Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 16


thức về cuộc sống. Trong quá trình xây dựng nhân vật, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện những cách tân nghệ thuật đặc sắc. Không gian nghệ thuật không chỉ là phương tiện phản ánh mà trở thành đối tượng được dụng công miêu tả, nó chứng tỏ một quan niệm đầy đủ, khách quan hơn về mối quan hệ giữa con người và hiện thực. Đặc biệt nhà văn luôn để cho các nhân vật tự lên tiếng nên nhân vật luôn được khám phá trong sự phức tạp và biến động của thế giới nội tâm bên trong con người. Những quan sát và miêu tả tâm lý nhân vật ngày càng tỏ ra tinh nhạy và sắc sảo hơn. Nhà văn đã nắm bắt được những nỗi niềm sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người, cả đời sống bản năng, tâm thức, vô thức. Sương Nguyệt Minh còn đặt nhân vật của mình trong một khung cảnh thiên nhiên gợi tâm trạng và qua các chi tiết điển hình để có thể khắc hoạ được rõ nét hơn những nét tính cách điển hình đó. Anh cũng để cho nhân vật mình tự lên tiếng, vì thế đối thoại và độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp đắc lực trong việc khắc hoạ thế giới nội tâm bên trong đầy phức tạp, đa dạng của nhân vật.

Từ tập truyện Dị hương, Sương Nguyệt Minh đã thực sự chinh phục bạn đọc ở khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Tiếp bước những nhà văn đi trước sử dụng yếu tố kỳ ảo trong sáng tác, Sương Nguyệt Minh đã góp phần mang lại sự đổi thay đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống văn học từ quan niệm về hiện thực, bản chất, chức năng của văn học, quan niệm về con người và đặc biệt hơn cả yếu tố kỳ ảo là một trong những nhân tố làm nên sự thành công truyện ngắn Sương Nguyệt Minh và cho ta thấy sự đổi mới trong quan niệm văn học Việt Nam đương đại. Yếu tố kỳ ảo góp phần tạo ra sự cách tân trong quan niệm nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh về con người, đa dạng hoá góc nhìn đời sống. Sự độc đáo của yếu tố kỳ ảo biểu hiện trên tất cả các phương diện : hệ thống nhân vật, không gian thời gian nghệ thuật, tình huống và chi tiết… Với yếu tố kỳ ảo, Sương Nguyệt Minh đã phát huy hết thế mạnh của loại hình ngôn ngữ theo


hướng “cực ảo, cực chân” rất duy tâm nhưng cũng vô cùng duy lý, mở ra nhiều hướng tìm tòi cho cả người viết và người đọc.

Ngôn ngữ và giọng điệu là một phương diện quan trọng, thể hiện sự sự độc đáo của cây bút trẻ này. Qua ngôn ngữ truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng ta thấy được ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ngôn ngữ giàu chất thơ và đặc biệt mỗi kiểu nhân vật lại có một đặc trưng ngôn ngữ riêng. Mỗi đặc trưng ngôn ngữ lại mang bản sắc riêng của từng vùng miền, từng kiểu người tạo nên sự đa dạng về ngôn ngữ. Giọng điệu trần thuật càng trở nên phong phú, linh hoạt hơn. Nhà văn không chỉ có chất giọng khách quan gai góc, lạnh lùng, giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt mà còn có chất giọng trữ tình mộc mạc thể hiện tình cảm đằm sâu. Dù ở hình thức nào thì với đặc thù là văn chương, sáng tác của Sương Nguyệt Minh vẫn là những áng văn có chất giọng mượt mà, dù có những lúc tỉnh táo, khách quan đến sắc lạnh nhưng vẫn nồng ấm, nhân hậu và thiết tha với cuộc sống.

Với những thành quả lao động nghthut đã đạt được đủ để khẳng định Sương Nguyệt Minh là nhà văn có bản lĩnh, có ý thức tìm tòi, thể nghiệm và vượt lên chính mình. Những tác phẩm truyện ngắn đã khẳng định sự đóng góp đáng khâm phục của nhà văn trong sự vận động của thể loại truyện ngắn nói riêng và văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung. Hi vọng rằng, với sự đam mê sáng tạo và một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, nhà văn quân đội này có thể đi xa hơn nữa trong sáng tác truyện ngắn, một thể loại đầy duyên nợ của mình.


Danh mục tài liệu tham khảo

A. Sách lý luận , các chuyên luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1. M. Bakhin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch),

H. Trường viết văn Nguyễn Du, 1992

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 16

2. Lê Nguyên Cẩn, Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, NXB Giáo dục, H.1999

3. NguyƠn HuƯ Chi, Một vài phương diện về tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 5/1

4. Nguyễn Văn Dân (1999), nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục

5. Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề lý luận Văn học so sánh, NXB Khoa học xã hội, H. 1995.

6. Đặng Anh Đào, Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, H. 1995.

7. Hà Minh Đức ( chủ biên) (1995), Lý luận văn học, NXB Giáo dục

8. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Đỗ Dức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội

10. Nguyễn Thái Hoà (2000) Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục

11. M.B Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn- Nguyễn Minh dịch, NXB Tác phẩm mới , Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới , NXB GD

13. Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và gỉang dạy, NXB Giáo dục.

14. Phương Lựu (chủ biên) 2002, Lý luận văn học ,NXB Giáo dục


15. Nhiều tác giả (2001) Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá thông tin

16. Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên

17. Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục 18.Trần Đình Sử (1992), Dẫn luận Thi pháp học, NXB Giáo dục

19. Trần Đình Sử (2000), Lý luận phê bình văn học, NXB Giáo dục

20. Trần Đình Sử (1992), Thi Pháp học hiện đại, NXB Giáo dục , Hà

Nội

21. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2008), SGK Ngữ Văn 12, NXB

Giáo dục

22.Bùi Việt Thắng (2007), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

B. Tác phẩm, bài viết, luận văn

23. Trần Hoàng Anh (2009), Dị hương và lối viết như nhập đồng, Tiền phong cuối tuần , số 47, tr 5,6.

24. Vò TuÊn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học số 4 Tr 15-19

25.Vò TuÊn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Văn hoá số 9 tr 29-31

26. Thủ An na (2009), Dị hương lên tiếng …bảo vệ đàn ông, Thể thao và văn hoá Tr3

27. Nguyễn Thị Bình (2001) Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau năm 1975, Văn học số 3 Tr 40-43

28. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975( Khảo sát trên những nét lớn), Luận án PGS Khoa học Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H, 1996.

29. Nguyễn Minh Châu (1985) Bến quê, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội


30. Nguyễn Minh Châu (1987) Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh hoạ, Văn nghệ số 49-50

31. Trần Cương (1995), Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80, văn học ,số 4, Tr 34-36

32. Trần Thanh Đạm (1989), Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương, Văn nghệ, số 1, Tr 22-25

33. Đặng Anh Đào (1993), Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay, Văn học số 3 Tr32-36.

34. Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hôm nay, Văn học số 6, Tr43-47.

35. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Văn học số 7, TR4-6.

36. Lưu Thị Thu Hà (2008), Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ góc độ hình thức thể loại, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội

37. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80, Văn học số 3 Tr 52-58

38. Nguyễn Thị Huyền Hậu, Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ 1986-2000 viết về chiến tranh, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường ĐHKHXH&NV, HN

39. Lê Thị Hường (1995), Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay, Văn học số 4,Tr29-33.

40. Tôn Lan Phương (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn học thời kỳ đổi mới, Văn học số 9, Tr 44-48

41. Sương Nguyệt Minh (2007) Chợ Tình, NXB Thanh niên, Hà Nội

42. Sương Nguyệt Minh (2009) Dị Hương, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

43. Sương Nguyệt Minh (1998) Đêm làng Trọng Nhân, NXB QĐND

44. Sương Nguyệt Minh (2005) Đi qua đồng chiều, NXB Thanh niên, Hà Nội


45. Sương Nguyệt Minh (2005) Mười ba bến nước, NXB Thanh niên, Hà Nội

46. Sương Nguyệt Minh (2001) Người ở bến Sông Châu, NX Hội nhà

văn

47. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn xuất sắc viết về chiến tranh,

NXB Hội nhà văn

48.Nhiều tác giả (2008), Nợ trần gian, NXB Hội nhà văn Hà Nội

49. Phạm Thị Phương (1998), Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện ngắn, Văn học, số 4, Tr 95-98.

50. Bùi Việt Thắng (2000), Một bước đi của truyện ngắn, Nhà văn, số 1, Tr 32-37

51. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Truyện ngắn, NXB Hội nhà văn Hà

Nội

52. BÝch Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau

1975 qua hệ thống mô tip chủ đề, Văn học, số 4, tr25-28

53. BÝch Thu (1995), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Văn học số 9, tr33-36

54. Khuất Quang Thuỵ (2005), Cuộc hành trình không bờ bến (Lời giới thiệu tập truyện Mười ba bến nước), NXB Thanh niên, Hà Nội

55. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Văn học số 2, Tr 34-41

56. Yên Trang, Nhà văn Sương Nguyệt Minh từ trục trặc tới “mùa

được giải”, http: //ca.cand.com.vn (10/01/2006)

C. Các trang Web

WWW. Vannghe.com.vn WWW. Tapchinhavan.vn

WWW. Evan.com.vn WWW. Thethaovanhoa.vn

WWW.Maivang.nld.com.vn WWW.can.com.vn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023