Những Thành Tựu Đạt Được So Với Trước Khi Gia Nhập Wto

tương ứng năm 2006: 93.6%; 6.4%, cả giai đoạn 2001-2005 là 93.2%; 6,8%)

[9, tr.13].

Trong năm 2007, các mặt hàng NK có kim ngạch lớn là máy móc, thiết bị, phụ tùng: 8.5 tỷ USD, tăng 28.2% ; xăng dầu: 6.9 tỷ USD, tăng 15.4%; thép thành phẩm: 3.2 tỷ USD, tăng 46.4%; linh kiện điện tử, máy tính:

2.5 tỷ USD, tăng 22.1%; nguyên phụ liệu dệt may là 2.3 tỷ USD, tăng 17.9%; chất dẻo nguyên liệu:2.4 tỷ USD tăng 28.6%; hoá chất nguyên liệu: 1.3 tỷ USD, tăng 24.8%; vải:3.9 tỷ USD, tăng 30.7% và sau đó là nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu như: bông, xơ các loại, linh kiện ô tô, linh kiện xe máy, giấy các loại và phân bón các loại [9; tr.13].

Thị trường nhập khẩu năm 2007 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ TQ và ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường NK của cả nước, kim ngạch NK từ ASEAN chiếm khoảng 25%, từ TQ chiếm khoảng 20%.

Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng XK, phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng với kim ngạch NK năm 2007 ước đạt 57.0 tỷ USD thì mức nhập siêu đạt mức kỉ lục hơn 10 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2006. [9, tr.14].

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong năm 2007, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp, chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư – thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ XK hiện có nhu cầu lớn; chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có rào cản thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập…Thứ hai, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn

vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của XK còn lớn, tuy Việt Nam đã trải qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc nguyên liệu bên ngoài nay lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hoá tăng nhanh làm cho giá trị nhập của Việt Nam sẽ tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hoá nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn trong tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu bằng cách đẩy mạnh XK làm cho tốc độ tăng XK cao hơn tốc độ tăng NK. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường XK hàng hoá chọn lựa các thị trường NK phù hợp thúc đẩy sản xuất.‌

2.2. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC SO VỚI TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO

2.2.1. Về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


Gia nhập WTO đòi hỏi các cơ chế chính sách của chúng ta phải phù hợp với những qui định trong WTO, không có bất cứ một ưu đãi bảo hộ nào nữa. Chính do động lực như vậy, môi trường pháp lí của chúng ta trong kinh doanh trong và ngoài nước ngày càng được hoàn thiện, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thương mại, bộ công thương đang tiếp tục thực hiện một loạt các giải pháp hỗ trợ cho các hoạt động XNK của doanh nghịêp trên một số hướng như sau. Trước hết, tập trung tăng cường các cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng XK Việt Nam. Theo hướng này, Bộ

Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 7

Công Thương đang chủ trì tiến trình đàm phán về các khu mậu dịch tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhằm dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sang các thị trường này. Các hoạt động xúc tiến cũng được tăng cường và đa dạng hoá thông qua hệ thống tham tán thương mại và các xúc tiến thương mại quốc gia.Thứ hai, tạo dựng môi trường thương mại minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, phối hợp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong các vụ kịên bán phá giá, bản quyền…xử lí các hình thức cạnh tranh không lành mạnh; tăng cường công tác vận động các nước khác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; triển khai luật cạnh tranh…Thứ ba, Bộ Công thương đang từng bước triển khai Chính phủ điện tử, tăng cường cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin với doanh nghiệp qua các cổng thương mại điện tử, hỏi đáp về chính sách thương mại…Đổi mới và khẳng định quyết tâm của Đảng và Chính Phủ Việt Nam tiếp tục sự nghiệp cải cách vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh”. Đó là kết quả của sự chỉ đạo sát sao về đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, nỗ lực thực thi của các Bộ Ngành và sự phấn đấu vươn lên của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán. Sự trưởng thành về chuyên môn, tinh thần lao động tận tuỵ, sáng tạo của đội ngũ đàm phán Việt Nam đã được chính các đối tác đàm phán và WTO ghi nhận.

Năm vừa qua cũng đa chứng kiến những nỗ lực của Việt Nam trong việc tích cực và chủ động thực hiện tư cách thành viên WTO của mình. Trước hết các bộ ngành đã dành sự quan tâm thích đáng cho việc ban hành các văn bản thực hịên cam kết WTO. Điều này củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế vào quyết tâm của chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ thành viên của mình.Thứ hai, để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của WTO, trên cơ sở Nghị quyết TW 4 của Đảng, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã ban hàng các chương trình hành động để cụ thể hoá các

nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình.Thứ ba, trong khuôn khổ WTO, chúng ta đã tiến hành đàm phán với một số đối tác đang xin gia nhập để giải quyết quyền lợi thương mại của Việt Nam. Chúng ta đã kí thoả thuận kết thúc đàm phán gia nhập với Nga, Ucraina với điều khoản công nhận kinh tế thị trường lẫn nhau, bên cạnh các cam kết về mở của thị trường cho các mặt hàng của Việt Nam quan tâm. Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực tham gia vào các Uỷ ban đàm phán và cùng các thành viên đóng góp vào nội dung các văn kiện của Vòng Doha. Trong thời gian tới, khi cơ quan đại diện tại Geneve tiếp tục kiện toàn, chúng ta sẽ có điều kiện triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, ý nghĩa hơn, nhằm hiện thực hoá tư cách thành viên của mình.

Lợi ích lớn nhất mà WTO mang lại cho ngoại thương Việt Nam chính là môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng minh bạch, thông thoáng giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển. Kinh tế năm vừa qua đạt mức tăng trưởng ngoạn mục 8.5%. Đầu tư nước ngoài có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ năm 2006 và ước đạt mức kỉ lục 20 tỷ USD trong năm 2007. Kim ngạch XK tăng hơn 20.5% đạt 48.34 tỷ USD [2]. Đây là kết quả từ những quyết tâm của Chính Phủ trong đổi mới cơ chế quản lí, nỗ lực của các ngành trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự năng động sáng tạo của các doanh nghịêp.

2.2.2. Về thị trường XK


Xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nguồn , lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu, giá cả XK, công tác quảng cáo tiếp thị … đến thị trường XK. Trong các yếu tố trên, thị trường XK là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi nó tác động đến hầu hết các yếu tố khác và sự tăng trưởng của tổng kim ngạch XK. Trong năm đầu tiên gia nhập WTO, thị trường XK đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng các châu lục khác ngoài Châu Á tăng cao.

Châu Á hiện vẫn là thị trường NK hàng của Việt Nam nhiều nhất, chiếm trên 45% tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng XK của Việt Nam vào thị trường Châu Á đang giảm dần do XK đạt vào thị trường này tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của các châu lục. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mĩ và lớn thứ nhất trong khu vực Châu Á. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. TQ là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn thứ tư thế giới và lớn thứ hai Châu Á của Việt Nam. Thị trường này là một trong những thị trường gần, tiềm năng của nước ta đang được dần dần khai thác.

Đối với thị trường Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong năm đầu tiên gia nhập WTO chúng ta đã đạt những bước tiến quan trọng. Trong năm vừa qua chúng ta đã tận dụng tốt những cơ hội để thâm nhập sâu vào thị trường này. Các mặt hàng chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ đó là: hàng dệt may, hàng thuỷ sản, giày dép, sản phẩm gỗ, cà phê.

Thị trường EU, với đặc điểm là một thị trường tương đối khó tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như xuất xứ, đóng gói vệ sinh an toàn thực phẩm khá chặt chẽ vì thế hàng Việt Nam khi xuất sang các nước EU cần đặc biệt lưu ý vấn đề này. Trong năm 2007, hệ thống kiểm tra an toàn vệ sinh và phong trào khuyến khích áp dụng các qui trình chuẩn đã giúp hàng XK của Việt Nam sang thị trường này ngày càng đa dạng và được ưa chuộng. Các mặt hàng XK chủ lực sang thị trường này là các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa và đồ thủ công mĩ nghệ. Trong thời gian tới chúng ta sẽ nâng cao năng lực sản xuất hàng XK đủ khả năng vượt qua những hàng rào phi thuế của EU.

2.2.3. Về cơ cấu các mặt hàng XNK


Sau khi gia nhập WTO, cơ cấu hàng hoá XNK của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực.

Về XK, cơ cấu các măt hàng XK của Việt Nam đang có xu hướng tăng dẫn tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng chất xám và kĩ thuật, giảm XK các sản phẩm thô. Xu hường này được thể hiện rõ nhất thông qua chỉ tiêu XK dầu thô của nước ta ngày càng giảm (Năm 2007 đạt 8.4 tỷ USD, và sẽ tiếp tục giảm trong năm tiếp theo). Năm vừa qua chúng ta đã XK mặt hàng điện tử và linh kịên điện tử đạt kim ngạch lên tới 2.2 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng kỉ lục. Trong thời gian tới, các mặt hàng XK như dầu thô, nguyên vật liệu dự tính sẽ có kim ngạch giảm dần.

Về cơ cấu hàng NK: năm vừa qua, cơ cấu NK cũng được các doanh nghịêp tập trung cho mục tiêu sản xuất và đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó chúng ta cũng cố gắng sản xuất những mặt hàng có thể thay thế hàng nhập khẩu. Tìm các nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước để không phải nhập từ bên ngoài nữa, đồng thời cũng giảm thiểu chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp.

2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ


2.3.1. Hạn chế xét trên phương diện kinh tế vĩ mô


2.3.1.1. Tình hình nhập siêu vẫn còn đáng lo ngại


So sánh 7 năm trở lại đây, có thể thấy rằng nhập siêu của nước ta gia tăng khá nhanh: năm 2000 nhập siêu 1,154 tỷ USD; năm 2001 là 1,189 tỷ USD; năm 2002 con số này là 3,040 tỷ USD; năm 2003 tăng vọt lên 5,107 tỷ USD; năm 2004 là 5,484 tỷ USD; năm 2005 là 4,314 tỷ; năm 2006 4,805 tỷ; năm 2007 đạt 12,443 tỷ USD, bằng 25.6% tổng kim ngạch XK (gấp đôi so với mức 12.13% năm 2006), vượt xa tỉ lệ bình quân từ năm 1998-2006 (14,9%) [17, tr.23]. Như vậy sau 7 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thời kì 2001-2010, 2 năm thực hiện kế hoạch năm năm 2006-2010, mục tiêu “kiềm chế đựơc nhập siêu phấn đấu tới cân bằng hợp lí cán cân XNK”

không những chưa thực hiện được mà mức nhập siêu sau khi gia nhập WTO của nước ta còn đạt cao hơn. Lí do khiến năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO nhập siêu lại tăng đột biến là do : Thứ nhất, ở đầu vào nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu 8 loại nguyên liệu chủ yếu đạt 17,860 tỷ USD, nhưng nếu qui giá năm 2006 thì chỉ đạt 15,234 tỷ USD tức là chỉ tăng 2,583 tỷ USD và 20.41% so với năm 2006 [7; trang 23]. Như vậy, 2,626 tỷ USD chênh lệch là do sốt nóng giá nguyên liệu thế giới và đây chính là “thủ phạm chính” dẫn đến mức nhập siêu tăng đột biến. Thứ hai, cho dù kim ngạch XK của nước ta trong năm qua đã đạt hơn 48 tỷ USD, với tốc độ tăng hơn 21%, nhưng khoản chúng ta được hưởng do giá cả thế giới sốt nóng lại nhỏ hơn nhiều so với khoản thua thiệt trong đầu vào nhập khẩu. Đặc biệt đáng lo ngại là các mặt hàng XK chủ lực của chúng ta đang giậm chân tại chỗ, thậm chí giảm mạnh trong đầu năm 2008 càng làm cho tình trạng nhập siêu càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, tổng kim ngạch XK 8 mặt hàng chủ lực năm 2007 tuy đạt 15,625 tỷ USD nhưng nếu qui về giá năm 2006 thì chỉ đạt 13,501 tỷ USD [18, tr.23]. Điều này cho thấy hiện tượng sốt nóng giá cả trên thị trường thế giới đã khuếch đại kim ngạch XK lên 1,764 tỷ USD. Các tính toán nói trên cho thấy hai điều. Trước hết, tuy giá hàng XK tăng, nhưng tăng quá thấp so với giá hàng nhập khẩu. Vậy nên khoản lợi được hưởng còn quá nhỏ so với khoản thiệt phải chịu. Tiếp theo, trong khi nhu cầu nhập khẩu hầu như tất cả các loại hàng hoá chủ yếu nói trên của chúng ta đều tăng phi mã, thì tổng nguồn của 8 mặt hàng này lại giảm nhẹ trong thời gian vừa qua. Điều này cũng khiến cho nhập siêu tăng cao. Thứ ba, việc nhập siêu đạt kỉ lục chưa từng có về qui mô và tăng đại nhảy vọt về tốc độ trong năm 2007 còn do tốc độ đầu tư của nền kinh tế nước ta. Bởi để thúc đẩy kinh tế không có cách nào khác là phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại đầu tư cho phát triển.. Tình trạng nhập siêu đáng lo ngại đang là một hạn chế to lớn đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO.

2.3.1.2. Hạn chế trong công tác XTTM


Việt Nam đã gia nhập vào WTO, điều này đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên một thực tế nhận thấy khi tham gia thương mại thế giới là dù sản phẩm nước ta có chất lượng giá cả lại phải chăng, nhưng người tiêu dùng nước ngoài cũng như các doanh nghiệp quốc tế còn chưa biết đến. Điều này cũng một phần là do công tác xúc tiến thương mại của chúng ta chưa được hiệu quả, chưa hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng hoạt động hoạt động XTTM vĩ mô trong thời gian vừa qua đã có những tác động quan trọng đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh XK tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên hoạt động XTTM còn nhiều hạn chế về cả mặt nội dung và phương thức chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là do nhận thức về XTTM chưa đầy đủ, nguồn lực XTTM còn hạn chế, phân tán, năng lực của các tổ chức XTTM còn yếu kém thiếu tính liên kết. Điều này được thể hiện qua một số điểm như sau:

Thứ nhất, khung pháp lí về XTTM còn nhiều điều đáng bàn. Luật TM (sửa đổi) năm 2005 đã bước đầu tiếp cận khái niệm thương mại và XTTM ở phạm vi rộng hơn. Đây là một tiến bộ rất quan trọng làm tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động XTTM cả về chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của chính phủ qui định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động XTTM cũng chỉ đề cập tới hoạt động XTTM ở lĩnh vực cụ thể như: khuyến mãi quảng cáo thương mại, hội trợ triển lãm thương mại. Pháp luật hiện hành về XTTM cũng mới chỉ điều tiết hoạt động XTTM của doanh nghiệp, chưa có qui định chung đối với hoạt động XTTM của các

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí