Giọng Điệu Khách Quan Gai Góc, Lạnh Lùng


Trong một tác phẩm có thể tồn tại những giọng điệu, những sắc điệu khác nhau song bao giờ trong tác phẩm cũng có một giọng điệu chủ đạo nào đó. Trong tác phẩm văn xuôi, giọng điệu chủ yếu được thể hiện qua lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

Qua khảo sát những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh ta thấy sự phong phú trong giọng điệu. Người kể truyện trong tác phẩm có nhiều giọng điệu khác nhau trong đó nổi lên giọng điệu trữ tình khi thì sâu lắng, ấm áp; lúc thì trầm buồn da diết hoặc đau đớn, xót xa (Người ở bến Sông Châu, Đêm làng trọng nhân, Tiếng bìm bịp mùa nước nổi, Mây bay cuối

đường, Đi qua đồng chiều…; Giọng khách quan gai góc, dữ dội, lạng lùng (Nơi hoang dã đồng vọng, Nanh sấu…), giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt ( Chiếc nón mê thủng chóp, Giếng cạn, Những vùng trời của họ, Chuyện gia đình bạn tôi, Làng động, Đêm mùa hạ tuyết rơi, Mùa trâu ăn sương….)

4.2.1. Giọng điệu trữ tình mộc mạc

Với giọng điệu trữ tình, mộc mạc Sương Nguyệt Minh đã tiếp nối truyền thống của dân tộc : “Chất giọng hồn nhiên mộc mạc, sống động, giàu hình ảnh của dân gian vốn diễn ra qua lịch sử hàng nghìn năm, nay lại thấm vào nhà văn như một thuộc tính thẩm mỹ ổn định làm thành thói quen biểu đạt của các thế hệ văn nhân trên mọi thể loại khác nhau” [41;77]. ë Sương Nguyệt Minh giọng điệu trữ tình mộc mạc biểu hiện rõ ở chất thơ trong những trang viết các yếu tố lời hát dân ca.

Đọc những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh một cách hệ thống ta dễ nhận thấy Sương Nguyệt Minh có lối dẫn chuyện không cầu kỳ, không vòng vo nhưng có sức lôi cuốn bởi chính những chi tiết sống động mà chỉ có những người gắn bó với máu thịt với vùng đất ấy mới có thể tái hiện lại hấp dẫn như vậy. Cũng là cây đa, bến nước, sân đình, những chuyện xóm giềng dòng họ nhưng không hề bị lẫn với những tác phẩm viết về nông thôn của nhiều tác gia đã thành danh khác. Đọc truyện Người ở bến Sông Châu,


người đọc không khỏi bị ám ảnh bởi mảnh đất bán sơn địa vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Hồng, vừa mang đặc trưng của vùng núi trung du Bắc Bộ: “ Gió núi thổi rười rượi kéo những đám mây mầu xám nặng nề bay trên mặt đầm đang thẫm dần. Tiếng mõ gọi trâu lốc cốc lần trong tiếng sáo réo rắt từ chân núi vọng đến. Người thôn quê lam lũ ở đồng cỏ, thung dâu, mặt đầm ….đang lục tục kéo nhau về. Các quán cóc xập xệ ven đường đã lên đèn” (Mây bay cuối đường), hay cảnh những ngày cuối vụ gặt trên những cánh đồng quê: “Tháng năm âm lịch. Cuối vụ gặt. Nước lấp xấp đồng chiều trơ gốc dạ. Thỉnh thoảng sót lại một vài đám ruộng nhà ai đó chưa gặt, lúa trĩu bông vàng suộm. Tiếng dế nỉ non và tiếng chẫu chuộc nhảy tõm xuống nước. Muồm muỗm, cào cào, châu chấu nhiều vô kể, đậu xúm xít hai bên bờ cỏ, có con xoè áo khoác xanh, áo cánh đỏ làm dáng. Bước chân trâu đánh động những sinh vật nhỏ nhoi của cánh đồng bay rào rào lên thành muôn nghìn chấm trên không trung. Khói xanh ở gò Mã Giáng ngún thành vệt dài theo chiều gió nam thổi. Bọn trẻ trâu đang vơ rơm rạ khô, bùi nhùi bỏ thêm vào đống lửa đỏ. Mùi khói rơm mới lẫn mùi cào cào, muồm muỗm nướng thơm ngầy ngậy” (Đi qua đồng chiều). Những trang văn của Sương Nguyệt minh thấm đẫm chất quê, một quê hương thật bình dị, êm ả. Chắc chắn phải là người gắn bó máu thịt và yêu quê hương thiết tha mới có được giọng văn có tình đến thế.

