Bảng 3.20. Mối liên quan giữa vị trí khối chửa và kết quả điều trị
Kết quả điều trị | Tổng số | ||||
Thành công | Thất bại | ||||
n | % | n | % | ||
Vòi tử cung phải | 52 | 94,5 | 3 | 5,5 | 55 |
Vòi tử cung trái | 48 | 90,6 | 5 | 9,4 | 53 |
Tổng số | 100 | 92,6 | 8 | 7,4 | 108 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu
- Cách Tiến Hành Và Phương Pháp Thu Thập, Xử Lí Số Liệu
- Độ Dày Dịch Cùng Đồ Trên Siêu Âm Trước Điều Trị
- So Sánh Nồng Độ Βhcg So Với Các Nghiên Cứu Khác
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 9
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng methotrexate đơn liều tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 10
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
(p= 0,065) *Fisher’s Exact test
Nhận xét:
Với khối chửa ở các vị trí khác nhau, khối chửa ở vòi tử cung phải chiếm tỷ lệ điều trị thành công với 94,5%, khối chửa ở vòi tử cung trái có tỷ lệ điều trị thành công với 90,6%. Sự khác nhau về tỷ lệ điều trị thành công ở từng nhóm này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kích thước khối chửa và kết quả điều trị
Kết quả | Tổng số | |||
Thành công | Thất bại | |||
< 3 | n | 90 | 6 | 96 |
% | 93,7 | 6,3 | 100 | |
3 - 3,5 | n | 10 | 2 | 12 |
% | 83,3 | 16,7 | 100 | |
Tổng số | n | 100 | 8 | 108 |
% | 92,6 | 7,4 | 100 |
(p=0,01) *Fisher’s Exact test
Nhận xét:
Trong tổng số 108 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có kích thước khối chửa < 3 cm có 90/96 bệnh nhân điều trị thành công đạt tỷ lệ
93,7%. Nhóm có kích thước khối chửa từ 3 - 3,5 cm có kết quả điều trị thành công với 83,3%.
Sự khác biệt về tỷ lệ điều trị thành công ở các nhóm có kích thước khối chửa khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm khối chửa và kết quả điều trị
Kết quả điều trị | Tổng số | |||
Thành công | Thất bại | |||
Khối hình nhẫn | n | 8 | 0 | 8 |
% | 100,0 | 0,0 | 100 | |
Khối tăng âm | n | 24 | 3 | 27 |
% | 88,9 | 11,1 | 100 | |
Khối giảm âm | n | 18 | 0 | 18 |
% | 100,0 | 0,0 | 100 | |
Khối âm vang hỗn hợp | n | 50 | 5 | 55 |
% | 90,9 | 9,1 | 100 | |
Tổng | n | 100 | 8 | 108 |
% | 92,6 | 7,4 | 100 |
(p=0,024) *Fisher’s Exact test
Nhận xét:
Với các khối có đặc điểm khác nhau, khối hình nhẫn và khối giảm âm có tỷ lệ điều trị thành công cao nhất với tất cả các trường hợp đều điều trị thành công, khối tăng âm có tỷ lệ thành công thấp nhất với 88,9%.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa dịch cùng đồ và kết quả điều trị
Kết quả | Tổng số | |||
Thành công | Thất bại | |||
0 | n | 69 | 7 | 76 |
% | 90,8 | 9,2 | 100 | |
≤ 15 | n | 22 | 1 | 23 |
% | 95,7 | 4,3 | 100 | |
>15 | n | 9 | 0 | 9 |
% | 100,0 | 0,0 | 100 | |
Tổng số | n | 100 | 8 | 108 |
% | 92,6 | 7,4 | 100 |
(p=0,623) *Fisher’s Exact test
Nhận xét:
Nhóm không có dịch cùng đồ có tỷ lệ điều trị thành công thấp nhất với 90,8%, nhóm dịch cùng đồ ≤ 15 mm có tỷ lệ thành công 95,7% và nhóm có dịch cùng đồ > 15 mm có tỷ lệ điều trị thành công cao nhất với 100%. Sự khác nhau về tỷ lệ thành công ở các nhóm có độ dày dịch đồ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.4.6. Thời gian điều trị
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa số ngày trung bình điều trị và kết quả điều
trị
Trung bình ngày điều trị | Số bệnh nhân | |
Thành công | 9,39 ± 6,2 | 100 |
Thất bại | 14,88 ± 8,1 | 8 |
Tổng số | 9,80 ± 6,5 | 108 |
ngày.
(p=0,465) *Student- test
Nhận xét:
Thời gian điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân là 9,80 ± 6,5
Trong nhóm điều trị thành công, trung bình số ngày điều trị là 9,39
ngày. Nhóm điều trị thất bại có trung bình số ngày điều trị cao hơn với 14,88 ngày.
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trung bình ngày điều trị và số liều MTX
Số bệnh nhân | Trung bình số ngày điều trị | ||
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | ||
1 mũi | 71 | 65,8 | 7,70 ± 4,2 |
2 mũi | 25 | 23,1 | 12,83 ± 9,1 |
3 mũi | 12 | 11,1 | 14,28 ± 7,7 |
Tổng số | 108 | 100 | 9,80 ± 6,5 |
(p=0,015) *Student- test
Nhận xét:
Nhóm bệnh nhân điều trị chửa ngoài tử cung tiêm 1 mũi MTX có trung bình số ngày điều trị thấp nhất ứng với 7,70 ngày, tiếp theo là nhóm tiêm 2 mũi có trung bình số ngày điều trị là 12,83 ngày, cao nhất là nhóm tiêm 3 mũi có trung bình số ngày điều trị 14,28 ngày.
Mối liên hệ giữa số mũi tiêm MTX và trung bình số ngày điều trị có ý nghĩa thống kê (p<0,05), số mũi tiêm MTX càng tăng thì số ngày điều trị càng dài.
3.4.7. Tác dụng không mong muốn của Methotrexate
Trong 108 trường hợp CNTC được điều trị bằng MTX đơn liều, không có trường hợp nào được ghi nhận về tình trạng ngộ độc và tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình điều trị thông qua việc theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tuổi của các bệnh nhân chửa ngoài tử cung
Sự phân bổ về lứa tuổi của người bệnh chửa ngoài tử cung được điều trị bằng MTX đơn liều được mô tả thông qua Bảng 3.1. Độ tuổi của người bệnh trong nghiên cứu từ 19 - 45 tuổi. Trong 108 người bệnh nghiên cứu thì tỷ lệ CNTC tập trung chủ yếu ở độ tuổi 20 - 35 (chiếm 83,3%). Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu sinh đẻ cao chính vì thế mà nhu cầu bảo tồn vòi tử cung cũng sẽ cao hơn các độ tuổi khác.
Theo nghiên cứu, độ tuổi dưới 20 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 1,9%, nhóm này chưa có nhu cầu sinh đẻ và trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 14,8%, nhóm này đa số đã đủ con nên tỷ lệ mang thai và CNTC sẽ thấp hơn các nhóm tuổi khác. Đồng thời trên phụ nữ đã lớn tuổi và đủ con thì phương pháp phẫu thuật sẽ được ưu tiên lựa chọn. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thanh Vân (2006) nghiên cứu trên 105 trường hợp CNTC tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tuổi từ 18 - 42 tuổi [35]. Cao Thị Thuỷ (2015) nghiên cứu trên 129 trường hợp CNTC điều trị bằng MTX tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội có độ tuổi từ 18 - 45 tuổi, nhóm từ 20 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 81,45% [25]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề giới hạn độ tuổi trong điều trị.
Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các độ tuổi đều có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng MTX hay nói cách khác chỉ định điều trị nội khoa không liên quan đến độ tuổi.
4.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nội trợ và tự do chiếm tỷ lệ 40,7%, đối tượng cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 38,0%. Nhóm đối tượng công nhân và sinh viên chiếm tỷ lệ thấp hơn, tương ứng lần lượt là 13,0% và 7,4%. Có 1 trường hợp là nông dân, chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,9%.
Theo Nguyễn Văn Đạo (2016), phụ nữ làm các nghề tự do, nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất 62,1%, nhóm là cán bộ, nhân viên, viên chức chiếm tỷ lệ 37,9%, không bắt gặp đối tượng sinh viên nào [6]. Theo Lê Anh Tuấn, phụ nữ làm nghề tự do buôn bán có nguy cơ CNTC cao gấp 3 lần so với những phụ nữ là cán bộ, nhân viên, công chức [34].
Qua so sánh này có thể thấy rằng nhóm phụ nữ là cán bộ, viên chức cũng có tỷ lệ CNTC cao nhưng thấp hơn so với nhóm nghề tự do, nội trợ. Có thể lý giải điều này liên quan đến trình độ nhận thức, điều kiện cũng như sự hiểu biết quan tâm đến sức khỏe nói chung của đối tượng, trong đó có sức khỏe sinh sản. Do đó việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản như các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp vệ sinh giúp phụ nữ tránh nguy cơ viêm nhiễm, nguy cơ có thai ngoài ý muốn… cần triển khai rộng trên các đối tượng ngành nghề khác nhau, nhằm xây dựng nền tảng sức khỏe sinh sản, hướng tới hạnh phúc dài lâu.
4.1.3. Tiền sử sản khoa
Trong 108 người bệnh nghiên cứu có đến 72 người bệnh (66,7%) chưa có con hoặc có 1 con, trong đó, nhóm chưa có con chiếm 42,6% và nhóm có 1 con chiếm 24,1%. Nhu cầu sinh con ở đối tượng này còn rất cao, vì thế đây là nhóm người bệnh được ưu tiên chỉ định điều trị nội khoa. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) nghiên cứu trên 172 người bệnh có 35,4% số người bệnh chưa có con, 34,39% có một con [26], Cao Thị Thuỷ nghiên cứu trên 129 người bệnh có 72,1% người bệnh chưa có con và có 1 con [25]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số người bệnh có 2 con chiếm 26,8%, chỉ có 7 người bệnh có 3 con trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,5%. Vì đã có đủ con nên nhu cầu bảo tồn vòi tử cung ở nhóm người bệnh này không cao, người bệnh đủ con cũng được lựa chọn phương pháp phẫu thuật là chủ yếu.
4.1.4. Tiền sử phụ khoa
Nhóm người bệnh đã có tiền sử nạo hút thai chiếm tỷ lệ 38,0% được mô tả ở Bảng 3.4, trong đó có 1 trường hợp nạo hút thai đến 5 lần. Nhiều tác
giả Châu Âu không thấy mối liên quan của phá thai với CNTC nhưng các nghiên cứu ở Việt Nam hầu như đã khẳng định phá thai là một trong những nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung bởi hậu quả nhiễm khuẩn sau phá thai, đặc biệt là phá thai không an toàn [14]. Theo Vương Tiến Hoà nghiên cứu 773 trường hợp CNTC trong 3 năm (1992-1994) thấy có tỷ lệ nạo hút thai 42,6% [12]. Lê Thị Hoà nghiên cứu bệnh chứng về mối liên quan giữa phá thai với CNTC cho thấy những người có tiền sử phá thai có nguy cơ bị CNTC cao gấp 3 lần so với nhóm không có tiền sử phá thai [10]. Theo Tạ Thị Thanh Thuỷ thì tiền sử nạo hút thai là một yếu tố nguy cơ cao của CNTC [28].
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu chỉ có 11 trường hợp có tiền sử CNTC chiếm tỷ lệ rất thấp 10,2%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tú (2020) với các trường hợp có tiền sử CNTC chiếm 10% [32]. Những đối tượng này khi được điều trị nội khoa sẽ bảo tồn được vòi tử cung nếu còn nguyện vọng sinh đẻ và tránh được nguy cơ dính từ các cuộc mổ trước.
4.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.3.1. Các triệu chứng cơ năng
Tam chứng cơ năng cổ điển hay gặp ở người bệnh chửa ngoài tử cung là chậm kinh, đau bụng, ra máu. Đây là những dấu hiệu khiến người bệnh phải đi khám. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 31,5% bệnh nhân có đầy đủ tam chứng này thấp hơn so với nghiên cứu của Cao Thị Thủy (2015) là 35,7%, Nguyễn Thị Ngọc (2017) là 48,9% [22,25]. Qua đó có thể thấy, người bệnh đã có ý thức hơn trong việc quan tâm đến sức khỏe, đi khám và được chẩn đoán sớm khi chưa có đủ cả ba triệu chứng cơ năng điển hình.
Chậm kinh chiếm tỷ lệ 68,5% phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Học (2004) là 71,8% [19], Lê Hoàng và Lê Quang Vinh (2014) là 71% [17].
Triệu chứng đau bụng vùng hạ vị xuất hiện ở 58/108 trường hợp chiếm 53,7% phù hợp với nghiên cứu của Cao Thị Thuỷ (2015) tỷ lệ đau bụng là 64,3% [25], Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) tỷ lệ này là 60,5% [26]. Bệnh nhân thường đau âm ỉ vùng hạ vị bên khối chửa ở giai đoạn sớm. Nếu đau nhiều, kéo dài có xu hướng tăng lên là dấu hiệu báo trước của vỡ khối chửa.