Trắc nghiệm kiểm soát hen
Tất cả các ngày | 1 | Hầu hết các ngày | 2 | Một số ngày | 3 | Chỉ 1 ngày | 4 | Không có ngày nào | 5 |
Câu hỏi 2: Trong 4 tuần qua bạn có thường gặp cơn khó thở không? | |||||||||
> 1 lần/ ngày | 1 | =1 lần/ ngày | 2 | 3-6 lần/ tuần | 3 | 1-2 lần/ tuần | 4 | Không có lần nào | 5 |
Câu hỏi 3: Trong 4 tuần qua, bạn có phải thức dậy ban đêm hay phải dậy sớm hơn do các triệu chứng của hen như ho, thở khò khè, khó thở, nặng ngực? | |||||||||
≥4 đêm/tuần | 1 | 2- 3 đêm/ tuần | 2 | 1 đêm/tuần | 3 | 1- 2 lần/ 4tuần | 4 | Không lần nào | 5 |
Câu hỏi 4: Trong 4 tuần qua bạn sử dụng thuốc cắt cơn dạng xịt hay khí dung không? | |||||||||
≥3 lần/ngày | 1 - 2 lần/ngày | 2 - 3 lần/tuần | ≤1 lần/tuần | Không có lần nào | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||||
Câu hỏi 5: Bạn đánh giá bệnh hen của bạn được kiểm soát như thế nào trong 4 tuần qua. | |||||||||
Không kiểm soát được | 1 | Kiểm soát kém | 2 | Có kiểm soát | 3 | Kiểm soát tốt | 4 | Kiểm soát hoàn toàn | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 1
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 2
- Điều Trị Hen: Đã Có Rất Nhiều Hội Thảo Quốc Tế Được Tổ Chức Để Đi Đến Thống Nhất Một Phác Đồ Điều Trị Hen. Theo Gina Điều Trị Hen Cần
- Cỡ Mẫu Và Kĩ Thuật Chọn Mẫu Nghiên Cứu Mục Tiêu 1
- Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội - 6
- Giới Hạn Của Đề Tài: Để Tài Chỉ Giới Hạn Đối Tượng Điều Tra Ở Trẻ 13-14 Tuổi Đang Học Ở Các Trường Thcs, Như Vậy Những Trẻ Không Đến
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
25
Cách tiến hành đánh giá mức kiểm soát hen: Bước 1: khoanh tròn số điểm mỗi câu hỏi.
Bước 2: cộng dồn số điểm 5 câu hỏi
<20 điểm : hen chưa được kiểm soát 20-24 điểm: hen được kiểm soát tốt
25 điểm: hen được kiểm soát hoàn toàn
1.2.2 Triệu chứng khò khè
- Định nghĩa: khò khè là tiếng thở với âm độ cao phát ra ở thì thở ra có thể nghe được bằng tai thường hoặc bằng ống nghe [4;17].
- Cơ chế: tiếng thở khò khè phát ra khi có sự chuyển động hỗn loạn của luồng khí do tăng tốc độ di chuyển qua chỗ hẹp của đường thở. Trong trường hợp người bệnh bị hen phế quản hoặc viêm tiểu phế quản tiếng khò khè có thể nghe được bằng tai là do nó phát ra ở khí và phế quản lớn bị hẹp lại thứ phát do đè ép gián tiếp trong thì thở ra. Người bệnh phải gắng sức thở để đẩy không khí từ phế nang qua chỗ phế quản bị hẹp làm tăng áp lực khoang màng phổi. Áp lực khoang màng phổi tăng lên và lớn hơn áp lực trong lòng khí quản và phế quản lớn và làm khí quản và phế quản lớn cũng bị hẹp dẫn đến hiện tượng không khí đi qua đây phát ra tiếng khò khè to có thể nghe thấy rất rõ bằng tai [4].
- Tầm quan trọng của triệu chứng khò khè ở trẻ em: ở trẻ em biểu hiện khò khè sẽ xuất hiện trong trường hợp trẻ mắc các bệnh gây tắc nghẽn đường hô hấp nhỏ như: hen phế quản, viêm tiểu phế quản, xơ nang tụy, thiếu alpha 1 antitrypsin, mềm sụn phế quản hoặc một số bệnh có hẹp đường thở lớn như: dị vật rơi vào khí quản, hạch lao chèn ép, u hoặc kén ở trung thất, mềm sụn khí quản, vòng nhẫn mạch máu…. Như vậy khò khè ở trẻ em là một trong những triệu chứng rất quan trọng chứng tỏ đường thở của trẻ bị hẹp do một nguyên nhân nào đó, do vậy khi trẻ có biểu hiện khò khè, trẻ cần phải được thăm khám để tìm nguyên nhân bởi các thày thuốc chuyên khoa [4;17].
1.3. Vai trò của giáo dục sức khỏe trong chiến lược phòng chống hen
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh của Mĩ thì những chiến lược phòng chống hen dựa vào bằng chứng đó là [44]:
Giáo dục sức khỏe
Dùng thuốc dự phòng hen phù hợp
Kiểm soát các yếu tố môi trường
Các chuyên gia đã nhất trí rằng, để đảm bảo các can thiệp phòng chống hen đạt hiệu quả thì giáo dục sức khỏe cho cả thày thuốc và người bệnh có vai trò vô cùng quan trọng [47]. Vì vậy trong bậc thang điều trị hen của GINA, giáo dục sức khỏe về bệnh hen đứng ở vị trí thứ nhất, nghĩa là thày thuốc phải bắt đầu quá trình điều trị cho người bệnh bằng việc giáo dục sức khỏe [60].
1.3.1. Hình thức giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe về hen được triển khai dưới nhiều hình thức như [22]:
- Trao đổi, thảo luận, tư vấn hen phế quản: các buổi trao đổi thảo luận hay tư vấn về hen phế quản với các bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhân viên y tế có thể được thực hiện với một người bệnh và một nhóm người bệnh hoặc những người có liên quan đến bệnh. Buổi thảo luận có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế, tại nơi học tập làm việc của người bệnh, tại nhà người bệnh hoặc tại cộng đồng nơi người bệnh đang sinh sống.
- Tham gia câu lạc bộ: việc người bệnh tham gia các câu lạc bộ có thể giúp ích cho việc chia sẻ thông tin, tìm kiếm sự cảm thông và do đó giúp người bệnh bớt tự ti.
- Tham gia các khóa huấn luyện về phòng chống hen: điều này giúp củng cố thêm kiến thức và kĩ năng đã thu nhận được.
- Tìm kiếm thông tin trên báo, đài, vô tuyến truyền hình, trang mạng. Đây là một hình thức giáo dục sức khỏe mới, đặc biệt phát triển gần đây. Theo viện Y học Mĩ , hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mĩ vào thế kỉ XXI sẽ dựa trên nền tảng mối quan hệ chăm sóc sức khỏe liên tục. Trong hệ thống này việc chăm sóc sức khỏe là dựa theo nhu cầu và giá trị của người bệnh. Các thông tin cần cho chăm sóc sức khỏe sẽ được cập nhật liên tục và được phổ biến rộng rãi. Công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi giữa các thày thuốc, giữa
thày thuốc và người bệnh được nhanh chóng bất kể khoảng cách và thời gian [45].
Đối tượng được tư vấn giáo dục sức khỏe về hen phế quản không chỉ là những bệnh hen, người có nguy cơ mắc hen, gia đình, người chăm sóc người bệnh hen mà gồm cả những người quan tâm đến hen và những thành viên trong cộng đồng mà người bệnh hen sinh sống. Tư vấn giáo dục hen phế quản được đánh giá là loại hình can thiệp có chi phí thấp nhưng lại có hiệu quả cao trong phòng chống hen [85]. Cần nhớ rằng thày thuốc chỉ được cho người bệnh dùng thuốc chữa hen khi người bệnh đã được tư vấn kĩ về bệnh hen [60]. Như vậy tư vấn giáo dục sức khoẻ về hen phế quản vừa đóng vai trò dự phòng vừa giúp chăm sóc cho người bệnh hen.
1.3.2 Hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe
Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe đối với bệnh hen và hiệu quả thu được từ các nghiên cứu này rất đáng khích lệ.
Hiệu quả đối với triệu chứng bệnh hen của trẻ
Qua tổng kết 38 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp GDSK cho cha mẹ các trẻ bị hen từng phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu tác giả Boyd cho biết: giáo dục sức khỏe cho cha mẹ và các trẻ bị hen giúp giảm rõ rệt số lần trẻ phải nằm viện và nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì hen [36].
Lisa Cicutto cũng ghi nhận GDSK về hen cho các em học sinh lớp 2 đến lớp 5 tại trường đã có tác dụng làm giảm số cơn hen của trẻ. Theo tác giả trường học là môi trường lí tưởng để tiến hành các khóa hướng dẫn giáo dục sức khỏe về bệnh hen cho trẻ [49] .
Hiệu quả đối với tình trạng nghỉ học vì hen
Theo nghiên cứu của Evans, chương trình giáo dục về bệnh hen cho những em học sinh tiểu học của những gia đình có thu nhập thấp ở New York
City không chỉ giúp làm giảm số lượng các cơn hen mà còn giảm số ngày nghỉ học vì hen cho trẻ hơn so với nhóm chứng [56].
Hiệu quả giúp tuân thủ điều trị
Giáo dục sức khỏe giúp người bệnh hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị hen. Theo Boyd giáo dục sức khỏe đã làm giảm số trẻ không đi khám định kì so với nhóm chứng [36]
Hiệu quả đối với kiến thức về bệnh
Costa đã chứng minh giáo dục sức khỏe cho trẻ bị bệnh hen tại các trường tiểu học có thể nâng cao kiến thức về bệnh hen, kỹ năng sử dụng bình xịt cho trẻ và giúp trẻ biết lựa chọn các hoạt động gắng sức để tham gia [51].
Giáo dục sức khỏe bằng hình thức sử dụng máy tính có kết nối internet thông qua trang web đã giảm đáng kể thời gian mà cha mẹ trẻ phải nghỉ việc để đưa trẻ đi khám vì hen, tăng cường mối quan hệ giữa thày thuốc với người bệnh hen, cải thiện được kiến thức không chỉ của người bệnh mà của người chăm sóc trẻ bị hen so với trước khi được tư vấn [45].
Hiệu quả đối với chất lượng cuộc sống của trẻ
Theo định nghĩa của TCYTTG chất lượng cuộc sống là cảm nhận của mỗi cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà ở đó họ đang sống, có liên quan với những mục đích, những mong đợi, những chuẩn mực, những mối quan tâm của họ [116]. Nói cách đơn giản hơn, CLCS phản ánh mức độ hài lòng của cá nhân với mọi khía cạnh của cuộc sống và như vậy CLCS là một khái niệm rộng đa lĩnh vực. Các lĩnh vực có ảnh hưởng đến CLCS bao gồm: sức khỏe, nghề nghiệp, nhà cửa, trường lớp, hàng xóm, văn hóa, các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng...[91].
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe chỉ bao gồm những những khía cạnh của cuộc sống có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe như khía cạnh thể chất, tâm thần, vai trò và chức năng xã hội.
CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận của cá nhân về trạng thái sức khỏe, sự hài lòng đối với cuộc sống của họ, do đó đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe là đo lường mức độ hài lòng hay bị ảnh hưởng của mỗi cá nhân về tình trạng sức khỏe của họ, việc đo lường này rất có ý nghĩa đối với các trường hợp mắc bệnh mạn tính. Chính vì CLCS liên quan đến sức khỏe phản ánh cảm nhận của cá nhân về tình trạng sức khỏe và phản ảnh sự hài lòng với cuộc sống nên mỗi người khác nhau sẽ có CLCS không giống nhau, nghĩa là hai người có cùng tình trạng sức khỏe vẫn có thể có CLCS khác nhau [91].
Để có thể đánh giá được CLCS các chuyên gia đã phát triển các công cụ đo lường là những bảng hỏi bao gồm những lĩnh vực và các đề mục có liên quan nhất với sức khỏe con người, mỗi đề mục được lượng hóa bằng cách cho điểm. Hiện nay có rất nhiều công cụ đánh giá CLCS đang được sử dụng phổ biến trên thế giới [91].
+ Bảng chỉ số đo lường CLCS 100 đề mục của TCYTTG (WHOQOL 100): công cụ đã được thử nghiệm tính tin cậy và giá trị và được sử dụng trong lĩnh vực thực hành y tế, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều trị và lĩnh vực xây dựng chính sách. Bảng chỉ số đánh giá CLCS 100 đề mục của TCYTTG có thể dùng khảo sát trong quần thể dân cư chung bao gồm các câu hỏi thuộc 6 lĩnh vực [116]:
Sức khỏe thể chất Tâm lí
Mức độ độc lập
Các mối quan hệ xã hội Môi trường
Niềm tin, tôn giáo, vấn đề tâm linh
Ngoài ra TCYTTG còn xây dựng bảng chỉ số đánh giá CLCS rút gọn WHOQOL BREF [105]. Hiện nay các bảng chỉ số đánh giá CLCS của TCYTTG đã được dịch ra trên 20 ngôn ngữ [116].
+ Bộ câu hỏi ngắn 36 mục về sức khỏe trong các cuộc điều tra (SF-36): là công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp được Rand Coorporation-Mỹ phát triển năm 1933 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo hiểm y tế và đầu ra sức khỏe [2].
+ Bộ câu hỏi đo lường tác động của một lần bị ốm (SIP- Sickness Impact Profile) được phát triển và sử dụng tại Mỹ nhằm đo lường sức khỏe nói chung cùng với một đặc tính dân số học. Bộ câu hỏi gồm 136 mục đánh giá về sự thoải mái thể chất, tinh thần và xã hội [2] .
+ Hồ sơ sức khỏe Nottingham: được phát triển và sử dụng tại Anh [2].
+ Những năm sống đã được điều chỉnh chất lượng (QALY-Quality-Adjusted Life Year): là chỉ số tổng hợp trong đó CLCS liên quan đến tình trạng sức khỏe được lượng giá từ 1 (hoàn toàn khỏe mạnh) đến 0-hoàn toàn ốm yếu (tử vong) [2].
+ Công cụ đo lường sức khỏe đã được chuẩn hóa (EQ 5D-EuroQol 5D) đo lường CLCS qua 5 phạm trù sức khỏe liên quan: khả năng vận động, khả nặng tự chăm sóc, khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc hàng ngày, mức đau, mức lo âu, hiện tại bộ câu hỏi đã được dịch 60 thứ tiếng [2].
Với các bệnh mạn tính như bệnh hen, các chuyên gia cũng đã xây dựng những công cụ đánh giá CLCS riêng biệt trong đó có công cụ đánh giá CLCS cho người bệnh hen của tác giả Juniper:
+ Bảng đánh giá CLCS của người bệnh hen (AQOLQ): bảng đánh giá CLCS cho người bị hen do Juniper xây dựng gồm 32 đề mục thuộc 4 khía cạnh: triệu chứng bệnh, hạn chế vận động, cảm xúc và phơi nhiễm môi trường được sử dụng như là một công cụ để đánh giá tác động của bệnh hen cũng như hiệu
quả điều trị bệnh hen đối với mỗi bệnh nhân. Mỗi một đề mục được đánh giá theo thang likert 7 điểm: 1 là bệnh hen nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh và 7 là không có biểu hiện triệu chứng và bệnh hen hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến người bệnh, theo tác giả thì thời gian để trả lời xong bảng đánh giá CLCS là khoảng 5-10 phút. Hiện nay công cụ này đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng trên thế giới và được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh hen cũng như đo lường kết quả điều trị bệnh hen [72].
+ Bảng đánh giá CLCS cho trẻ bị hen (PAQOLQ): gồm 23 đề mục thuộc 3 khía cạnh: triệu chứng bệnh, hạn chế vận động và cảm xúc. Mỗi đề mục cũng được đánh giá theo thang likert 7 điểm. Bảng đánh giá CLCS cho trẻ bị hen là công cụ đã được thử nghiệm tính giá trị và độ tin cậy trong việc đánh giá ảnh hưởng của bệnh hen đối với cuộc sống của trẻ và được dùng cả trong các thử nghiệm lâm sàng và trong thực hành lâm sàng về bệnh hen [71].
+ Bản câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của bệnh suyễn tới cuộc sống với các hoạt động chuẩn dành cho người từ 12 tuổi trở lên: bảng đánh giá này của tác giả Juniper đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Bảng đánh giá gồm 32 đề mục thuộc 4 lĩnh vực: triệu chứng, giới hạn hoạt động, chức năng tình cảm, tác nhân môi trường [74].
Cho đến hiện nay, ngày càng có nhiều thày thuốc nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng cuộc sống trong quá trình thực hành lâm sàng của mình. Đánh giá CLCS không chỉ giúp các thày thuốc đo lường được cảm nhận của người bệnh với những ảnh hưởng mà bệnh tật gây ra đối với sức khỏe thể chất, tâm thần, xã hội của họ mà còn giúp người thày thuốc biết được những thông tin về hiệu quả của biện pháp điều trị đang áp dụng mang lại, do vậy đánh giá CLCS sẽ rất hữu ích cho việc cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [82]. Chính vì thế gần đây số lượng các nghiên cứu về CLCS trong lĩnh vực y học đã tăng lên đáng kể, nhất là các