Chủ Đề Trong Các Loại Dân Ca Tày

Quan lang xin cất chổi: …Nhục quét hất chủa rườn tẳng tởi/ Quét thuổn tằng

cung nội rườn chương/ Quét thuổn nhác tu rườn slâư sloỏng/ Dú dặm dẹ sỉnh sloáng slíp phăn/ Quét rườn vúa rườn dân cung sóa/ Hẩư chủa rườn mì cúa đàng hoàng/ Răng tả sle hơn tàng vặn nẩy/ Hẩư boong khỏi nẳm nghị bấu thông/ Khỏi xo thâng gia tung các á/ Củ pây boong khỏi quá khảu rườn (…Làm chúa nhà suốt đời là chổi/ Quét trong nhà cung nội trung gia/ Quét hết rác cửa nhà sạch sẽ/ Để mọi người mát

mẻ mười phân/ Quét cung vua nhà dân tất cả/ Người chủ nhà giữ của không hay/ Cớ sao lại bỏ đây của ấy/ Làm chúng tôi suy nghĩ không thông/ Tôi trình lên gia trung các ả/ Cất chổi đi mở cửa vào nhà) [NL2, tr. 150].

Pả mẻ đáp lời: …Nhục quét nẩy ăn vằn quét lảng/ Bấư vửa rầư luổn quẻng xảng tàng/ Nạy ngám quét vảng chang náo giá/ Đếch tầư quẩy mà tả hơn tàng/ Noọng ơi củ

rườn chang tỉ quẹng/ Nhục quét giá luổn phẻng xảng tàng/ Củ pây khoái lủc lan cỏi chứ/ Mởi khéc khửn hất lệ rườn chương (…Cái chổi này sớm hôm dùng nó/ Có bao giờ lại bỏ nơi đây/ Nãy vừa quét buồng trong sạch sẽ/ Đứa trẻ nào đem bỏ lung tung/ Em ơi! Hãy cất ngay giấu kĩ/ Chổi quét nhà sao để khắp nơi/ Cất ngay đi mọi người hãy nhớ/ Mời khách vào hành lễ nhà trong) [NL2, tr. 150]…

Kết thúc các lời hát ở tiểu chủ đề thử thách, bước sang tiểu chủ đề đón dâu, nhà trai tiến hành các thủ tục nghi lễ truyền thống. Chủ đề của lời hát quan lang lúc này là đến công lao khó nhọc của đấng sinh thành, tỏ lòng biết ơn, kính trọng hết mực đối với cha mẹ, tổ tiên và chúc mừng cha mẹ họ hàng của nhà gái gặp mọi may mắn tốt đẹp trong cuộc sống.

Ở tiểu chủ đề đón dâu, lời hát có một quá trình chuyển giọng điệu từ bóng gió thử thách sang nghiêm túc, trang trọng mang tính nghi lễ. Các khúc ca này gồm các nhóm tiểu chủ đề: nộp lễ, kiểm lễ, trình tổ, bái tổ, nộp lễ sinh thành, bái họ hàng, xin dâu, đón dâu, tặng và nhận tặng phẩm, chúc mừng dâu rể, tạm biệt, lễ bố mẹ chồng. Quá trình đón dâu, các nhóm tiểu chủ đề của chặng hát luôn gắn với trình tự diễn biến của đám cưới. Ví dụ:

Sau khi vượt qua các thử thách, đoàn nhà trai đã vào được gian chính của ngôi nhà, các cô gái bưng chén nước chè đến, hát chào mời với lời lẽ thật khiêm tốn:… Chẻn nẩy dú đông luông khuổi lẩc/ Ẩm ché lài phoi phóc đản đăm/ Ngòi mà bấu thúc slim quý khách/ Slương căn là bấu trách đảy piom (…Trà này trà hái ở rừng sâu/ Ấm

chén lại bạc màu nhơ bẩn/ Xem ra không được thuận khách sang/ Thương nhau hãy trăm phần nhận cả) [NL4, tr. 44].

Mọi thủ tục đã hoàn thành, đã đến giờ nguyệt tiên mà đôi bên gia đình đã định,

quan lang xin phép cho cô dâu được xuất giá, tạm biệt họ hàng với lòng biết ơn sâu sắc, đầy trân trọng: Cảm ơn thuổn vỉ noọng họ hàng/ Dưa khỏi lẹo mọi tàng công khỏ…/ …Chúc mọi gần hỉ hả đây vjòi/ Hất mọi mòn đảy lai hơn vậu… (Xin dâng chén tạm biệt họ hàng/ Giúp tôi trọn mọi đường thành đạt…/ …Chúc mọi người khang thái tốt lành/ Cả nhà được bình an phú quý…) [NL4, tr. 70].