Thành công của Sương Nguyệt Minh là đã tìm cho mình một vùng đất riêng để “đi về”. Đơì sống nơi vùng quê được anh tái hiện thật chân thật, sống động và có sức lôi cuốn, cảm động ; người đọc thấy rõ cái tâm của người viết trong từng trang văn. Sương Nguyệt Minh viết có tình lắm. Từng câu, từng chữ đều thấy cái tình của người viết rưng rưng. Hình ảnh người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó, lo bữa ăn cho các con giữa buổi giáp hạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

được dựng lên rất ấn tượng. Từng động tác của người mẹ được tái hiện như chứa đựng sự ngậm ngùi của đứa con khi hoài vọng về quá khứ: “ Dạo mẹ tôi chưa mất, đêm nghe sóng vỗ bì bọp đập vào chân núi, mẹ tôi cứ lo, trằn trọc không ngủ được. Sáng ra thấy vịt trời kiếm ăn chỏng ngóc đít lên, năn


Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 14

lác, rong rêu dạt vào bờ đầm, cha tôi lại ngao ngán thở dài, oán trời trách

đất. Mẹ tôi đong gạo nấu cơm, ngần ngừ đắn đo rồi bốc một nắm bớt lại”.(

Mây bay cuối đường)

Nhân vật trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh chủ yếu là những con người nhân hậu. Những nhân vật phản diện thường không nhiều và không phải là đối tượng đặc tả. Những vấn đề chủ yếu anh khai thác xoay quanh những mối quan hệ mang tính truyền thống: Tình cảm vợ chồng, tình cha con, tình đồng đội…Những mối quan hệ gia đình gắn bó ấy mang lại một không khí xúc động cho tác phẩm. Một tình yêu lãng mạn và chung thuỷ bên dòng sông thơ mộng gợi lên những rung động thẩm mĩ trong lòng người đọc ( Người ở bến Sông Châu). Một mái ấm gia đình với biết bao mối quan hệ ràng buộc vô hình mà bền chặt khiến người con chịu nhiều mất mát trong chiến tranh không nỡ rời xa (Đêm làng Trọng Nhân). Một mái nhà đơn sơ trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ đầy mơ mộng tạo nên tiếng gọi con người ở lại với quê hương (Mây bay cuối đường). Ngay cả khi con người sống giữa khung cảnh thiên nhiên đầy biến động, những lúc cô đơn con người đều tìm về quê hương như tìm về với con người thật, về với tuổi thơ của mình. “Về quê! Tôi về với mẹ. Về quê! Giải pháp tìm sự bình yên ở ngoài căn nhà của mình” (Ngày xưa nơi đây là cửa rừng, Những bước đi vào đời, Mùa trâu ăn sương…)

Giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn biểu hiện ở nhiều cung bậc khác nhau, không chỉ là giọng điệu trữ tình ấm

áp mà đôi khi là giọng trầm buồn, da diết gợi nhiều suy ngẫm như: “Tôi dắt xe máy ra khỏi cổng thì chị dâu tôi cũng gánh rau răm đi chợ Bút. Một gánh rau răm những một trăm bó, một bó chỉ bán được năm mươi đồng, mười gánh rau răm mới đủ tiền đóng một xuất đinh đóng góp xây mộ tổ. Nhà anh trai tôi : tám thằng con trai cộng với anh tôi là chín xuất đinh; ba

đứa lớn lấy vợ rồi đưa nhau vào ở tít trong Tây Nguyên, còn năm đứa nữa vẫn lông nhông ở nhà. Bao giờ chị dâu mới gánh đủ chín mươi gánh rau răm đi chợ? (Đi trên đồng năn). Có khi là giọng điệu trần thuật đau đớn xót


xa: “Người nhà quê chỉ dùng lại đồ cũ, đồ hạng ba: Xe máy cũ, quần áo cũ, hàng hoá chất lượng thấp đều do người thành phố tuôn về. Họ bắt nạt sự ngu dốt của thôn quê. Còn các đồ ngon nhất, người nhà quê lại đem ra thành phố: Rau sạch, gà ri, lợn ỉn…Bao nhiêu đồ ăn ngon người nhà quê

đều cắp củm dành dụm mang bán cho người thành phố. Lẽ sống đời của người nghèo nông thôn vẫn là buôn trầu ăn chũm cau. Người nhà quê đều là người nghèo. Khổ thế!” (Đi qua đồng chiều).

Dõi theo từng truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh ta thấy nhà văn có sự chuyển đổi điểm nhìn rất linh hoạt, có khi mượn lời nhân vật để bộc bạch những suy nghĩ, tâm trạng. Nhìn chung giọng điệu trong văn Sương Nguyệt Minh vẫn thống nhất ở giọng điệu trữ tình thể hiện rõ một tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa như tính cách bên ngoài của chính tác giả. Đúng như lời nhận xét của Hoàng Long Giang về nhà văn Sương Nguyệt Minh

:“Những thân phận chìm nổi, những lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của thôn quê, anh bê vào văn chương như một món nợ với quê hương”.

Giọng điệu trữ tình còn được gợi lên thể hiện ở chất thơ qua những trang viết, những câu thơ, lời hát dân gian. Là một người yêu thơ, có một vốn văn hoá sâu rộng Sương Nguyệt Minh thường lồng ghép những vần thơ

đan xen trong từng truyện ngắn tạo cho câu văn có sự mềm mại, bộc lộ sâu hơn thế giới tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, tạo nên dư ba cho tác phẩm. Trong Đi qua đồng chiều, dòng tâm trạng của Na hiện ra rõ hơn khi tác giả viết lại những dòng thơ của nhân vật cảm nhận về cuộc sống nơi thôn quê tù đọng: “Buồn! Tôi lại nghĩ về những sinh linh ở làng: Nhỏ nhoi. Mong manh .Và bấy dậy…”

“ Đi qua liêu trai đồng chiều! Bỏ lại cuộc sống xô bồ, đập va Tôi đi qua, anh đi qua

Hãy lắng nghe…”


Trong Hoàng hôn màu cỏ biếc là sự đồng cảm đầy suy tư của người nghệ sĩ với một người phụ nữ thôn quê: “Ngân sẽ sống ra sao nhỉ? Vẫn phải sống. Con người vẫn phải sống. Tôi lặng người, tôi xót xa chạnh lòng

…chạnh lòng ngoái lại xa xôi

cái màu áo cỏ đứng ngồi đâu đây vui, thì chưa đủ gang tay

buồn, ai nỡ buộc tháng ngày dở dang”

Xen lẫn những lời thơ còn có cả những lời hát dân ca làm cho những tác phẩm văn chương của Sương Nguyệt Minh như mềm hẳn đi, da diết hơn, dư âm của những câu văn đọng lại lâu hơn trong hồn người. Đó cũng chính là điều làm nên phong cách riêng trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh.

4.2.2. Giọng điệu khách quan gai góc, lạnh lùng

Giọng điệu mỗi tác phẩm có sự khác nhau về sắc thái nhưng với Sương Nguyệt Minh đã có chất giọng mang nét phong cách riêng : Giọng khách quan, dí dỏm pha chút mỉa mai tinh quái. Từ điểm nhìn khách quan nhà văn mô tả những sự việc thông qua những dòng miêu tả, nhà văn bộc lộ nụ cười dí dỏm của mình. Là một nhà văn có cách tiếp cận và khám phá hiện thực sắc sảo, càng ở giai đoạn sau này giọng văn của anh càng trở nên phong phú và nổi bật hơn cả là giọng văn khách quan, gai góc, lạnh lùng.

Với ngôn ngữ rất gần với cuộc sống, nhà văn đưa cái hiện thực cuộc sống vào trong văn học thông qua lớp từ ngữ không cần đẽo gọt vì thế mà trong Nơi hoang dã đồng vọng, khi chứng kiến cảnh tàn nhẫn của con người với loài vật và chính đồng loại của mình chắc hẳn người đọc không khỏi ngậm ngùi xót xa: “Ông chủ xoay gông đẩy cái chốt lên cao. Khi cái chỏm đầu con mèo trắng nhô khỏi lỗ tròn ở đỉnh lồng, ông chốt chặt lại. Bốn thực khách mặc com lê màu tối ngồi bết lên bốn cái ghế cũng bằng gốc cây cưa phẳng chầu quanh lồng mèo. Chát. Dùi đục phang mạnh. Miếng


chỏm đầu con mèo trắng bay ra khỏi lưỡi tràng bạt sáng loáng. Eo. Mốo

trắng vẫn kịp gào lên một tiếng. Rồi nước đái nó tức thì bắn vọt vào mặt

ông chủ. Thân mèo co rút giật giật. Cả bốn thực khách cười hô hố. c. c. Rượu tràn ly. Bốn vị cầm bốn thìa con múc . Mỗi lần thìa thọc vào óc con mèo, chân nó lại co lên. Mẹ kiếp ! Mưa. Lắc rắc những hạt bụi nhỏ rơi xuống nước chấm, rơi xuống đầu khách. Lạnh lạnh ở gáy,tóc nhơm nhớp. Vị khách mặt chuột, người nhỏ thú ngước nhìn lên vòm lá: Nước đái mèo. Trời ơi!”. Với giọng văn khỏch quan, lạnh lựng Nơi hoang dó đồng vọng đó đề cập tới sự tàn nhẫn, vụ cảm của con người với thế giới loài vật và với chớnh đồng loại của mỡnh. Những con thỳ đang mang thai lại là mún ăn cõu khỏch để tẩm bổ, để giải đen. Chỉ một quỏn ăn nhỏ mà xảy ra biết bao điều độc ỏc và hậu quả thật trớ trờu - vợ ụng chủ lại bị chớnh loài rắn độc cắn teo cơ phải sống chung với lũ chuột trong ngụi nhà cuối vườn: “lũ chuột đang gặm nhấm cỏi chõn gỗ đặt bờn giường bà chủ. Một con chui vào trong, chỉ cũn thấy cỏi đuụi lấp lú thũ ra. Ba bốn con nữa chõu đầu vào mỏm chõn teo của bà. Đớt đỏ, trụi lụng, chổng lờn, đầu chỳng chỳi xuống gặm gặm..”… “Bà chủ giật thút ỳ ớ kờu khụng thành tiếng. Bà nhỡn cỏi mỏm chõn cụt đó teo: chuột gặm nham nhở, xương chỡa ra trắng hếu” [16;23 ]

Với vốn ngôn từ phong phú, Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho những tác phẩm truyện ngắn nhiều chi tiết, đa giọng điệu, miêu tả hiện thực đôi khi đến nghiệt ngã, thô ráp phục vụ ý đồ sáng tác của mình. Trong Nanh sấu, nhà văn không ngần ngại đưa ra một bài học sâu sắc cho những kẻ đánh mất mình vì những dục vọng cá nhân, những kẻ quên đi một thời lửa đạn lao vào cuộc sống hưởng thụ với những ham muốn dục vọng tầm thường để rồi nhận một kết cục đau đớn. Với giọng văn khách quan, lạnh lùng, Sương Nguyệt Minh không ngần ngại miêu tả chi tiết “Lê Mãnh nằm nghiêng, người cứng đờ. Xương cụt ông bị chọc choe choét máu. Cái nanh sấu trắng vấy máu tươi rơi xuống nền nhà. Giang chột dạ sờ lên cổ. Cô


nhìn ông đạo diễn nhắm nghiền mắt, tay ông còn nắm chặt cái quần xilíp màu đỏ(Nanh sấu). Hình ảnh những bộ đồ lót vốn là hình ảnh ít tế nhị ( là hình ảnh cấm kị với văn chương xưa) nhưng Sương Nguyệt Minh sử dụng để ẩn dụ cho những vật chất hoá tầm thường, những con người không biết trân trọng tình cảm chân chính, chạy đua theo lối sống vật chất hoá. Điều này cũng được đề cập trong Đêm mùa hạ tuyết rơi, nàng đã tâm sự cùng chàng về những cuốn sách xắp được in ra bằng giọng giọng lạnh lùng đến ghê người: “ Bút ký chân dung sẽ in 2 vạn cuốn khổ 14 x 20,5, dầy 200 trang, giá tiÒn mỗi cuốn 27 ngàn đồng. Nhuận bút 10% sẽ là 54 triệu đồng, anh ạ. 54 triệu sẽ mua được 100 bộ đò lót giống như bộ underwear màu lửa anh tặng em”. Dùng những hình ảnh thực nhà văn đã làm nổi bật lối sống thực dụng của con người trong xã hội hiện đại.

Trong Mùa trâu ăn sương, nhà văn đã cho người đọc đôi lúc phải rùng mình khi miêu tả cảnh tượng bà chủ lò mổ Mộng Hoa cầm búa đập chết con trâu: “ Các anh phải biết rằng: con trâu ít khi giữ đầu một tư thế, thường ngẩng lên, cúi xuống - Chị chủ Mộng Hoa vẫn bình thản cắt nghĩa - Người giỏi ra đòn là khi con trâu cúi xuống, bất ngờ đập búa dứt khoát, đập trắc, nhanh, trúng huyệt gáy…độp. Tôi chỉ kịp nghe một tiếng đập lạnh, khô khốc thì con trâu dái đã ngã quỵ, miệng kêu ồ…ồ rồi lịm hẳn, mắt trợn ngược, trắng dã. Tôi bàng hoàng cứ như bị đánh mạnh một cú vào gáy”.Với ngôn ngữ trần thuật rất gần với đời sống, giọng văn gai góc, lạnh lùng, tất cả hiện lên đằng sau những lời kể, mặc dù chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tất cả những gì đang diễn ra hết sức chân thực.

Chiếc nún mờ thủng chúp, nhà văn sử dụng giọng văn lạnh lựng, khỏch quan của mỡnh để búc mẽ, để làm nổi bật cỏi kệch cỡm giữa sự đua đũi kiểu vụ học và phờ phỏn văn hoỏ sống tối thiểu của mỗi con người. Đưa những hỡnh ảnh sống sớt ấy vào trong văn chương với giọng điệu lạnh lựng, nhà văn đó ngấm ngầm phơi bày một hiện thực đỏng buồn về sự tha


hoá, xuống cấp về đạo dức của một bộ phận người trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, một điều đáng ghi nhận ở văn chương Sương Nguyệt Minh là dù đưa hiện thực đời sống một cách thô ráp, đưa những từ ngữ không cầu kỳ, đẽo gọt; sử dụng những hình ảnh thật vào trong văn chương của mình nhưng nhà văn vẫn giữ vững phong cách của mình. Ông không vì phản ánh hiện thực bằng phương thức khách quan gai góc mà biến những trang văn của mình thành bãi chiến trường xô bồ, ngổn ngang hoặc rơi vào tự nhiên chủ nghĩa.

4.2.3.Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt

Nhìn chung văn học Việt Nam 1945-1975 tương đối nhất quán về giọng điệu và nó chính là sự đơn điệu. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca, lạc quan bao trùm lên tất cả, che lấp mất đâu đó có vài ba giọng hoài nghi, buồn thương, đau xót nhưng sau 1986, văn học trở nên đa diện hơn, các nhà văn được tự do viết theo giọng của mình.

Văn học trước những năm 1980 của thế kỷ trước luôn hướng tới những vấn đề thời đại trang nghiêm, cao cả liên quan đến vận mệnh dân tộc nên hầu như không thể hiện cảm hứng trào lộng. Đôí lập với chất giọng ngợi ca, khẳng định của giai đoạn trước là chất giọng mỉa mai giễu nhại của truyện ngắn 1986-2006. Các nhà văn sử dụng tiếng cười vào những phạm vi hiện thực lố lăng đáng phê phán. Cảm hứng trào lộng gắn liền với sự phát hiện ra cái xấu và nhu cầu thể hiện cái xấu. Do đó chất giọng hài hước, mỉa mai trở thành phương tiện để thể hiện tính tích cực xã hội của văn học. Đó là khả năng phơi bày các mặt trái, các trạng thái phản tiến bộ, những chân dung lố bịch.

Những biến động của đời sống xã hội trong thời đại hiện đại đã chi phối sâu sắc đến cảm hứng và tư duy nghệ thuật của nhà văn. Với quan niệm về một hiện thực ngổn ngang, bề bộn, về cái đương đại chưa hoàn thành. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh có sự đan xen, pha trộn nhiều giọng điệu nhưng nổi bật hơn là giọng mỉa mai,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí