Giới Hạn Của Đề Tài: Để Tài Chỉ Giới Hạn Đối Tượng Điều Tra Ở Trẻ 13-14 Tuổi Đang Học Ở Các Trường Thcs, Như Vậy Những Trẻ Không Đến



PHỎNG VẤN

TRẺ 13-14 TUỔI quận Thanh Xuân + Long Biên

TRẺ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN HEN

NHÓM CAN THIỆP QUẬN THANH XUÂN

NHÓM CHỨNG QUẬN LONG BIÊN



Phỏng vấn vào tháng 5 và tháng 9 năm sau (t2 và t3)





So sánh 2 nhóm ở mỗi thời điểm điều tra




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 7


Phỏng vấn trước can thiệp vào tháng 9 (t0)

+ GIÁO DỤC SỨC KHỎE 3 lần cách nhau 1 tháng + Phỏng vấn 1 tháng sau mỗi lần giáo dục sức khỏe

Phỏng vấn vào tháng 12(t1)

+

GIÁO DỤC SỨC KHỎE LẦN 4


Phỏng vấn song song với nhóm can thiệp (t2 và t3)

Phỏng vấn song song với nhóm can thiệp (t1)

Phỏng vấn lần đầu song song với nhóm can thiệp (t0)

+

Phỏng vấn song song với nhóm can thiệp

SO SÁNH TRƯỚC SAU

SO SÁNH TRƯỚC SAU

HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU


2.2.4 Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu

2.2.4.1 Điều tra viên

- Tác giả: Là người trực tiếp xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn, tài liệu giáo dục sức khỏe và giám sát các hoạt động của đề tài (điều tra, đào tạo nhân viên, hướng dẫn GDSK tại các trường)

- Chuyên gia y tế của bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: Góp ý xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn, dịch các mẫu phiếu sang tiếng việt, góp ý xây dựng tài liệu hướng dẫn, tham gia khóa đào tạo nhân viên nhà trường, giám sát và hỗ trợ hoạt động GDSK tại các trường.

- Giảng viên và sinh viên trường cao đẳng Y tế Hà Nội, nhân viên y tế quận Thanh Xuân và Long Biên, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thanh Nhàn: Phỏng vấn kiến thức và CLCS, giám sát điều tra, tham gia khóa đào tạo nhân viên y tế, giám sát các buổi hướng dẫn GDSK tại các trường.

- Giáo viên, nhân viên y tế nhà trường và các trạm y tế phường: Điều tra dịch tễ học, phỏng vấn điểm kiểm soát hen và CLCS phục vụ cho buổi giáo dục sức khỏe cho trẻ tại trường.

2.2.4.2 Tổ chức thực hiện

- Giai đoạn 1: Xây dựng, chỉnh sửa và nghiên cứu thử nghiệm mẫu phiếu phỏng vấn:

+ Mẫu phiếu phỏng vấn trẻ 13-14 tuổi của ISAAC

+ Mẫu phiếu phỏng vấn chất lượng cuộc sống.

+ Mẫu phiếu phỏng vấn kiến thức , các yếu tố liên quan

- Giai đoạn 2: Điều tra trước can thiệp

+ Tập huấn điều tra viên

+ Tiến hành điều tra dịch tễ học và lập danh sách trẻ bị hen

+ Điều tra kiến thức các yếu tố liên quan, trắc nghiệm kiểm soát hen và CLCS của trẻ trước can thiệp


- Giai đoạn 3: Can thiệp và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với triệu chứng bệnh hen, điểm kiểm soát hen, kiến thức và CLCS của trẻ.

+ Xây dựng tài liệu GDSK về bệnh hen cho các trường.

+ Tổ chức đào tạo nhân viên các nhà trường của quận Thanh Xuân để thực hiện GDSK cho trẻ bị hen.

+ Tổ chức các buổi GDSK về hen tại trường cho quận Thanh Xuân.

+ Giám sát các trường quận Thanh Xuân GDSK về hen cho trẻ.

+ Điều tra sau can thiệp tại cả 2 quận.

2.2.5 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu

- Phần mềm sử dụng để xử lí số liệu

Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA. Xử lí số liệu bằng phần mềm STATA 11.1.

- Các thuật toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu

+ Nghiên cứu mô tả sử dụng các thuật toán [16;57] Tính tỉ lệ %

Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác biệt 2 tỉ lệ % giữa 2 nhóm can

thiệp và chứng. Trong trường hợp ô có giá trị mong đợi <5 sử dụng Fisher’s exact test.

Sử dụng Mann-Whitney test so sánh điểm trung bình kiến thức, trắc nghiệm kiểm soát hen và CLCS giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng tại từng thời điểm.

+ Nghiên cứu can thiệp:

Vì là nghiên cứu dọc có nhóm chứng, mỗi đối tượng được theo dõi và đánh giá tại 4 thời điểm: 1 lần trước can thiệp và 3 lần sau can thiệp do vậy để so sánh sự thay đổi theo thời gian trước và sau can thiệp và giữa nhóm can thiệp với nhóm chứng của các biến đầu ra là các biến nhị phân (có triệu chứng bệnh hen, có nghỉ học vì hen, được kiểm soát hen, kiến thức tốt về


bệnh hen) và các biến định lượng là điểm trắc nghiệm kiểm soát hen, điểm kiến thức và điểm chất lượng cuộc sống mô hình hồi qui đo lường lặp lại với phương trình ước lượng tổng quát (GEE-Generalized Estimating Equations) được sử dụng [31] [53].

2.2.6 Các biện pháp khống chế sai số

Để khống chế các sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện các biện pháp:

- Đảm bảo lấy đủ cỡ mẫu và tuân thủ đúng phương pháp chọn mẫu.

- Thông tin về CLCS chỉ hỏi trong vòng một tuần qua.

- Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi thu thập số liệu chính thức.

- Tập huấn kĩ cho các điều tra viên và giám sát viên trước khi tiến hành phỏng vấn, thống nhất qui trình phỏng vấn chất lượng cuộc sống.

- Giải thích cho đối tượng ý nghĩa của cuộc phỏng vấn trước mỗi buổi phỏng vấn. Mỗi lần phỏng vấn đảm bảo có 1 điều tra viên và 1 giám sát viên. Cuộc điều tra sẽ không được tiến hành nếu trẻ chưa đồng ý để thực hiện cuộc phỏng vấn.

- Nghiên cứu sinh trực tiếp giám sát quá trình thu thập số liệu và hoạt động can thiệp.

2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được hội đồng đạo đức của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thông qua.

- Nghiên cứu được sự đồng ý và giúp đỡ của các trường học, phòng giáo dục đào tạo, sở y tế, các trạm y tế xã/phường trong quá trình nghiên cứu.

- Các trường học thông báo cho cha mẹ các em học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh về các hoạt động can thiệp của nghiên cứu. Gia đình có quyền từ chối cho trẻ tham gia nghiên cứu.


- Quận Thanh Xuân được chọn chủ đích để tiến hành can thiệp. Quận Long Biên trẻ bị hen vẫn nhận các biện pháp chăm sóc thường qui về bệnh hen như trước đây từ gia đình và trường học trong suốt thời gian diễn ra hoạt động can thiệp và sẽ được nhận can thiệp giáo dục sức khỏe từ đề tài sau 1 năm so với quận Thanh Xuân. Đến thời điểm hoàn thành nghiên cứu ở quận Long Biên các hoạt động can thiệp của đề tài cũng đã được triển khai hoạt động vào các tháng 9, 10, 11 và 12 năm 2013.

- Đối tượng tham gia vào nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu và có quyền dừng tham gia bất cứ lúc nào trong quá trình nghiên cứu.

- Các buổi phỏng vấn đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động học tập của trẻ.

- Kết quả nghiên cứu được báo cáo cho các đơn vị quản lý trực tiếp (nhà trường, sở y tế) và được dùng để đưa ra các khuyến cáo cho cộng đồng về các giải pháp trong quản lí hen tại các trường trung học cơ cở nói riêng và cộng đồng nói chung. Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về bệnh hen cho cộng đồng và nâng hiệu quả kiểm soát hen cho trẻ em mà không nhằm mục đích nào gây tổn hại đến những người tham gia nghiên cứu.