Trước sự chân tình chu đáo của nhà gái, nhà trai hát đón nhận, quan lang cảm ơn, khen ngợi hết lời những thứ nhà gái mang ra mời: Rườn cần pây nặm háng lai pan/ Khéo rự đảy ché van hom bjoóc/ Ổm chẻn viền ngụ sắc lài đo/ Páy kin đạ đâư gò sỉnh soáng/ Kin lồng gò gần táng khôn ngoan/ Pjom bái noọng táng mường thiết đại/ Chứ đâư châư vạn tởi bấu lùm (Nhà người đi ra chợ nhiều phiên/ Khéo mua

được chè hương thơm ngát/ Ấm chén viền ngũ sắc hoa văn/ Chưa uống đã đượm ngon trong miệng/ Uống chè này nên hạng khôn ngoan/ Cảm ơn nàng khác mường thiết đãi/ Nhớ trong lòng mãi mãi không quên) [NL4, tr. 160].

Thay mặt nhà trai, ông quan lang xin thắp hương cho chú rể lễ tổ, ra mắt ông bà, cha mẹ, họ hàng, đồng thời cất lên những lời ca ngợi công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và họ hàng nhà cô dâu. Nhà trai hát xin phép nhà gái được kết thông gia, nộp đồ cưới, cho chú rể bái tổ nhận làm con cái, xin nhà gái cho đón dâu về, theo tiểu chủ đề: Quan làng nổp tháp lệ (Quan lang nộp gánh lễ), Bưởng rườn lùa tỏn au háp (Nhà gái nhận lễ), Quan lang xo trình tổ tiên tứ đường (Quan lang xin trình tổ tiên từ đường), Quan lang mởi tổ tiên chứng giám (Quan lang mời tổ tiên chứng giám), Quan lang trình lệ vạ páo lệ (Quan lang trình lễ và báo lễ), Quan lang nổp phải rằm khấư (Quan lang nộp tấm vải ướt khô), Quan làng xo hẩư lủc khươi, lùa lệ tổ (Quan lang xin cho chú rể, cô dâu lễ tổ), Quan lang xo hẩư khươi tẻm hương lạy tạ (Quan lang xin cho chú rể thắp hương lạy tạ), Quan làng xo hẩư lủc khươi lạy tai ta vạ họ ngoại (Quan lang xin cho con rể lễ bố mẹ vợ và họ ngoại), “Slống đẳm" (Đưa tổ tiên), “Lủc khươi mởi nặm họ hàng” (Chú rể mời nước họ hàng), “Quan lang chúc mửng” (Quan lang chúc mừng), “Quan lang xo phép lùa lồng lảng” (Quan lang xin phép cho cô dâu được xuất giá).

Quan lang dẫn chú rể đến bàn thờ tổ tiên nhà gái trịnh trọng hát khúc nộp gánh lễ vật dâng lên tổ tiên và gia chủ. Đại diện nhà gái mở gánh lễ và hát khúc nhận lễ. Họ nhà gái hài lòng, ưng ý. Sự hài lòng, ưng ý được thể hiện bằng những lời ngợi ca và ngôn từ rất hoa mĩ. Ví dụ:

Kính chiềng thâng quan lang pả tỏn/ Boong khỏi mừng ham háp đây pjòi/ Cần khẻo xểp đo tôi bấu lé/ Xo mừng mừa háp lệ nổp thâng/ Tôi cuôi slan ngòi xinh là

bjoóc/ Toong pẻng kheo ben noỏc lụa loàn... (Kính trình lên quan lang pả mẻ/ Chúng

tôi mừng gánh lễ nghiêm trang/ Người khéo xếp đủ đôi không lẻ/ Xin mừng có gánh lễ nộp lên/ Đôi sọt đan rất xinh lượm hoa/ Lá bánh gói xanh ngoài như lụa...) [NL2, tr. 162].

Nghi lễ trình tổ và bái lạy tổ tiên được thực hiện rất trang trọng. Nếu không có những lời trình này của quan lang thì coi như tổ tiên chưa nhận rể: Kính thưa: Tiền nhân từ đường/ Hậu nhân từ đường/ Cặp nội quý nhân/ Cặp ngoại quý họ/ Thưa các bậc vinh quy chức sắc hương lân/ Thuổn các liệt tiền nhân ạ!/ Gằm đây khỏi khay pác/ Gằm mjảc khỏi khay hênh/ Slíp giờ kẻm nẩy đảy giờ đây mjảc/ Pác hoằn kẻn đảy hoằn

nẩy an/ Kẻn đảy giờ nguyệt tiên thiên đức/ Kẻn đảy giờ ngũ phúc lâm môn/ Khươi dặng nả quyền môn bán cả/ Hương hoa dường kính tổ gia tiên (Kính thưa: Tiền nhân từ đường/ Hậu nhân từ đường/ Cặp nội quý nhân/ Cặp ngoại quý họ/ Thưa các bậc vinh quy chức sắc hương lân/ Các liệt vị tiền nhân tông đường/ Ngày lành tôi xin chúc/ Ngày tốt tôi xin thưa/ Mười giờ chọn được một giờ lành/ Trăm ngày chọn được một ngày tốt/ Chọn được giờ nguyệt tiên thiên đức/ Chọn được giờ ngũ phúc lâm môn/ Cháu rể đã đứng trước quyền môn/ Hương hoa kính trình tổ gia tiên) [NL4, tr. 52].

Khúc hát là lời kính trình của quan lang tới tổ tiên, cha mẹ, anh em họ hàng hai bên nội ngoại, bà con làng xóm nhà gái, rằng hôm nay gia đình chọn được ngày đẹp, kén được giờ tốt nguyệt tiên thiên đức, ngũ phúc lâm môn nên xin phép cho cháu rể được bái lạy tổ tiên.

Mọi thủ tục đã xong, nhà gái giao của hồi môn cũng bằng một khúc ca “Rườn lùa giao cúa hồi môn”. Lời ca vừa dứt, một thiếu nữ mang ra chai rượu và đặt lên mặt rương bốn cái chén ở bốn góc và trung tâm, rót đầy rượu. Đây tiếp tục là một thử thách. Quan lang phải hát Quan lang xo dò slí chẻn lẩu tềng rương (Quan lang xin cất bốn chén rượu trên rương), giải toả được những chén rượu đầy thì mới xong lễ và hát chào tạm biệt, cảm ơn họ hàng, làng xóm Quan lang chào tạm biệt cảm ơn họ hàng, làng xóm. Tại nhà chú rể, quan lang xin cho cô dâu lễ bố mẹ chồng Quan lang xo hử lùa lạy pú giả. Mặc dù là lời xin phép cho cô dâu bái lễ, nhưng lời ca còn mang ý tứ gửi gắm. Lời chúc thay cho cô dâu tới đại gia đình trong không khí đầm ấm, hân hoan đã kết thúc lễ cưới trong niềm hạnh phúc của đôi bên gia đình. Ví dụ:

Khỏi trình mừa song thân pú giả/ Tằng quý họ lùng pả chủ a/ Xỉnh nội ngoại oóc mà nẳng pjọm/ Mọi cần mọi mà xày đây đo/ Giờ nẩy hử lùa xo bái tạ/ Vằn nẩy vằn hạ các vu quy/ Xo slon cháo lệ nghi phép tắc/ Slon lủc lùa sle chắc hất chin/ Kế

tiếp đảy theo tiên tổ ấm/ Chúc pú giả cung cấm cao niên/ Chúc họ hàng bình yên khang thái/ Lủc lùa đảy vạn tởi pjom ơn (Tôi trình lên song thân phụ mẫu/ Thảy họ hàng chú bác bá cô/ Mời nội ngoại đi ra ngồi cả trên/ Mọi người cùng họp đủ trước sau/ Giờ này xin cho dâu bái lễ/ Ngày nay ngày hạ các vu quy/ Xin dạy dỗ lễ nghi phép tắc/ Dạy dâu con cho biết làm ăn/ Kế tiếp theo được nếp tổ tiên/ Chúc bố mẹ trong nhà sống lâu/ Chúc họ hàng bình yên khang thái/ Dâu con được vạn đại ghi ơn) [NL2, tr. 170].

Tiếp theo, quan lang hát chúc mừng hạnh phúc đôi lứa bằng lời ngợi ca hạnh phúc đồng thời cũng là ước vọng: Chúc hẩư sloong lan/ Căm nặm vần bjoóc/ Cóp

nặm vần hoa/ Phja cải slinh lủc luồng/ Phja luông slinh én nhạn/ Phja đán thảo kì lân/ Phja ngần sinh nặm bó. À nỏ! (Chúc cho hai cháu/ Nắm nước thành hoa/ Bốc nước thành hoa/ Núi cao sinh con rồng/ Núi lớn sinh én nhạn/ Vách đá sinh kì lân/ Núi bạc sinh nguồn nước) [NL4, tr. 58].

Như đã thấy, lời đối đáp trong hát quan lang thể hiện sự đa dạng chủ đề và năng lực ứng khẩu, sự nhanh trí, thông minh của người hát. Được hỏi, người đáp phải hiểu ẩn ý của bên kia, từ đó đưa ra lời đáp hợp lí cho nhanh, cho kịp. Đây thực sự là cuộc đọ tài trí. Những ý chính được đề cập tới trong lời hát quan lang: những mối quan hệ xã hội, thuần phong mĩ tục, cách ứng xử tinh tế và tao nhã, sự cầu mong thông gia và nỗi mừng vui cho tác hợp.

3.2.1.3. Chủ đề hát then

Chủ đề chung của các cuộc hát then: thỉnh cầu.

Sự thể hiện trong quá trình vận động cuộc hát: Mỗi cuộc hát then là một lần thầy then hát, xướng, tụng, niệm trên chặng đường đi gặp gỡ thần linh, bày tỏ nguyện vọng (nói lên lời thỉnh cầu) của gia chủ. Trong cuộc “hội thoại” này, thầy then dẫn dắt chủ đề, đưa gia chủ qua những chặng hát, đến với cõi tiên.

Mục đích chung của các cuộc hát then là lấy lời hát làm cầu nối cho gia chủ nói với thần thánh và tổ tiên. Khi hành lễ thầy then đàn, hát, múa, nhập đồng, diễn trò... diễn đạt bằng động tác và bằng lời.

Mục đích cụ thể của những cuộc hát then tạo nên từng loại cuộc khác nhau. Ở

Lễ then kì yên, cầu chúc cuộc hát chủ yếu là kì yên, giải hạn, cầu an. Tại lễ hội Dàng then, cuộc hát chủ yếu là chuyện xin cấp sắc, thăng cấp cho then...

Nội dung chính được kể qua lời then là đường đi của đoàn quân then tới cõi thần tiên (“thiên”), chuyện xưa tích cũ, chuyện cung vua phủ chúa và cũng nhắc đến những chuyện trần gian với bách điểu bách thú bách hoa.... Để lên được mường trời, phải trải qua rất nhiều cửa: cửa Thổ công, cửa Thành hoàng, cửa Thành Lâm, cửa Tiên tổ, cửa Thánh mẫu… Sau khi trình tấu nguyện vọng, quân binh then hành trình trở mặt đất, lại đi qua các cửa như trên với một hành trình dài.

Điểm khác biệt trong then với lượn, quan lang là mỗi chặng mỗi khúc hát, cũng là một và cả cuộc then, câu chuyện từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc cuộc hành trình của đoàn quân then đi lên trời, chỉ là một lời hát. Toàn bộ cuộc hành trình đi vào cõi âm được hình dung qua lời hát mang tính nghệ thuật cao, với sự phụ họa của nhạc đệm (đàn tính, chùm xóc nhạc). Bằng lời hát, thầy then từng bước dẫn dắt người nghe vào tiểu chủ đề hành trình lên mường trời, cảnh tiên đầy gian nan, vượt qua bao núi cao, rừng rậm, vực sâu, cũng giống như ở dưới mường đất, hư hư thực thực đan xen.

Trong lễ then kì yên và cầu chúc, chặng hát được diễn xướng theo các tiểu chủ đề: Roọng hương (Gọi hương): khởi hương thỉnh các thánh thần, tổ tiên; Phóng lệ (Phóng lễ): dâng lễ, trình báo qua từng cửa cung; Lập binh (Lập binh): tập hợp binh mã giúp thầy then hành binh khi đi hành lễ, Cái kiều cầu tự (Bắc kiều cầu tự): bắc cầu lên gặp Mẹ Bjoóc xin ban con (đón hoa vàng hoa bạc về trần gian), ban phúc cho cặp vợ chồng; Tạ tông đường (Tạ tông đường): tạ tông đường, cầu mong tông đường phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, sinh con đủ bề trai gái; Tiến hoa thánh mẫu (Tiến hoa thánh mẫu): cung tiến trăm hoa lên thánh mẫu, cầu mong Mẹ Bụt Cả đừng cho đứa trẻ đẻ rồi lại đi, đi lại quay về, có sinh mà không có dưỡng.

Mỗi lần tổ chức lễ kì yên cầu chúc, không phải lúc nào thầy then cũng hát tất cả những lời hát trên với đủ nội dung, mà có thể ứng tác thêm hoặc bớt một số lời tùy vào mục đích buổi lễ. Những lời hát Gọi hương, Phóng lệ, Lập binh nhất thiết phải hát, không bao giờ được bỏ qua, bởi nó là nội dung, linh hồn của buổi lễ. Sau đó tùy từng cuộc lễ sẽ hát tiếp những khúc hát cho phù hợp. Cầu Mẹ Bjoóc cho con để nuôi, then hát Cái kiều cầu tự; Bái tạ tông đường, tổ tiên then hát Tạ tông đường; Cúng tiến hoa lên thánh mẫu sẽ hát lời Tiến hoa thánh mẫu

Tại tiểu chủ đề Roọng hương (có thể hiểu là thắp hương, khởi hương), thầy

then sai hương đi thông tin ở các cửa mường trời. Hương được hình dung như một cộng sự đắc lực của thầy then. Ví dụ: Thầy then trình bày về tình cảnh thân chủ đã cao tuổi, gặp việc không lành, cái dữ sẽ tới. Nay lên xin số mường trời, tiễn cái dữ, đón cái lành, xin gia chủ được khỏe mạnh, bình an: …Tạng khỉn báo chỏ chông hẩư chắc/ Vỏ thẩu chẩu ké…/ Pi nẩy đảy (chất síp hả) xuân/ Pi nẩy bioóc tẻ mừa vàn sổ

mường bân/ Hoa tẻ khỉn tèn công thánh mẫu/ Nhằng mẻ thẩu chẩu rườn/ Mẻ thẩu chẩu ké/ Nhẳm nhẻ kỷ lai pi/ Tên họ nẩy niên khẩu khuyên tẻ đai/ Ngoạt khẩu rọi tẻ piết/ Tam thập lục giải kết, giải nhất thiết mọi tàng/ Sống ké rại pây quây/ Au ké đây mà hâư/ Mẻ thẩu chẩu ké đảy mạnh khỏe bình an… (…Then lên báo tổ tông được biết/ Ông cụ chủ nhà già…/ Năm nay được (bảy mươi lăm) xuân/ Năm nay hoa lên

van nài số mường trời/ Hoa sẽ trả công Thánh Mẫu/ Còn bà mẹ chủ nhà/ Bà già tuổi lão/ Nhăn nheo bấy nhiêu năm/ Năm nay nhà gặp việc không lành/ Tháng này cái dữ sẽ tới/ Ba mươi sáu cách, bảy cách lo liệu mọi đường/ Tiễn cái dữ đi xa/ Đón cái lành trở về/ Bà già tuổi lão được mạnh khỏe bình an… [NL1, tr. 329-330].

Trong lễ hội Dàng then, theo chặng hát gồm các tiểu chủ đề: Quang bán (Tẩy rửa bàn thờ): quyét tước, tẩy uế điện thờ để mời các chư tiên, thánh tướng… ở mường trời đến dự lễ cấp sắc; Cái cấu hào quang (Bắc cầu hào quang): lập cầu hào quang để thầy then thêm binh ngựa đi lên mường trời, quân then được xuôi ngược qua lại; Lập phủ Thành Lâm (Lập phủ Thành Lâm): quân then dựng phủ Thành Lâm để lên mường trời; Piốc Pú Cấy (Đánh thức lão Pú Cấy): đánh thức lão khổng lồ Pú Cấy nằm ngáng ở đầu mường lấy đường cho quân then đi; Mường bân (Mường trời); Tổng tiên (Cánh đồng nàng tiên); Lọc vía hào quang (Lọc vía hào quang): tẩy rửa hồn vía trong sáng, sạch sẽ cho gường sở, quân then chuẩn bị chọn lễ vào cung Ngọc Hoàng; Soạn lẹ khảu cung Ngọc Hoàng (Soạn lễ vào cung Ngọc Hoàng): soạn lễ vào cung Ngọc Hoàng xin cấp sắc, mời chư tướng hội yến, cấp sắc phong ấn, nộp lễ kết thúc; Sắc cấp (Sắc cấp): cấp binh mã, đọc sắc - chứng chỉ công nhận được làm then (thăng chức then), Thủm mủ hẩư gường sở (Đội mũ cho gường sở): cấp mũ cho then mới được cấp sắc, công nhận vào làng then.

