Ở ví dụ này, tính “hỗn hợp” khá phức tạp. Quy tắc là:
Trong nhóm câu 4 tiếng cách tạo vần trong thể này là lặp lại các cụm từ và từ (nhân từ đường, cặp, quý).
Ở câu 9 tiếng xen 7 tiếng, tiếng thứ 9 câu 9 vần với tiếng thứ 6 câu 7 (lân - nhân).
Nhóm câu 5 tiếng, tiếng thứ 5 câu trước vần với tiếng thứ 2 câu sau (pác - mjảc), đồng thời lặp từ tạo vần ở đầu câu (gằm).
Gieo vần trong câu 8 tiếng với 7 tiếng, tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ nhất câu 7 (mjảc - pác), lặp từ tạo vần tiếng thứ 5 câu 8 và tiếng thứ 4 câu 7 (đảy).
Nhóm câu 7 tiếng, xuất hiện gieo 3 loại vần: liền (tiên - thiên), cách (nả - cả; hoa - gia), vần chéo (môn - môn), lặp cụm từ tạo vần ở đầu mỗi câu (kẻn đảy giờ).
Hoặc ví dụ:
Vằn nẩy tắm Gằm nẩy đây
Síp gằm gạ vằn bươn nẩy miảc Pác vằn gạ vằn bươn nẩy đây lai Vằn nguyệt tiên thiên đức
Hạp bản mệnh phúc đức trường sinh Tạng khỉn báo chỏ chông hẩư chắc Vỏ thẩu chẩu ké
Niên sinh là số sinh
Pi nẩy đảy (chất síp hả) xuân
Pi nẩy bioóc tẻ mừa vàn sổ mường bân...
(Hôm nay thấp Tối nay lành
Mười ngày nói tháng ngày này thật đẹp Trăm ngày nói tháng ngày này đẹp thay Ngày nguyệt tiên thiên đức
Hợp bản mệnh phúc đức trường sinh Then lên báo tổ tông được biết
Ông cụ chủ nhà già Năm sinh là số sinh
Năm nay được (bảy mươi lăm) xuân Năm nay hoa lên van nài số mường trời
[NL1; tr. 329]
Trong những lời ca trên, ở nhóm câu 3 tiếng: tiếng thứ ba câu trước hiệp vần với tiếng thứ nhất câu sau (tắm - gằm); tiếng thứ 2 câu trước vần với tiếng thứ 3 câu sau (nẩy - đây).
Gieo vần ở cặp câu 7 tiếng với 8 tiếng: tiếng cuối câu 7 vần với tiếng thứ nhất câu 8 (miảc - pác).
Trong câu 5 tiếng xen 7 tiếng: tiếng cuối câu 5 được bắt vần với tiếng 5 câu 7 (đức - đức), hoặc với tiếng thứ nhất câu 7 (sinh - pi).
Nội bộ các câu 4, 5, 8 còn gieo vần liền (thẩu - chẩu; tiên - thiên; nẩy - đây).
Ngoài ra, cách hiệp vần còn là lặp lại các từ ngữ (vằn, nẩy, pi, sinh, đây). Có hiện tượng bỏ vần (lạc vận), khi chuyển sang những câu thuộc thể khác:
Tạng khỉn báo chỏ chông hẩư chắc Vỏ thẩu chẩu ké
Niên sinh là số sinh...
Như vậy, cách gieo vần trong dân ca Tày có quy luật: Sử dụng nhiều nhất là gieo vần lưng trong cả hai thể: 7 tiếng, hỗn hợp, hiếm khi gặp vần chân (chỉ gặp một số ít lời trong lượn). Thường tiếng thứ 7 câu trước vần với tiếng thứ 5 câu sau (đối với thể 7 tiếng), tiếng thứ 5 câu trước vần với tiếng thứ 3 câu sau (đối với thể 5 tiếng). Đây cũng chính là một điểm khác biệt giữa vần dân gian Tày với thơ ca dân gian người Kinh (thường gieo vần chân, tiếng cuối câu đầu là “tiếng gọi vần”, tiếng cuối các câu chẵn là “tiếng đáp vần”…). Gieo vần và hiệp vần giữa các thể có sự chuyển đổi rất linh hoạt, tạo nên sự mềm dẻo, uyển chuyển phù hợp với cách nói, diễn đạt của từng loại dân ca. Những hiện tượng gieo vần phân tích ở trên đã liên kết các tiếng trong câu hát, câu trong lời, lời hát với lời hát lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, tạo âm hưởng nhạc điệu cho lời ca, đồng thời mang lại vẻ đẹp cho ngôn từ nghệ thuật.
2.2.2.3. Nhịp
Nhịp (nhịp điệu) là yếu tố tạo nên tiết tấu, sự uyển chuyển, tạo tính nhạc của lời dân ca, khiến người nghe như được sống trong cảm giác mới mà trước đó chưa từng có.
Tìm hiểu 380 lời dân ca, có thể thấy nhịp phong phú với những điểm ngắt giọng đặc trưng, có chu kì ngắn, láy đi láy lại liên tục, thể hiện nhịp tiết tấu trong dòng. Nhịp điệu thường gắn với cảm xúc và hình tượng của dân ca. Cụ thể như sau: Nhịp trong những câu lẻ 5, 7… tiếng thường là nhịp lẻ: 3-2, 3-2-2… Riêng ở những câu 7 tiếng hai nhịp chẵn thường có thể đọc gộp thành một nhịp 4 tiếng (3-4), hoặc nhịp lẻ lại được xen giữa hai nhịp chẵn (2-3-2). Xuất hiện phối hợp cả hai lối
ngắt nhịp chẵn lẻ trong một đoạn, một bài. Ví dụ:
…Cộ vỉ noọng/ giúp mà Cộ quây xẩư/ tông thân
Nhịp
3-2
3-2
Cộ áo a/ pả nả | 3-2 | |
Cộ lủc hương/ lủc liệng | 3-2 | |
Cộ lủc ký/ lủc thom | 3-2 | |
Cộ đeo đong/ mà dóp | 3-2 | |
Cộ tồng khỏa/ kim lan… | 3-2 | |
Chủ nhà hạy/ khay tu mạy vác | 3-4 | [NL1, tr.427] |
Cạ hử ruyên/ nả mjạc khan mà | 3-4 | |
Hạy khan pjá/ tàng xa slắc thì | 3-4 | |
Xáu cạ ná/ thúc ý khòi thôi | 3-4 | |
Hạy khan pjá/ táng nơi slắc tieng Xo chiềng thâng/ bái ạ/ bản mường | 3-4 3-2-2 | [NL3, tr. 324] |
Khỏi dú tỉ/ táng phương/ mà nẩy | 3-2-2 | |
Nổc loan/ ngầư kết đảy/ phượng hoàng | 2-3-2 | |
Cúa cái háp/ mà giương/ họ háng | 3-2-2 | |
Lệ nẩy/ báy khửn bán/ tạ ơn. | 2-3-2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấu Trúc Trong Lời Hát Dân Ca Tày
- Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 10
- Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 11
- Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 13
- Chủ Đề Trong Các Loại Dân Ca Tày
- Kết Quả Thống Kê - Phân Loại Các Từ Ngữ Thuộc Các Trường Trong Những Văn Bản Khảo Sát
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Cộ hương lân/ bản dẻ
[NL2, tr.144]
Nhịp trong các câu 4, 6, 8 tiếng… là nhịp chẵn: 2-2; 2-2-2; 4-4, 2-2-2-2. Ví dụ:
2-2 | ||
Cặm nặm/ vần bjoóc | 2-2 | |
Cóp nặm/ vần hoa… | 2-2 | |
[NL4, tr.58] | ||
Lồng rườn/ te hăn/ rườn quáng | 2-2-2 | |
Lồng rườn/ liền nắng/ ngỉ ngơi… | 2-2-2 | [NL3, tr. 416] |
Có thể thấy cách ngắt nhịp trong dân ca Tày cũng chịu sự chi phối của cách gieo vần, vần liền gieo giữa câu thường là ranh giới hai vế của nhịp. Ví dụ:
- Dường tả pjấu/ bấu ngỏ giưởng rừ [NL2, tr. 156]
- …Vằn nguyệt tiên/ thiên đức… Vỏ thẩu/ chẩu ké…
Boong nưng pây/ tẩy nặm tức thì… [NL1, tr. 329, 399]
- Kẻn đảy giờ/ nguyệt tiên/ thiên đức [NL4, tr. 52]
Cách ngắt nhịp như vậy có thể xem là hợp với quy luật phát âm và tâm lí tri
nhận tiếng Tày: Hai tiếng đứng cạnh nhau mà giống nhau về vần thì rất khó phát âm liên tiếp, dễ nhầm lẫn, phải ngắt ở đó để tách nhịp ra.
Do dân ca Tày phải đảm bảo vần điệu và sự nhịp nhàng (để hát), nên thường dùng cách ngắt nhịp sóng đôi: dòng đứng sau lặp lại nhịp đã có ở dòng trước, trước và sau nhịp là các cụm từ có số lượng tiếng tương đẳng theo cặp. Đây là một cơ sở để ngắt nhịp cho lời hát. Ví dụ:
3-4 | ||
Noọng pjàng phì/ có fay mỏ pjấu | 3-4 | |
Noọng pjàng phì/ kin phau tang cưa | 3-4 | |
Noọng pjàng phì/ khúy slưa tang mạ | 3-4 | |
Noọng pjàng phì/ kin nhả tang vài | 3-4 | |
Noọng pjàng phì/ dú đai tó ké | 3-4 | |
[NL3, tr.268] | ||
…Thiếp đeo phác/ khỉn mẻ/ Thích Ca | 3-2-2 | |
Thiếp đeo phác/ khỉn a/ Thích Đế | 3-2-2 | |
Thiếp đeo phác/ khỉn tỉ/ Mẻ Hoa | 3-2-2 | |
Thiếp đeo phác/ khỉn a/ Mẻ Tổn | 3-2-2 | |
Thiếp đeo phác/ lồng tỉ/ tu quan | 3-2-2 | |
Thiếp đeo phác/ mừa tàng/ tu số… | 3-2-2 | |
[NL1, tr. 368] | ||
Gần rầư hăn/ tơ hồng mì lảc | 3-4 | |
Gần rầư hăn/ phục phạc piái mai | 3-4 |
[NL4, tr. 38]
Sự ngắt nhịp trong dân ca Tày như vậy vừa là nhịp ngữ nghĩa vừa là nhịp ngữ âm; có cả nhịp chẵn, có cả nhịp lẻ. Sự ngắt nhịp trong dân ca Tày đem lại kết quả là sự chia tách của những cụm từ, những chỗ lặp lại và ngắt giọng với số tiếng trước và sau nó như nhau tạo nên một nhịp điệu đặc biệt của lời hát, lúc ngân, lúc luyến láy, lúc dàn trải, khoan thai, lúc dồn dập vội vã, lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm, lúc nghe như lời kể, lúc như trầm ngâm, lúc lại như đang trần tình, có lúc như lời mời mọc và có lúc lại nài nỉ. Khi đi vào câu hát, chính nhịp đã phân tách các cụm từ, tạo nên những chỗ ngắt nghỉ, những nhấn nhá, góp phần làm cho làn điệu dân ca hấp dẫn.
2.3. Nhận xét về một số giá trị phản ánh qua hình thức ngôn ngữ văn bản dân ca Tày
2.3.1. Hình thức ngôn ngữ dân ca Tày phản ánh sự phong phú loại dân ca và kiểu cách thể hiện trong vốn văn nghệ cổ truyền Tày
Mỗi loại dân ca Tày có một kiểu cách riêng, điều đó thể hiện ở những khía cạnh
trong hình thức ngôn ngữ:
Nói chung, việc sử dụng ngôn ngữ tạo thành những cấu trúc văn bản khác nhau do loại dân ca quy định, loại dân ca là do mục đích giao tiếp bằng lời ca khác nhau. Lượn và quan lang thiên về cách đối đáp: Lượn có hình thức đối đáp thiên về ứng tác sinh động, nhằm đạt đến sự cảm thông đôi lứa. Hát quan lang có hình thức đối đáp hướng đến sự đồng tâm đồng ý thông gia, mang tính chất nửa ứng tác nửa khuôn mẫu. Ngược lại, then hầu như không đối đáp, vì chỉ do thầy then hát: Then là loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng, là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp bao gồm lời ca, âm nhạc, múa, trò diễn…, cốt để thấu đến trời xanh. Tính khuôn mẫu là đặc điểm nổi bật trong hát then.
Xét về hình thức ngôn ngữ, then Tày có những đặc tính của trường ca - tác phẩm thanh nhạc một đề tài được liên kết chặt chẽ với nhau bằng nhiều chặng, nhiều khúc khác nhau. Then thường có độ dài lớn hơn nhiều so với ca khúc, có tính liên chặng, liên khúc. Ngôn ngữ then - trường ca được cấu trúc tự do theo lối kể chuyện, đi liền mạch, không ngắt nghỉ giữa các phần. Tùy thuộc vào nội dung và cấu trúc của tác phẩm mà tác giả sử dụng phần nhắc lại chủ đề cho phù hợp. Làn điệu then tương đối thuần nhất, là một lối hát ngâm.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hát lượn của người Tày có hai loại nhỏ: lượn cọi và lượn slương. Xét về hình thức, hai loại lượn này đều vận dụng thể thất ngôn, chủ yếu gieo vần lưng, thường thì tiếng thứ 5 câu sau vần với tiếng cuối của câu trước, nhờ đó các lời lượn cứ kéo dài thành khúc bản. Về giọng ngâm, lượn cọi thì vút cao hạ nhẹ, lượn slương thì trầm lắng ưu tư...
Cuộc hát quan lang thường được chia làm 2 chặng: thử thách, đón dâu, còn được gọi là hát thơ lẩu. Những người hát cùng nhau “đi” hết những chặng này qua lời ca. Là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày, với hệ thống các bài ca, hát quan lang có thể kéo dài tới hàng trăm khúc, hàng ngàn câu. Trước
đây, trong đám cưới của người Tày, hát quan lang diễn ra một ngày một đêm với
hàng nghìn câu hát đối đáp nhau. Ở người Tày huyện Bạch Thông - Bắc Kạn, hát quan lang thường có tới 360 khúc, mỗi khúc ít nhất 40 câu.
Hát then là một loại dân ca tín ngưỡng, có hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc đàn tính và chùm nhạc xóc, múa, diễn. Những “diễn viên” vừa hát, tự đệm đàn, vừa múa và diễn để thể hiện nội dung hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng gươm... Hình thức ngôn ngữ then Tày dài ngắn khác nhau, phụ thuộc vào người biểu diễn và mục đích của nghi lễ.
Hình thức ngôn ngữ mỗi loại trong dân ca Tày có những sự tương đồng và khác biệt liên quan đến loại. Mỗi loại có một kiểu cách riêng, có thể gọi đó là sự cách luật (hay khuôn thức). Người Tày thường mới thoạt nghe đã biết ngay dân ca đang hát là loại nào. Hình thức dân ca Tày (ngôn ngữ góp phần làm nên hình thức này như một phương tiện thể hiện, đồng thời là chất liệu của các tác phẩm) gián tiếp phản ánh sự đa dạng trong vốn văn nghệ có từ xa xưa của một cộng đồng.
2.3.2. Hình thức ngôn ngữ dân ca Tày phản ánh một số nghi thức giao tiếp cổ truyền bằng lời ca ở vùng Tày
Hình thức ngôn ngữ mỗi loại trong dân ca Tày chủ yếu theo những khuôn thức
(hay thể thức) có liên quan đến một số tập tục cổ truyền ở vùng Tày.
Hình thức đối đáp trong hát lượn và quan lang trước hết phản ánh những nét phong tục về quan hệ nam nữ và hôn nhân trong xã hội cổ truyền Tày. Trong những điệu hát giao duyên của người Tày, để cuộc đối đáp diễn ra bình thường và đạt được kết quả, các “diễn viên” phải tuân thủ các quy tắc hội thoại ở các vai giao tiếp khác nhau và hướng đến những mục đích đa dạng: quy tắc luân phiên lượt lời; quy tắc theo sát chủ đề của hội thoại và quy tắc đảm bảo quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự.
Ví dụ: Ca sĩ nam bắt đầu trước, với những lời mở đầu làm quen: Rụp đăm đăm
thuổn mường thuốn bản/ Đảy hăn tối ẻn nhạn bân mà/ Ban mà chắp co va nả táng/ Kham nẩy slậy cẩn cản ná pjầu/ Slao lạ dú rườn đâư xo tuông (Chập tối, tối kín làng kín xóm/ Trông thấy đôi én nhạn bay về/ Bay về đậu cây hoa trước cửa/ Tối nay sĩ (tử) vội vã không cơm/ Gái lạ ở nhà trong xin chào) [NL3, tr. 178]. Sau sự quanh co đối đáp mở đầu, mới đến lúc chuyển sang những lời đối đáp: Sloong rà tọi tồng phjắc
lần fầy/ Slậy pan cần tàng quây cách chon/ Pan nộc bân mừa lộn thâng rườn/ Khuop pi slip sloong bươn mừa thuổn/ Bứa lai pây mọi chon xa đo/ Ná slắc chon slúc cò
ngám ý (Đôi ta mềm nhũn như hành hơ lửa/ Sĩ thành người đường xa cách chốn/
Thành chim bay về đến tận nhà/ Một năm mười hai tháng đến đều/ Buồn quá đi mọi
chốn tìm đủ/ Chẳng chốn nào vừa ý lòng ta) [NL3, tr. 241]. Lời đáp: Lằm khăn nả noọng nhỉ mì viền/ Slap sle hử pan ruyên giờ nay/ Chỉ kết hử mưn đảy pan sluông/ Noọng ná phưới cằm lầm quá xá/ Cằm noọng phưới vạ phì làng… (Cái khăn mặt em
đây có viền/ Sắp sẵn để nên duyên giờ này/ Chỉ kết cho nó được thành đôi/ Em không nói lời gió thoảng bay/ Lời ngay em nói cùng anh…) [NL3, tr. 242].
Hình thức ngôn ngữ trong hát quan lang thể hiện cách ứng xử của cả hai bên gia đình trai gái: Khi thực hiện các nghi lễ để đón rước dâu, người nhà trai phải hát lời năn nỉ (có phần khách sáo) để nhà gái nâng cao thể diện, cho công việc được thực hiện đúng trình tự. Khi đến nhà gái phải có khúc hát mở cửa, hát vào cửa, trải chiếu… Sau đó các bước liên quan đến xin dâu, đón dâu, đưa dâu… đều dùng lối hát quan lang để thể hiện. Nhà gái cũng đáp lại bằng lời ca rồi họ cùng nhau tiến hành nghi lễ. Xét về mặt văn hóa, ngôn ngữ và tri thức ứng xử thì quan lang phải là người thông minh, khéo ứng xử, giàu tri thức và rất am hiểu phong tục tập quán của tộc người. Ví dụ:
Nhà trai xin trải chiếu: …Rủng tằng rườn slí coóc fủc hoa/ Báy làn lạt như là chang háng/ Dường tả pjấu ngỏ giưởng rừ/ Rườn khỏi đó chắc tầư pjái ngám/ Bấu quén dùng cáu bắt cúa đây/ Dì pjái rừ phuối ngày páy rụ/ Xỉnh bạn nàng pjái hẩư
slon quai (Bốn góc nhà sáng sủa chiếu hoa/ Bày la liệt như là hàng chợ/ Có giường bỏ không hiểu tại sao/ Nhà tôi nghèo biết đâu trải chiếu/ Không quen dùng của hiếm của sang/ Chiếu trải sao thật lòng chưa biết/ Mời bạn nàng trải giúp học khôn) [NL2, tr. 156]. Nhà gái đáp lời thanh minh:… Fủc nẩy ngám dưm táng bản nưa/ Au đảy mà
inh pha tẳt tạm/ Nạy quý khéc ngám dảm khảu rườn/ Boong khỏi páy mì gường fủc
pjái/ Nẳm má là lội cải đuổi cần/ Khéc đại xá tăn vàm hẩư nỏ/ Xo tản hạy chiếu cố lồng mừ/ Pjái fủc lồng sường nưa pjom bái (…Chiếu này vừa đi mượn làng bên/ Vội đem đến dựng ngay bên vách/ Giờ này có quý khách lên nhà/ Chúng tôi chưa kịp ra trải chiếu/ Nghĩ ra thật xấu hổ với người/ Bận quá quên cả đường lịch sự/ Xin bạn hãy chiếu cố xuống tay/ Trải chiếu giúp giường trên ơn lắm) [NL2, tr. 156].
Hát then là một thể loại dân ca tín ngưỡng, mang những đặc tính của trường ca (có dung lượng lớn, thường có cốt truyện) mang màu sắc tín ngưỡng tôn kính, thuật lại cuộc hành trình dằng dặc lên thiên giới để cầu xin Ngọc Hoàng giải quyết một việc gì đó cho gia chủ. Hình thức ngôn ngữ của then ứng với các chặng - những chặng đường đi tới cõi tiên phật. Người làm then thường hát then trong các nghi lễ (có những tên gọi
khác nhau) như cầu mưa, cầu nắng, giải hạn cầu may, cầu được mùa, cầu an, cúng tổ
tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ... Ví dụ:
Hôm nay con kì yên cầu phúc/ Nhờ thánh tướng hộ lực vinh hương/ Lệnh trừ tà ngũ phương bất cảm/ Kính tổ hiền giữ quản gia môn/ Ơn thiên địa càn không chi hộ/ Tốt thân lai tiên tổ bứa ra (Hôm nay nhà kì yên cầu chúc/ Nhờ thánh tướng thêm sức thêm uy/ Lũ tà ma ngũ phương không đến/ Kính tổ tiên vốn quản gia môn/ Ơn thiên địa càn khôn bảo hộ/ Tất cả nhờ tiên tổ bảo ban) [NL1, tr. 357].
Từ phương diện hình thức ngôn ngữ của dân ca, có thể thấy người Tày rất coi trọng cách ứng xử theo nghi thức và hướng tới sự cộng cảm trong giao tiếp. Cuộc hát là những chặng đường và những khúc quanh lối rẽ, những đoạn thong thả và lời đối đáp, với những cấu trúc hướng tới những đối tượng khác nhau khi hát và mong chờ hồi âm: nam - nữ; quan lang - pả mẻ; thầy mo (thay mặt cộng đồng) - then.
2.3.3. Hình thức ngôn ngữ dân ca Tày phản ánh những nét chung với dân ca nhiều dân tộc khác ở Việt Nam
Theo sự phân loại, hát lượn, hát quan lang và hát then Tày là những loại thuộc
nhóm dân ca sinh hoạt và nhóm dân ca nghi lễ. Hình thức ngôn ngữ các loại dân ca này gặp ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam. Đó là sự tương hợp văn hóa, có thể liên quan đến những đặc điểm chung về hoàn cảnh và lối tri nhận của các dân tộc.
Xuất phát từ những lời ca trao đi đáp lại giữa nam và nữ (hát nhiều giọng), có ướm lời bóng gió có cả khích bác thử lòng và hẹn hò thề bồi, hát đối đáp dần dà được dùng trong những hoàn cảnh khác như vui chơi giải trí, hội dân gian, hát đám cưới. Trong then, dưới hình thức như độc thoại (hát một giọng) trong cấu trúc đơn chiều, thực ra người hát đang hình dung Ông Giời (then) đang lắng nghe và đáp lại theo cách rất riêng biệt (bằng sự linh ứng). Đó là lối trần gian hóa những đấng siêu nhiên trong tín ngưỡng đa thần của người xưa. Đối đáp bằng lời ca, xen kẽ các loại cấu trúc, vừa hát theo lối cách luật vừa nói ứng tác lối “hát nói” (“hát kể”), là một nét văn hóa cổ xưa, phổ biến ở nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Hình thức đối đáp trong hát lượn và hát quan lang Tày có thể gặp dạng tương tự trong hát ví, hát đúm, hát trống quân, hát ghẹo, hát quan họ, hát giặm... của dân tộc Kinh; hát tampla, lah lòng, lah long lah gơp của người Cơ Ho; hát tampơt của người Mạ; hát giao duyên của người Dao...
Hình thức hát kể theo lối trường ca trong hát then Tày có thể gặp dạng tương tự trong bộ Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Mlan nổi tiếng của dân tộc Ê Đê; trong sử thi nổi tiếng Đẻ đất đẻ nước (Tẻ tẩt tẻe rảc) của người Mường, hoặc gần giống với hát xoan - lối hát cửa đình của người Kinh ở Phú Thọ...