2.2.8 Hạn chế và giới hạn của đề tài

2.2.8.1 Hạn chế của đề tài: Đề tài áp dụng phương pháp phỏng vấn để xác định tỉ lệ mắc hen trong cộng đồng bằng bộ câu hỏi viết của ISAAC mà không tiến hành các bước thăm khám chuyên sâu như khám lâm sàng, làm các xét nghiệm và đo chức năng hô hấp cho trẻ. Các buổi giáo dục sức khỏe cho trẻ không có sự tham gia bắt buộc của cha mẹ trẻ.

2.2.8.2 Giới hạn của đề tài: Để tài chỉ giới hạn đối tượng điều tra ở trẻ 13-14 tuổi đang học ở các trường THCS, như vậy những trẻ không đến trường học sẽ không được tham gia điều tra.


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Đặc điểm chung của quần thể tham gia điều tra dịch tễ học

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn những trẻ 13-14 tuổi đang học lớp 7-8 của 2 quận Thanh Xuân và Long Biên Hà Nội vào tháng 9 của năm học 2012- 2013 kết quả có tổng số 6701 trẻ của cả 2 quận tham gia trả lời phỏng vấn, số lượng trẻ ở mỗi quận tham gia trả lời phỏng vấn được nêu trong các bảng sau:

Bảng 3.1 Phân bố tuổi của trẻ tham gia phỏng vấn ở 2 quận


Tuổi

Thanh Xuân

Long Biên

Tổng số

n

%

n

%

13 tuổi

1634

52,4

1944

54,3

3578

14 tuổi

1484

47,6

1639

45,7

3123

Tổng số

3118

100

3583

100

6701

Bảng 3.1 cho thấy có 3578 trẻ 13 tuổi và 3123 trẻ 14 tuổi ở 2 quận trả lời phỏng vấn.

Bảng 3.2 Phân bố giới của trẻ tham gia phỏng vấn ở 2 quận


Giới

Thanh Xuân

Long Biên

Tổng số

n

%

n

%

Nam

1590

51

1895

52,9

3485

Nữ

1528

49

1688

47,1

3216

Tổng số

3118

100

3583

100

6701

Bảng 3.2 cho thấy có 3485 trẻ nam và 3216 trẻ nữ ở cả 2 quận tham gia trả lời phỏng vấn.


3.2 Một số đặc điểm dịch tễ học về bệnh hen phế quản


Bảng 3.3 Phân bố trẻ được chẩn đoán hen theo quận


Đặc điểm

Chung


(n=6701)

Thanh Xuân


(n=3118)

Long Biên


(n=3583)

p

test χ2

Tần

số

%

Tần

số

%

Tần

số

%

Được chẩn đoán

hen

260

3,9

134

4,3

126

3,5

0,1


Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen ở cả 2 quận là 3,9% trong đó tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen ở quận Thanh Xuân là 4,3% tương đương quận Long Biên là 3,5% với p>0,05

Bảng 3.4 Phân bố trẻ được chẩn đoán hen theo giới


Đặc điểm

Nam


(n=3485)

Nữ


(n=3216)

p

test χ2

Tần số

%

Tần số

%

Được chẩn đoán hen

154

4,4

106

3,3

0,02


Bảng 3.4. cho thấy tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen ở nam cao hơn so với nữ, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.


Bảng 3.5 Phân bố trẻ được chẩn đoán hen theo tuổi


Đặc điểm

13 tuổi


(n=3578)

14 tuổi


(n=3123)

p

test χ2

Tần số

%

Tần số

%

Được chẩn đoán hen

148

4,1

112

3,6

0,25

Bảng 3.5. cho thấy tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen ở 2 nhóm tuổi là tương đương nhau với p>0,05.


p=0,08

p=0,60

p=0,1

5.1 3.9

3.5 3.1

4.4

4.2

3.9 3.1

p=0,46

Tỉ lệ % được chẩn đoán hen

6


4


2


0

Nam Nữ 13 tuổi 14 tuổi

Thanh Xuân Long Biên

Đặc điểm


p χ2 test

Biểu đồ 3.1 So sánh tỉ lệ được chẩn đoán hen theo tuổi và giới giữa 2 quận Biểu đồ 3.1 cho thấy có sự tương đồng nhau về tỉ lệ được chẩn đoán hen giữa 2 quận về các đặc điểm tuổi và giới với p>0,05.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022