Mở đầu cho lễ hội cấp sắc công việc đầu tiên là tẩy rửa bàn thờ: quét lau, dùng lá thơm tẩy uế ban thờ. Lời then thể rõ sự tôn kính tổ tiên, tổ nghề qua sự nhất tâm, thành kính dọn dẹp, ở chốn cửu trùng phủ Tiềm Thông, Ngọc Hoàng cũng thấy:

Quang mừa cộ long thâm tu tẩư/ Quang thuổn tằng các cộ hương hoa/ Quang mừa

lẩu cắp dà Ngọc Hoáng/ Mọi thức hoa quang sáng như gương…/…Tiến lẩu khỉn thượng thiên Ngọc Hoáng/ Quang bjoóc them quan bán lẩu hương/ Nghi ngút hom sí phương lạ lúng/ Rủng lọt khỉn cửu túng Tiềm Thông/ Mọi gần đảy nẩng dồm hỉ hạ

(…Tẩy rửa cỗ rồng thâm hạ giới/ Tẩy rửa tất thẩy các cỗ hương hoa/ Tẩy rửa chè

thêm rượu Ngọc Hoàng/ Mọi thứ hoa trong ngần như gương…/… Dâng rượu lên thượng thiên Ngọc Hoàng/ Tẩy rửa hoa thêm bàn thờ rượu hương/ Nghi ngút thơm bốn phương lạ lùng/ Sáng lọt tới cửu trùng Tiềm Thông/ Ai ai cũng vui mừng hả dạ) [NL1, tr. 423].

Trước khi vào cung Ngọc Hoàng xin cấp sắc, gường sở phải lọc vía hào quang, tẩy rửa tâm hồn thật trong sáng để trở thành quan chức nhà trời, được thụ ấn Ngọc Hoàng giúp ích cho thế gian. Lời ca ẩn chứa đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc: …Bóng

vía đồng thế gian chưa sáng/ Tẻ khỉn chầu thượng đáng thiên nhan…/ …Phó hẩư tản quan làng lọc vía/ Lọc au khoăn bóng vía đồng ngân…/ Se hẩư vía hào quang sáng láng/ Dỏi thế gian bệnh hoạn hẩư an…/ … Lọc đảy vía hào quang rủng sáng/ Tứ nẩy đảy sáng láng khôn ngoan/ Đảy thụ ấn vua ban Ngọc Hoáng/ Đồng sở đẩy cao táng

long lân/ Cứu đâu được yên thân nơi ấy/ Thế gian cần sở cậy hào quang/ Đảy cứu bệnh dương gian đạo lảng… (…Bóng vía gường thế gian chưa sáng/ Sắp lên chầu thượng đình thiên nhan…/…Giao cho trưởng quan lang lọc vía/ Lọc cho vía gường sở sáng trong…/ Để cho vía hào quang sáng láng/ Chữa thế gian bệnh nạn mới an…/

…Lọc vía được hào quang trong sáng/ Từ nay được thanh khiết khôn ngoan/ Được thụ ấn Ngọc Hoàng ban cấp/ Gường sở được ban tán rồng lân/ Cứu thân được yên thân nơi ấy/ Người thế gian nhờ cậy hào quang/ Được cứu bệnh dương gian trần thế…) [NL1, tr. 443, 447].

Hành trình lên mường trời với bao nghi lễ được mô tả qua các chặng đường đi của quân then, thầy Cả đại diện cho Ngọc Hoàng cấp sắc, đội mũ cho gường sở. Cái đích lớn nhất của buổi lễ đã đạt được: …Mủ triều thiên thủm mừa gường sơ/ Hào quang rủng rờ rợ xiên pi (…Mũ triều thiên đội đầu gường sở/ Hào quang sáng rực rỡ ngàn năm) [NL1, tr. 531].

