởng của dê. Mặc dù có những kết quả khác nhau đối với những giống dê khác nhau và ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau, nhưng tựu trung lại, một số kiểu gen như D1D1, TT hoặc CC đều có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của dê. Điều này cho thấy khả năng chọn lọc để nâng cao sinh trưởng của dê bằng kỹ thuật sinh học phân tử, góp phần nâng cao được khối lượng và sức sản xuất của những giống dê cần bảo tồn, lưu giữ.
1.1.3. Ảnh hưởng của giống - di truyền đến sinh trưởng của dê
Các giống dê khác nhau có khả năng sinh trưởng, mức tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau. Những giống dê đã được cải tạo, năng suất cao thường có sinh trưởng nhanh hơn các giống dê chưa được cải tạo, năng suất thấp.
Giống dê nội của Việt Nam thường được gọi chung là dê Cỏ, có đặc điểm sinh trưởng chậm, khối lượng thấp, nhưng có những ưu điểm như thích hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi của người dân, đi lại nhanh nhẹn, leo trèo giỏi và đặc biệt chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, dê Cỏ khi được nuôi ở các địa phương khác nhau thì có khối lượng khác nhau, khối lượng sơ sinh bình quân từ 1,51 - 1,90 kg/con, giai đoạn 12 tháng tuổi đạt 17 - 19 kg/con (Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003; Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 2005; Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải, 2010; Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015), tỷ lệ thịt xẻ của dê Cỏ là 42,33
- 43,60%; tỷ lệ thịt tinh là 30,10 - 31,72%; tỷ lệ protein trong thịt dê Cỏ khá cao đạt 22,19%; tỷ lệ lipid thô là 1,34%.
Trên thế giới, ở một số nước Uganda, Ethiopia... cũng có giống dê bản địa có tầm vóc nhỏ như dê Cỏ của Việt Nam và đã được các tác giả nghiên cứu. Ssewannyana và cs. (2004) cho thấy, hai giống dê bản địa (dê Mubende và dê Teso) của Uganda sinh trưởng chậm, khối lượng qua các giai đoạn tuổi không cao. Khối lượng sơ sinh, 2, 4 và 6 tháng tuổi của giống dê Mubende là 1,98; 5,21; 8,27; 11,21 kg/con, tương tự khối lượng của dê Teso ứng với các giai đoạn trên là 1,54; 4,72; 6,69 và 9,24 kg/con. Gatew và cs. (2019) khi nghiên cứu trên ba giống dê địa phương của Ethiopia (dê Bati, dê Borana và dê Somali tai ngắn) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ cho thấy, các giống dê này đều có khối lượng tương đối thấp, khối lượng sơ sinh của dê Bati là 2,71 kg/con; của dê Borana là 2,36 kg và của dê Somali tai ngắn là 2,15 kg/con. Khối lượng lúc 6 tháng tuổi của các giống dê trên lần lượt là 16,31; 13,90 và 13,75 kg/con.
Các giống dê cao sản trên thế giới như dê Boer có sinh trưởng nhanh, tầm vóc to lớn hơn dê nội, khối lượng sơ sinh đạt 2,7 - 3,0 kg/con, giai đoạn 12 tháng tuổi đạt 30 - 35 kg/con và 24 tháng tuổi đạt 44 - 55 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 50%, tỷ lệ thịt tinh 41%. Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý (2003)
dê Boer có cơ bắp rất phát triển, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và có chất lượng tốt, tỷ lệ thịt xẻ theo lứa tuổi có thể đạt 48% lúc 10 tháng tuổi, 50% lúc dê 2 răng, 52% lúc dê 4 răng, 54% lúc dê 6 răng, 55 - 60% khi dê đủ răng. Với những ưu điểm như trên, dê Boer được nhập nội vào nước ta nhằm mục đích nhân thuần, phát triển sản xuất giống dê chuyên thịt cao sản nhất thế giới hiện nay và dùng con đực cao sản để lai tạo với các giống dê hiện nay có ở Việt Nam để nâng cao năng suất thịt.
Trong thực tiễn người chăn nuôi, người dân thường sử dụng các biện pháp cải tạo nâng cao khả năng sinh trưởng của dê, thông qua quá trình chọn lọc như (chọn lọc theo nguồn gốc, chọn lọc bản thân và chọn lọc qua đời sau) để lựa chọn những con sinh trưởng nhanh hơn để ghép đôi giao phối. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để cải tạo và tốc độ cải tạo không nhanh. Một giải pháp khác cũng được người dân sử dụng là phương pháp lai tạo để nâng cao sinh trưởng của dê. Người ta sử dụng những giống dê địa phương có năng suất thấp, nhưng có ưu điểm đặc hữu riêng làm cái nền lai với các giống dê đực có năng suất cao như dê Boer, Bách Thảo,... để tạo ra ưu thế lai ở đời con. Con lai có sức sống, khả năng sinh trưởng cao hơn hẳn so với giống dê địa phương thuần. Kết quả này được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và công bố. Dê lai F1 (Boer x Bách Thảo) thể hiện ưu thế lai về khối lượng của dê tăng dần từ giai đoạn sơ sinh đến 36 tháng tuổi (tương ứng đạt từ 8,78 đến 43,23%), điển hình ở giai đoạn 12 tháng tuổi dê đực có khối lượng bình quân là 47,33 kg/con, dê cái là 44,12 kg/con (Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn, 2001). Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) nghiên cứu về sinh trưởng của dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) và dê đực Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) tại Ninh Bình cho thấy, khối lượng của dê đực và dê cái ở giai đoạn 12 tháng tuổi tương ứng là 27,70; 23,64 kg/con và 35,52; 27,98 kg/con. Khối lượng của 2 nhóm dê lai (ở cả con đực và con cái) đều cao hơn hẳn so với dê Cỏ đực và cái ở cùng tháng tuổi (19,99; 16,36 kg/con). Điều đó cho thấy khối lượng của dê
tăng lên khi tăng mức độ lai của các giống có năng suất cao với các dê Cỏ địa phương (Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015).
Nghiên cứu của Khalil và cs. (2010) tiến hành lai tạo giống dê Aradi Saudi
(A) với giống dê Syrian Damascus (D) để tạo ra 4 nhóm di truyền gồm AA; DD; 1/2D 1/2A và 3/4D 1/4A rồi tiến hành theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng. Kết quả cho thấy các tổ hợp lai cho khối lượng cơ thể cao hơn từ 12,0 - 31,9%, tăng trọng hàng ngày cao hơn từ 13,7 - 30,6% so với dê Damascus. Qua đó cho thấy kết quả nổi trội về đặc điểm di truyền của các giống lai. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước trên thế giới như Ethopia, Nepal ... cũng đã sử dụng dê đực giống chuyên thịt có khối lượng lớn lai tạo với dê cái địa phương nhằm cải tạo giống, nâng cao khả năng sinh trưởng của dê địa phương (Gautam, 2017; Mustefa và cs., 2019).
Gatew và cs. (2019) cho thấy, cùng là giống dê bản địa nhưng được nuôi ở các địa phương khác nhau có mức tăng khối lượng bình quân khác nhau. Mức tăng khối lượng bình quân từ sơ sinh đến 90 ngày tuổi và 91 đến 180 ngày tuổi ở dê Bati là 86,22; 56,49 g/con/ngày; dê Borana là 89,88; 32,96 g/con/ngày và dê Somali tai ngắn là 73,15; 47,20 g/con/ngày. Kết quả dê Bati luôn có mức tăng khối lượng cao hơn so với dê Borana và Somali tai ngắn. Điều đó cho thấy, ngoài yếu tố di truyền, thì yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến đáng kể đến sinh trưởng của dê.
Bhattarai và cs. (2019) nghiên cứu trên hai giống dê bản địa là Khari và Sinhal nuôi tại Nepal các tác giả thấy rằng. Dê Sinhal có khối lượng cao hơn so với dê Khari ở tất cả các giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn sơ sinh và 6 tháng tuổi dê Sinhal có khối lượng tương ứng đạt 1,87 kg và 14,03 kg, dê Khari chỉ đạt 1,75 và 11,02 kg. Tuy nhiên, khi sử dụng dê đực Boer lai với 2 giống dê này thì con lai F1 (Boer x Khari) và F1 (Boer x Sinhal) có khối lượng tương ứng theo từng thời điểm là 2,20 và 17,85 kg/con và khối lượng này cũng có sự thay đổi khi sử dụng các tỷ lệ lai giữa dê Boer với dê Khari như (25% Boer