hiện nay. Bình Dương trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp ở giai đoạn đầu chỉ tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá và nhà xưởng, chưa chú ý trong hình thành các công viên cây xanh, xây dựng nhà văn hóa dành cho công nhân. Cho dù trong những năm gần đây Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm phát triển thiết chế văn hóa công nhân các khu công nghiệp; các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm và có nỗ lực nhằm cải thiện đời sống văn hóa của công nhân nhưng thực tế vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong khi đó các loại hình văn hóa giải trí đang có xu hướng dịch vụ hóa tại địa phương và điều này đã làm cho đời sống của người công nhân đã nghèo lại càng nghèo hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, nhàm chán, đơn giản và vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà.
Điều kiện sống của người công nhân khó khăn về vật chất, nghèo nàn về đời sống văn hóa tinh thần. Công nhân phải tăng ca liên tục để lo cho con đi học, lo có tiền tiết kiệm về quê, lo mua nhà để thoát khỏi cảnh ở trọ… Sau mười mấy giờ làm việc và đi lại (di chuyển từ nhà trọ tới nhà máy và ngược lại), người công nhân không còn đủ sức để nghĩ tới việc hưởng thụ các loại hình vui chơi giải trí. Việc vui chơi, giải trí, học tập… đối với họ trở nên xa vời. Trường hợp nữ công nhân đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì đời sống văn hóa tinh thần càng trở thành một điều gì đó vô cùng xa xỉ đối với họ.
Trong điều tra khảo sát của đề tài, chỉ có rất ít số công nhân xem tivi thường xuyên, không đến 2% số công nhân có giá sách trong phòng và 100% số chủ nhà trọ cho biết, khu trọ của họ không có chỗ vui chơi, giải trí. Có khoảng 60% công nhân lao động không xem tivi, nghe đài và 85% trả lời không đọc báo, tạp chí các loại. (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018)
Vào những ngày nghỉ, hầu hết nữ công nhân đều ở nhà. Thi thoảng họ rủ nhau đi chợ, đi siêu thị, tuy nhiên việc này cũng hiếm hoi vì thời gian và tiền bạc không cho phép. Hàng năm, ở các doanh nghiệp có tổ chức một vài
hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân như liên hoan văn nghệ, hội thi thể thao, tham quan… tuy nhiên, những hoạt động này còn rất ít về số lượng. Những hoạt động thiết thực dành riêng cho nữ công nhân lại càng ít ỏi hơn. Đặc biệt, những hoạt động dành riêng cho từng đối tượng nữ công nhân (nữ công nhân thanh niên, nữ công nhân mới lập gia đình, nữ công nhân trung niên) thì còn hiếm hoi hơn nữa.
Có những nơi đến 90% lao động nữ. Tỷ lệ như vậy chị em gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời để xây dựng tổ ấm riêng của mình. Do tình trạng mất cân bằng giới tính ở ngay các KCN, khu chế xuất dẫn đến tình trạng sống thử trước hôn nhân của công nhân có xu hướng tăng cao. Ngày càng đông nữ công nhân sống độc thân, có con ngoài giá thú, tình trạng nạo phá thai tăng hay sinh con bỏ con vẫn còn thường xảy ra. Phần đông không nuôi nổi con phải gửi về quê hoặc bỏ việc. Nhiều người chấp nhận làm vợ hờ mong trang trải cuộc sống qua ngày. Tất cả những cám dỗ về vật chất, tinh thần đó là cạm bẫy đối với nữ công nhân trẻ, nhất là các đối tượng lao động ngoại tỉnh. Trở thành những hệ lụy về văn hóa - xã hội đáng lo ngại trong đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân tại các KCN của tỉnh hiện nay.
Việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội và số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề được giới thiệu việc làm trong lực lượng lao động là công nhân của tỉnh ngày càng tăng mạnh. Các thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa, giảm số thủ tục, quy trình thao tác và số lượng hồ sơ, chỉ tiêu trên hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia.
Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách BHXH cho công nhân nữ ở các KCN tỉnh Bình Dương được quan tâm, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT
giai đoạn 2012 - 2020, BHXH tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai đồng bộ, nghiêm túc để công nhân các KCN tập trung, nhất là công nhân nữ hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Đến nay, về cơ bản đã đạt được kết quả rất khả quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Năm Bà Mẹ Công Nhân Đơn Thân Làm Việc Tại Bình Dương
- Đặc Điểm Doanh Nghiệp Và Việc Thực Hiện Chế Độ Chính Sách Của Doanh Nghiệp.
- Việc Thực Hiện Chế Độ Chính Sách Của Doanh Nghiệp.
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 19
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 20
- Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 21
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Việc thực hiện đầy đủ chính sách BHXH, BHTN, BHYT với NLĐ đã tạo sự gắn bó với doanh nghiệp, nguồn lực ở công ty cũng ổn định và NLĐ không "nhảy cóc" hay "đứng núi này trông núi nọ" đi tìm đơn vị mới có chính sách tốt hơn.
Nhìn chung các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Bình Dương đã thực hiện tương đối tốt chính sách bảo hiểm cho NLĐ, góp phần tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của BHXH còn thấp, tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc mới chiếm khoảng 16% tổng lao động xã hội và 67% đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho NLĐ, làm hai bên phát sinh mâu thuẫn. Theo Ban quản lý các KCN Bình Dương, trong năm 2017 các KCN đã xảy ra 14 vụ ngừng việc tập thể đình công với số công nhân tham gia trên 8.000 người [10].
Chất lượng công tác khám chữa bệnh BHYT cũng chưa cao, chưa đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh (điều kiện nhân lực, trang thiết bị y tế tại một số đơn vị y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh BHYT còn rườm rà, tình trạng quá tải, lạm dụng quỹ BHYT vẫn xảy ra ở các cơ sở này; công tác phát hành thẻ BHYT vẫn còn sai sót, trùng lặp ảnh hưởng quyền lợi của người có thẻ; khối lượng công việc và hồ sơ giám định ngày càng tăng, nhưng người có trình độ chuyên môn y, dược còn ít, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giám định.
Tình trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội cho lao động, trong đó có lao động nữ còn lớn, chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc đóng - hưởng. Đến cuối tháng
12/2017, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động hơn 182 tỷ đồng. Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tuy đã có chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và BHXH tự nguyện còn thấp so với số lao động nữ ở KCN...
Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách.
Hiện có 1264 doanh nghiệp đang hoạt động tại 26 KCN với 259.444 lao động trong đó nữ 148.642 người chiếm 57,29%. Có 983 doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đạt 86.63% trên tổng số lao động đã ký hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp đang tích cực hoàn tất hồ sơ đóng BHXH, BHYT cho NLĐ, kể cả lao động ký hợp đồng từ ba tháng. Tuy nhiên NLĐ hiện nay thường làm việc không ổn định, thời gian tham gia đóng BH không nhiều họ không có cái nhìn về lâu về dài trong việc tham gia đóng BH, đây cũng là một khó khăn cho NLĐ khi nghỉ hưu chưa nói đến là gánh nặng cho xã hội.
(Nam, Lãnh đạo BQL KCN tỉnh Bình Dương).
Về BHXH hiện nay vẫn còn nhiều công ty trốn hoặc nợ không đóng BH cho người lao động đầy đủ, dẫn đến trường hợp nhiều công nhân khi sinh hoặc bị ốm đau không được hưởng các chế độ theo quy định. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho người lao động nói chung và những lao động đơn thân nói riêng, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng cần được thực hiện nghiêm hơn nữa để quyền lợi của người lao động không bị thiệt thòi.
(Nam, Trưởng phòng chế độ BHXH tỉnh Bình Dương)
Vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo KCN
Bộ luật Lao động 2012 [7], qui định rõ: “Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ và người sử
dụng lao động giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ (khoản 4 Điều 154). Theo qui định trên, Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật, qui hoạch, tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo ở những nơi có nhiều lao động nữ. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ về kinh phí xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo.
Chỉ thị số 09/CT- CP ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đề ra các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà trẻ mẫu giáo tại KCN khi mà nhu cầu gửi trẻ ở độ tuổi mầm non, nhất là độ tuổi nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi) ngày càng tăng. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế tại khoản 9, điều 35 cũng quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm “chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các điểm đấu nối kỹ thuật với các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, cơ sở đào tạo nghề, nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh, trường học và các công trình công cộng khác đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế”, tức là bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo trong KCN, khu kinh tế. Đối với các khu công nghiệp trên địa bàn đề tài khảo sát (Dĩ An) không có các nhà trẻ, mẫu giáo hay trường học dành cho con em người lao động cũng như người dân địa phương. Như đã chia sẻ ở phần đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, thì các khu công nghiệp ở Dĩ An được hình thành sớm nhất khi tỉnh bắt đầu có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp nên chưa có kinh nghiệp trong việc khi quy hoạch khu công nghiệp phải dành
ra một quỹ đất cho các dịch vụ, các công trình công cộng như trường học, bệnh viện.
Việc tìm nơi gửi con em công nhân cũng là vấn đề đáng ngại. Sự thiếu vắng các nhà trẻ, trường mầm non tại các KCN và với mức chi phí từ 900 – 2.000.000/tháng để thuê người trông con hoặc gửi các trường mầm non tư thục đạt tiêu chuẩn đã khiến phần lớn công nhân lao động chọn giải pháp gửi con về quê cho ông bà chăm sóc hoặc gửi con vào những nhóm giữ trẻ tự phát với chi phí thấp hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có 26/29 KCN đã hoạt động với 259.444 lao động trong đó gần 90% dân nhập cư với quá nửa là nữ. Trong tổng số lao động này có khoảng 70% lao động có nhu cầu gửi con. Thế nhưng hiện nay những trường mầm non dành cho con em công nhân ở quanh các KCN vẫn trong tình trạng thiếu hụt. Cả tỉnh Bình Dương với hơn 3 ngàn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có chưa đến 10 doanh nghiệp có trường mầm non dành cho con công nhân là công ty Yazaky, công ty Hài Mỹ, công ty Chí Hùng, công ty Shyanghungcheng, công ty Thiên Nam. Trong khi đó, việc gửi con ở những trường mầm non công lập thì vẫn phải chờ do ưu tiên con có hộ khẩu thường trú trước hoặc một số trường có uy tín thì giá cả lại cao, trong khi lương của công nhân lại không đáp ứng được. Chính vì thế, nhiều người buộc lòng phải gửi con ở những nhà trẻ, nhóm trẻ, mầm non tư nhân mà biết có nhiều bất trắc có thể xảy ra. Có thể nói, cùng với gánh nặng cơm áo mưu sinh trong công việc, tình trạng công nhân phải gửi con em mình vào những nhà trẻ, nhóm trẻ hay các trường mầm non tự thục không ưng ý là khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp không hỗ trợ chi phí giữ trẻ cho lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo…
Thông tin phỏng vấn sâu dưới đây sẽ phản ánh rõ hơn về những khó khăn trong việc đảm bảo trường lớp cho con em công nhân tại các khu công nghiệp, trong đó có con của bà mẹ đơn thân là công nhân ở địa bàn khảo sát T, 30 tuổi công ty LP “trường học trong khu vực công ty không có, còn
trường học ở trong khu vực gần công ty thì có là trường điểm của địa phương nữa nhưng khi nộp hồ sơ họ thường ưu tiên con em là người dân địa phương trước, do mình ở nơi khác đến nên rất khó cho con vào học các trường này nên tôi phải đưa cháu đến trường ở khu vực khác, trường tư, hàng ngày đưa cháu đến đó xa mất nhiều thời gian, chi phí đi lại, học tập cũng cao hơn, mình lại chỉ có một mình không có người thân giúp đỡ trong việc đưa đón cháu đi học hàng ngày…” “hiện em đang gửi con ở ngoài nhóm trẻ, em vẫn biết gửi con ở những nơi này cũng lo lắm nhưng gần chỗ em ở trọ với lại họ giữ theo ngày, theo giờ và gửi lúc nào thì trả tiền lúc đó, như vậy cũng tiết kiệm được một chút vì khi nào mình nghỉ ở nhà thì không phải gửi con đỡ tốn tiền” TH 28 tuổi Công ty ASM.
Các dẫn chứng phỏng vấn sâu vừa cho thấy rất rõ những khó khăn trong việc tiếp cận trường lớp của con em bà mẹ đơn thân đòi hỏi các cấp chính quyền, công đoàn và công ty phải quan tâm.
Các chính sách dịch vụ xã hội
Những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách ASXH cho nhân dân nói chung công nhân nói riêng ở Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống chính sách ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân được cải thiện. An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa cho nhiều gia đình công nhân nghèo và nhiều đối tượng dễ bị tổn thương. Các chính sách được triển khai đồng bộ giúp đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, tín dụng, nước sinh hoạt...
Công tác chăm lo cải thiện đời sống của người lao động cũng được các cấp, các ngành và cả doanh nghiệp quan tâm như thông qua nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, các loại Quỹ xã hội do công đoàn vận động như Quỹ Mái ấm công đoàn, Quỹ vì nữ
công nhân lao động nghèo, Qũy tương thân tương ái… đến nay, đã hỗ trợ cho nhiều đoàn viên, công nhân lao động xây dựng nhà hay vay không lãi suất...
Các cấp công đoàn phối hợp với lãnh đạo các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức thăm hỏi, tặng quà và động viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn và bị bệnh hiểm nghèo, nhiều Công đoàn cơ sở còn tổ chức quyên góp trong công nhân lao động để giúp đỡ những công nhân nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại doanh nghiệp (như công nhân bị đau ốm, bệnh tật hiểm nghèo; con công nhân lao động bị ốm đau, gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn…).
Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, từ nguồn ngân sách của công đoàn và sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức các hoạt động như: tặng quà tết, tặng vé xe, tổ chức văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng…cho nữ công nhân lao động còn có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động xa quê. Năm 2018, Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện chương trình tặng 4000 vé xe cho công nhân trong đó có lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn nhiều năm không về quê ăn tết, các Công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động cùng với doanh nghiệp hỗ trợ từ 20% - 40% giá vé cho công nhân lao động về quê ăn tết, phối hợp với công ty vận tải tổ chức đưa, đón công nhân về quê đảm bảo an toàn.
Ngoài ra các cấp công đoàn trong tỉnh còn phối hợp cùng Ban giám đốc công ty luôn tổ chức các chương trình liên hoan văn nghệ, sinh hoạt tập thể và tặng quà cho công nhân viên như quà Trung thu, thưởng lễ 30-4. Nhiều Công ty còn có nhà ăn tập thể thoáng mát, bảo đảm vệ sinh môi trường và điều kiện an toàn thực phẩm, hỗ trợ các bữa ăn giữa ca trên 15.000 ngàn/người bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cải thiện bữa ăn theo nguyện vọng của người lao động. Đối với công nhân nữ nuôi con nhỏ, nhiều công ty hỗ trợ thêm 100 ngàn đồng/cháu…