Trong lễ kì yên, cầu chúc, mở đầu lời hát, thầy then thay mặt gia chủ lên hương bằng các hành động ngôn ngữ: thỉnh mời, trình báo, nộp lễ vật và xin những điều may mắn, ước mong... Những lời trình báo được kể lể, từ việc chuẩn bị lễ đến việc nhờ then giúp gia đình thỉnh lên các cửa thánh, tướng, chúa dâng,... để giải hạn, cầu khẩn:

Vằn nẩy thâu đảy lẩu lẹ mà thâng/ Cọ bôm tẻ mà cống/ Tu thế thắp cúa mà/ Tu thế xa

cúa đảy/ Tọ hác gioại bấu lọt/ Nỏp bấu thâng/ Pây riểc mọn thâng rườn.../ Páo đẳm

tổ hẩư thiên/ Páo đẳm tổ tiên hẩư chắc.../ Niệm mừ lạy tướng sang các chúa.../ Gẳm nẩy lẹ vỏ mẻ ké khỉn tâu sổ mường bân/ Mừa tâu mỉnh tâu khoăn thượng đế... (Hôm nay lo được rượu, lễ về dâng/ Cỗ bàn về cúng/ Trần thế kiếm được về/ Trần thế tìm là được/ Nhưng khác lo sợ không lọt/ Lọt không tới/ Đi gọi tiện then về tận nhà.../ Báo cao tổ được hay/ Báo thế tổ được biết.../ Tay niệm lạy tướng sang các chúa.../ Đêm nay lễ lạt của chủ nhà lên nối số mường trời/ Lên nối mệnh nối hồn thượng đế...) [NL1, tr. 331, 332].

Bằng lời ca, thầy then đưa người nghe vào những chuyện, tích xưa để giải thích

ý nghĩa lễ vật dâng cúng mời Bụt mường trời: ...Mọn sai sá khỉn thâng tiên báo/ Giắp them lẩu vủt ké mà thâng/ Giắp them cúa vủt luông mà cống/ Cốc lẩu cốc lẹ hơn rầư

oóc/ Nhỏt lẩu nhỏt lẹ hơn rầư mà?/ Mọn khỏi gỏi pây xa tẳm cốc/ Dẳng chắc vần lẩu vủt thiên nhan (...Tiện then sai “sá” lên Mường tiên báo/ Lát nữa rượu mời Bụt già sẽ tới/ Lát nữa của cải cống Bụt cả sẽ lên/ Nhưng gốc tích rượu, đồ lễ ở đâu mà có/ Cái ngọn rượu, lễ vật từ đâu lại?/ Tiện then sẽ đi tìm từ gốc tích/ Mới biết sao lại có rượu mời Bụt mường trời) [NL1, tr. 334].

Vượt qua mười hai cửa, nhà then dâng lễ vật lên Ngọc Hoàng, chư tướng. Lễ cúng được trình báo: Lủc tản thắp cúa mà/ Gường tản xa cúa đảy/ Tẩu đảy phối hương quế, mẻ hương hom/ Tẩu đảy phét lẩu Lìn/ Xa đảy bình lẩu Hỏa/ Tổm đảy sam bôm

dọa, hả bôm chay... (Con đã tìm của về/ Gường nay biện được lễ/ Kiếm được bó hương quế, ôm hương thơm/ Kiếm được vò rượu Lìn/ Tìm được bình rượu Hỏa/ Nấu được ba mâm bánh, năm mâm chay...) [NL1, tr. 471-472].

Có thể khái quát chủ đề trong các loại dân ca Tày qua bảng sau:

Bảng 3.1. Chủ đề trong các loại dân ca Tày


Đơn vị

Lượn

Quan lang

Then

Cuộc hát

giao duyên

gá nghĩa thông gia

thỉnh cầu

Chặng, khúc, lời hát (ứng với các tiểu chủ đề)

đối đáp chào mời, tâm

trạng nhung nhớ, những sắc thái trong tình yêu, trạng thái đồng cảm yêu đương, tỏ tình, giã từ nhắn nhủ

đối đáp chào mời, thử

thách, thuần phong mĩ tục, cách ứng xử tinh tế và tao nhã, cầu mong và nỗi mừng vui cho tác hợp

độc thoại kể về

chuyện tới cõi thần tiên, chuyện xưa tích cũ, cung vua phủ chúa, bách điểu bách thú bách hoa..., nguyện cầu và tạ ơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 14

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí