Kết Quả Thống Kê - Phân Loại Các Từ Ngữ Thuộc Các Trường Trong Những Văn Bản Khảo Sát

Như đã nói ở trên (Chương 1), chủ đề giúp các chuỗi phát ngôn (hoặc câu,

đoạn, khúc, chặng...) có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hướng vào một nội dung cốt lõi nhất định, đồng thời chi phối tính mạch lạc của văn bản đang xét. Chủ đề này có liên quan đến mục đích nói năng (Để làm gì? Hay: Cái đích của cuộc hát này là gì?), đồng thời phần nào có vai trò chi phối cấu trúc của văn bản. Nội dung của một cuộc hát được phân phối thành nội dung của các phần, đặc biệt của các chặng, khúc, lời. Các lượt lời này (nếu có), phải chịu sự chi phối của các quy tắc điều hành nội dung (của từng loại hát) và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc hát, đồng thời nhất quán với chủ đề cuộc hát.

3.2.2. Các trường nghĩa cơ bản trong dân ca Tày

3.2.2.1. Kết quả thống kê - phân loại các từ ngữ thuộc các trường trong những văn bản khảo sát

Như đã nói ở Chương 1, nhiệm vụ của luận án ở đây là chỉ ra xem trong các

văn bản đang xét (với hoàn cảnh nói năng cụ thể và chủ đề xác định), các trường nghĩa (ví dụ: con người; sự vật hiện tượng thiên nhiên; đồ vật...) bao gồm các loại từ ngữ nào (các tiểu trường, ví dụ: cách gọi khi nói về con người, hoạt động, tính chất… của con người) và đặc tính của chúng ra sao (về số lượng và tần số xuất hiện), việc các nghệ nhân Tày khi hát loại dân ca này thì ưa thích sử dụng các từ ngữ trường này (mà không phải trường khác) là do điều gì chi phối. Trong luận án, được chú trọng là sự tập hợp các từ ngữ trong phạm vi mỗi trường nghĩa, chỉ ra quy luật xuất hiện của chúng trong các văn bản dân ca khảo sát.

Qua khảo sát 5670 câu hát (lượn: 17 khúc hát, 2469 câu; quan lang: 11 khúc hát, 753 câu; then lễ hội (then cấp sắc): 10 khúc hát, 2448 câu) - những trường hợp nghiên cứu của ba loại, có thể thấy về cơ bản các từ ngữ thuộc 6 trường: người và lực lượng siêu nhiên, động vật và thực vật, sự vật vô sinh của thế giới tự nhiên, đồ vật (đồ gia dụng và nông cụ), thời gian, sự vật hiện tượng khác.

Kết quả khảo sát trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Từ ngữ thuộc các trường nghĩa trong văn bản khảo sát

(Ghi chú: Thứ tự từ trên xuống dưới tương ứng với tổng số từ ngữ và tần số xuất hiện giảm dần)


Loại dân ca


Trường


Lượn


Quan lang


Then

Tổng số từ ngữ - Tỉ lệ (Tổng số lượt

- Tỉ lệ)

Từ ngữ

(số lượt)

Tỉ lệ

Từ ngữ

(số lượt)

Tỉ lệ

Từ ngữ

(số lượt)

Tỉ lệ

Người & lực lượng

siêu nhiên

2082

(4407)

62,4

(63,7)

785

(1540)

70,8

(71,0)

2455

(4148)

69,4

(71,1)

5322 - 66,7

(10095 - 67,6)

Động vật & thực

vật

622

(1172)

18,7

(17,0)

82

(139)

7,4

(6,4)

263

(372)

7,4

(6,4)

967 - 12,1

(1683 - 11,3)

Đồ vật

211

(348)

6,3

(5,0)

146

(293)

13,2

(13,5)

450

(742)

12,7

(12,7)

807 - 10,1

(1383 - 9,3)

Sự vật vô sinh của

thế giới tự nhiên

249

(526)

7,5

(7,6)

48

(95)

4,3

(4,4)

204

(298)

5,8

(5,1)

501 - 6,3

(919 - 6,2)

Thời gian

125

(394)

3,7

(5,7)

29

(77)

2,6

(3,5)

66

(129)

1,9

(2,2)

220 - 2,8

(600 - 4,0)

Sự vật hiện tượng

khác

45

(67)

1,4

(1,0)

19

(27)

1,7

(1,2)

100

(148)

2,8

(2,5)

164 - 2,0

(242 - 1,6)

Tổng số - Tỉ lệ

3334

(6914)

100

(100)

1109

(2171)

100

(100)

3538

(5837)

100

(100)

7981 - 100

(14922 - 100)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 15

Nhận xét:

- Trong dân ca Tày, các từ ngữ thuộc trường con người và lực lượng siêu nhiên chiếm ưu thế nhất về số lượng và tần số xuất hiện, tiếp theo lần lượt là từ ngữ chỉ động vật và thực vật, từ ngữ chỉ đồ vật, từ ngữ chỉ sự vật vô sinh của thế giới tự nhiên, các từ ngữ chỉ thời gian, và sau cùng từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng khác.

- Các từ ngữ thuộc 6 trường nói trên còn có thể phân biệt thành những tiểu trường rất đa dạng. Chẳng hạn: các từ ngữ chỉ người và lực lượng siêu nhiên, gồm: quan hệ xã hội, từ xưng gọi; sự vật (bộ phận cơ thể, nội tâm...); hoạt động: hoạt động vật lí, hoạt động tâm lí; tính chất trạng thái: tính chất trạng thái hàm chất, tính chất trạng thái hàm lượng... (xem Phụ lục 3).

Sau đây là sự miêu tả đặc điểm từ ngữ thuộc các trường khác nhau.

3.2.2.2. Từ ngữ thuộc trường “người và lực lượng siêu nhiên”

Các từ ngữ thuộc trường người và lực lượng siêu nhiên trong văn bản dân ca Tày có số lượng rất lớn và tần số xuất hiện rất cao: 5322/7981từ ngữ (66,7%), với 10095/14992 lượt (67,6%). Chiếm số lượng nhiều nhất là tiểu trường chỉ hoạt động, tính chất trạng thái, ít hơn là tiểu trường quan hệ xã hội, từ xưng gọi, ít hơn cả là tiểu trường chỉ bộ phận cơ thể và nội tâm... thuộc người và lực lượng siêu nhiên. Số lượng cụ thể trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Từ ngữ thuộc trường “người và lực lượng siêu nhiên” trong các văn bản khảo sát


Loại dân ca Tiểu trường

Lượn

Quan lang

Then

Tổng số từ ngữ - Tỉ lệ (Tổng số lượt - Tỉ lệ)

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ

(số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ

(số lượt)


Tỉ lệ

Hoạt động, tính

chất trạng thái

1713

(3060)

82,3

(69,4)

599

(1070)

76,3

(69,5)

1847

(2863)

75,2

(69,0)

4159 - 78,1

(6993 - 69,3)

Quan hệ xã hội, từ

xưng gọi

235

(1025)

11,3

(23,3)

159

(427)

20,3

(27,7)

482

(1086)

19,6

(26,2)

876 - 16,5

(2538 - 25,1)

Bộ phận cơ thể và

nội tâm...

134

(322)

6,4

(7,3)

27

(43)

3,4

(2,8)

126

(199)

5,1

(4,8)

287 - 5,4

(564 - 5,6)

Tổng số - (Tỉ lệ)

2082

(4407)

100

(100)

785

(1540)

100

(100)

2455

(4148)

100

(100)

5322 - 100

(10095 - 100)

Nhận xét:

- Trong trường “người và lực lượng siêu nhiên”, các từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất trạng thái có tần số xuất hiện nhiều nhất: 4159/5322 từ ngữ (78,1%), với 6993/10095 lượt (69,3%). Các lớp từ ngữ này góp phần biểu đạt, truyền tải hiệu quả tâm tư, nguyện vọng của nhân vật trữ tình, tạo nên nét đặc sắc trong chủ đề của dân ca. Đó là: cạ (bảo, nói), cài (cài), cái (bắc), cảm thông (cảm thông), ben (gói), bít (hái), dú chang rườn (ở trong nhà), dám (bước), fài lừa (chèo thuyền), háp nặm (gánh nước), khai (bán, gả), khẩu (vào), khua (cười), slương (thương), tọi tọi (da diết, ủ rũ), nguộc (đẹp), (già), hén (hèn), khám thiết (sâu nặng, thắm thiết), khẻo (khéo), khòi tứn (thong thả), lạnh lúng (lạnh lùng), khao (trắng), sliểu (thiếu), slung (cao)…

Các từ ngữ chỉ hoạt động có tần số xuất hiện cao hơn từ ngữ chỉ tính chất trạng

thái, gồm: hoạt động vật lí, tâm lí: 3769/4159 từ ngữ (90,6%), với 6364/6993 lượt (91,3%), trong đó: hoạt động vật lí: 3437/4159 từ ngữ (82,6%), với 5676/6993 lượt (81,2%); hoạt động tâm lí: 332/4159 từ ngữ (8,0%), với 708/6993 lượt (10,1%). Đây là các hoạt động sinh hoạt đời thường, hoạt động gắn với từng nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng của người Tày. Hoạt động của lực lượng siêu nhiên được hình dung như hoạt động con người. Ở ba tiểu loại dân ca, nhận thấy từ ngữ chỉ hoạt động tâm lí xuất hiện nhiều nhất trong lượn, ít hơn trong quan lang và then. Điều này có thể được lí giải bằng sự lựa chọn loại từ ngữ nhằm biểu đạt nội dung trong từng loại dân ca. Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Điếp bạn chắc kỉ giờ thè rùng/ Chang cừn slút lậu chúm xung queng/ Chứ bạn slai cò khoen ái khát… (Yêu bạn biết mấy giờ nữa sáng/ Nửa đêm màn buông kín xung quanh/ Nhớ bạn dây chuyền cổ muốn đứt…) [NL3, tr. 300].

Lủc điêng phầy mà loạm/ Tẻm au phầy mà chót/ Chót ngần liền hăn ngần tài pả/ Chót mạ liền hăn mạ vần boong (Con thắp lửa về hơ/ Soi lấy lửa về đốt/ Đốt bạc liền thấy bạc vô số/ Đốt ngựa liền thấy ngựa hàng đàn) [NL1, tr. 492]…

Từ ngữ chỉ tính chất trạng thái xuất hiện qua 390/4159 từ ngữ (9,4%), với 609/6993 lượt từ ngữ (8,7%), trong đó: tính chất trạng thái hàm chất (biểu thị đặc trưng bên trong): 317/4159 từ ngữ (7,6%), với 506/6993 lượt (7,2%); tính chất trạng thái hàm lượng (biểu thị đặc trưng bên ngoài): 73/4159 từ ngữ (1,8%), với 103/6993 lượt (1,5%). Lớp từ ngữ này biểu thị sự đánh giá của người nói trước hiện thực được nói đến. Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Kin dú đảy vui vẻ thuận tình (Ăn ở được vui vẻ thuận tình) [NL2, tr. 166]; Chúc cần ké bình yên mừa nả (Chúc người già bình yên mãi mãi) [NL2, tr. 168]; Lai gần dẳng vần họ (Nhiều người mới góp thành dòng họ) [NL4, tr. 62]

Phít sle thì tối ẻn tốc loàn/ Phít noọng pây táng tàng kéc xạ… (Xa nhau chỗ đôi én cùng loan/ Xa em đi khác đường khác xã…) [NL3, tr.380]

- Các từ ngữ quan hệ xã hội, từ xưng gọi thuộc người và lực lượng siêu nhiên xuất hiện nhiều thứ hai, 876/5322 (16,5%), với 2538/10095 lượt (25,1%), trong đó: từ ngữ gọi con người chiếm số lượng nhiều 790/876 từ ngữ (90,2), với 2233 lượt (88,0%); từ ngữ gọi lực lượng siêu nhiên chiếm số lượng ít 86/876 từ ngữ (9,8%), với 305/2538 lượt (12,0%). Lượn là lời giãi bày tâm trạng của nam thanh nữ tú, nên trong lượn gặp rất nhiều lớp từ ngữ chỉ người qua quan hệ xã hội liên quan đến đôi lứa. Lời

hát quan lang thể hiện rõ sự giao đãi, nên trong quan lang xuất hiện nhiều từ ngữ chỉ

quan hệ thân tộc, cũng như quan hệ xã hội gắn bó; được chú ý nhất là tổ tiên của gia chủ. Trong then, lớp từ ngữ chỉ người, lực lượng siêu nhiên theo giai tầng xã hội, chức nghiệp, quan hệ thân tộc, xã hội; từ ngữ gọi lực lượng siêu nhiên xuất hiện khá nhiều. Đó là: noọng (em), phì (anh), cần (người), bạn (bạn), nàng (nàng), quân tử (quân tử), pậu (bạn), slao (con gái), cần khéc viện fương (người khách phương xa), lục khươi (con rể), khỏi (tôi), gần/cần (người), boỏng khỏi (chúng tôi), quan lang (quan lang), lủng pả (bác bá), vua/ vùa (vua), chúa (chúa), Ngọc Hoàng (Ngọc Hoàng), phật (phật), thái thượng (thái thượng), thổ địa (thổ địa), vủt (bụt), Đại thánh (Đại thánh), Quan Âm Bồ Tát (Quan Âm Bồ Tát), tổ tiên (tổ tiên), nàng tiên (nàng tiên)… Ví dụ:

Noọng pjàng phì lồng pội pit đuây/ Noọng pjàng phì có fay mỏ pjấu / Noọng pjàng phì kin phjau tang cưa/ Noọng pjàng phì khúy slưa tang mạ… (Em dối anh xuống bồ cất thang/ Em dối anh đun lửa nồi không/ Em dối anh ăn gio thay muối/ em dối anh cưỡi hổ thay ngựa…) [NL3, tr. 268]

Xo chiềng mừa quan lang pả mẻ/ Chiềng thuổn tằng thân họ lai gần… (Xin thưa cùng quan lang pả mẻ/ Thưa cùng thân họ xa gần…) [NL2, tr.152]

Mởi thâng tướng…/ Kim Luân đô đốc đại tướng quân/ Thánh Tẩy, Thần Vụ,

Bát Sát tinh/ Đại thần sư thiên tướng/ Lôi đình, Linh quan, Long hổ, Huyền Đàn, Tông Minh Hán, Tông Địa Hán… (Mời đến tướng…/ Kim Luân đô đốc đại tướng quân/ Thánh Tỷ, Thần Vũ, Bát Sát tinh/ Đại thần sư thiên tướng/ Lôi đình, Linh quan, Long hổ, Huyền Đàn, Tông Minh Hán, Tông Địa Hán…) [NL1, tr.442]…

- Các từ ngữ thuộc tiểu trường bộ phận cơ thể và nội tâm... thuộc người và lực lượng siêu nhiên có tần số xuất hiện ít nhất, 287/5322 từ ngữ (5,4%), với 564/10095 lượt (5,6%). Các từ ngữ này khiến cho cuộc đối đáp trở nên uyển chuyển, linh hoạt, mang sắc thái tu từ, đồng thời góp phần làm phong phú thêm trường nghĩa con người và lực lượng siêu nhiên. Đó là: thân noọng (thân em), thân phì (thân anh), cằm (lời), nặm tha/nặm xa (nước mắt), tha (mắt), kha (chân), hua (đầu), cảo kho (kheo chân), pác (miệng), mừ (tay), khẻo (răng), châư (tim), khôn giàu (lông mày), mốc (lòng), châư cò (lòng dạ), nả (mặt), nả tha (dung nhan), khoăn (vía, hồn), tình phua mìa (tình vợ chồng), bản mệnh (bản mệnh)… Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Lẩu soong chẻn sam chẻn thư tha/ Trà soong chẻn sam chẻn thư nả/ Nả đeng quang/ Gàng đeng rủng (Rượu hai chén ba chén lên mắt/ Trà hai chén ba chén lên mặt/ Mặt hồng bóng/ Cằm hồng sáng) [NL1, tr.486]

Duyên soong rà nghĩa trọng xiên kim (Duyên hai ta nghĩa nặng ngàn năm)

[NL1, tr. 423]; Cốc mang giú rầư oóc?/ Nhỏt mang giú rầư mà? (Lời nguyền ở đâu ra?/ Lời thề từ đâu tới?) [NL1, tr. 597]

Công pỏ mẻ là slung sloàng pạ (Công bố mẹ là cao như núi) [NL2, tr.162]…

3.2.2.3. Từ ngữ thuộc trường “động vật và thực vật”

Các từ ngữ thuộc trường “động vật và thực vật” trong văn bản dân ca có tần số xuất hiện nhiều thứ hai: 967/7981 từ ngữ (12,1%), với 1683/14992 lượt (11,3%), chiếm số lượng cao nhất là tiểu trường chỉ hoạt động, tính chất trạng thái, tiếp theo là tiểu trường cách gọi động vật và thực vật, ít nhất là tiểu trường chỉ bộ phận thuộc động vật và thực vật. Số lượng cụ thể trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Từ ngữ thuộc trường “động vật và thực vật” trong các văn bản khảo sát

Loại dân ca


Tiểu trường

Lượn

Quan lang

Then

Tổng số từ ngữ - Tỉ lệ (Tổng số lượt - Tỉ lệ)

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Hoạt động, tính chất

trạng thái của động vật & thực vật

369

(537)

59,3

(45,8)

37

(55)

45,1

(39,6)

118

(164)

44,9

(44,1)

524 - 54,2

(756 - 44,9)

Cách gọi động vật &

thực vật

149

(396)

24,0

(33,8)

25

(68)

30,5

(48,9)

109

(150)

41,4

(40,3)

283 - 29,3

(614 - 36,5)

Bộ phận của động vật

& thực vật

104

(239)

16,7

(20,4)

20

(16)

24,4

(11,5)

36

(58)

13,7

(15,6)

160 - 16,5

(313 - 18,6)

Tổng số - (Tỉ lệ)

622

(1172)

100

(100)

82

(139)

100

(100)

263

(372)

100

(100)

967 - 100

(1683 - 100)

Nhận xét:

- Các từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất trạng thái thuộc trường động vật và thực vật có tần số xuất hiện nhiều nhất: 524/967 từ ngữ (54,2%), với 756/1683 lượt (44,9%). Trong đó, từ ngữ chỉ hoạt động có tần số xuất hiện cao: 426/524 từ ngữ (81,3%), với 627/756 lượt (82,9%): hoạt động vật lí: 399/524 từ ngữ (76,1%), với 594/756 lượt (78,6%), hoạt động tâm lí: 27/524 từ ngữ (5,2%), với 33/756 lượt (4,3%); từ ngữ chỉ tính chất trạng thái xuất hiện 98/524 từ ngữ (18,7%), với 129/756

lượt (17,1%): tính chất trạng thái hàm chất: 62/524 từ ngữ (11,8%), với 83/756 lượt

(11,0%), tính chất trạng thái hàm lượng 36/524 từ ngữ (6,9%), với 46/756 lượt (6,1%). Đó là: bân (bay), roọng (gọi, kêu), tom (đậu), pây (đi), tấp píc (vỗ cánh), kin bâư (ăn lá), moòn nằn (hót vang), pin mác lai co (trèo cây nhiều quả), ròe (sục), điếp bjoóc (yêu hoa), lừm cáng (quên cành), phông (nở), khao ón (trắng nõn), ảc (hăng, dữ), chếp (đau), lai (nhiều), luông (to), rằn (xám), hom (thơm), sắc sở (rực rỡ)… Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Bjoóc rang phông xinh tân đây mjạc?/ Bjoóc rang phông xinh tân khao ón?...

(Hoa gì nở xinh tân đẹp đẽ?/ Hoa gì nở xinh tân trắng nõn?...) [NL3, tr.407]

Mèo pắt nu, mèo tèo xảng pọi…/ Mèo kin lẳc là tua hại chủa (Mèo bắt chuột mèo leo bồ thóc/ Mèo ăn vụng là mèo hại chủ) [NL2, tr. 154]

Toong cuối rặt lie mừ liền hẻo/ Toong chinh phjác tềnh kéo vận kheo (Lá chuối cắt lìa tay liền héo/ Lá dong phơi trên đèo vẫn xanh) [NL3, tr. 322]…

- Từ ngữ gọi động vật và thực vật xuất hiện qua 283/967 từ ngữ (29,3%), với 614/1683 lượt (36,5%). Đó là các con vật sinh sống trên rừng, được nuôi dưỡng trong gia đình, hay chỉ là con vật trong trí tưởng tượng, hư cấu; là lớp từ chỉ thực vật với các loài cây quen thuộc ở miền núi: mèng (ong), ẻn (én), mạ (ngựa), ngoàng (ve), nộc/nổc (chim), tua mu (con lợn), xính xao (con nhện), nổc queng quý (chim queng quý), mjầu (trầu), mộc hương (mộc hương), mạy rồm (cây rồm), mạy quế (cây quế), linh đan nhả (cỏ linh đan), mạy vác (cây trầm), mạy lùng (cây đa),…. Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Mèng kéc bjoóc xiên lị táng tàng/ Nộc thè phjạc mừa rằng nộc cón/ Bjoóc khòi dú khao ón xiên pi/ Mèng, bjoóc nhằng mì slì đảy hội (Ong lách hoa nghìn dặm khác đường/ Chim giã biệt về tổ chim trước/ Hoa sẽ ở trắng nõn ngàn năm/ Ong, hoa còn có thì được hội) [NL3, tr.288].

Mộc hương vạn dưởng sung bấu hoán/ Piai mạy nổc phượng hoáng hất rằng/

Cốc mạy lình căng khẩu roạn/ Chang mạy mì én nhạn đo boong…/ Ẻn nhạn bân thán gạ chiềng gần/ Siểu răng mạy sơn lâm ngản quảng… (Mộc hương vạn trượng cao sừng sững/ Ngọn cây chim phượng hoàng làm tổ/ Gốc cây có khỉ vượn vào tụ tập/ Vòm cây có én nhạn đủ bầy…/ Én nhạn bay than bảo thưa người/ Thiếu gì cây sơn lâm rừng rộng…) [NL1, tr. 433]…

- Các từ ngữ chỉ bộ phận thuộc động vật và thực vật có tần số xuất hiện ít: 160/967 từ ngữ (16,5%), với 313/1683 lượt (18,6%). Đó là: đưa tua ngưởc (vuốt con thuồng

luồng), khẻo tua sưa (răng con hổ), khôn (lông), lểp (móng), châư pja (tim cá), hua mèo (đầu mèo), nả lam (mặt diều hâu), tiểng vàng anh (tiếng vàng anh), tiểng pất (tiếng vịt), tha (mắt), pác (mồm), bjoóc (hoa), nậu bjoóc xỏm (nụ hoa chàm), toong chinh (lá dong), toong cuổi (lá chuối), cáng pục (cành bưởi), cáp cuổi (bẹ chuối), mác mòi (quả mơ), cốc mạy (gốc cây),… Ví dụ về các từ ngữ nói trên trong văn bản:

Tiểng mèng rụ tiểng ngoảng/ Đát mà toọng bạn váng táng puồn (Tiếng ong hay tiếng ve/ Vọng vào tim sao mà buồn vậy) [NL3, tr.362]

Mèo ná quén kin khinh, pác phất/ Lằm né quén bắc phất, pác xào (Mèo không quen ăn gừng, mồm cay/ Diều hâu không quen bắt vịt, mồm tanh) [NL3, tr.203]

Thứ sam biên hoa ngân cộ quý/ Biên au hoa xiên lí phông lai/ Thắp au hoa liệu mai phông ón/ Biên au hoa bjoóc loỏng vặc viền/ Hoa nẩy khỉn thượng thiên tiến thảo (Thứ ba biên các hoa cỗ quý/ Biên tên hoa thiên lí nở đầy/ Kiếm được cả liễu mai nở sớm/ Biên cả hoa bjoóc loỏng, vặc viền/ Hoa ấy dâng thượng thiên kính trọng) [NL1, tr.451]…

3.2.2.4. Từ ngữ thuộc trường “đồ vật”

Các từ ngữ thuộc trường “đồ vật” trong văn bản dân ca có số lượng và tần số xuất hiện nhiều thứ ba: 807/7981 từ ngữ (10,1%), với 1383/14992 lượt (9,3%). Chiếm số lượng cao nhất là tiểu trường cách gọi đồ vật, ít hơn là tiểu trường chỉ hoạt động, tính chất trạng thái thuộc đồ vật, ít hơn cả là tiểu trường chỉ bộ phận thuộc đồ vật. Số lượng cụ thể trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Từ ngữ thuộc trường “đồ vật” trong các văn bản khảo sát



Loại dân ca


Tiểu trường

Lượn

Quan lang

Then


Tổng số từ ngữ - Tỉ lệ (Tổng số lượt - Tỉ lệ)

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ (số lượt)


Tỉ lệ

Từ ngữ

(số lượt)


Tỉ lệ

Cách gọi đồ vật

138

(247)

65,4

(71,0)

107

(225)

73,3

(76,8)

354

(620)

78,7

(83,6)

599 - 74,2

(1092 - 78,9)

Hoạt động, tính chất

trạng thái thuộc đồ vật

56

(76)

26,5

(21,8)

38

(67)

26,0

(22,9)

83

(107)

18,4

(14,4)

177 - 22,0

(250 - 18,1)

Bộ phận đồ vật

17

(25)

8,1

(7,2)

1

(1)

0,7

(0,3)

13

(15)

2,9

(2,0)

31 - 3,8

(41 - 3,0)

Tổng số - (Tỉ lệ)

211

(348)

100

(100)

146

(293)

100

(100)

450

(742)

100

(100)

807 - 100

(1383 - 100)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023